Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gây trồng và sinh trưởng cây vù hương (cinn...

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gây trồng và sinh trưởng cây vù hương (cinnamomum balansae h.lec) tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ

.PDF
73
467
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHƯƠNG ÍCH HƯNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ SINH TRƯỞNG CÂY VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lec) TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : : : : Chính quy Quản lí tài nguyên rừng Lâm nghiệp K43 (2011 - 2015) THÁI NGUYÊN - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHƯƠNG ÍCH HƯNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ SINH TRƯỞNG CÂY VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lec) TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa học Giảng viên hướng dẫn : : : : : : Chính quy Quản lí tài nguyên rừng 43 QLTNR Lâm nghiệp K43 (2011 - 2015) 1. ThS. Nguyễn Đăng Cường 2. TS. Nguyễn Anh Dũng THÁI NGUYÊN - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài tốt nghiệp đại học: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gây trồng và sinh trưởng cây Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ”. Là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Tiến và Ths. Nguyễn Đăng Cường trong thời gian từ tháng 12/2014 đến tháng 5/2015. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong báo cáo đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong báo cáo là quá trình điều tra, theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của Khoa và Ban Giám hiệu nhà trường đề ra. Thái nguyên, tháng 05 năm 2015 Tác giả Phương Ích Hưng i LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp đại học được hoàn thiện theo chương trình đào tạo đại học chính quy khóa K43 ngành QLTNR khoa Lâm nghiệp (2011- 2015) tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu và Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp tôi xin thực hiện khóa luận với đề tài. “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gây trồng và sinh trưởng cây Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ”. Nhân dịp này cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới Ths. Nguyễn Đăng Cường và TS. Nguyễn Thanh Tiến là những người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn Ths. Đặng Thị Thu Hà và TS. Nguyễn Anh Dũng đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã cho phép tôi tham gia thực hiện đề tài này. Xin chân thành cám ơn tới các thầy, cô giáo thuộc khoa đào tạo khoa lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Giám đốc và cán bộ, viên chức Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do điều kiện về thời gian cũng như tư liệu tham khảo còn hạn chế, do vậy khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến quý báu góp ý, bổ sung của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái nguyên, tháng 05 năm 2015 Tác giả Phương Ích Hưng ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Biểu điều tra hiện trường ................................................................ 24 Bảng 4.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ nảy mầm xử lý hạt Vù hương ..................... 28 Bảng 4.2. Sinh trưởng bình quân cây gieo ươm tại vườn ............................... 29 Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu giâm hom cây Vù hương lần thứ nhất............ 30 Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu giâm hom cây Vù hương lần thứ hai.............. 32 Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu giâm hom cây Vù hương lần thứ ba ............... 34 Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu giâm hom cây Vù hương lần thứ tư ............... 36 Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu giâm hom cây Vù hương lần thứ năm............ 38 Bảng 4.8. Chất lượng rễ của các công thức thử nghiệm hom ......................... 40 Bảng 4.9. Sinh trưởng về đường kính của cây Vù hương tại thí nghiệm trồng rừng Vù hương theo băng ...................................................... 42 Bảng 4.10. Sinh trưởng về chiều cao của cây Vù hương tại thí nghiệm trồng rừng Vù hương theo băng ...................................................... 43 Bảng 4.11. Chất lượng của cây Vù hương tại thí nghiệm trồng rừng Vù hương theo bang.............................................................................. 45 Bảng 4.12. Sinh trưởng về đường kính của cây Vù hương tại thí nghiệm trồng rừng trên đất trống ................................................................. 47 Bảng 4.13. Sinh trưởng về chiều cao của cây Vù hương tại thí nghiệm trồng rừng trên đất trống ................................................................. 48 Bảng 4.14. Chất lượng của cây Vù hương tại thí nghiệm trồng rừng trên đất trống .......................................................................................... 50 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Quả và đấu quả Vù Hương.............................................................. 26 Hình 4.2. Chất lượng của các xuất xứ cây Vù hương ở công thức trồng rừng theo băng ................................................................................ 46 Hình 4.3. chất lượng của các xuất xứ cây Vù hương ở công thức trồng rừng trên đất trống........................................................................... 51 Hình 4.4: Thể hiện ở CT 1 thí nghiệm trồng rừng Vù hương theo băng ........ 55 Hình 4.5: Thể hiện ở CT 2 thí ghiệm trồng rung Vù hương trên đất trống .... 55 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN AIA: Axit indol axetic AIB: Axit indol butirtic ANA: Axit naphtalen axetic CT: Công thức Do: Đường kính gốc D1.3: Đường kính ngang ngực Hvn: Chiều cao vút ngọn KQNCKHCN: Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Nxb: Nhà xuất bản O2: Ôxi OTC: Ô tiêu chuẩn QLTNR: Quản lý tài nguyên rừng SD%: Hệ số biến động về đường kính SH%: Hệ số biến động về chiều cao T: Tốt TT: Thứ tự TB: Trung bình ThS.: Thạc sĩ TS.: Tiến sĩ X: Xấu v MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ..................................... 4 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................... 4 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................... 8 2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu......................... 11 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 11 2.3.2 . Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 14 2.3.3. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn ................................................... 19 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 21 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 21 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 21 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 21 3.3.1. Phương pháp kế thừa số liệu ............................................................. 21 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................... 21 3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 23 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 24 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 25 vi 4.1. Đặc điểm sinh học cây Vù hương ............................................................ 25 4.1.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................ 25 4.1.2. Đặc điểm phân bố, tái sinh ................................................................ 26 4.1.3. Đặc điểm sinh thái............................................................................. 27 4.1.4. Giá trị sử dụng ................................................................................... 27 4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gieo ươm cây Vù hương ............ 27 4.2.1. Kết quả thử nghiệm gieo hạt ............................................................. 27 4.2.2. Kết quả thử nghiệm bằng hom .......................................................... 29 4.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương ................. 41 4.3.1. Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Vù hương theo băng ..................... 41 4.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Vù hương trên đất trống ................ 47 4.4. Đề xuất một số biện pháp gây trồng cây Vù hương................................. 52 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 56 5.1. Kết luận .................................................................................................... 56 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58 PHẦN PHỤ LỤC vii Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia. Rừng không những là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển O2 và một yếu tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định màu mỡ của đất, giúp giảm thiểu sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai làm sạch nguồn nước giúp ổn định nguồn nước ngầm tránh hạn hán gây mất mùa và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Việt nam là một nước nhiệt đới nằm trong vùng Đông nam á, có tổng diện tích tự nhiên là 331.700 km2, kéo dài từ vĩ độ 9o Bắc tới 23o Bắc, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 60% diện tích toàn quốc (Tổng cục thống kê, 1994). Diện tích rừng tự nhiên đến năm 1999 cho thấy: có tổng số 8.252.000 ha rừng tự nhiên của nước ta có 5.181.000 ha rừng cây lá rộng thường xanh, trong đó rừng giàu chiếm 567.500 ha (11%), rừng trung bình 1.717.000 ha (33,1%) và rừng nghèo 2.986.300 ha (55,9%). Rừng giàu đa số ở vùng cao, dốc khó khai thác (Đỗ Đình Sâm, 2001). [5] Hệ thực vật rừng Việt nam rất phong phú và đa dạng, khoảng 11.000 loài thuộc trên 2.500 chi. Trong đó có khoảng 1.900 loài cây có ích ở nước ta thuộc gần 1.000 chi, 230 họ, song chắc chắn con số này còn tăng lên hơn nữa nhờ các nghiên cứu, điều tra tỉ mỉ hơn trong tương lai. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp đó là áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng với trình độ dân trí vùng xâu vùng xa còn thấp chính vì vậy việc khai thác tài nguyên rừng không có kế hoạch cụ thể dẫn đến những loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao hầu như bị khai thác một cách triệt để. 1 Cây Vù hương còn gọi là Gù hương có tên khoa học là Cinnamomum balansae H.lec thuộc họ Re (Lauraceae) là loài đặc hữu hẹp của Việt Nam mới chỉ gặp ở Ba Vì (Hà Nội) Cúc Phương (Ninh Bình), (sách đỏ Việt Nam, 1996). Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) thì Vù hương có phân bố rải rác ở khu vực đồi núi thấp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Ba Vì (Hà Nội) Cúc Phương (Ninh Bình), Thạch Thành (Thanh Hoá), Cầu Hai (Phú Thọ). Trong tự nhiên Vù hương thường mọc cùng một số loài cây khác như: Re gừng (Cinnamomum parthenoxylon), Bứa (Garcicia sp)... Vù hương tái sinh tự nhiên rất kém và bị chặt phá nhiều nên hiện nay các cá thể còn lại rất ít và rải rác. Vù hương được xếp vào loại hiếm (R). Nguyên nhân khiến cây Vù hương ngày càng trở nên quý hiếm là do cây Vù hương có giá trị kinh tế rất cao. Về gỗ hiện nay gỗ Vù hương được bán với giá khoảng trên 20 triệu đồng/m3 gỗ tròn cao gấp 2 lần gỗ Lát hoa. Về tinh dầu thì tinh dầu Vù hương (còn gọi là dầu Xá xị, thường được chưng cất từ lá, cành, gốc, rễ) cách đây trên 10 năm được bán tại lò chưng cất với giá 1 triệu đồng/lít (tương đương với 2 chỉ vàng/lít) ở thời điểm đó. Ở Trung Quốc rễ, thân dùng trị cúm, cảm mạo, ăn uống không tiêu bụng đầy trướng, đau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, tiêu hóa không bình thường, ho gà, lỵ, còn lá dùng trị ngoại thương xuất huyết, quả dùng trị cảm mạo sốt cao, bệnh sởi. Hiện nay, dù Nhà nước đã cấm triệt để việc khai thác nhưng cây Vù hương vẫn đang bị khai thác mang tính tận diệt. Chính từ thực trạng đã nói ở trên tôi tiến hành thực hiện đề tài. “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ” được đặt ra là hết sức cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu * Về lý luận: Xác định được biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Vù hương. 2 * Về thực tiễn: Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Vù hương tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Trong quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học, để giái quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn; Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể; Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng, nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái rừng hiện nay; Tìm ra được biện pháp kỹ thuật gây trồng tốt nhất mang lại hiệu quả hữu hiệu nhất cho bà con trong quá trình gây trồng cây Vù hương tại địa phương. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) thuộc họ Re (Lauraceae) là loài đặc hữu hẹp ở Việt Nam mới chỉ gặp ở Ba vì(Hà Nội), Cúc Phương (Ninh Bình), (sách đỏ Việt Nam, 1996) [1]. Theo tên gọi phía Bắc là Vù hương còn đối với miền Nam còn được gọi là Xá xị. Gỗ Vù hương có hai mầu đặc trưng là sẫm đỏ và vàng nhạt tùy theo điều kiện sống, Vù hương bị thực dân pháp khai thác từ xưa nên trong tự nhiên đa phần chỉ tìm thấy ở dạng lũa hoặc gỗ tận dụng còn dạng gỗ ván với đường kính to rất hiếm. Loài cây này có những công dụng hết sức thiết thực cho con người mà ở những loài cây khác không có, tinh dầu, dầu hạt trong y học được dùng để chữa đau tê thấp. Ở Trung Quốc rễ, thân dùng trị cúm, cảm mạo ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, ho gà, lỵ và còn dùng trị ngoại thương xuất huyết, quả dùng để trị cảm mạo sốt cao, bệnh sởi. Tuy vậy, hiện nay cá thể còn lại của loài cây này trong tự nhiên còn rất ít cần được bảo tồn và đưa ra những biện pháp gây trồng phù hợp. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Để nâng cao năng xuất và duy trì tính bền vững của rừng trồng trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường các nhà lâm sinh học đã tập trung vào việc nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây trồng sao cho phù hợp với từng điều kiện lập địa. Việc tuyển chọn loài được thực hiện đồng bộ từ khâu chọn giống, tạo giống (lai, ghép) sản xuất cây con, trồng, chăm sóc, khai thác, tái sinh rừng. Để giảm thiểu tối đa các nhược điểm của rừng trồng thuần loài như dễ bị sâu bệnh, cháy rừng giữ đất, giữ nước kém… Các nghiên cứu về phương thức hỗn giao, loài cây hỗn giao, thời điểm hỗn giao đóng một vai trò 4 hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho rừng trồng ổn định, bền vững về năng xuất và môi trường. Đồng thời đa dạng về sản phẩm. 2.2.1.1. Các nghiên cứu về giống cây trồng rừng Trong sản xuất nông nghiệp ngoài những yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, sâu bệnh hại…thì 4 nhân tố quyết định đến năng suất là “nước, phân, cần, giống”. Tuy nhiên, đó là quan niệm đã cũ của “lão nông tri điền”. Ngày nay khoa học đã phát triển đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ sinh học thì yếu tố quan trọng đầu tiên, quyết định đến việc tăng năng xuất cây trồng đó là giống cây. Chỉ có giống mới mở ra bước đột phá về năng suất. Chỉ có giống mới không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm. Chính giống cây trồng là yếu tố đầu tiên quyết định đến sự thành bại của công tác gây trồng rừng và năng suất chất lượng rừng trồng. Nhận thức được tầm quan trọng của giống cây rừng trong công tác trồng rừng, ngay từ giữa thế kỷ XX nhiều đề tài, nhiều chương trình chọn giống đã được triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Alan Longman đã bỏ ra 20 năm để nghiên cứu về công việc trồng rừng trong đó có việc chọn và cải thiện giống cây rừng nhiệt đới ở châu Phi. Ông đã nghiên cứu về các rủi ro ngẫu nhiên, những khó khăn về tổ chức xã hội và những vấn đề về sinh vật cản trở đến công việc trồng rừng. Theo ông các rủi ro bất ngờ gồm: cháy rừng, gió bão, lũ lụt, hạn hán…Những khó khăn về tổ chức xã hội gồm: sự yếu kém về trình độ chuyên môn và sự thiếu kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên. Sự đầu tư tài chính của nhà đầu tư (Nhà nước hoặc tư nhân). Điều kiện công nghệ và sự thiếu thông tin. Các vấn đề về sinh vật theo ông gồm: sự thiếu hạt giống tốt và sự nảy mầm của hạt, sự khó khăn trong ra rễ của hom, sự sinh trưởng không vừa ý và sự không phù hợp với điều kiện lập địa của cây rừng. Về chọn và cải thiện giống ông tập trung chủ yếu vào các nghiên cứu về sản xuất giống và gây trồng bằng phương pháp 5 hom và nuôi cấy mô. Theo ông, 80% cây rừng nhiệt đới có thể tạo giống từ hom và sử dụng phương pháp này là thích hợp nhất đối với các nước nghèo có điều kiện khoa học công nghệ chưa phát triển ứng dụng, các kết quả nghiên cứu của ông tại Wanariset Station tỉnh Kalimatan Indonesia người ta đã thiết lập một hệ thống các biện pháp kỹ thuật từ khâu chọn giống, sản xuất cây con bằng phương pháp giâm hom, tạo nấm cộng sinh cho cây con trong vườm ươm và các biện pháp kỹ thuật gây trồng (trồng rừng, cải tạo rừng, làm giàu rừng) cho hàng chục loài cây họ Dầu và một số loài cây quý khác tại địa phương [8]. Theo Eldridge K. (1993) các chương trình chọn giống đã bắt đầu ở nhiều nước từ nửa đầu của thế kỷ trước. Ở Brazil năm 1952; ở Mỹ năm 1966; ở Úc năm 1970 và 1973 đã công bố một số công trình nghiên cứu về chọn cây trội và xây dựng vườn giống cho các loài E.maculata; E.robusta; E.regnans; E.grandis. Tương tự 150 cây trội đã được chọn ở rừng tự nhiên cho loài E.diversicolor ở Úc và loài E.deglupta ở Papua New Guinea. Những công trình nghiên cứu chọn lọc và tạo giống gây trồng mới đã mang lại hiệu quả mang tính đột phá tới việc tăng năng xuất rừng trồng, cao gấp 2 - 3 lần trước đây. Ở Brazil có những khu rừng có năng xuất từ 70 80m3/ha/năm. Tại Công Gô, Pháp, Ý cũng có các lâm phần đạt 40 - 50 m3/ha/năm. Kết quả nhiều nông dân đã chuyển đổi hàng ngàn ha đất canh tác nông nghiệp để trồng rừng. Tại Thái Lan nhờ công tác chọn giống mà rừng Tếch cũng đạt sản lượng khá cao 15 - 20 m3/ha/năm [9]. Trên cơ sở kết quả lựa chọn các xuất xứ tốt nhất và những cây trội đã xây dựng vùng sản xuất giống và dán nhãn các cây trội lựa chọn. Chọn giống kháng bệnh và lai giống cũng là những hướng nghiên cứu được nhiều nước ưu tiên. Tại Brazil, Ken Old, Alffenas và các cộng sự từ năm 2000 - 2003 đã thực hiện một chương trình chọn giống kháng bệnh cho các 6 loài Bạch đàn chống bệnh rỉ sắt Puccinia. Các công trình nghiên cứu về lai giống cũng đã mang lại nhiều kết quả tốt phục vụ trồng rừng sản xuất. 2.2.1.2.Các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh Nếu các nghiên cứu về giống đã tạo ra đột biến về năng xuất rừng trồng thì các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cũng mang lại hiệu quả không kém. Ngoài việc góp phần tăng năng xuất rừng trồng thông qua các biện pháp thâm canh còn tạo ra các lâm phần ổn định và bền vững. Tính ổn định và bền vững thể hiện ở tất cả các chức năng của rừng. Ở khu vực Đông Nam Á, đến năm 1990 trên 14 quốc gia đã trồng 25 triệu ha rừng với 63 loài cây bản địa được lựa chọn. Tại Malaysia, năm 1999 đã giới thiệu cách xây dựng mô hình rừng trồng bền vững trên ba đối tượng rừng: rừng tự nhiên, rừng Acacia mangium 2 - 3 tuổi, và 10 - 15 tuổi, đã sử dụng tới 23 loài cây có giá trị kinh tế. Tại Wanariset Station tỉnh Kalimantan Indonesia đã tiến hành làm giàu rừng trên nền rừng thứ sinh nghèo và cải tạo rừng không còn khả năng phục hồi bằng cách trồng Albegia faltacaria làm cây che phủ và cải tạo đất sau đó trồng một số loài cây họ Dầu. Các mô hình nghiên cứu này đã khẳng định việc sử dụng cây bản địa trong phục hồi rừng là một hướng đi đúng và chắc chắn thành công. Trong khuôn khổ dự án AKECOP thực hiện ở các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine, Lào, Việt Nam…đã tập trung nghiên cứu phục hồi các hệ sinh thái rừng thoái hoá bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và hệ thống nông lâm kết hợp. Tại Philippine, người ta đã gây trồng rừng thành công bằng cây Dái ngựa trên nền đất rừng Dừa, đất trồng Dứa và đất trồng Hồ tiêu. Các thí nghiệm đều cho kết quả tốt. Cây Dái ngựa sinh trưởng tốt còn các cây trồng như Dứa, Dừa, Hồ tiêu đều cho năng suất cao hơn. 7 Ở các nước châu Âu để giảm bớt nhược điểm của rừng trồng thuần loài ngay từ những năm 1872 F. Ftikhanop đã xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài giữa Querecus với Ulmus campestis. Prabir Guhathkurata (1995) chú ý tới kiểu rừng hỗn loài các cây gỗ và cây cho lâm sản ngoài gỗ. Ở các nước Châu Phi thuộc khu vực các quốc gia nói tiếng pháp, phần lớn người ta sử dụng phương pháp trồng dặm dưới tán rừng theo kiểu quảng canh. Theo Julian Evans (1992) phần lớn rừng nhiệt đới được trồng độc canh, thuần loài với diện tích rất lớn, lý do chủ yếu là kỹ thuật đơn giản. Có ba chi chủ yếu (Eucalytpus, Pinus, Tectona) chiếm 85% tổng số rừng trồng nhiệt đới vào năm 1980. Khi nghiên cứu về năng suất ông kết luận: có 4 nhân tố dẫn đến thay đổi về năng suất giữa các luân kỳ (thay đổi khí hậu; Khác nhau về gen; Thay đổi lập địa do thực hiện rừng trồng; Khác nhau về kỹ thuật lâm sinh và sinh học). [10] Những kết quả nghiên cứu của nước ngoài là tài liệu quí báu để chúng ta tham khảo, học tập về phương pháp nghiên cứu, biện pháp thực hiện. Tuy nhiên, những nghiên cứu này khác xa chúng ta về lập địa và loài cây lâm nghiệp, vì vậy để có mô hình rừng trồng phù hợp cần thiết phải có các nghiên cứu bổ sung. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Vù hương ngày càng trở nên quý hiếm là do cây Vù hương tái sinh tự nhiên rất kém và bị chặt phá nhiều nên hiện nay các cá thể còn lại rất ít và rải rác. Vù hương có giá trị kinh tế rất cao, được xếp vào loại hiếm (R) nghiên cứu, bảo tồn và phát triển cây Vù hương (2010). [11] ở Việt Nam việc nghiên cứu về cây bản địa trong đó cây Bồ đề và Mỡ là hai loài được nghiên cứu tương đối đồng bộ từ khâu giống đến tỉa thưa và khai thác của nhiều tác giả song chỉ nhằm mục tiêu cung cấp gỗ nguyên liệu giấy. 8 Phạm Đình Tam (1996 - 2000) nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Trám trắng làm nguyên liệu gỗ dán. Đề tài đã thiết lập các mô hình trồng thuần loài, trồng hỗn giao với cây Lim xẹt, trồng dưới tán rừng thứ sinh phục hồi. Sau 10 năm theo dõi cây sinh trưởng kém, cây trồng dưới tán rừng hầu như không tồn tại. Trong chương trình 327 Trung tâm NCTNLS Cầu Hai đã sử dụng Trám trắng, Re gừng, Dẻ đỏ, Sồi phảng, Lim xanh, Lát hoa, Đinh vàng để xây dựng các mô hình thực nghiệm và thu được các kết quả khả quan. Ngoại trừ các loài Lát hoa, Đinh vàng sinh trưởng kém do không thích hợp với thổ nhưỡng còn lại các loài khác đều sinh trưởng tốt, có thể bổ sung vào cơ cấu cây trồng rừng ở các vùng các địa phương có điều kiện lập địa tương tự [6]. Nguyễn Bá Chất, Hoàng Văn Thắng (2001 - 2004) [2] nghiên cứu trồng rừng công nghiệp lấy gỗ đối với loài Lõi thọ. Tuy nhiên, việc gây trồng tại Cầu Hai không đạt kết quả như mong muốn. Nguyên nhân có thể cây Lõi thọ không thích hợp với điều kiện đất quá chua. Hiện nay nhiều kết quả nghiên cứu về cây bản địa đã được tổng kết và có tới 20 Qui trình kỹ thuật và Hướng dẫn kỹ thuật các loài cây bản địa như: - Qui trình kỹ thuật: Dầu rái, Đước, Luồng, Tràm … - Hướng dẫn kỹ thuật: Trám trắng, Sao đen, Lim xanh, Huỷnh, Lim xẹt, Quế, Vên vên, Vối thuốc, Sấu… Các công trình nghiên cứu về cải tạo, làm giàu rừng bằng những loài cây bản địa như: Lê Cảnh Nhuệ, Lê Đình Cẩm đã nghiên cứu kỹ thuật làm giàu rừng nghèo ở Cầu Hai bằng tra dặm sử dụng các loài cây như Mỡ, Trám trắng, Lim xẹt, Xoan nhừ, Re, Chò nâu, Giẻ cau, Vạng trứng. Kết quả chỉ ra có 2 loài cây sinh trưởng nhanh nhất là Xoan nhừ và Vạng trứng. Trần Nguyên Giảng, Nguyễn Đình Hưởng (1972 - 1977) đã nghiên cứu kỹ thuật tái sinh rừng nghèo kiệt tại Hữu Lũng - Lạng Sơn bằng Xoan đào và Kháo mít. Kết quả chỉ ra rằng Xoan đào thích hợp độ tàn che 0,5 - 0,6 hơn là 0,3 - 0,4 9 đến tuổi 5 đòi hỏi yêu cầu ánh sáng nhiều hơn độ tàn che thích hợp chỉ còn 0,3 và đến tuổi 7 đạt Hvn = 9 - 10 m, D1.3 = 9 -10 cm [3]. Tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai (nay là Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ) trong nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên đã nêu đối tượng rừng thứ sinh (IIIA1) chặt bỏ hết cây cong queo sâu bệnh, cây không có giá trị kinh tế, mở rạch rộng 2 m và 4 m, rạch chừa 3 m. Trên rạch mở 4 m trồng cây ưa sáng như Ràng ràng, Lát hoa, Lim xẹt, Xoan mộc, trên rạch mở rộng 2 m trồng nhóm loài cây trung tính như Giổi xanh, Re gừng. Cây cách cây là 3m và trồng 1 hàng cây trên rạch mở . Kết quả sau 6 năm cho thấy Giổi xanh, Re, Lim xẹt sinh trưởng trung bình còn lại đều sinh trưởng kém trong khi đó băng chừa cây tái sinh tự nhiên sinh trưởng tốt. Nguyễn Văn Thông (2001) đưa ra những kết quả làm giàu rừng và phục hồi rừng tại Cầu Hai: Trồng Re gừng: Trên đất rừng nghèo kiệt, đất lùm cây bụi, rừng thứ sinh trồng theo rạch rộng 2 - 2,5 m, rạch cách rạch 6 m, cây cách cây 3 m, chăm sóc 3 năm đầu. Trồng Chiêu liêu trong rạch: Trồng trên đối tượng đất rừng còn khá, còn lớp cây che phủ, tầng cây cao bị vỡ tán, tiến hành xử lý toàn bộ tầng cây cao, còn lại lớp cây bụi và cây tái sinh cao khoảng 2m. Mở rạch rộng 3 - 4m, trồng cây cách cây 3m, rạch chừa rộng 6m. Kết quả đến nay cho thấy cả 2 loài đều có triển vọng tốt [7]. Vũ Quang Năm (1990) đã giới thiệu mô hình làm giàu rừng bằng cây bản địa tại Làng Luông - Bắc Thái. Mô hình tiến hành trên đối tượng loại IB, sử dụng các loài Dẻ đỏ, Lim xanh, Kháo vàng, Lát hoa, Muồng đen, Trám đen để xây dựng mô hình. - Giẻ đỏ + Lim xanh + Kháo vàng + Tái sinh tự nhiên - Muồng đen + Dẻ đỏ + Lát hoa + Tái sinh tự nhiên 10 - Kháo vàng + Trám đen + Lát hoa + Tái sinh tự nhiên Sử dụng biện pháp mở rạch rộng 2m, cự li hố 6 x 5 m hoặc 5 x 4 m. Tiêu chuẩn cây giống Hvn < 50 cm; rễ trần Do > 1 cm, chăm sóc 6 lần trong 3 năm đầu. Kết quả sau 13 năm cho thấy về cấu trúc: Tầng A: Giẻ đỏ + Lim xanh + Kháo vàng; Tầng B: Thanh thất, Sâng, Ngát tái sinh; Tầng C: Thảm tươi lá rộng, dày đặc cỏ 3 cạnh, sẹ ...) Trữ lượng lâm phần tăng lên 92,38 m3/ha và các tầng đất hình thành khá rõ. Đây là một mô hình có giá trị cung cấp về mặt thực tiễn song chỉ được tiến hành trên đối tượng trạng thái IB. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ (2003), đã có công trình nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Sồi phảng ở Quảng Ninh. Tác giả đã nghiên cứu sâu về hình thái và các biến đổi về hình thái; phân bố của Sồi phảng ở các trạng thái rừng; đặc điểm tái sinh và đặc điểm sinh trưởng của Sồi phảng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã kết luận cần thiết phải giữ lại cây mẹ gieo giống trong các vùng khai thác gỗ trụ mỏ và có thể dùng cây Sồi phảng làm cây trồng cải tạo rừng thứ sinh nghèo kiệt [4]. 2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 2.3.1.1. Vị trí địa lý Huyện Đoan Hùng cách thành phố Việt trì 50km về phía Tây Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.244,5 ha; gồm 27 xã và thị trấn. Phía bắc giáp huyện Phù Ninh Phía đông giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Phía tây giáp huyện Thanh Ba và Hạ Hòa. 2.3.1.2. Địa hình địa thế Đoan Hùng có địa hình đa dạng, ít phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi những khe sâu và hệ thống suối đan dầy. Cụ thể địa hình trong huyện phân chia thành hai kiểu chính như sau: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan