Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản x...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ

.PDF
228
810
100

Mô tả:

i ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017 Tác giả luận án Phan Văn Khuê i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Văn Dung, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và TS. Nguyễn Xuân Thành, Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; UBND, Ban địa chính các xã Vân Du, Chí Đám và Phong Phú, huyện Đoan Hùng; Trung tâm Công nghệ thông tin - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017 Nghiên cứu sinh Phan Văn Khuê ii MỤC LỤC Lời cam đoan....................................................................................................... i Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ vi Danh mục bảng ............................................................................................... viii Danh mục hình ....................................................................................................x Trích yếu luận án .............................................................................................. xii Thesis abstract ................................................................................................. xiii Phần 1. Mở đầu..................................................................................................1 Phần 2. Tổng quan tài liệu ................................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.......................5 2.1.1. Khái quát về đất đai và quản lý đất đai ................................................................. 5 2.1.2. Đất sản xuất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .............................................................................. 10 2.1.3. Chất lượng đất sản xuất nông nghiệp .................................................................. 16 2.2. Hệ thống thông tin đất đai ....................................................................... 21 2.2.1. Khái quát về hệ thống thông tin đất đai .............................................................. 21 2.2.2. Quản lý đất đai trên cơ sở hệ thống thông tin đất đai ..................................... 25 2.2.4. Hệ thống thông tin đất đai việt nam ..................................................................... 29 2.3. Định hướng nghiên cứu của đề tài ........................................................... 45 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................. 47 3.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 47 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Đoan Hùng ............. 47 3.1.2. Thực trạng hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng .............................. 47 3.1.3. Thiết kế mô hình cấu trúc hệ thống và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ........................................................................................................................... 47 3.1.4. Xây dựng chương trình quản lý thông tin đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng ..................................................................................................... 47 3.1.5. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng ........... 48 3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 48 iii 3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu .................................................. 48 3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................... 49 3.2.3. Phương pháp thiết kế mô hình hệ thống ............................................................. 50 3.2.4. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu, thông tin ............................ 52 3.2.5. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất ...................................... 53 3.2.6. Phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu ...................................................................... 60 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................... 64 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng ............................ 64 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 64 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế và xã hội ............................................................... 67 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................. 69 4.1.4. Công tác quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Đoan Hùng .................................................................................................................. 70 4.1.5. Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện .............................................................................................. 75 4.2. Thực trạng hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng .................. 76 4.2.1. Cơ sở dữ liệu đất đai ................................................................................................ 76 4.2.2. Hạ tầng thông tin và công nghệ phục vụ công tác quản lý đất đai .............. 81 4.3. Thiết kế mô hình cấu trúc hệ thống và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai hệ thống ................................................................................ 82 4.3.1. Cấu trúc mô hình hệ thống thông tin và mô hình cơ sở dữ liệu đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng ............................................................ 82 4.3.2. Phân hệ cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng ....................................................................................... 85 4.3.3. Triển khai hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng ............................... 87 4.3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.............................................................................. 89 4.4. Xây dựng chương trình quản lý thông tin đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng ................................................................................. 119 4.4.1. Mô hình hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng ................................................................................................................ 119 4.4.2. Lựa chọn hệ thống phần mềm và thiết kế các modul chương trình .......... 122 4.4.3. Cập nhật cơ sở dữ liệu cho hệ thống .................................................................. 124 iv 4.4.4. Khai thác các chức năng của hệ thống phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đoan Hùng ........................... 125 4.5. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng ....... 135 4.5.1. Giải pháp về chính sách ........................................................................................ 135 4.5.2. Giải pháp về hạ tầng, công nghệ thông tin ....................................................... 136 4.5.3. Giải pháp về tài chính ............................................................................................ 137 4.5.4. Giải pháp về nhân lực và tổ chức thực hiện..................................................... 137 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................... 139 5.1. Kết luận ................................................................................................. 139 5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 140 Danh mục công trình đã công bố ..................................................................... 142 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 143 Phụ lục ............................................................................................................ 151 Danh mục phụ lục............................................................................................ 152 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BĐĐC Bản đồ địa chính BĐHT Bản đồ hiện trạng BĐQH Bản đồ quy hoạch BĐS Bất động sản BVTV Bảo vệ thực vật CLN Cây lâu năm CNTT Công nghệ thông tin CPTG Chi phí trung gian CSDL Cơ sở dữ liệu ĐKĐĐ Đăng ký đất đai ĐVT Đơn vị tính FIG Liên đoàn Trắc địa quốc tế (Federation Internationnal des Geometres) GCN Giấy chứng nhận GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) GTGT Giá trị gia tăng GTNC Giá trị ngày công GTSX Giá trị sản xuất HN-72 Hệ tọa độ Hà Nội -1972 HQĐV Hiệu quả đồng vốn HSĐC Hồ sơ địa chính HTSD Hiện trạng sử dụng HTTT Hệ thống thông tin KT-XH Kinh tế - xã hội vi LIS Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System) LMU Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit) LUT Loại sử dụng đất (Land Use Type) NTTS Nuôi trồng thủy sản PNN Phi nông nghiệp PTNT Phát triển nông thôn QLĐĐ Quản lý đất đai QSDĐ Quyền sử dụng đất QSH Quyền sở hữu SXNN Sản xuất nông nghiệp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân VN-2000 Hệ tọa độ Việt Nam - 2000 vii DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích tính chất đất ................................... 53 3.2 Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất ............................................ 55 3.3 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .......................................... 59 3.4 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội ........................................... 59 4.1 Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH huyện Đoan Hùng năm 2015 ........... 68 4.2 Biến động diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2015.................................................................................... 74 4.3 Đánh giá hệ thống hồ sơ địa chính của huyện Đoan Hùng .................... 77 4.4 Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Đoan Hùng (đến 31/12/2015) .............................................. 78 4.5 Danh mục dữ liệu bản đồ địa chính huyện Đoan Hùng ......................... 90 4.6 Đặc tính, tính chất của đất phù sa glây (Pg) - Gleyic Fluvisol (Flg) ..................................................................................................... 95 4.7 Đặc tính, tính chất của đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) ....................................................................................................... 96 4.8 Đặc tính, tính chất của đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) ....................... 97 4.9 Đặc tính, tính chất của đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) .............................. 98 4.10 Đặc tính, tính chất đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D).................... 98 4.11 Diện tích các loại đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng............. 100 4.12 Chỉ tiêu phân cấp xây dựng đơn vị chất lượng đất đai huyện Đoan Hùng ........................................................................................... 102 4.13 Tổng hợp diện tích các đơn vị đất đai ................................................. 105 4.14 Hiện trạng các LUT huyện Đoan Hùng năm 2015 .............................. 108 4.15 Yêu cầu sử dụng của các LUT huyện Đoan Hùng .............................. 109 viii 4.16 Diện tích mức độ thích hợp về yêu cầu sử dụng đất của các LUT ................................................................................................... 110 4.17 Hiệu quả kinh tế của các LUT huyện Đoan Hùng (tính trên 1ha) .................................................................................................... 111 4.18 Mức độ sử dụng phân bón trên địa bàn huyện Đoan Hùng .................. 114 4.19 Mức độ che phủ của các LUT ............................................................. 115 4.20 Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất huyện Đoan Hùng ............... 116 4.21 Kết quả thống kê diện tích của các LUT theo đơn vị hành chính ........ 130 4.22 Kết quả thống kê diện tích các loại đất theo đơn vị hành chính ........... 131 4.23 Tổng hợp mức thích hợp của LUT chuyên lúa trên các loại đất .......... 135 ix DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1 Sơ đồ vị trí chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 49 3.2 Sơ đồ xây dựng cơ sở dữ liệu đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng ........................................................................................ 62 4.1 Bản đồ hành chính huyện Đoan Hùng ................................................ 64 4.2 Diễn biến lượng mưa trung bình tháng (trạm Phú Hộ) ....................... 65 4.3 Cơ cấu sử dụng đất huyện Đoan Hùng năm 2015 ............................... 72 4.4 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Đoan Hùng năm 2015 ......... 73 4.5 Mô hình cấu trúc HTTT đất SXNN huyện Đoan Hùng ...................... 83 4.6 Sơ đồ mức ngữ cảnh của hệ thống...................................................... 84 4.7 Cấu trúc CSDL đất SXNN huyện Đoan Hùng .................................... 84 4.8 Mô hình hoàn thiện CSDL đất đai...................................................... 85 4.9 Sơ đồ triển khai hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng ........... 88 4.10 Bản đồ địa chính sau chuẩn hóa trên MicroStation ............................. 94 4.11 Sơ đồ loại đất chính huyện Đoan Hùng ............................................ 101 4.12 Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Đoan Hùng ............................................ 107 4.13 Mức sử dụng lao động của các LUT ................................................ 112 4.14 Thông tin chất lượng đất trong CSDL .............................................. 118 4.15 Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất SXNN năm 2015 huyện Đoan Hùng ...................................................................................... 119 4.16 Mô hình hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng ..................... 120 4.17 Mô hình quan hệ dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng ...................................................................................... 121 4.18 Sơ đồ các chức năng của hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng ...................................................................................... 123 4.19 Giao diện hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng ................... 124 x 4.20 Giao diện cập nhật dữ liệu cho hệ thống .......................................... 124 4.21 Giao diện tra cứu thông tin đất đai trên hệ thống .............................. 125 4.22 Giao diện và phiếu kết quả tra cứu thông tin địa chính ..................... 126 4.23 Giao diện và phiếu kết quả tra cứu thông tin chất lượng đất ............. 127 4.24 Kết quả tra cứu thông tin chất lượng đất của thửa đất....................... 128 4.25 Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp bằng hệ thống ............. 128 4.26 Thống kê theo theo đơn vị hành chính ............................................. 129 4.27 Tổng hợp diện tích và mức độ thích hợp các LUT toàn huyện ......... 133 4.28 Thống kê mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất ....................... 133 4.29 Kết quả thống kê loại đất và các LUT trên hệ thống ......................... 134 xi TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Phan Văn Khuê Tên luận án: Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số: 62 85 01 03 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) chất lượng đất để tích hợp, hoàn thiện CSDL đất đai góp phần tăng cường năng lực quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp một cách đầy đủ về số lượng và chất lượng đất. - Xây dựng hệ thống thông tin (HTTT) đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, sử dụng 3 nhóm phương pháp chính: (i) phương pháp thu thập tài liệu số liệu; (ii) phương pháp xử lý số liệu và xây dựng CSDL; (iii) phương pháp quản lý CSDL. Các phương pháp được sử dụng theo các giai đoạn nghiên cứu: - Sau khi thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, sơ cấp tiến hành phân loại tài liệu số liệu, xác định các số liệu điều tra bổ sung, khu vực điều tra về quản lý sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đối với đất sản xuất nông nghiệp. Điều tra 90 hộ sản xuất nông nghiệp trên 03 xã điểm về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; phúc tra chất lượng đất sản xuất nông nghiệp với 11 phẫu diện, 38 mẫu phân tích. - Sử dụng các phương pháp phân tích, xử lý số liệu, chuẩn hóa dữ liệu để xây dựng CSDL đất sản xuất nông nghiệp với các phân hệ CSDL địa chính, CSDL chất lượng đất và CSDL hiện trạng sử dụng đất. Tích hợp CSDL chất lượng đất lên CSDL địa chính và CSDL hiện trạng sử dụng đất để hình thành CSDL đất SXNN huyên Đoan Hùng, có khả năng truy vấn thông tin về số lượng, chất lượng đất đến từng thửa đất. - Xây dựng mô hình quản lý CSDL đất SXNN huyện Đoan Hùng bằng HTTT đất đai trên nền ArcGIS và WebGIS phục vụ: (i) Truy vấn thông tin chất lượng thửa đất và các mức độ thích hợp theo yêu cầu sử dụng đất; (ii) Tổng hợp diện tích, chất lượng, vị trí phân bố các loại đất; diện tích, chất lượng, loại hình sử dụng đất hiện tại, các mức độ thích hợp khác và chỉ ra vị trí phân bố của chúng đến mỗi đơn vị hành chính cấp xã/thị trấn và đến cụ thể thửa đất. xii Kết quả chính và kết luận 1) Huyện Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, bao gồm 27 xã và 01 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 30.285,20 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp (chiếm 85,66% diện tích tự nhiên); Toàn huyện có 107.646 người với 29.981 hộ, mật độ dân số 365 người/km2; dân số trong độ tuổi lao động là 58.300 người, lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 5,28%/năm. 2) Kết quả nghiên cứu cho thấy, thông tin và tư liệu phục vụ công tác quản lý đất đai của huyện còn nhiều hạn chế, đó là HTTT đất đai chưa được thiết lập; các tư liệu đất đai thiếu đồng bộ cả về dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính đã làm giảm khả năng tra cứu, khai thác thông tin đất đai. 3) Thiết kế mô hình cấu trúc hệ thống và xây dựng CSDL đất đai phục vụ QLSD đất SXNN huyện Đoan Hùng: (i) Mô hình HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN huyện Đoan Hùng được thiết kế theo mô hình tập trung tại huyện. Cơ sở dữ liệu gồm ba phân hệ: CSDL địa chính; CSDL chất lượng đất; và CSDL hiện trạng sử dụng đất; (ii) Xây dựng CSDL địa chính, CSDL hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở chuẩn hóa tư liệu địa chính, tư liệu HTSD đất; (iii) Xây dựng CSDL chất lượng đất tích hợp vào CSDL đất đai. Cơ sở dữ liệu chất lượng đất được xây dựng từ dữ liệu phúc tra hoàn thiện bản đồ đất, các dữ liệu về yêu cầu sử dụng đất, mức độ thích hợp và hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất trên cơ sở các chỉ tiêu và bộ chỉ tiêu phân cấp đánh giá chất lượng đất. Các dữ liệu được phân theo các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất. Cơ sở dữ liệu chất lượng đất gồm bản đồ chất lượng đất và các thông tin thuộc tính thể hiện chất lượng đất được chuẩn hóa theo quy chuẩn hiện hành của CSDL đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Tích hợp CSDL chất lượng đất với CSDL đất đai trong HTTT đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất SXNN huyện Đoan Hùng. 4) Xây dựng mô hình HTTT đất đai và CSDL trên hệ thống phần mềm ArcGIS, các modul chương trình được thiết kế thuận tiện cho việc cập nhật, khai thác và chia sẻ thông tin đất đai, phù hợp với điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin của huyện. Thông qua hệ thống, yêu cầu tra cứu thông tin về địa chính của thửa đất; thông tin về chất lượng đất của thửa đất hoặc khoanh đất được cung cấp một cách nhanh chóng, đơn giản trên ArcGIS và mạng WebGIS. 5) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTTT đất đai góp phần tăng cường năng lực quản lý sử dụng đất SXNN tại huyện Đoan Hùng, bao gồm: (1) Giải pháp về chính sách; (2) Giải pháp về hạ tầng, công nghệ thông tin; (3) Giải pháp về tài chính; (4) Giải pháp về nhân lực và tổ chức thực hiện. xiii THESIS ABSTRACT PhD candidate: Phan Van Khue Thesis title: Study to build land information system for agricultural land use management in Doan Hung district, Phu Tho province. Major: Land management Code: 62 85 01 03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA). Research objectives - Build soil quality database to integrate and complete land database to contribute to strengthening agricultural land use administrative capability adequately in land quantity and quality. - Build land information system to serve agricultural land use management for Doan Hung district. Materials and methods There are 3 major method groups in the thesis: (i) method of collecting data and document; (ii) method of data processing and data building; (iii) method of data management. Methods are used according to study stages: - After collecting secondary and primary documents and data, we classify data and document, identify additional survey data and regions for investigation of land use management, efficiency of agricultural land utilization. Survey 90 agricultural households in 03 key communes of agricultural land use efficiency; revise of agricultural land quality with 11 soil profiles, 38 soil samples be analyzed. - Use methods for data analysis and processing, data standardization to build agricultural land database with database administration modules, soil quality database, and land use status database. Integrate soil quality database to administration database and land use status database to form agricultural land database of Doan Hung district, with the ability to query information about the land quantity and quality of each parcel. Main results and conclusions 1) Doan Hung district is located in the northwest of Phu Tho province, including 27 communes and 01 town. Total natural area is 30,285.20 hectares, which is mainly agricultural land (85.66% of the natural area); The district has 107,646 people with 29,981 households, population density of 365 people per xiv km2; the population of working age is 58,300 people, mainly works in agricultural sector; Annual economic growth reached 5.28% / year. 2) The study results showed that the land management of the district still had many limitations: Land Information System was not established; materials serving land management lack of synchronization of both spatial and attribute data; the search and extraction information is very limited. 3) Design the model of systematic structure and build land database to serve agricultural land use management in Doan Hung district: (i) Model of land information system to serve in gathered model in the district. Land database consisted of three basic database modules: the cadastral database; Soil quality database; and the current land use database. (ii) The cadastral database, current land use database was built on the base of standardization cadastral and current land use document. (iii) Build soil quality database integrated to land database. Soil quality database was built from the revised data of soil map, land utilization requirements, suitable degree, and land utilization effect of land utilization types on criteria and criteria set for soil quality evaluation. The data are classified according to the thematic layers of soils, topography, water regime, soil fertility, and land use situation. Soil quality database includes soil quality map, attribute information showing soil quality, which is standardized according to the current regulations of the land database issued by Ministry of Natural Resources and Environment. Soil quality database is integrated with land database in land information system to serve agricultural land management and utilization in Doan Hung district. 4) Build land information system and database on ArcGIS software system. Modules of the program were designed comfortably for update, exploitation, and share land information, suitable with terms of information technology infrastructure of the district. From the system, request cadastral information on land parcels; information on the soil quality of land plots or land parcel will be provided quickly, simply on ArcGIS and WebGIS network. 5) Proposed solutions to complete land information system to contribute to enhancing agricultural land management and utilization capacity in Doan Hung district, include: (1) Solution of policy; (2) Solution on information infrastructure, technology; (3) Solution of finance; (4) Solution for manpower and organizing operation. xv Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013). Quản lý đất đai được xác định là một khoa học tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý và kỹ thuật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Hệ thống quản lý đất đai gồm các thành phần: pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đất đai, hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông tin (HTTT) đất đai. Trong đó pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và thanh tra đất đai là nền tảng, cơ sở pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống. Còn hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông tin đất đai là cơ sở kỹ thuật của hệ thống (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007). Hiện tại hệ thống thông tin trong quản lý đất đai của Việt Nam còn nhiều bất cập: Bản đồ địa chính (BĐĐC) chưa được lập hoàn chỉnh, những nơi đã có thì không đồng nhất về hệ tọa độ và các yếu tố thể hiện trên bản đồ; các loại sổ sách không đầy đủ và phần lớn ở dạng giấy; công tác quản lý đất đai mới chỉ tập trung vào công tác địa chính, chưa quan tâm hoặc thiếu thông tin về chất lượng đất; chưa chú ý đến các thông tin và dữ liệu đặc thù đối với mỗi loại đất, thông tin đất đai còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai theo hướng chính quy, hiện đại. Nhận thức rõ tầm quan trọng trên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1892/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2012 về việc phê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước Ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020, trong đó mục tiêu đặt ra “Quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên đất đai...” và “đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống thông tin đất đai”. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ như hiện nay thì nhiều địa phương trong đó có huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ công tác quản lý dữ liệu đất đai của huyện còn chưa đồng bộ, các tư liệu đất đai chủ yếu là tư liệu địa chính ở dạng giấy, tư liệu về chất lượng đất và các cơ sở dữ liệu khác được sử dụng theo kiểu phân tán, không có hệ thống; việc tra cứu thông tin về đất đai rất hạn chế nên khả năng hỗ trợ ra quyết định cũng như khai thác thông tin đất đai chưa hiệu quả. 1 Để hoàn thành mục tiêu trên cũng nhu nâng cao năng lực của hệ thống quản lý đất đai, phục vụ tra cứu thông tin đối với người sử dụng đất, hỗ trợ các nhà quản lý, các nhà chuyên môn trong hoạch định chính sách, định hướng quản lý sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhất, thu hút nguồn lực từ bên ngoài và phát huy tiềm năng của địa phương cần thiết đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý đất đai, trong đó việc xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hướng tới phục vụ đa mục tiêu và chia sẻ thông tin là việc làm quan trọng. Vì vậy, cần phải hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) với đầy đủ các thông tin về số lượng, chất lượng đất và quản lý các thông tin trong một hệ thống phục vụ quản lý sử dụng đất. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất để tích hợp và hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai góp phần tăng cường năng lực quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp một cách đầy đủ về số lượng và chất lượng đất. - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; - Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý diện tích, chất lượng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: trong địa giới của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi nghiên cứu cụ thể: Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai trong hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Mô hình hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng theo mô hình tập trung tại huyện. Cơ sở dữ liệu đất đai gồm ba phân hệ cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu chất lượng đất; và cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đối với đất sản xuất nông nghiệp, tích hợp cơ sở dữ liệu này vào hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai để hoàn thiện hệ thống 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan