Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế nghiên cứu cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân ...

Tài liệu nghiên cứu cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện tân phước tiền giang

.PDF
169
307
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG NGUYỄN BÌNH KHÁNH NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHƯỚC - TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP VĨNH LONG, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG --------------- NGUYỄN BÌNH KHÁNH NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHƯỚC - TIỀN GIANG CHUYÊN NGÀNH: KT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 60 58 02 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN SỸ HÙNG VĨNH LONG, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có bất kỳ sự gian dối nào trong đề tài nghiên cứu này. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Bình Khánh LỜI CẢM ƠN Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy (cô) giáo Phòng sau đại học Trường Đại học Cửu Long đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Hùng là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các nhân viên sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Xây dựng, các đồng nghiệp, Ban quản lý dự án các huyện, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát và thiết kế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện thành công luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhất đến gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy (Cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Bình Khánh MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................... 1 1.2 Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 2 Các câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.6 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng ............................................... 4 1.7 Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................. 5 1.7.1 Về mặt học thuật .................................................................................. 5 1.7.2 Về mặt thực tiễn ................................................................................... 5 1.8 Cấu trúc của Luận văn .................................................................................. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU................................. 6 2.1 Khái niệm và định nghĩa ............................................................................... 6 2.1.1 Dự án và dự án đầu tư........................................................................... 6 2.1.2 Dự án đầu tư công ................................................................................ 7 2.1.3 Vốn đầu tư công ................................................................................... 7 2.1.4 Khái niệm về quy trình ......................................................................... 7 2.1.5 Quản lý dự án đầu tư công.................................................................... 8 2.1.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư công ..................................................... 8 2.1.7 Công trình xây dựng dân dụng.............................................................. 8 2.1.8 Chất lượng đầu tư công ........................................................................ 8 2.1.9 Quản lý chất lượng công trình .............................................................. 9 2.2 Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng ................. 9 2.3 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.............................................. 10 2.4 Nội dung quản lý dự án đầu tư .................................................................... 11 2.4.1 Quản lý vĩ mô đối với dự án ............................................................... 11 2.4.2 Quản lý vi mô đối với dự án ............................................................... 11 2.4.3 Quản lý theo lĩnh vực của dự án ......................................................... 11 2.4.3.1 Quản lý toàn vẹn dự án................................................................. 11 2.4.3.2 Quản lý qui mô dự án ................................................................... 11 2.4.3.3 Quản lý thời gian dự án ................................................................ 11 2.4.3.4 Quản lý về chi phí dự án............................................................... 12 2.4.3.5 Quản lý chất lượng dự án.............................................................. 13 2.4.3.6 Quản lý nguồn nhân lực dự án ...................................................... 14 2.4.3.7 Quản lý thông tin dự án ................................................................ 14 2.4.3.8 Quản lý rủi ro dự án...................................................................... 14 2.4.3.9 Quản lý đầu thầu .......................................................................... 15 2.4.3.10 Quản lý các bên liên quan dự án ............................................... 15 2.5 Sơ lược về các nghiên cứu trước đây........................................................... 16 2.5.1 Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 16 2.5.2 Các nghiên cứu trong nước................................................................. 17 2.6 Kết luận ...................................................................................................... 18 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ .......... 19 XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHƯỚC - TIỀN GIANG .............................................................................. 19 3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tân Phước................... 19 3.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................... 19 3.1.2 Khí hậu............................................................................................... 20 3.1.3 Địa hình.............................................................................................. 21 3.1.4 Thủy văn ............................................................................................ 21 3.1.5 Địa chất công trình - địa chất thủy văn ............................................... 21 3.1.6 Hiện trạng giao thông ......................................................................... 21 3.1.6.1 Giao thông đối ngoại .................................................................... 21 3.1.6.2 Giao thông đối nội........................................................................ 22 3.1.7 Tổ chức hành chính ............................................................................ 22 3.1.8 Dân số ................................................................................................ 22 3.1.9 Kinh tế ............................................................................................... 22 3.2 Khái quát về Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Tân Phước - Tiền Giang ........................................................................................... 23 3.2.1 Cơ cấu tổ chức.................................................................................... 23 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ ...................................................................... 24 3.2.2.1 Chức năng .................................................................................... 24 3.2.2.2 Nhiệm vụ...................................................................................... 25 3.3 Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân phước - Tiền giang ............................................... 25 3.3.1 Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng ............. 31 3.3.2 Công tác lựa chọn nhà thầu................................................................. 32 3.3.3 Công tác quản lý tiến độ thi công........................................................ 34 3.3.4 Công tác quản lý chất lượng thi công.................................................. 40 3.3.5 Công tác Quản lý chi phí dự án........................................................... 43 3.3.5.1 Quản lý chi phí dự án trong quá trình thi công xây dựng .............. 43 3.3.5.2 Quản lý chi phí trong quá trình thanh toán, quyết toán.................. 45 3.3.5.3 Tình hình phân bổ vốn đầu tư ....................................................... 47 3.3.6 Công tác Quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng............... 48 3.4 Quy trình thực hiện dự án đầu tư................................................................. 48 3.4.1 Quy trình thực hiện dự án đầu tư theo Luật xây dựng ......................... 48 3.4.2 Phân cấp quản lý và quy trình đầu tư công trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang........................................................................................ 50 3.5 Kết luận ...................................................................................................... 53 CHƯƠNG 4: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 55 4.1 Nghiên cứu sự tác động các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân phước Tiền Giang......................................................................................................... 55 4.1.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................... 55 4.1.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 57 4.1.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................... 57 4.1.2.2 Xây dựng thang đo ....................................................................... 59 4.1.2.3 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi..................................................... 60 4.1.2.4 Nội dung bảng câu hỏi.................................................................. 61 4.1.2.5 Thu thập dữ liệu ........................................................................... 65 4.1.2.6 Phân tích dữ liệu........................................................................... 65 4.2 Phương pháp lập và đánh giá lại quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang có yếu tố luôn đánh giá và tự hoàn thiện ....................................................................... 72 4.3 Kết luận ...................................................................................................... 73 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHƯỚC – TIỀN GIANG ....................... 74 5.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo.................................................. 74 5.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả ................................................................ 75 5.2.1 Kết quả trả lời bảng câu hỏi................................................................ 75 5.2.2 Kết quả kinh nghiệm của người trả lời................................................ 76 5.2.3 Kết quả vị trí chức danh của người trả lời........................................... 77 5.2.4 Kết quả lĩnh vực hoạt động của người trả lời ...................................... 78 5.2.5 Kết quả nguồn vốn dự án đã tham gia................................................. 79 5.3 Kết quả kiểm tra các giả định về phân phối và phương sai .......................... 79 5.4 Kết quả kiểm định khác biệt về trị trung bình mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm ................................................................................................................. 83 5.5 Kết quả trị trung bình và xếp hạng các yếu tố theo mức độ ảnh hưởng........ 84 5.6 Kết quả tương quan về xếp hạng mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm ........... 85 5.7 Kết quả phân tích các nhân tố khám phá EFA ............................................. 86 5.8 Phân tích các nhóm nhân tố chính gây ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang ...................................................................................................... 93 5.9 Kết luận ...................................................................................................... 95 CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHƯỚC – TIỀN GIANG CÓ YẾU TỐ LUÔN ĐÁNH GIÁ VÀ TỰ HOÀN THIỆN .................................................................................................................. 96 6.1 Giải pháp về nhóm Quy trình đang thực hiện và đạo đức nghề nghiệp ........ 96 6.1.1 Giải pháp về Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án.................. 96 6.1.2 Giải pháp về Quy trình lựa chọn nhà thầu......................................... 101 6.1.3 Giải pháp về Quy trình quản lý chất lượng thi công.......................... 108 6.1.4 Giải pháp về quy trình quản lý tiến độ thi công................................. 112 6.1.5 Giải pháp về Quy trình quản lý khối lượng thi công ......................... 114 6.1.6 Giải pháp về quy trình quản lý quyết toán vốn đầu tư ....................... 118 6.1.7 Giải pháp về đạo đức nghề nghiệp đối với Chủ đầy tư/ Ban QLDA và Cơ quan quản lý nhà nước....................................................................... 124 6.2 Giải pháp về Năng lực quản lý, sự phổ biến thông tin về dự án đầu tư của các bên tham gia còn hạn chế cùng với khung pháp lý về xây dựng không ổn định ................................................................................................................. 125 6.2.1 Giải pháp về năng lực cùng với chế độ làm việc của cán bộ quản lý dự án ......................................................................................................... 125 6.2.2 Giải pháp về Sự phổ biến thông tin về dự án đầu tư của các bên tham gia còn hạn chế cùng với khung pháp lý về xây dựng không ổn định .. 129 6.3 Giải pháp về thiếu sự phối hợp giữa các bên tham gia trong dự án ............ 130 6.4 Giải pháp về nhóm liên quan đến rủi ro về nhân sự quản lý của CĐT/Ban QLDA, nhà thầu và tư vấn ............................................................................... 131 6.5 Kết luận .................................................................................................... 132 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 133 7.1 Kết luận .................................................................................................... 133 7.1.1 Nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư..................... 133 7.1.2 Giải pháp khắc phục các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư................................................................................................. 136 7.2 Kiến nghị .................................................................................................. 137 7.2.1 Kiến nghị giải pháp khắc phục các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư .................................................................................... 137 7.2.2 Hạn chế đề tài................................................................................... 138 7.2.3 Hướng phát triển đề tài ..................................................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDP: Tổng sản phẩm quốc dân ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức QLDA: Quản lý dự án EFA: Exploratory Factor Analysis QH: Quốc hội NĐ: Nghị định CP: Chính phủ XD: Xây dựng UBND: Ủy ban nhân dân DAĐT: Dự án đầu tư BQL: Ban quản lý QĐ: Quyết định TKKT: Thiết kế kỹ thuật TDT: Tổng dự toán WBS: Work Breakdown Stucture QLĐT: Quản lý đầu tư XDCT: Xây dựng công trình XDCB: Xây dựng cơ bản BCKTKT: Báo cáo kinh tế kỹ thuật CĐT: Chủ đầu tư TVTK: Tư vấn thiết kế TVGS: Tư vấn giám sát XL: Xây lắp TB: Thiết bị TC: Thi công QLCL: Quản lý chất lượng HSMT: Hồ sơ mời thầu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Bảng tổng hợp trình độ và nhân sự của 03 ban quản lý cùng cấp ............ 24 Bảng 3.2 Bảng thống kê các dự án đã hoàn thành (từ năm 2010 đến 2015)............ 26 Bảng 3.3 Bảng thống kê các dự án đang thực hiện................................................. 29 Bảng 3.4 Bảng thống kê các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư........................ 30 Bảng 3.5 Thống kê một số công trình tăng - giảm quy mô và giá trị ...................... 31 Bảng 3.6 Số lượng các gói thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu ......................... 33 Bảng 3.7 Bảng thống kê một số công trình chậm tiến độ thực hiện ........................ 34 Bảng 3.8 Bảng báo cáo tình hình chất lượng thi công xây dựng công trình ............ 40 Bảng 3.9 Bảng tổng hợp thực hiện về quản lý chi phí dự án .................................. 43 Bảng 3.10 Bảng tổng hợp về quản lý chi phí dự án trong thanh, quyết toán ........... 45 Bảng 3.11 Thời hạn tối đa quyết toán của công trình theo quy định....................... 46 Bảng 4.1 Thang điểm đánh giá .............................................................................. 62 Bảng 4.2 Bảng tổng hợp và mã hóa dữ liệu đánh giá quy trình đang áp dụng ........ 62 Bảng 4.3 Bảng tổng hợp và mã hóa dữ liệu các yếu tố........................................... 62 Bảng 5.1. Hệ số Cronbach’s Alpha cho các yếu tố ảnh hưởng ............................... 74 Bảng 5.2 Thống kê kết quả trả lời bảng câu hỏi ..................................................... 75 Bảng 5.3 Thống kê kinh nghiệm của người trả lời ................................................. 76 Bảng 5.4 Thống kê vị trí chức danh của người trả lời ............................................ 77 Bảng 5.5 Thống kê lĩnh vực hoạt động của người trả lời........................................ 78 Bảng 5.6 Thống kê nguồn vốn dự án đã tham gia .................................................. 79 Bảng 5.7 Kết quả kiểm định phân phối của dữ liệu................................................ 79 Bảng 5.8 Kết quả kiểm định Lenvene test về phương sai ....................................... 82 Bảng 5.9 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định One-way ANOVA và KruskalWallis.................................................................................................................... 83 Bảng 5.10 Trị trung bình và xếp hạng các yếu tố theo mức độ ảnh hưởng ............. 84 Bảng 5.11 Sự tương quan về xếp hạng mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm............. 85 Bảng 5.12 Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s Test............................................... 86 Bảng 5.13 Kết quả kiểm tra giá trị communalities ................................................. 86 Bảng 5.14 Kết quả ma trận xoay nhân tố ............................................................... 88 Bảng 5.15 Kết quả tổng phương sai giải thích........................................................ 89 Bảng 5.16 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố ...................................................... 91 Bảng 6.1 so sánh quy trình sau cải tiến với quy trình đang áp dụng ..................... 121 Bảng 7.1 Kết quả khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố .................... 134 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Phước - Tiền Giang ................................. 20 Hình 3.2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư công theo Luật XD số 50/2014/QH13....................................................................................................... 49 Hình 3.3 Phân cấp quản lý và Quy trình thực hiện đầu tư huyện Tân Phước.......... 51 Hình 4.1 Trình tự thực hiện nghiên cứu ................................................................. 56 Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 59 Hình 4.3 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ............................................................... 60 Hình 4.4 Sơ đồ quy trình thực hiện theo phương pháp WBS.................................. 72 Hình 5.1 Kết quả trả lời bảng câu hỏi .................................................................... 76 Hình 5.2 Kinh nghiệm của người trả lời................................................................. 76 Hình 5.3 Vị trí chức danh người trả lời .................................................................. 77 Hình 5.5 Nguồn vốn dự án đã tham gia.................................................................. 79 Hình 5.6 Biểu đồ Eigenvalue của các yếu tố .......................................................... 90 Hình 6.1 Lưu đồ quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư XDCT ....... 100 Hình 6.2 Lưu đồ quy trình lựa chọn nhà thầu....................................................... 107 Hình 6.3 Lưu đồ quy trình quản lý chất lượng thi công dự án ĐTXDCT ............. 111 Hình 6.4 Lưu đồ quy trình quản lý tiến độ thi công dự án ĐTXDCT ................... 114 Hình 6.5 Lưu đồ quy trình quản lý khối lượng thi công nhà thầu ......................... 117 Hình 6.6 Lưu đồ quy trình quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ................ 120 Hình 6.7 Mô hình kiện toàn bộ máy tổ chức ban quản lý ..................................... 127 Hình 7.1 Các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến quy trình quản lý DAĐT ........ 136 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Chương này giới thiệu lý do và xác định đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng, đóng góp của nghiên cứu và cấu trúc của luận văn 1.1 Đặt vấn đề Công nghiệp xây dựng là một ngành sản xuất hàng hoá đầu tư, có nghĩa là các sản phẩm mới của nó được yêu cầu, không phải vì bản thân của các sản phẩm này mà vì các hàng hoá hoặc dịch vụ mà các sản phẩm này có thể tạo ra hoặc giúp cho tạo ra. Ngành công nghiệp xây dựng giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi ba đặc thù chính là: ngành xây dựng có quy mô lớn nhất trong đất nước, ngành cung cấp phần lớn các hàng hoá đầu tư và Chính phủ là khách hàng của phần lớn các công trình của ngành. Ở nước ta công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế quốc dân, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội. Hàng năm xây dựng cơ bản tiêu tốn lượng vốn ngân sách và vốn đầu tư khác với tỷ lệ cao (giai đoạn 15 năm đổi mới 1985 - 2000 vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm khoảng 25% - 26% GDP hàng năm. Trong khi đó tỷ trọng sản phẩm xây dựng trong tổng sản phẩm quốc nội của một số nước theo thống kê năm 1989 là: các nước EU: 12,3%; CHLB Đức: 11,0%; Pháp: 11,4%; Anh: 10,1%; Mỹ: 8,7%; Canada 14,9%; Nhật: 19,3%). Xây dựng cơ bản giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước [29]. Ngành xây dựng cung cấp cho xã hội những nhu cầu cơ bản như nhà ở, đường xá, bệnh viện, trường học, các trung tâm văn hóa...nên việc tạo ra những sản phẩm xây dựng không những có chất lượng, có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn hiệu quả về mặt xã hội. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta thì điều này rất có ý nghĩa. Chính vì vậy mà việc quản lý có hiệu quả một dự án xây dựng là cực kỳ quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí về nguồn lực, vốn, chất lượng công trình nói chung. Nghiên cứu hoàn thiện về kỹ thuật quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án hay nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án, giám đốc quản lý dự án hiện 2 là vấn đề đang được quan tâm tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có những nghiên cứu định lượng cụ thể nào về các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn cấp huyện, việc nghiên cứu nhằm đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời nâng cao chất lượng đầu tư khu vực công. 1.2 Lý do chọn đề tài Trong thời gian qua, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư công tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Tân Phước - Tiền Giang đã đạt được những kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế như: công trình thi công chậm tiến độ, công trình có khiếm khuyết về chất lượng, dự án đầu tư chưa phát huy được hiệu quả đầu tư, tăng tổng mức đầu tư trong giai đoạn thi công, tốc độ giải ngân chậm, quá trình lựa chọn nhà thầu còn nhiều bất cập...vv. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Tân Phước - Tiền Giang thời gian qua đã xây dựng dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng và các quy định hiện hành của nhà nước; tuy nhiên nó vẫn còn chưa hoàn thiện còn rất nhiều hạn chế, thiếu sót, các nội dung công tác chỉ ở mức độ khái quát chung chưa thể hiện cụ thể do đó trong quá trình triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Mặc khác năm 2015, hầu như các văn bản pháp quy trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đã thay đổi và hết hiệu lực thi hành do ban hành Luật xây dựng số 50/2014/QH13. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý dự án; quy trình quản lý dự án trước đây cần phải được xây dựng và hoàn thiện lại cho phù hợp với văn bản pháp quy mới ban hành do đó tác giả chọn đề tài“Nghiên cứu cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu là nhằm giải quyết một vấn đề khoa học thực tiễn; cấp bách và cần thiết; góp phần nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện. 3 Các câu hỏi nghiên cứu Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện huyện Tân Phước - Tiền Giang thời gian vừa qua như thế nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước -Tiền Giang? Câu hỏi 3: Giải pháp để cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước -Tiền Giang thực hiện ra sao? 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước Tiền Giang mà Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Tân Phước làm đại diện hoặc chủ đầu tư (các dự án đầu tư công trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015). 1.4 Mục tiêu nghiên cứu Xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang (các dự án đầu tư công). Định lượng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó đề xuất được những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang. 1.5 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi như sau: Không gian thực hiện: Các công trình xây dựng dân dụng (vốn đầu tư công) thi công trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang. Thời gian thực hiện: từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016. 4 Đối tượng khảo sát: các kỹ sư đang công tác trong các đơn vị Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế, Sở xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Quan điểm phân tích: phân tích và thảo luận theo quan điểm của những người đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. 1.6 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng Bước 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang. Bước này sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: nghiên cứu định tính (Qualitative methods) và nghiên cứu định lượng (Quantitative methods). Nghiên cứu định tính: được tiến hành với kỹ thuật thảo luận nhóm. Nhóm lựa chọn gồm các chuyên viên đang trực tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu định lượng: thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các cán bộ đang làm công tác quản lý dự án đầu tư công tại các Ban quản lý dự án các huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn thiết kế và giám sát trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Số lượng mẫu điều tra khoảng 150 mẫu. Việc kiểm định thang đo cùng các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA....dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê SPSS 23.0, Excel. Bước 2: Đề xuất giải pháp khắc phục các nhân tố ảnh hưởng đồng thời lập và đánh giá lại quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang có yếu tố luôn đánh giá và tự hoàn thiện Bước này sử dụng phương pháp theo cấu trúc công việc WBS (Work Breakdown Structure): WBS là một danh sách chi tiết các bước cần để hoàn thành một dự án. Nó cung cấp nhiều lợi ích cho người quản lý dự án. Việc xây dựng WBS buộc người quản lý dự án phải cố gắng tư duy để hiểu những cái sẽ phải làm để kết 5 thúc dự án. Nếu phân tích đúng đắn, khoa học, nó cho phép xác định các bước chính xác để làm xong dự án. 1.7 Đóng góp của nghiên cứu 1.7.1 Về mặt học thuật Đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng các thuật toán để xác định, phân loại, đánh giá, xếp hạng, qua đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước Tiền Giang (các dự án đầu tư công). 1.7.2 Về mặt thực tiễn Đề xuất được những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các Ban quản lý dự án huyện trong thời gian tới. 1.8 Cấu trúc của Luận văn Phần nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm bảy chương như sau: Chương 1. Mở đầu Chương 2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu. Chương 3. Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang. Chương 4. Cơ sở lý thuyết. Chương 5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang. Chương 6. Giải pháp khắc phục các nhân tố ảnh hưởng, lập và đánh giá lại quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền Giang có yếu tố luôn đánh giá và tự hoàn thiện. Chương 7. Kết luận và kiến nghị. 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Chương này sẽ trình bày sơ lược các nghiên cứu trước đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công. 2.1 Khái niệm và định nghĩa 2.1.1 Dự án và dự án đầu tư Theo định nghĩa của Tunner (1993) [15] : Dự án là nỗ lực của con người hoặc máy móc, nguồn lực tài chính và vật chất được tổ chức theo một cách mới để tiến hành một công việc đặc thù với đặc điểm kỹ thuật cho trước, trong điều kiện ràng buộc về thời gian và chi phí để đưa ra một thay đổi có ích được xác định bởi mục tiêu định tính và định lượng. Theo “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của Viện nghiên cứu quản lý dự án quốc tế (Project Management Institute’s guide to management body of knowledge) [16] thì “Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ duy nhất”. Với định nghĩa này thì dự án có hai đặc tính: Tạm thời (hay có thời hạn): Nghĩa là mọi dự án đều có điểm bắt đầu và kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu dự án đã đạt được hoặc khi xác định được rõ ràng là mục tiêu không thể đạt được và dự án bị chấm dứt. Trong mọi trường hợp, độ dài của dự án là xác định, dự án không phải là sự cố gắng liên tục, tiếp diễn. Duy nhất: Nghĩa là sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất đó khác biệt so với những sản phẩm đã có hoặc dịch vụ khác. Dự án liên quan đến việc gì đó chưa từng làm trước đây và do vậy là duy nhất. Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014 [2] thì “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan