Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng ...

Tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

.PDF
21
395
137

Mô tả:

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Nguyễn Thu Hà Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS. ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tổng quan về biến đổi khí hậu (BĐKH) trên thế giới, biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cụ thể tại huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cộng đồng địa phương sử dụng để đối phó với BĐKH và các hình thức thiên tai nguy hiểm khác nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào người dân. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một cách thức tiếp cận mới trên thế giới và ở Việt Nam. Đây được xem là hướng tiếp cận bền vững. Keywords. Biến đổi khí hậu; Cộng đồng; Khoa học môi trường; Hiệu ứng nhà kính; Nam Định Content MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BÐKH) là vấn đề đang đýợc toàn nhân loại quan tâm. BÐKH đã và đang tác động trực tiếp tới đời sống, kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do BÐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là những khu vực có tính tổn thương đặc biệt cao do nước biển dâng. Huyện Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định, mức độ nhạy cảm và tính tổn thương với tác động của BĐKH và thiên tai rất lớn. Với BĐKH và kèm theo nó là sự dâng lên của mực nước biển, chắc chắn ảnh hưởng của thiên tai tại khu vực này sẽ gia tăng. Mực nước biển dâng có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sinh kế và cuộc sống của người dân tại khu vực ven biển. Mức độ ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội của nước biển dâng là rất rộng lớn. Cộng đồng địa phương ở các quốc gia đang phát triển là thành phần đặc biệt dễ bị tổn thương nhất bởi sự thay đổi khí hậu, phải hứng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng liên quan đến những hiện tượng thời tiết cực đoan mỗi năm ở cả thành thị lẫn nông thôn. Đồng thời, cộng đồng địa phương luôn có những sáng kiến thích ứng với những trường hợp thay đổi nhất định. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về những kinh nghiệm thích ứng mà người dân đã tích lũy cũng như những biện pháp thích ứng tương lai. Từ những nhận thức trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cộng đồng địa phương sử dụng để đối phó với BĐKH và các hình thức thiên tai nguy hiểm khác nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào người dân. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một cách thức tiếp cận mới trên thế giới và ở Việt Nam. Đây được xem là hướng tiếp cận bền vững. Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1. Biến ðổi khí hậu trên thế giới 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu trên thế giới Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan và tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. 11 trong số 12 năm từ 1995 đến 2006 được xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục (từ năm 1850). Xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906 – 2005) là 0,740C (0,560C đến 0,920C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC là 0,60C (từ 0,40C đến 0,80C) (kể từ năm 19012000). (IPCC, 2007) Sự gia tăng nhiệt độ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở phía bắc. Khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn các khu vực đại dương. Những thay đổi về nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, các sol khí, độ che phủ đất và bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân bằng năng lượng của hệ thống khí hậu. Lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu do con người đã tăng khoảng 70% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2004. 1.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới Có thể tóm lược những ảnh hưởng của BĐKH đến các khu vực trên thế giới như sau: Bảng 1.1. Tác động của BĐKH trên thế giới Châu Phi - Vào năm 2020, khoảng từ 75 - 250 triệu người sẽ phải chịu áp lực lớn về nước do BĐKH. - Vào năm 2020, ở một số nước, sản lượng nông nghiệp dựa vào nước mưa có thể giảm tới 50%. Sản xuất nông nghiệp tại nhiều nước châu Phi sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu hơn tới an ninh lương thực và tăng tình trạng suy dinh dưỡng. - Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng tới các vùng trũng ven biển, đông dân cư. Chi phí thích ứng có thể chiếm ít nhất từ 5%10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). - Năm 2080, diện tích đất khô cằn và bán khô cằn ở châu Phi sẽ tăng từ 5%8% theo các kịch bản khí hậu. Châu Á - Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ giảm. - Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông, biển. - BĐKH kết hợp đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triển kinh tế nhanh chóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Sự hoành hành của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu liên quan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn. Úc và New - Vào năm 2020, suy giảm đa dạng sinh học ở mức cao sẽ diễn ra tại một số Zealand điểm giàu đa dạng sinh học, gồm có rạn san hô Great Barrier và các vùng nhiệt đới ẩm ướt ở Queensland, Úc. - Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở miền nam và đông Úc, tại miền Bắc và một số vùng Đông New Zealand . - Vào năm 2030, sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giảm ở hầu hết miền đông nam Úc và các vùng miền đông New Zealand do hạn hán và cháy rừng xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, một số vùng khác ở New Zealand sẽ được hưởng những lợi ích ban đầu. - Vào năm 2050, phát triển ven biển thuộc Úc và New Zealand sẽ làm tăng nguy cơ mực nước biển dâng, tăng tần suất và cường độ của bão, lũ ven biển. Châu Âu - BĐKH sẽ làm tăng sự khác biệt giữa các khu vực. Các tác động tiêu cực bao gồm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét trong nội địa, lũ lụt ven biển thường xuyên hơn và xói mòn mạnh hơn (do bão lớn và mực nước biển dâng cao). - Các vùng núi sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của sông băng, độ che phủ của tuyết giảm và suy giảm số lượng lớn các loài (vào năm 2080, ở một số khu vực tỷ lệ suy giảm là 60% tuỳ theo các kịch bản phát thải). - Ở Nam Âu - vùng đã từng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của khí hậu BĐKH sẽ làm cho các điều kiện (nhiệt độ cao và hạn hán) nghiêm trọng hơn và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng nước, tiềm năng thuỷ điện, du lịch và năng suất cây trồng. - BĐKH cũng sẽ làm tăng mối nguy hiểm tới sức khoẻ vì các đợt sóng nhiệt và tần suất cháy rừng tự nhiên. Châu Mỹ - Giữa thế kỷ này, ở miền Đông Amazôn, nhiệt độ tăng cao kết hợp với suy La tinh giảm lượng nước sẽ dẫn đến sự thay thế rừng nhiệt đới bằng các hoang mạc. Thảm thực vật bán khô hạn sẽ được thay thế bằng thảm thực vật khô hạn. - Nguy cơ mất đa dạng sinh học ở mức cao là do sự tuyệt chủng các loài ở nhiều khu vực thuộc vùng nhiệt đới ở Mỹ La tinh. - Năng suất của một số loại cây trồng quan trọng và khả năng sinh sản của gia súc sẽ giảm gây hậu quả bất lợi tới an ninh lương thực. Nhìn chung, số lượng người có nguy cơ bị đói gia tăng. - Những thay đổi trong các mô hình về lượng mưa và sự biến mất của các sông băng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sử dụng nước phục vụ cho con người, nông nghiệp và thuỷ điện. Bắc Mỹ - Nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết phủ, tăng lũ lụt mùa đông và giảm lưu lượng nước mùa hè khiến cho cuộc cạnh tranh vì tài nguyên nước phân bổ không đều diễn ra khốc liệt hơn. - Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ này, BĐKH ở mức vừa phải sẽ nâng tổng sản lượng của ngành nông nghiệp dựa vào nước mưa thêm từ 5%-20%, nhưng sản lượng tăng thêm lại thay đổi theo vùng. - Các thành phố đang trải qua các đợt sóng nhiệt sẽ gặp phải thách thức lớn hơn vì trong suốt thế kỷ này các đợt sóng nhiệt gia tăng về số lượng, cường độ và thời gian, gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ. - Các cộng đồng và nơi cư trú ven biển sẽ phải chịu ngày càng nhiều áp lực do các tác động của BĐKH. Các cực vùng - Các ảnh hưởng chủ yếu sẽ là giảm độ dày và diện tích của các sông băng, mũ băng và băng biển, những thay đổi trong các hệ sinh thái tự nhiên gây ảnh hưởng bất lợi tới nhiều sinh vật gồm các loài chim di cư, động vật có vú và các loài ăn thịt. - Đối với các cộng đồng ở Bắc cực, các tác động đặc biệt là những tác động do thay đổi trạng thái của băng, tuyết sẽ phức tạp. - Các tác động tiêu cực sẽ bao gồm tác động tới cơ sở hạ tầng và lối sống truyền thống của các cộng đồng bản địa. Các nhỏ đảo - Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng lũ lụt, dông bão, xói lở và các thảm họa ven biển khác, đe dọa các hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng, nơi ở và các điều kiện hỗ trợ sinh kế của các cộng đồng trên đảo. - Phá huỷ hiện trạng ven biển, ví dụ xói lở bờ biển và làm suy giảm các rạn san hô ven biển, ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên địa phương. - Vào giữa thế kỷ này, BĐKH sẽ làm suy giảm tài nguyên nước ở nhiều đảo nhỏ, chẳng hạn như biển Caribê và Thái Bình Dương không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mưa ít. - Do nhiệt độ cao hơn nên các loài ngoại lai sẽ tăng cường xâm lấn, đặc biệt ở các đảo nằm ở vĩ độ trung và cao. Nguồn: IPCC, 2007 1.2. Biến ðổi khí hậu ở Việt Nam 1.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam Trong 40 năm qua, các nhà khoa học đã quan sát thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ xảy ra nhiều hơn ở nước ta, đây là một trong số những biểu hiện về BĐKH được khẳng định. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác là (BTNMT, 2009): - Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng 0,1oC mỗi thập kỷ trong giai đoạn từ 1931 tới 2000, và tăng trong khoảng từ 0,4 – 0,8oC ở 3 thành phố lớn của Việt Nam (gồm Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1991 tới 2000. - Lượng mưa thay đổi khác nhau tùy từng vùng, nhưng nhìn chung lượng mưa cả năm vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trận mưa bất thường với cường độ lớn xảy ra hơn, gây ra lũ lụt. - Hạn hán xảy ra thường xuyên hơn ở khu vực phía Nam trong những năm gần đây và có xu hướng kéo dài hơn. - Trong 50 năm qua, mực nước biển tăng trung bình từ 2,5 – 3cm, tùy từng khu vực. - Bão nhiệt đới giảm về số lượng trong 40 năm qua, nhưng ghi nhận được những cơn bão mạnh hơn ở khu vực phía Nam. - El Nino và La Nina xảy ra với cường độ mạnh hơn trong 50 năm qua, gây ra nhiều cơn bão nhiệt đới, lũ lụt và hạn hán thường xuyên. 1.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam Ở nước ta, BĐKH thể hiện rõ nhất ở sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về số lượng lẫn cường độ. Trong khi tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài vào mùa hè kéo theo hạn hán dữ dội trên diện rộng, thì trong những năm gần đây số cơn bão có cường độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển bất thường, phức tạp, khó dự đoán và mùa mưa bão cũng kết thúc muộn hơn. Cùng với sự nóng lên của bề mặt trái đất, nhiệt độ trung bình của các khu vực ở nước ta cũng tăng lên. Hiện tượng BĐKH ở nước ta đã và đang tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, nhất là có vấn đề sức khỏe, BĐKH cũng gây ra những tác động xấu đối với sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… đều chịu những tác động tiêu cực từ hiện tượng BĐKH gây ra. Bên cạnh đó, BĐKH cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến các họat động văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng 1.2.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trên thế giới Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một quá trình hướng tới cộng đồng, dựa vào những ưu tiên, nhu cầu, kiến thức và khả năng của cộng đồng nhằm trao quyền cho họ trong việc lập kế hoạch để ứng phó với những tác động của BĐKH. Hộp 3.1. Khái quát chương trình Thích ứng dựa vào cộng đồng của UNDP – GEF - Triển khai từ 2008 – 2012 Tiền tài trợ: 4,5 triệu USD và nguồn khác 10 nước tham gia: Bangladesh, Bolivia, Guatemala, Jamaica, Kazacstan, Morocco, Namibia, Niger, Samoa và Việt Nam. Mỗi nước được tài trợ hơn 50 ngàn USD 37 dự án điểm đang được thực hiện 27 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị Tổng số 90 dự án sẽ được thực hiện cho tới năm 2012. Chương trình hiện đang cùng phối hợp với Nhóm tình nguyện của Liên hợp quốc nhằm tăng cường những nguồn lực từ cộng đồng, thừa nhận những đóng góp từ những tình nguyện viên, và đảm bảo sự tham gia của những nhóm bên ngoài trong chương trình, cũng như hỗ trợ xây dựng nguồn nhân lực cho những cộng tác là những tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng. Nhóm tình nguyện viên của Liên hợp quốc hiện đang làm việc tại 7 quốc gia nằm trong chương trình. Mặc dù với nhiều hình thức khác nhau, tất cả các dự án thích ứng dựa vào cộng đồng đều nhận thức được nhu cầu của những dự án với nội dung cụ thể, chi tiết là: xác định mức độ tổn thương của địa phương, đúc rút năng lực, kinh nghiệm và kiến thức bản địa, nâng cao năng lực thích ứng của địa phương và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa những bên liên quan trong cộng đồng địa phương. Hình 3.1. Lồng ghép những kiến thức bản địa với kiến thức khoa học trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng 1.2.4. Bài học và thách thức trong thích ứng dựa vào cộng đồng Mặc dù, thích ứng dựa vào cộng đồng mới được phát triển gần đây nhưng đã xuất hiện những thách thức nhất định và một số bài học đã được đúc kết, bên cạnh những vấn đề liên quan tới tính sẵn có và mức độ tin cậy của nguồn thông tin và dữ liệu về BĐKH, chất lượng quá trình tham vấn trong thích ứng dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình, kiểm tra và đánh giá. Có thể kể tới các vấn đề chính sau: Bảng 3.2. Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương Hình thức Đặc điểm Người tham gia được thông báo về những gì đã, đang và sẽ xảy ra. Những thông tin này được cung cấp bởi chính quyền địa phương hay từ Tham gia bị những dự án. Tuy nhiên, không có sự lắng nghe những ý kiến phản hồi từ động cộng đồng. Những thông tin được đem ra chia sẻ thuộc về những chuyên gia bên ngoài. Người dân tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi được đưa ra bởi các Tham gia bằng nghiên cứu viên thực địa bằng phương pháp bảng hỏi hay các phương cách cung cấp pháp tương tự. Người dân địa phương không có cơ hội tham gia vào quá thông tin trình tìm ra kết quả, cũng như kiểm chứng tính chính xác. Người tham gia cùng thảo luận và các nhà khoa học/điều tra nghe những quan điểm này. Những nhà khoa học này sẽ xác định các vấn đề và giải Tham gia thông pháp, có thể có sự điều chỉnh nhỏ từ những phản hồi của người dân. Tuy qua thảo luận nhiên, quá trình tham vấn cộng đồng này lại không bao gồm quá trình ra quyết định, và những nhà khoa học này không bắt buộc phải xem xét tới quan điểm của cộng đồng. Mọi người tham gia bằng các cung cấp nguồn lực (như nhân lực) để đổi lại với thức ăn, tiền mặt hay các giá trị vật chất tương tự. Nhiều nghiên Tham gia với cứu triển khai trên đồng ruộng rơi vào trường hợp này khi người dân những động cơ nhường đất canh tác cho các nhà khoa học, nhưng họ lại không tham gia về mặt vật chất vào quá trình triển khai thử nghiệm hay học hỏi. Do đó, có thể thấy là, mọi người cũng sẽ kết thúc việc tham gia nếu các động cơ vật chất không còn. Người dân tham gia bằng cách lập những nhóm phù hợp với những yêu cầu đặt ra trước đó của dự án. Sự tham gia này không phải ngay từ giai Tham gia ở chức đoạn đầu quá trình lập kế hoạch của dự án mà thường sau khi những năng nhất định quyết định quan trọng đã được thông qua. Phương thức này có tính phụ thuộc nhiều vào những đối tượng bên ngoài hơn là chính cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu quá trình xây dựng dự án ở địa phương. Do đó họ có thể có những quyết định liên quan tới các kế hoạch hành động,và thiết lập một tổ chức chính quyền địa phương mới – hay tăng cường năng lực cho chính quyền hiện tại. Nó có xu hướng liên quan Tham gia có tính tới phương pháp nghiên cứu mang tính liên ngành – tức là xem xét tới tương tác nhiều quan điểm khác nhau, áp dụng quá trình nghiên cứu tổng hợp và có cấu trúc. Nhóm tham gia này đại diện cho quyết định của cộng đồng, do đó đảm bảo cộng đồng có tác động trong việc duy trì cơ cấu tổ chức hay thực hiện chính sách. Nguồn: Pretty (1995) 1.2.5. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã nhận thức được những nguy cơ và thách thức gây ra do sự nóng lên toàn cầu, hậu quả chủ yếu từ những hoạt động của chính con người. Nước ta đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 1994 và Nghị định thư Kyoto năm 2002. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan Chính phủ làm đầu mối trong việc thực hiện công ước và nghị định trên về BĐKH. Cần phải nhấn mạnh rằng Việt Nam đã có lịch sử lâu đời trong việc ứng phó với nhiều kiểu hình thiên tai như lũ lụt, bão. Mục tiêu của chiến lược quốc gia là nhằm giảm thiểu nguy cơ từ thiên tai, bao gồm một loạt những biện pháp như xây dựng hệ thống các trung tâm cảnh báo thiên tai trên cả nước, xây dựng hành lang chống lũ (đê biển, đê sông) và các hoạt động nâng cao nhận thức. Tuy nhiên, những chiến lược này chỉ mới tập trung chủ yếu vào những ứng phó khẩn cấp với những loại hình thiên tai bất thường và tái xây dựng sau thiên tai hơn là những thích ứng mang tính lâu dài với những tác động của BĐKH trong tương lai. Những giải pháp thích ứng lâu dài còn chưa được lồng ghép vào những chính sách cho phát triển bền vững hay xóa đói giảm nghèo. Những biện pháp truyền thống đối phó với BĐKH như xây dựng hệ thống đê, mương, các công trình điều tiết và phân lũ, dự báo thời tiết … đang được khai thác tích cực. Tuy nhiên, những chiến lược thích ứng với BĐKH hiện nay sẽ thay đổi khái niệm thích ứng chuyển từ bị động đối phó thành chủ động phòng ngừa, đưa những ảnh hưởng tiềm ẩn của BĐKH như là một chỉ dẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách, khác với kiểu thích ứng “trông và chờ” truyền thống. Trọng tâm nhất của những phương án thích ứng được nhằm vào những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất do BĐKH trong tương lai, bao gồm tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, y tế, khu vực ven biển… Hình 3.2. Cách thức tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng Nguồn:CARE (2009) Chú thích: CBA: Community-based adaption - Thích ứng dựa vào cộng đồng. 1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 1.3.1. Biến đổi khí hậu tại Nam Định 1.3.1.1. Xu thế diễn biến nhiệt độ Với nhiệt độ trung bình năm: từ phương trình xu thế biểu thị tốc độ thay đổi y=0.008x-0.20, có thể thấy được sự biến thiên của chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm cho khu vực nghiên cứu sẽ tăng trung bình 0,008oC/năm (hình 3.3). Ví dụ, trong 50 năm qua nhiệt độ đã tăng 0.008x50=0.40oC Hình 3.3. Xu thế diễn biến nhiệt ðộ trung bình năm Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường 1.3.1.2. Xu thế diễn biến lượng mưa Xu thế diễn biến mức thay đổi (dR=(R-Rtb)/Rtb x 100%) của lượng mưa năm (Rnam), lượng mưa mùa khô (Rxi_iv) và lượng mưa mùa mưa (Rv_x) của vùng Nam Định được thể hiện tại các phương trình xu thế. Với lượng mưa trung bình năm: Phương trình xu thế biểu thị tốc độ thay đổi lượng mưa y= -0.464x+11.84 cho biết: Do chịu ảnh hưởng nhiều của xu thế lượng mưa mùa hè và mùa thu nên xu thế của lượng mưa năm phổ biến là giảm (thể hiện thông qua dấu của hệ số tương quan giữa lượng mưa (y) và thời gian (x) trong phương trình xu thế). Hình 3.6. Xu thế diễn biến lượng mưa trung bình năm Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường 1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng cho tỉnh Nam Định 1.3.2.1. Kịch bản về nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình a) Nhiệt độ trung bình Dựa vào những kịch bản về BĐKH được xây dựng cho Việt Nam, các kịch bản được áp dụng cho tỉnh Nam Định như sau Bảng 3.3. Mức tãng nhiệt ðộ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Nam Ðịnh ứng với các kịch bản phát thải từ thấp ðến cao Các tháng trong nãm Kich Nãm bản I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 2030 0.8 0.8 0.7 1.1 1.0 0.9 0.9 0.8 1.2 0.8 0.9 1.0 2050 1.2 1.3 1.1 1.6 1.5 1.4 1.3 1.3 1.8 1.2 1.4 1.4 2070 1.5 1.6 1.4 2.0 1.8 1.7 1.7 1.5 2.2 1.5 1.7 1.7 2100 1.6 1.7 1.5 2.1 2.0 1.8 1.8 1.6 2.4 1.6 1.9 1.8 2030 0.7 0.7 0.6 0.9 0.9 0.8 0.8 0.7 1.0 0.7 0.8 0.8 2050 1.3 1.4 1.2 1.7 1.6 1.4 1.4 1.3 1.9 1.3 1.5 1.4 2070 1.8 1.9 1.7 2.4 2.2 2.0 2.0 1.9 2.7 1.8 2.1 2.0 2100 2.4 2.7 2.2 3.2 3.0 2.7 2.7 2.5 3.6 2.4 2.9 2.7 2030 0.7 0.8 0.7 0.9 0.9 0.9 0.8 0.7 1.1 0.7 0.8 0.8 2050 1.2 1.3 1.3 1.6 1.5 1.4 1.3 1.3 1.8 1.2 1.4 1.4 2070 1.9 2.0 1.7 2.5 2.3 2.1 2.1 2.0 2.8 1.9 2.2 2.1 2100 3.1 3.3 2.8 4.1 3.8 3.5 3.4 3.2 4.6 3.1 3.6 3.5 B1 B2 A2 Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường b) Lượng mưa trung bình Mức thay đổi lượng mưa thế kỷ 21 tại tỉnh Nam Định được nghiên cứu và xây dựng đại diện bằng các số liệu về mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ XXI so với nãm 1980 - 1999 của Nam Ðịnh nhý sau: Bảng 3.4. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với năm 1980 1999 của Nam Ðịnh ứng với các kịch bản phát thải từ thấp ðến cao Các tháng trong nãm Kich Nãm bản I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 2030 -4.9 1.1 -0.9 -3.6 -0.4 2.3 7.7 3.4 2.0 -0.6 5.9 7.8 2050 -7.3 1.7 -1.3 -5.4 -0.6 3.5 11.6 5.2 3.1 -0.9 8.9 11.8 2070 -9.1 2.1 -1.6 -6.7 -0.7 4.3 14.3 6.4 3.7 -1.1 10.9 14.1 2100 -9.7 2.2 -1.7 -7.2 -0.8 4.6 15.3 6.9 4.0 -1.2 11.7 15.5 2030 -4.3 1.1 -0.7 -3.1 -0.3 2.0 6.8 3.0 1.8 -0.5 5.1 6.8 B1 B2 2050 -7.8 1.7 -1.3 -5.7 -0.6 3.6 12.2 5.5 3.1 -0.9 9.4 12.3 2070 -11.0 2.5 -1.9 -8.1 -0.8 5.2 17.3 7.8 4.5 -1.3 13.2 17.5 2100 -14.7 3.2 -2.5 -10.9 -1.1 7.0 23.3 10.4 6.0 -1.8 17.8 23.6 2030 -4.3 1.0 -0.7 -3.2 -0.3 2.1 6.8 3.0 1.8 -0.5 5.2 6.9 2050 -7.3 1.7 -1.3 -5.5 -0.6 3.5 11.7 5.3 3.1 -0.9 8.9 11.8 2070 -11.4 2.6 -2.0 -8.5 -0.9 5.4 18.1 8.1 4.7 -1.4 13.8 18.3 2100 -18.7 4.2 -3.2 -13.9 -1.4 8.9 29.6 13.3 7.7 -2.3 22.7 30.0 A2 Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường 1.3.2.2. Nước biển dâng Hình 3.9 dưới đây biểu diễn đường quá trình chuẩn sai mực nước trung bình và xu thế của chúng cho trạm thủy văn Ba Lạt. Theo đó, xu hướng biến đổi của mực nước biển tại Nam Định trong thời gian từ năm 1993 đến 2009 là tăng 1,34 mm/năm. Hình 3.9. Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm ở Nam Định Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Bảng 3.5. Kịch bản nước biển dâng cho thành phố Nam Định đến năm 2030 Kịch bản trung bình Kịnh bản thấp Dưới chuẩn Trên chuẩn Cận chuẩn Dưới chuẩn Trên chuẩn Cận chuẩn Dưới chuẩn 4,96 4,13 6,07 4,94 4,11 6,07 4,93 4,10 8,02 6,48 5,37 7,96 6,42 5,28 7,91 6,36 5,22 2025 10,18 8,16 6,71 10,01 8,00 6,52 9,86 7,86 6,38 2030 12,57 10,01 8,15 12,26 9,71 7,83 11,95 9,43 7,57 Kịch bản Kịch bản cao Năm Trên chuẩn Cận chuẩn 2015 6,09 2020 Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Bảng 3.6. Diện tích đất bị ngập ứng với mức nước biển dâng khác nhau Mực nước biển dâng (cm) 50 60 70 75 80 90 100 120 Diện tích đất bị ngập (%) 10 12 14 16 17 21 25 34 Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường 150 51 200 76 Hình 3.10. Diện tích bị ngập nếu nước biển dâng 1m Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU= Mục tiêu nghiên cứu Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy 3.1.1. Kiến thức truyền thống về các hiện tƣợng khí hậu Kiến thức truyền thống của người dân địa phương về các hiện tượng khí hậu là đặc biệt phong phú. Các kiến thức này thường liên quan đến việc dự đoán các hiện tượng như bão, lụt thông qua khả năng quan sát các biểu hiện đặc biệt của trời, mây, con nước, hoạt động của các loài vật, v.v... (Bảng 3.4). Khi đươc hỏi liệu có biết các kiến thức truyền thống về quản lý thiên tai không và có cho rằng những kiến thức đó có ích đối với người dân trong việc chống lại thiên tai không, thì có tới 42% người được hỏi đều trả lời là “có”. Bảng 3.7. Kiến thức truyền thống về nhận biết với các hiện tượng khí hậu Kiến thức Số ngƣời biết % Nhìn trời 33 58 Xem cỏ cây, hoa lá 9 19 Theo dõi hoạt động của các loài chim, thú 4 11 Khác 4 11 3.1.2. Nhận thức của ngƣời dân về biến đổi khí hậu và các nguy cơ từ thiên tai 3.1.2.1. Nhận thức về nguy cơ thiên tai Kết quả điều tra tra cho thấy người dân địa phương đều khẳng định trong tương lai thiên tai sẽ tiếp tục xảy ra và diễn biến ngày một phức tạp hơn. Trong đó, loại hình thiên tai có khả năng xảy ra nhiều nhất là bão và lũ lụt. Do đó, các giải pháp thích ứng lâu dài cần tập trung nhiều hơn với 2 loại hình thiên tai này. Bảng 3.8. Nhận thức của cộng đồng về các nguy cơ thiên tai Trƣờng hợp Hạn hán Lạnh Lũ lụt Bão Số Số Số Số % % % % lượng lượng lượng lượng Không xảy ra 6 12 2 4 0 0 0 0 Rất hiếm khi xảy ra 9 18 5 10 1 2 0 0 Hiếm khi xảy ra 10 20 8 16 1 2 0 0 Có thể xảy ra 15 30 29 58 30 60 24 48 Chắc chắn xảy ra 10 20 6 12 18 36 26 52 3.1.2.2. Nhận thức về biến đổi khí hậu Theo thông tin có được từ bảng hỏi, mức độ nhận thức về BĐKH vẫn còn rất hạn chế. Tỷ lệ những người đã từng nghe đến BĐKH là tương đối ít. Các kênh thông tin mà mọi người có thể tiếp cận về BĐKH bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, các panô/ áp phích, phổ biến từ chính quyền địa phương và từ các dự án nghiên cứu. Các phương tiện truyền thông là kênh thông tin tốt nhất giúp phổ biến thông tin. 3.1.3. Nỗ lực hiện thời của cộng đồng trong công tác phòng chống thiên tai 3.1.3.1. Các biện pháp được cộng đồng địa phương sử dụng Bảng 3.9. Những biện pháp được người dân sử dụng để ứng phó với lũ lụt Loại kinh nghiệm % Cập nhật thông tin 64,7 Di chuyển đồ vật lên cao 75,3 Kiên cố nhà cửa 28 Chuẩn bị lương thực 12 Ngắn hạn Neo đậu tàu thuyền 18,7 Tìm nơi trú ẩn 22,7 Sơ tán 16,7 Khác 37,4 Trồng rừng ngập mặn 30,3 Dài hạn Thay đổi cơ cấu mùa vụ 7,8 Thay đổi các hoạt động sinh kế Xây nhà an toàn Xây chuồng trại cao hơn Trang bị hệ thống cảnh báo Khác 29,3 2 0,8 5,3 2,7 . Bảng 3.10. Những biện pháp được người dân sử dụng để ứng phó với bão Loại kinh nghiệm % Cập nhật thông tin 64,7 Giằng chống nhà cửa 75,3 Chuẩn bị lương thực 28 Ngắn hạn Neo đậu thuyền bè 0,7 Tìm nơi trú ẩn 18,7 Sơ tán 22,7 Khác 16,7 Xây nhà an toàn 65,3 Di chuyển tới địa điểm an toàn 19,3 Thay đổi sinh kế 7,8 Thay đổi cơ cấu cây trồng 13,4 Dài hạn Xây hầm trú ẩn 0,2 Trang bị hệ thống cảnh báo tốt 8 Diễn tập cảnh báo bão 5,3 Khác 2,7 Tóm lại, những kinh nghiệm tốt nhất giúp cho người dân địa phương giảm bớt thiệt hại do thiên tai là cập nhật nhật thông tin về thời tiết và khí hậu, di chuyển đồ vật lên cao và chuẩn bị lương thực, thực phẩm. 3.1.3.2. Các hoạt động trợ giúp lẫn nhau 3.1.3.3. Tham gia các hoạt động tập thể Burton et al. (1993) chia các hoạt động tập thể trong thích ứng với các hiện tượng khí hậu theo ba nhóm như sau: (i) giảm độ nhạy cảm của hệ thống đối với BĐKH, thông qua ngăn chặn hay chia sẻ thiệt hại; (ii) thay đổi các ảnh hưởng tiềm năng của hệ thống đối với BĐKH, như xây nơi trú ẩn cho cộng đồng, hay trồng cây xanh; và (iii) tăng cường khả năng chống chịu để ứng phó với thay đổi, như gia tăng vốn hay thành lập tổ chức mới. Các loại hình hoạt động tập thể này do bản chất và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện thiên tai quyết định. Bảng 3.12. Các hoạt động tập thể phổ biến nhất ở cấp cộng đồng Hoạt động Giao Thủy Đưa ra cảnh báo sớm X Phối hợp với chính quyền nhằm cung cấp thiết bị sơ tán Nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai X Trước Giúp mọi người củng cố và thu hoạch mùa vụ X lụt Chuẩn bị các tuyến đường sơ tán Chuẩn bị túi cát chặn đê X Nạo vét kênh rạch, cống Trong lụt Sau lụt Huy động quỹ giảm nhẹ nguy cơ thiên tai Các hoạt động khác (di chuyển gia súc tới nơi an toàn,…) Sơ tán Tham gia hoạt động cứu hộ, cứu trợ Quan trắc, theo dõi tình hình diễn biến lũ Gia cố đê điều Bơm nước ra Các hoạt động khác (chuẩn bị thuyền, cung cấp chỗ tạm trú) Đánh giá điều kiện xã hội để làm cơ sở cho việc phân phối cứu trợ Sửa chữa, xây dựng nhà cửa, công trình Kéo dài thời gian vay vốn cho những hộ gia đình bị thiệt hại Cung cấp hàng hóa cứu trợ Dọn dẹp môi trường (phun thuốc khử trùng, tiêu độc) Huy động ủng hộ hàng hóa, tiền của hỗ trợ cộng đồng lũ lụt Các hoạt động khác X X X X X X X X X X X 3.1.4. Tác động của BĐKH và biện pháp thích ứng Trong quá trình điều tra phỏng vấn, người dân địa phương được cung cấp một số thông tin cơ bản về BĐKH và những kịch bản có thể xảy ra. Sau khi nghiên cứu, người dân địa phương xác định những tác động chủ yếu của BĐKH như sau: Bảng 3.13. Tác động của BĐKH huyện Giao Thủy theo đánh giá của người dân Chỉ số Tác động Sâu bệnh phát sinh nhiều Mùa màng thất thu, cây cối khô héo, chậm phát triển hoặc bị chết Mất năng suất cây trồng Đất cằn cỗi, giảm dinh dưỡng Nhiệt độ tăng Xâm nhập mặn gia tăng ở khu vực ven biển (3-4oC) Độ mặn của nước tăng, gây ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: giảm năng suất lao động; sức khỏe giảm sút nhất là với người già và trẻ em Vật nuôi bị dịch bệnh, chết. Ngập úng và lũ lụt gây cản trở giao thông, đi lại Lượng mưa Ngập úng gây thất thu mùa màng thay đổi Lũ gây sạt lở ven bờ sông, bờ biển. (tăng vào Dịch bệnh sau lũ mùa mưa, giảm vào Thiệt hại về cơ sở hạ tầng vật chất (điện, đường, trường, trạm, nhà ở) Ô nhiễm môi trường sau lũ mùa khô) Đất úng nước, không trồng được cây mới Tăng diện tích mặt nước - tăng diện tích nuôi trồng thủy sản Nước biển Tăng diện tích trồng rừng ngập mặn dâng Xâm nhập mặn gia tăng, thiếu nước ngọt cho sản xuất 3.1.5. Các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở Giao Thủy 3.1.5.1. Mô hình phát triển thủy sản bền vững Giao Thủy là huyện có nghề nuôi thủy sản phát triển nhất Nam Định và năm 1989 đ7ã được UNESCO công nhận là vùng Dự trữ Sinh quyển Thế giới. Nuôi ngao trên Cồn Lu, Cồn Ngạn và các vùng triều khác đã hình thành từ những năm 1990 và phát triển khá mạnh sau năm 2004. Nuôi ngao đã trở thành sinh kế mang lại thu nhập đáng kể cho người nghèo, đồng thời có tác động tích cực bảo vệ và phát triển các vùng sinh thái tự nhiên, vì vậy đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế. Diện tích nuôi ngao của Giao Thủy hiện đã lên khoảng 1500 ha. */ Sự thành công của mô hình Theo kết quả trong buổi tổng kết sáu tháng đầu thực hiện mô hình cho thấy trong diện tích 4ha của Tổ hợp tác nuôi ngao bền vững, khoảng cách giữa các vây nuôi hiện tại là 2m (so với trước đây là 30 – 40 cm), các con lạch được mở rộng 12 -15m, toàn bộ các thành viên trong tổ đều thực hiện theo “sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống”. Tất cả các hoạt động của tổ đều có sự bàn bạc và thống nhất chung, mỗi tháng tổ họp 1 lần để rà sát các hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng các hoạt động tiếp theo. Sau ba tháng thả ngao giống, tốc độ ngao được ghi nhận đã phát triển hơn các năm trước từ 2 -3 lần và tỉ lệ sống cao hơn hẳn so với các năm trước đây. Sự tham gia tích cực của người dân địa phương, áp dụng theo đúng phương pháp được phổ biến, và có sự trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau là những yếu tố chính dẫn đến sự thành công bước đầu của mô hình. Tuy nhiên, mô hình này mới chỉ được áp dụng trên một diện tích nuôi trồng nhỏ (4ha). So với diện tích nuôi ngao hiện có của huyện Giao Thủy là còn rất khiêm tốn. Do đó, với những kết quả khả quan ban đầu này, mô hình nên được nhân rộng ra toàn địa bàn huyện. 3.1.5.2. Mô hình tăng sinh kế cho ngƣời dân địa phƣơng Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) được xem như một sinh kế bổ trợ giúp cho người dân ven biển có thể có công ăn việc làm và thu nhập thêm thông qua khai thác nguồn lợi biển một cách gián tiếp và thân thiện với môi trường. Thử nghiệm ban đầu ở vùng châu thổ sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) cho thấy đây là hướng đi khả quan. Chỉ tính riêng năm 2011, hoạt động du lịch cộng đồng xã Giao Xuân đã thu hút gần 1000 khách trong và ngoài nước, đem lại thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng /tháng cho hơn 20 hộ dân trực tiếp tham gia. Ecolife Cafe đã tổ chức nhiều sự kiện cộng đồng thu hút hàng trăm lượt người tham gia về các bài học sinh kế mới, về môi trường, về các kỹ năng cần thiết để ứng phó tốt hơn với BĐKH. */ Yếu tố thành công của mô hình Yếu tố chính dẫn tới thành công của mô hình đó là việc tiếp thu và áp dụng những kinh nghiệm thành công của địa phương khác có điều kiện tương tự. Từ những bài học kinh nghiệm về DLSTCĐ ở các huyện ven biển khác, người dân tại xã Giao Xuân có những nhận thức ban đầu về những mặt lợi và khả năng thành công trong việc áp dụng mô hình tương tự tại địa phương mình. Những bài học thực tế là những kiến thức quý báu trong việc xây dựng một mô hình có sự tham gia của cộng đồng. Người dân địa phương có thể tiếp thu một cách dễ dàng hơn từ những minh chứng thực tế này, và cũng những ví dụ cụ thể đó mà họ sẵn sàng thử nghiệm áp dụng trong hoàn cảnh của địa phương mình. Ở đây, kiến thức và dẫn chứng thực tế từ bên ngoài có vai trò quan trọng trong việc lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia. Các sinh kế bổ trợ khác Các sinh kế bổ trợ giúp tăng nguồn thu nhập cho gia đình, đồng thời cũng là những sinh kế có tính bền vững cao và thân thiện với môi trường, thích hợp với điều kiện thay đổi của khí hậu như sinh kế nuôi giun quế, trồng cây ăn quả bằng phân vi sinh. Ngoài ra, 20 hộ tham gia thử nghiệm cải tạo vườn tạp với giống cây mới là đại táo, thanh long ruột đỏ, bưởi diễn.., 5 hộ thử nghiệm ủ phân hữu cơ vi sinh. Đến nay số hộ tham gia cải tạo vườn tạp vẫn tiếp tục triển khai và đã có hiệu quả kinh tế rõ ràng, ví dụ cây đại táo có thể cho thu nhập 1 triệu/năm/gốc. 3.1.5.3. Trung tâm học tập cộng đồng về BĐKH Một trong những hạn chế của người dân địa phương là họ có ít cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu những tài liệu và kiến thức về thiên tai nói chung và BĐKH nói riêng. Chính vì lẽ đó, một mô hình nhằm đưa những kiến thức khoa học gần hơn với người dân địa phương được xây dựng là dự án ECOLIFE. Dự án ECOLIFE đã được Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) đặt nền móng xây dựng. Sử dụng các dịch vụ từ mô hình du lịch sinh thái, trung tâm học tập cộng đồng về BĐKH tại Giao Xuân được xây dựng dưới dạng một quán café đặc biệt, nơi cung cấp tài liệu, tập huấn, tổ chức sinh hoạt tập thể về BĐKH và sinh kế cho cộng đồng địa phương và khách tham gia du lịch sinh thái Giao Xuân. */Lợi thế của mô hình Theo đánh giá của người dân, trung tâm học tập này có tính thân thiện, gần gũi và tương tác cao hơn với cộng đồng so với các hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức qua đài, báo hoặc panô, áp phích. Người dân thường ít chú ý tới những thông tin được phản ánh theo kiểu “một chiều” trên báo, đài hoặc tivi. Tuy nhiên, tại trung tâm học tập này, người dân được tìm hiểu kiến thức thông qua trao đổi trực tiếp với các cán bộ, chuyên gia về BĐKH, về tác động của nó và những phương pháp ứng phó với BĐKH, họ đặt câu hỏi về những thắc mắc và được trả lời đầy đủ. BĐKH được nhìn nhận trong phạm vi chính cộng đồng của họ, tức là ở đây người dân trực tiếp phản ánh những nhận định của họ về sự thay đổi của thời tiết, khí hậu; đồng thời họ cũng chỉ ra những tác động của thiên tai và BĐKH tới chính gia đình họ. Qua sự chia sẻ “hai chiều” này, nhận thức về BĐKH và các phương pháp thích ứng với BĐKH được nâng cao hơn. Mô hình này tập trung vào việc xây dựng một hình thức tiếp cận phù hợp với cộng đồng địa phương trong thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, hiện tại mô hình vẫn còn chưa được áp dụng rộng rãi trong các xã của huyện Giao Thủy. Chính vì thế, việc nhân rộng mô hình là hết sức cần thiết. 3.2. Đề xuất giải pháp thích ứng dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy 3.2.1. Phát huy và nhân rộng những mô hình hiện có 3.2.2. Giải pháp về công cụ tiếp cận cộng đồng Các mô hình, dự án thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng hiện đang có ở Giao Thủy, Nam Định đều thành công ở chỗ thu hút được cộng đồng địa phương tham gia một cách tích cực trong dự án. Tuy nhiên, mức độ tham gia này còn hạn chế, tức là mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng những mô hình được chỉ ra, xây dựng sẵn, tính chủ động tham gia từ những giai đoạn khởi đầu còn chưa cao. Một trong những phương pháp tiếp cận cộng đồng được tổ chức CARE xây dựng đảm bảo được những yêu cầu trên là phương pháp “đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH” (CVCA – Climate Vulnerability and Capacity Analysis). CVCA kết hợp những kiến thức bản địa của cộng đồng địa phương với những thông tin khoa học về khí hậu, qua đó cải thiện và củng cố những hiểu biết của con người về những rủi ro do khí hậu và chiến lược thích ứng hợp lý. Phương pháp tiếp cận này cung cấp một khung chương trình cho đối thoại trực tiếp với cộng đồng, giữa các cộng đồng với nhau và các bên liên quan khác (chính quyền địa phương, các hội, tổ chức,…). Quan trọng nhất, phương pháp này sẽ giúp xác định được những cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng dễ bị tổn thương và giúp họ hiểu hơn về những thách thức và khó khăn mà họ phải đối mặt trong BĐKH. 3.2.3. Tăng cƣờng quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng trong thích ứng với BĐKH Nằm trong địa bàn huyện Giao Thủy, khu dự trữ sinh quyển sông Hồng có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong đảm bảo phát triển bền vững của tỉnh Nam Định nói riêng và huyện Giao Thủy nói riêng. Để đáp ứng với những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cộng đồng thì cần thiết phải áp dụng cách tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng. Qua đó góp phần nâng cao năng lực thích ứng của địa phương thích ứng với BĐKH. Qua điều tra phỏng vấn các hộ gia đình tại Giao Thủy cho thấy, đa phần người dân địa phương nhận thức được vai trò quan trọng của rừng ngập mặn và ý nghĩa của việc trồng và phát triển rừng. Đó là: đem lại lợi ích về môi trường và kinh tế cho cộng đồng; giảm những tổn thất về vật chất do thảm họa gây ra (công trình công cộng, nhà cửa, mùa màng, ao hồ nuôi thủy sản). 3.2.4. Xây dựng mô hình giảm nhẹ rủi ro thiên tai cấp hộ gia đình Việc lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai có sự tham gia là một hoạt động thường thấy trong nhiều dự án về Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, thông thường các kế hoạch này thường được lập ở những cấp huyện, xã hay ấp/thôn. Mặc dù người dân được tham gia trong quá trình lập kế hoạch, hầu hết họ chưa có một kế hoạch hành động cụ thể và phù hợp hoàn toàn với nhu cầu và đặc điểm của gia đình mình. Những điểm thuận lợi của mô hình Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng: Mô hình đảm bảo sự tham gia từ dưới lên, các hộ gia đình tự xác định, đánh giá và phân tích những rủi ro có thể có khi thiên tai xảy ra cũng như những khả năng có thể sử dụng từ đó tự lên kế hoạch, tự phân công công việc để thực hiện và tự giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch để từ đó có thể điều chỉnh. Ngoài ra, các kế hoạch này còn là cơ sở quan trọng để lồng ghép vào kế hoạch cấp thôn và xã. Nâng cao nhận thức của người dân; Chi phí thấp; 3.2.5. Nâng cao năng lực cộng đồng trong thích ứng BĐKH Một số hoạt động nhằm nâng cao năng lực cộng đồng trong thích ứng với BĐKH như sau: - Xây dựng, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người, - Tăng cường năng lực quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các hình thức sản xuất có tổ chức, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm giữa người tham gia sản xuất với nhau và với các cơ quan chức năng, tổ chức.nghiên cứu liên quan. - Thúc đẩy và duy trì các hoạt động bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn và hệ sinh thái đất ngập nước nhằm duy trì khả năng thích ứng và tự điều chỉnh của hệ sinh thái trước các tác động của BĐKH. - Phát triển các hoạt động tín dụng nhỏ và các nguồn tín dụng khác nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương tiếp cận với nguồn tín dụng đa dạng, tăng khả năng ứng phó với BĐKH trên phương diện tài chính. 3.2.6. Các giải pháp về mặt chính sách của địa phƣơng Chính quyền huyện Giao Thủy cần cụ thể hóa những nhận thức về BĐKH bằng cách lồng ghép các chiến lược thích ứng dài hạn với BĐKH vào các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói của huyện Giao Thủy nói chung và kế hoạch phát triển của từng ngành nói riêng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Nghiên cứu cho thấy, người dân địa phương có vốn kinh nghiệm phong phú trong việc ứng phó với các loại hình thiên tai (đặc biệt là với bão và lũ lụt). Tuy nhiên, đối với họ, khái niệm về BĐKH còn rất mới. Theo nghiên cứu, các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng hiện tại đang được triển khai tại huyện Giao Thủy gồm có: Mô hình phát triển thủy sản bền vững; 2- Mô hình tăng sinh kế cho người dân; và 3- Trung tâm học tập cộng đồng về BĐKH. Các mô hình này có một điểm quan trọng là thiết kế những sinh kế phù hợp mới nhằm thích ứng với những biến đổi khí hậu đang xảy ra và hướng tới mục tiêu thích ứng lâu dài. Bên cạnh đó, với cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm của hoạt động thích ứng, cộng đồng địa phương rất tích cực tham gia học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm cho những người khác để cùng nhau phát triển và mở rộng mô hình. Tuy nhiên, các mô hình thích ứng với BĐKH tại Giao Thủy mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Kiến nghị Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị về mở rộng các mô hình thích ứng dựa vào cộ - Nâng cao năng lực cộng đồng trong ứng phó, thích ứng với BĐKH: Nâng cao nhận thức về BĐKH và những tác động của BĐKH tới đời sống kinh tế - xã hội của địa phương; bảo vệ tài nguyên, tiết kiệm nguồn nước, quản lý hiệu quả tài nguyên nước; Dạy bơi cho trẻ (lồng ghép vào chương trình giáo dục tiểu học); Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, góp phần đảm bảo được chất lượng nguồn nước ngầm, tránh tắc nghẽn các dòng chảy ở hạ lưu - Xây dựng hệ thống hỗ trợ cảnh báo sớm, thuyền cho cá nhân, hộ gia đình di chuyển trong mùa mưa bão. - Với cộng đồng địa phương: tích cực tham gia các chương trình của chính quyền về nâng cao nhận thức về BĐKH; tham gia các mô hình xây dựng sinh kế mới vừa giúp tăng thu nhập vừa có khả năng thích ứng cao với điều kiện thay đổi của khí hậu - Nắm chắc các chính sách của Nhà nước về thích ứng, ứng phó với BĐKH (Công ước khung về BĐKH, kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cấp tỉnh,…); - Xây dựng hệ thống tổ chức và các thể chế phù hợp để quản lý, điều hành, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thích ứng với BĐKH của trung ương và kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nam Định; -Chính quyền địa phương đảm bảo những nguồn lực cần thiết, chủ động vận động viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ. - Lồng ghép các chương trình thích ứng với BĐKH vào các chương trình, chiến lược, quy hoạch phát triển của địa phương và các ban, ngành liên quan, nhất là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và du lịch của địa phương. - Vận động các nguồn hỗ trợ, đầu tư, xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm thiên tai ven biển. - Nâng cao nhận thức và hiểu biết về BĐKH cho người dân và chính quyền địa phương; Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của phụ nữ trong quản lý thiên tai và thích ứng BĐKH - Tăng cường hỗ trợ các tổ chức có liên quan để họ có đủ điều kiện về nguồn nhân lực và phương tiện đáp ứng nhiệm vụ được giao như Ban phòng chống lụt bão, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh. - Tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức phi chính phủ xây dựng các đề án, mô hình thích ứng. References Tiếng Việt Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Bộ Tài nguyên Môi trường (2010), Thông báo Quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu. Nguyễn Văn Thắng (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Nhà nước, Chương trình Khoa học - Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước “Bảo vệ Môi trường và phòng tránh thiên tai” (mã số KC08.13/06-10). Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiếu, Trần Thục (2011), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Oxfam (2010), Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, Báo cáo tổng hợp của dự án “Phòng ngừa va giảm nhẹ thiên tai có sự tham gia tại Đồng Tháp và Tiền Giang” đóng góp cho chương trình Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cấp quốc gia tại Việt Nam”, Oxfam, Tiền Giang. Trần Thục, Nguyễn Xuân Hiển, Trần Hồng Thái (2010), Tạp chí Khí tượng Thủy Văn, « Nghiên cứu ảnh hưởng của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến xâm nhập mă ̣n khu vực đồng bằ ng sông Hồng », (số 589, 01/2010), Hà Nội Trần Thục (2011), Biến đổi khí hậu: Tác động và các giải pháp thích ứng, Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, Hà Nội. Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng và nnk (2011), Cập nhật kịch bản Biến đổi khí hâụ, nước biển dâng cho Việt Nam, Báo cáo, Viện Khoa học Khí tượng Thủy Văn và Môi trường. Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng và nnk (2011), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội. Viện các nguồn lực ven biển Á – Châu tại Việt Nam (2010), Sổ tay cộng đồng : Bảo vệ và phát triển nguồn lợi nhuyễn thể tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy Văn và Môi trường (2010), Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết dự án hợp tác với Đan Mạch, Hà Nội. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy Văn và Môi trường (2010), Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng, Báo cáo tổng kết dự án hợp tác với Đan Mạch, Hà Nội. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy Văn và Môi trường (2011), Sổ tay Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy Văn và Môi trường (2011), Sổ tay Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy Văn và Môi trường (2011), Tài liệu hướng dẫn : Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Văn Viết (2008), Tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp. Báo cáo tại Hội thảo Tham vấn về biến đổi khí hậu, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. Tiếng Anh Aid C. (2009), “Developing a Climate Change Analysis”, Community-based Adaption to Climate Change, pp 141-148. Awuor C., Hammill A. (2009), “Rain calendars: a tool for understanding changing rainfall patterns and effects on livelihoods”, Community-based Adaption to Climate Change, pp 149 - 153. Baumhardt F. et al (2009), Farmers become filmmakers: climate change adaptation in Malawi, Russell Press, UK. Burton I., Kates R.W., White G.F. (1993), The Environment as Hazard, Guildford, New York. CARE (05/2009), Climate Vulnerablity and Capacity Analysis: Handbook. CARE Climate Change (2009), What is Adaption to Climate Change? Chaudhry P, Ruysschaert. G. (2007), “Fighting climate change: Human solidarity in a divided world”, Climate change and Human Development in Vietnam, Human Development Report 2007/2008, Occasional Paper, Human Development Report Office, New York. Gaillard J. C., Maceda E. A. (2009). “Participatory three-dimensional mapping for disaster risk reduction”, Community-based Adaption to Climate Change, pp 109 - 119. Gill G. (1991), But how does it compare with the REAL data?, In PLA Notes 14, IIED: London. Online. Huu Ninh Nguyen (2007), “Fighting climate change : Human solidarity in a divided world”, Flooding in Mekong Delta River, Vietnam, Human Development Report 2007/2008, Occasional Paper, Human Development Report Office, New York. IPCC (2007), “Synthesis Report”, Assessment of adaptation practices, options, constraints and capacity, W N Adger, S Agrawala, M M Q Mirza, C Conde, K O’Brien. IPCC. Cambridge University Press, UK IPCC (2007), “The Fourth Assessment Report on IPCCC”, Asia. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability,Cambridge University Press. Cambridge, UK, pp. 469-506. Jennings, S. and J. McGrath (2009), What Happened to the Seas Oxfam GB Research Report, UK. Karen O’Brien and Robin Leichenko (2007), “Fighting climate change : Human solidarity in a divided world”, Human Security, Vulnerability and Sustainable Adaptation, Human Development Report 2007/2008, Occasional Paper, Human Development Report Office, New York. Oxfam (2008), Vietnam: Climate Change, Adaption and Poor People. Pretty J., I. Guijt, J. Thompson, and I. Scoones (1995). Participatory Learning and Action: a trainer’s guide, Participatory Methodology Series, The International Institute for Environment and Development, London Plush T. (2009), Amplifying children’s voices on climate change: the role of participatory video, Russell, UK. Reid H. et al (2009), Community-based adaptation to climate change: an overview, Russell, UK. Resurreccion B., Sajor, E. Fajberr , E. (2008), Climate adaptation in Asia : knowledge gaps and research issues in South East Asia, Full report of the South East Asia Team, Climate change adaptation-South East Asia, Nepal. Sherwood S., Bentley J. (2008), “Katalysis: helping Andean farmers adapt to climate change”, Community-based Adaption to Climate Change, . Smith B., Pilifosova O. (2001), “Working Group II: Impact, Adaption and Vulnerability”, Adaptation to Climate Change in the Context of Sustainable Development and Equity, pp. 879 – 906. Tanner T. et al (2008), Children’s participation in community-based disaster risk reduction and adaptation to climate change, IIED, UK. Than Thi Hien, Nguyen Van Cong, Vu Thi Thao (2010), Climate change vulnerability assesment and community livelihood resilience in the coastal clam aquaculture: A case study in the Red River Delta, Vietnam, Report in the Regional Assessment. The International Institute for Environment and Devleopment – IIED (2009), Community-based Adaption to Climate Change, Russell, UK.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan