Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của loài hồi nước (limnophila...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của loài hồi nước (limnophila rugosa roth.(merr.) thu hái tại bắc giang

.PDF
51
664
145

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NHẬT LINH MSV: 1101301 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI HỒI NƯỚC (LIMNOPHILA RUGOSA ROTH. (MERR.)) THU HÁI TẠI BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ HÀ NỘI – 2016 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NHẬT LINH MSV: 1101301 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI HỒI NƯỚC (LIMNOPHILA RUGOSA ROTH. (MERR.)) THU HÁI TẠI BẮC GIANG Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ Người hướng dẫn: 1. ThS. Đỗ Thị Thúy Hòa Đại học Y Dược Thái Nguyên 2. TS. Vũ Xuân Giang Đại học Dược Hà Nội Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu Đại học Dược Hà Nội HÀ NỘI – 2016 Lời cảm ơn Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Viết Thân người thầy đã tận tụy, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược Liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Thị Thúy Hòa (Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) là người thày đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới DS. Nguyễn Thanh Tùng và TS. Vũ Xuân Giang đã nhiệt tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu khoa học tại bộ môn. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thày cô, các anh chị kỹ thuật viên của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong toàn bộ thời gian thực hiên đề tài tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thế bạn bè, các bạn sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới gia đình và nhừng người thân luôn bên cạnh động viên chia sẻ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để đạt được kết quả như ngày hôm nay. Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Nhật Linh Mục lục Trang DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về chi Ngổ Limnophila R.Brown. 3 1.1.1. Vị trí phân loại 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật 4 1.1.3. Thành phần hóa học. 4 1.1.3.1. Các dẫn chất flavonoid 4 1.1.3.2. Các dẫn chất terpenoid 5 1.1.3.3.Các hợp chất có bản chất amino acid 6 1.1.3.4. Các hợp chất khác 6 1.1.4. Tác dụng sinh học 1.2. Tổng quan về loài Limnophila rugosa Roth. (Merr.) 1.2.1. Đặc điểm thực vật 1.2.2. Thành phần hóa học 7 9 9 10 1.2.2.1. Thành phần trong tinh dầu 10 1.2.2.2.Các hợp chất trong dịch chiết toàn phần 11 1.2.3. Tác dụng sinh học CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu 14 2.2. Phương tiện nghiên cứu 14 2.2.1. Hóa chất 14 2.2.2. Thiết bị 14 2.3. Phương pháp nghiên cứu 15 2.3.1. Nghiên cứu về thực vật 15 2.3.2. Nghiên cứu về hóa học 15 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 17 3.1. Mô tả đặc điểm thực vật 17 3.1.1. Đặc điểm hình thái 17 3.1.2.Đặc điểm vi phẫu 18 3.1.3. Đặc điểm bột 21 22 3.2. Thành phần hóa học 3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ 22 3.2.1.1. Định tính tinh dầu và các nhóm chất bằng phản ứng hóa học 22 3.2.1.2. Định tính bằng sắc kí lớp mỏng 28 3.2.2. Nghiên cứu về tinh dầu 29 3.2.2.1. Định lượng tinh dầu 29 3.2.2.2. Phân tích tinh dầu 32 34 3.3. Bàn luận 3.3.1. Về phần đặc điểm thực vật Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Về thành phần hóa học Error! Bookmark not defined. 3.3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong dược liệu Bookmark not defined. Error! 3.3.2.2. Định lượng và phân tích thành phần tinh dầu. Bookmark not defined. Error! Kết luận và Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 34 Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt L. : Limnophila X. : Xanthomonas B. : Bacillus P. : Pseudomonas S. : Shigella MIC : Nồng độ tối thiểu có tác dụng IC50 : Nồng độ gây tác dụng trên 50% đối tượng nghiên cứu SKLM : Sắc kí lớp mỏng SKĐ : Sắc kí đồ TT : Thuốc thử P.Ư : Phản ứng PL : Phụ lục Danh mục các bảng Trang Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ 27 Bảng 3.2. Độ ẩm của phần trên mặt đất của cây Hồi nước 30 Bảng 3.3. Hàm lượng tinh dầu của phần trên mặt đất cây Hồi nước 31 Bảng 3.4. Kết quả phân tích tinh dầu Hồi nước 32 Danh mục các hình Trang Hình 3.1. Hình thái thực vật cây Hồi nước thu hái tại Bắc Giang 17 Hình 3.2. Vi phẫu thân Hồi nước 18 Hình 3.3. Vi phẫu lá Hồi nước 19 Hình 3.4. Đặc điểm bột dược liệu Hồi nước 20 Hình 3.5. Sắc kí đồ dịch chiết dược liệu trong methanol với hệ 1 29 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tinh dầu ngày nay đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như làm đẹp, làm thực phẩm, nguyên liệu trong công nghiệp… Vì vậy, tinh dầu là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Bắc Giang là một tỉnh có diện tích khá lớn nằm ở khu vực Đông Bắc nước ta, có truyền thống trồng trọt và sử dụng cây thuốc. Bên cạnh đó, Bắc Giang được đưa vào danh sách các tỉnh trong vùng trồng Dược liệu thuộc Vùng trung du miền núi Bắc Bộ trong Quy hoạch tổng thể phát triển Dược liệu đến năm 2020, có tiềm năng phát triển về Dược liệu nói chung và cây cỏ chứa tinh dầu làm thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc nói riêng. Theo thống kê tại huyện Sơn Động – Bắc Giang, tổng số loài cây thuốc điều tra được là 295 loài, trong đó có 10 loài đang có nguy cơ đe dọa và có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Cốt toái bổ, Sừng dê, Thổ phục linh, Lá khôi…[12]. Cây hồi nước (Limnophila rugosa (Roth.) Merr.) là một cây được ghi trong Sách đỏ Việt Nam ở mức độ “R” – hiếm. Việc sử dụng loại cây này hiện nay chủ yếu khai thác từ tự nhiên và chủ yếu được người dân sử dụng làm rau gia vị [7]. Theo một số nghiên cứu khác, cây Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth.) Merr.) cũng được sử dụng tại Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á làm thuốc chữa bệnh [35]. Với mục tiêu nghiên cứu tổng quát hơn về loài Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth.) Merr.) được trồng ở Bắc Giang, một loại dược liệu có tiềm năng cung cấp tinh dầu có chất lượng, từ đó chúng tôi mong muốn mở ra một triển vọng trong việc gây trồng và phát triển nguồn nguyên liệu từ loài cây này để thu anethol phục vụ cho nhu cầu hương liệu, dược liệu ở trong nước và xuất khẩu, chúng thôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và 2 thành phần hóa học của loài Hồi nước (Limnophila rugosa Roth.(Merr.)) thu hái tại Bắc Giang” với các nội dung chính như sau: 1. Nghiên cứu về thực vật: - Lấy mẫu, mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học. - Mô tả đặc điểm vi học: vi phẫu và bột. 2. Thành phần hóa học: - Định tính các thành phần trong dịch chiết toàn phần bằng phản ứng hóa học và sắc kí lớp mỏng. - Định lượng tinh dầu. - Phân tích các thành phần hóa học trong tinh dầu. 3 Chương 1 TỔNG QUAN Qua quan sát thực tế, loài Hồi nước được nhận định sơ bộ thuộc chi Ngổ (Limnophila R.Brown) họ Huyền sâm (Scrophulariaceae A. L. Jussieu.). 1.1. Tổng quan về chi Ngổ Limnophila R.Brown. 1.1.1. Vị trí phân loại Vị trí phân loại của chi Ngổ (Limnophila R.Brown) [20] trong giới thực vật như sau: Giới thực vật (Plantae) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp Cúc (Asteridae) Bộ Hoa mõm sói (Scrophulariales) Họ Huyền sâm (Scrophulariaceae) Chi Ngổ (Limnophila R.Brown.) Trên thế giới, chi Ngổ (Limnophila R.Brown) đã được xác định có khoảng 40 loài phân bố chủ yếu tại châu Á đặc biệt các khu vực có khí hậu nóng ẩm như Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Một số loài phổ biến phải kể đến L. siamensis Yamazaki., L. taoyuanensis Yang & Yen., L. verticillata Yamazaki., L. villifera Miq., L. X ludoviciana Thieret., L. dasyantha Skan, L. glabra (Benj.) Kerr…[7], [35]. Ở Việt Nam, chi Ngổ (Limnophila R.Brown.) có khoảng 15 loài, chủ yếu phân bố tại vùng núi phía bắc như các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang,…và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có thể kể đến các loài như Rau om (L. aromatica (Lamarck) Merrill.), Om Ấn (L. indica (Linnaeus) Druce.), Hồi nước (L. rugosa Roth. (Merr.)), Rau om xoài (L. balsamea (Benth.) Benth.), Rau om tàu (L. chinensis (Osbeck) Meril.), Ngổ nước (L. 4 heterophylla (Linnaeus) Druce.), Rau om bò (L. conferta Bentham.), Rau om (L. geoffrayi Bonati.), Rau om dính (L. connata (Buchanan-Hamilton ex D. Don) Handel-Mazzetti.), Om đứng (L. erecta Benth.), Om không lông (L. glabra (Benj.) Kerr.), Om thưa (L. laxa Bentham.), Om hoa nhỏ (L. micrantha (Benth.) Bentham.), Om không cọng (L. sessiliflora (Vahl) Blume.), Om Hayata (L. hayatae Yamazaki.) [7], [10], [35]. 1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Limnophila R.Brown. Cây thảo, sống hàng năm hoặc lâu năm, ở các khu vực đầm lầy, sống gần nơi có nước hoặc dưới nước, thân lá nhô khỏi mặt nước, thường có mùi thơm khi vò nhẹ. Ở các loài mọc dưới nước, thân thường mịn, lá không có lông, thường mọc quanh thân. Các loài mọc trên mặt đất có thân mọc thẳng, hoặc mọc nghiêng, hoặc bò sát mặt đất, cành đơn hoặc nhiều nhánh; lá đơn mọc đối, có hoặc không có cuống, gân hình lông chim hoặc song song, mặt lá nhẵn, mặt dưới có lông tơ, mép lá có răng cưa, nông. Hoa mọc đơn hoặc thành chùm ở nách lá, không cuống hoặc có cuống nhỏ. Có thể có lá bắc. Đài hoa hình ống; tràng hoa tạo thành 2 môi; môi trên 3 thùy; môi dưới 2 thùy. Nhị 4 không thò ra khỏi tràng hoa; chỉ nhị đính trên ống tràng. Quả nang nằm trong đài hoa, chia vách ngăn. Đầu noãn nhẵn. Khi chín có nhiều hạt [7], [20]. 1.1.3. Thành phần hóa học chi Limnophila R.Brown. Đến năm 2015, các nghiên cứu về chi Ngổ (Limnophila R.Brown.) đã chiết xuất, phân lập và nhận dạng được 131 hợp chất bao gồm các flavonoid, terpenoid, amino acid và các hợp chất khác [35]. 1.1.3.1. Các dẫn chất flavonoid. Những dẫn chất flavonoid điển hình và có tác dụng quan trọng như: nevadensin được phân lập tử loài L. geoffrayi, L. heterophylla, L. rugosa, L. aromatic; Isothymusin được phân lập tử loài L. geoffrayi, L.aromatica; 5 Salvigenin được phân lập tử loài L. rugosa, L. gratissima, L. aromatic; Gardenin B được phân lập tử loài L. geoffrayi, L.aromatica …[38], [13], [25], [21], [15]. OCH3 OH OH HO O OCH3 H3CO O H3CO H3CO OH O OH Nevadesin O Isothymusin OCH3 OCH3 OCH3 H3CO H3CO O O H3CO H3CO OH OH O Salvigenin O Gardenin B 1.1.3.2. Các dẫn chất terpenoid Những dẫn chất terpenoid được phân lập và nhận dạng như caryophyllen (từ loài L.rugosa, L.aromatica); α-pinen (từ loài L. heterophylla, L.aromatica, L.erecta); d-limonen (từ loài L.indica, L.erecta), … [35], [31], [39]. H3C CH3 H CH3 H3C CH3 H3C H3C H H3C CH2 H2C Caryophyllen α-pinen D-limonen 6 1.1.3.3. Các hợp chất có bản chất amino acid Các amino acid gồm có: threonin, alanin, isoleucin… được phân lập từ hai loài L.rugosa, L.indica [19], [39]. OH O CH3 O H3C H3C H3C O OH OH OH NH2 NH2 NH2 Threonin Alanin Isoleucin 1.1.3.4. Các hợp chất khác Ngoài các hợp chất nêu trên, chi Ngổ (Limnophila R.Brown.) còn có những hợp chất khác với cấu trúc rất đa dạng, có thể là các acid hữu cơ như acid caffeic, acid chlorogenic có trong loài L. gratissima, L. aromatic hoặc có cấu trúc vòng thơm như benzene có trong loài L. aromatic, acid 3 – farnesyl – 4 – hydroxybenzoic có trong loài L. geoffrayi…[21], [15], [35]. HO O CO2H HO O OH HO O HO OH OH OH Acid caffeic Acid chlorogenic 7 1.1.4. Tác dụng sinh học Các loài thuộc chi Limnophila R.Brown. đã được nghiên cứu về các tác dụng sinh học khác nhau như: tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng lao, chống oxy hoa… Trong đó đáng chú ý nhất là tác dụng kháng khuẩn. Tác dụng kháng khuẩn Tác dụng kháng khuẩn đã được nghiên cứu và chứng minh trên các loài trong chi. Dịch chiết của hai loài L. indica và L. racemosa có tác dụng ức chế Xanthomonas campestris và X. malvacearum trên in vitro [18]. Tinh dầu của loài L. conferta [34] cũng đã được chứng minh tác dụng trên các vi khuẩn Gram dương, Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis, và hai loại vi khuẩn Gram âm, Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa bằng việc so sánh với Chloramphenicol dùng làm chất chuẩn. Tinh dầu của loài L. gratissima (syn. L. aromatica) được so sánh với chất đối chứng là streptomycin và chloramphenicol cho thấy hiệu quả kháng khuẩn tương tự như kháng sinh [28],[29],[30]. Dịch chiết chloroform của phần trên mặt đất loài L. geoffrayi cũng đã được chứng minh có hoạt tính kháng khuẩn [38]. Dịch chiết methanol từ loài L. indica cũng được chứng minh có khả năng chống kiết lỵ. Các nghiên cứu in vitro với dịch chiết methanol của loài L. indica cho kết quả là tại nồng độ 100mg/ml, dịch chiết từ L. indica cho thấy hoạt động mạnh hơn Gentamycin 1mg/ml trên S. aureus, E. coli, P. aeruginosa và B. substilis. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng tác dụng của dịch chiết L. indica chống lại ba loài Shigella là S. flexineri, S. dysentery và S. boydii. Đặc biệt, còn có tác dụng tốt trên loài S. flexneri hơn Ceftazidim [36]. 8 Tác dụng chống viêm Nevadensin (5,7-dihydroxy-6,8,4'-trimethoxyflavone), chất được phân lập từ một số loài trong chi Limnophila R.Brown đã được chứng minh có hoạt tính ức chế đối với cyclooxygenase-1 và 2 trên in vitro [14]. Tác dụng kháng lao Nevadensin và isothymusin phân lập từ dịch chiết chloroform của phần trên mặt đất của loài L. geoffrayi được chứng minh có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis H 37Ra với giá trị MIC tương đương 200 µg / ml [38]. Tác dụng chống oxy hóa Nevadensin và isothymusin, hai flavon được phân lập từ dịch chiết chloroform phần trên mặt đất của Limnophila geoffrayi, có tác dụng chống oxy hóa rất đáng chú ý trên chất 1,1 – diphenyl – 2 - picrylhydrazyl (DPPH) với giá trị IC50 là 7.7µg / mL. Hiệu quả chống oxy hóa là gần như tương đương với chất chuẩn khác là 2,6 – di - (tert - butyl) - 4 - methylphenol (BHT, IC50 = 5,7 µg / ml) [38]. Dịch chiết từ loài L. aromatica đã được đánh giá tác dụng chống oxy hóa với các dung môi chiết xuất khác nhau (gồm: methanol, ethanol và aceton trong nước). Trong đó, dịch chiết với dung môi là ethanol thu được hàm lượng flavonoid và phenolic cao nhất, do đó mà tác dụng chống oxy hóa cũng cao nhất [16]. Tinh dầu của L. aromatica cũng đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa trên chất chuẩn là DPPH và nitric oxid [30], [33], [37] [23], [17], [27]. Tác dụng gây độc tế bào Dihydroxy trimethoxy flavon phân lập từ loài L. conferta được chứng minh có tác dụng gây độc tế bào trong mô hình thử nghiệm. Ở nồng độ 75 µg/ml, các hợp chất thử nghiệm cho thấy 100% khả năng gây độc ở cả khối u lympho cổ 9 trướng của Dalton và Ehrlich (sử dụng mô hình chuột bạch tạng). Các hợp chất được tìm thấy là có hiệu quả gây độc hơn wogonin, chất chỉ gây độc trên 24,1% tế bào trong cả khối u ở cùng nồng độ [34]. Tác dụng diệt giun sán Tinh dầu của loài L. conferta được chứng minh có tác dụng diệt giun sán. Trên cùng một liều, tinh dầu của L. conferta có tác dụng làm mất khả năng di chuyển và thời gian làm chết các loại giun trong mô hình thử nghiệm (giun tròn, sán dây) ngắn hơn rất nhiều so với mebeldazol và piperazin citrat [34]. Tác dụng bảo vệ mạch máu Dịch chiết loài L. aromatica đã được chứng minh tác dụng bảo vệ mạch máu ở chuột Sprague-Dawley. Chuột thí nghiệm được tiêm Phenylhydrazine (PHX) gây ra tình trạng xuất huyết và rối loạn đông máu đang được cải thiện bằng cách tiêm chiết xuất của loài L. aromatica với liều 1 g/kg mỗi ngày. Qua theo dõi cho thấy chuột thí nghiệm tăng bradykinin, acetylcholine, và phenylephrin giúp mạch máu hồi phục rất nhanh. Bên cạnh đó cũng ghi nhận được plasma NO, chất chuyển hóa cũng như anion oxy hóa trong máu giảm rõ rệt [23]. 1.2. Tổng quan về loài Limnophila rugosa Roth. (Merr.) 1.2.1. Đặc điểm thực vật Cây thảo, có thân mọc đứng cao 15-40cm, khỏe, ít phân nhánh, nhẵn hoặc có lông mịn. Lá đơn mọc đối, cuống lá dài 5 – 25mm, phiến lá hình trứng hay hình mũi mác, dài 2 - 8 cm, rộng 0,8 – 4,5 cm, tù ở chóp, có gốc men theo cuống, mặt dưới lá có lông dọc theo, có nhiều điểm tuyến. Cụm hoa mọc ở nách lá thành ngù 1 -7 hoa, hoa không cuống hoặc có cuống ngắn, màu hồng lam, có lông ở mặt ngoài. Ống đài dài 2,5mm, lá đài có lông, tràng hoa hợp thành ống dài từ 1,3cm, mặt ngoài có lông, họng màu vàng, chia 2 môi, môi dưới có lông. Quả nang hình trứng dài 6mm, thuôn nhẵn, hạt có cạnh, đầu cụt [1], [5], [20]. 10 1.2.2. Thành phần hóa học Thành phần hóa học của loài Hồi nước (Limnophila rugosa Roth. (Merr.)) gồm có các nhóm hợp chất: tinh dầu, flavonoid, terpen, acid hữu cơ,… trong đó nhiều hợp chất đã được xác định công thức. 1.2.2.1. Thành phần trong tinh dầu Ở Việt Nam cho đến nay cũng đã có một vài nghiên cứu về tinh dầu từ loài Hồi nước. Loài Hồi nước thu hái tại Tam Đảo – Vĩnh phúc có hàm lượng tinh dầu đạt 0,18% theo nguyên liệu khô không khí. Thành phần hóa học của tinh dầu gồm có 23 hợp chất, trong đó thành phần chính là trans-anethol chiếm 89,4%, các thành phần còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ như methyl chavicol, caryophyllen, D – limonene, β- phellandren…[9]. Một nghiên cứu khác đã tiến hành so sánh tỉ lệ các chất trong tinh dầu ở các vùng địa lý khác nhau, các thời điểm thu hái khác nhau [24]. Nghiên cứu chỉ ra rằng không chỉ thời điểm thu hái ảnh hưởng đến tỉ lệ các hợp chất trong tinh dầu, vị trí địa lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các chất trong tinh dầu cũng như tỉ lệ của chúng. Đồng thời các hợp chất khác cũng có nhiều thay đổi trước và sau khi cây ra hoa. Thành phần chính trong tinh dầu Hồi nước (Limnophila rugosa Roth.(Merr.)) thu hái tại Trảng Bàng – Tây Ninh là trans – anethol và methyl chavicol. Trước khi ra hoa tỉ lệ trans – anethol và methyl chavicol lần lượt là 24,96% và 70,79%, sau khi ra cây ra hoa tỉ lệ là 30,35% và 64,20%. Cũng trong nghiên cứu này, hàm lượng trans- anethol có sự thay đổi rõ rệt theo vùng phân bố của loài Hồi nước. Loài phân bố ở miền nam Việt Nam chỉ chứa 2,96% trans-anethol trong tinh dầu, trong khi loài phân bố ở miền bắc Việt Nam và Trung Quốc là 89,40% và 76,39%. Ngược lại, methyl chavicol, thành phần chính trong tinh dầu loài Hồi nước phân bố ở miền nam Việt Nam (70,79%) lại chỉ là một thành phần nhỏ trong tinh dầu từ loài phân bố ở miền bắc Việt Nam (0,41%) [24]. 11 Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả khá tương đồng. Tinh dầu Hồi nước có những thành phần chính như trans – anethol; cis – anethol; methyl chavicol; anisaldehyd; anisylaceton; các acid hữu cơ như acid formic, acid propionic, acid acetic, acid valeric; aceton; hentriacontanol; các terpenoid như linalool, humulen, caryophyllen…[29], [32], [39]. OCH3 OCH3 H3C Anethol Methyl chavicol 1.2.2.2. Các hợp chất trong dịch chiết toàn phần Dịch chiết phần trên mặt đất của loài Hồi nước (Limnophila rugosa Roth. (Merr.)) chứa các thành phần như: flavonoid, terpenoid, acid hữu cơ, amino acid… - Các dẫn chất Flavonoid có trong loài Hồi nước (Limnophila rugosa Roth.(Merr.)) điển hình như Nevadensin, Salvigenin, Artocarpetin, Demethoxysudachitin…[13],[25],[29]. OH OH H3CO O HO O H3CO OH O Artocarpetin OCH3 OH O Demethoxysudachitin - Các dẫn chất terpenoid trong dịch chiết loài Hồi nước (Limnophila rugosa Roth.(Merr.)) điển hình như: Acid ursolic, Betulin, Acid betulinic…[31] 12 CH3 CH3 H2C H3C H CH3 H CH3 H H CH3 CO2H H CH3 CH3 H H OH CH3 HO HO H3C H3C CH3 CH3 Acid ursolic Betulin - Các hợp chất khác có trong dịch chiết loài Hồi nước (Limnophila rugosa Roth.(Merr.)) có thể là các acid hữu cơ như valeric acid hoặc các aldehyd như anisaldehyd…[32],[35],[39]. O O H3C OH Valeric acid H3C O Anisaldehyd 1.2.3. Tác dụng sinh học - Tác dụng truyền thống: Tại Ấn độ và Philippin, dịch chiết lá của loài Limnophila rugosa Roth.(Merr.) được sử dụng như thuốc lợi tiểu và thuốc chữa đau dạ dày[26]. Ở Inđônêxia nước sắc của cây có tác dụng điều trị suy nhược và có khả năng kháng khuẩn. Ở Trung quốc cây được sử dụng để chữa viêm họng viêm phế quản. Ở Việt Nam, loài Hồi nước ít khi được sử dụng để chữa bệnh mà chủ yếu dùng làm gia vị và chất thơm cho tóc [1],[5]. - Tác dụng đã được nghiên cứu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan