Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nhà ở của người mường xã yên trung, huyện thạch thất, thành phố hà nội...

Tài liệu Nhà ở của người mường xã yên trung, huyện thạch thất, thành phố hà nội

.PDF
87
566
85

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐĂNG TRUYỀN NHÀ Ở CỦA NGƢỜI MƢỜNG XÃ YÊN TRUNG, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60 31 03 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐẶNG THỊ HOA HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nguồn tư liệu và luận văn này là kết quả điền dã thực địa và là công trình của riêng tôi, những kết quả nghiên cứu trong đây là trung thực và nội dung chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Vũ Đăng Truyền LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân cũng như cơ quan, đoàn thể, đặc biệt là trực tiếp từ người hướng dẫn tận tình của tôi là TS. Đặng Thị Hoa đã luôn động viên và là người gợi ý rất nhiều ý tưởng cho luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô và các thầy cô giáo trong khoa Dân tộc học và Nhân học, Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, ủng hộ tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Học viện Dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc nơi tôi công tác làm việc và học tập trong suốt thời gian tôi bắt đầu học thạc sỹ, đây là nơi cung cấp nhiều nguồn tài liệu quý để tôi nghiên cứu và tham khảo. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội và những người dân ở các thôn trong xã, là những người Mường cư trú lâu năm tại địa bàn đã nhiệt tình chia sẻ những hiểu biết của họ về ngôi nhà họ đang ở và những quan niệm, nhận thức của họ về sự biến đổi của ngôi nhà trong bối cảnh hiện đại hóa và đô thị hóa hiện nay. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................... 11 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 11 1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu......................................................................... 16 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 21 Chƣơng 2: NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG ................... 22 2.1. Quan niệm về nhà ở của người Mường ......................................................... 22 2.2. Nhà sàn truyền thống ..................................................................................... 24 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 38 Chƣơng 3: BIẾN ĐỔI NHÀ Ở CỦA NGƢỜI MƢỜNG VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÀ Ở ............................................. 39 3.1. Thực trạng về nhà ở của người Mường hiện nay ........................................... 39 3.2. Những biến đổi trong ngôi nhà ở của người Mường ..................................... 44 3.3. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi nhà ở truyền thống của người Mường . 54 3.4. Ảnh hưởng của biến đổi nhà ở đến đời sống sinh hoạt của người Mường .... 57 3.5. Các giá trị và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nhà ở của người Mường ... 61 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 71 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 76 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc mang một sắc thái văn hóa khác nhau tạo nên một quốc gia Việt Nam đa bản sắc văn hóa. Trong quá trình phát triển và hội nhập, các tộc người thiểu số có những cơ hội tiếp cận và phát triển khác nhau và luôn có sự tiếp thu, ảnh hưởng và biến đổi do tác động của quá trình phát triển toàn cầu hóa. Theo quy luật phát triển, các nền văn hóa của các dân tộc, trong khi tồn tại tự thân nó đã chứa đựng và tiếp nhận các yếu tố mới như một quá trình tự nhiên. Trong quá trình tiếp nhận và biến đổi đó, có những giá trị bản sắc văn hóa được bảo lưu và gìn giữ, nhưng cũng có những giá trị thay đổi nhanh chóng do quá trình tác động của kinh tế thị trường, xu hướng hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập. Dân tộc Mường ở nước ta với dân số trên 1,2 triệu người, cư trú chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và Phú Thọ. Là cư dân vốn được coi là truyền thống văn hóa lâu đời và mang những nét đặc trưng riêng, văn hóa Mường với nhiều vùng văn hóa nổi tiếng như Mường Bi, Mường Thàng, Mường Động. Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa của người Mường và văn hóa của người Việt có những nét tương đồng và gần gũi. Trong quá trình phát triển, văn hóa của người Mường cũng như một số tộc người khác có nhiều biến đổi, trong đó, biến đổi nhanh và rõ nhất là các thành tố văn hóa vật chất, trong đó có nhà ở. Vốn là cư dân cư trú vùng thấp, những biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa đã có tác động khá mạnh mẽ đến văn hóa vật chất của người Mường, đặc biệt là biến đổi của nhà ở. Do vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa Mường trở thành một trong những thách thức rất lớn. Văn hóa Mường, trong đó có văn hóa nhà ở tại các khu vực cận đô thị có còn duy trì được bản sắc hay không và có những nét đặc sắc nổi trội nào cần được quan tâm duy trì và phát 1 triển trong bối cảnh hiện đại hóa và phát triển hiện nay. Đó là những vấn đề rất cần có sự nghiên cứu đầy đủ và thấu đáo. Xã Yên Trung là một xã khó khăn, thuộc diện được hưởng Chương trình 135 giai đoạn II khi còn thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội, từ năm 2008 xã Yên Trung và các xã Đông Xuân, xã Tiến Xuân, xã Yên Bình (thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cũ), được sáp nhập về thủ đô Hà Nội. Sau 8 năm nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và đặc biệt là thành phố Hà Nội, xã Yên Trung nói riêng và các vùng đất được sáp nhập về thành phố Hà Nội nói chung đã có những thành quả phát triển nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh sự đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trong xã được nâng lên đồng nghĩa với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa dẫn đến tình trạng giao lưu, tiếp biến văn hóa ngày càng nhanh, các giá trị văn hóa của người Mường nơi đây cũng bị tác động không hề nhỏ. Đặc biệt là các giá trị văn hóa vật chất mà tiêu biểu đó là nhà ở của người dân xã Yên Trung; số lượng những ngôi nhà truyền thống của người Mường nơi đây đang từng ngày bị mai một biến đổi, những ngôi nhà kiên cố, cao tầng được mọc lên nhiều hơn. Tuy nhiên, trong tâm thức của người dân, ngôi nhà sàn truyền thống vẫn có giá trị quan trọng, lưu giữ những bản sắc văn hóa tộc người mà trong bối cảnh hiện đại hóa, đô thị hóa đồng bào vẫn còn muốn lưu giữ và bảo tồn. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” nhằm đánh giá sự thay đổi trong văn hóa người Mường trước và sau khi sáp nhập về Hà Nội, cụ thể là những biến đổi về nhà ở của người Mường và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của người Mường xã Yên Trung. 2 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Những công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài Từ những năm 1940 các học giả người Pháp đã quan tâm nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như: Tác giả Jeanne Cuisinier “Người Mường địa lý nhân văn và Xã hội học” (1946) Viện Dân tộc học - Paris, công trình đã đề cập tới một số nét đặc trưng về phong tục, tập quán và đặc điểm của người Mường. Tác giả Barker, Milton E có cuốn “Việc xây dựng nhà ở của người Mường” (1980) đã giới thiệu về cách làm nhà sàn truyền thống của người Mường. Một số tác phẩm khác của nhóm tác giả này như: “Âm vị tiếng Mường” (1968); “Bài học tiếng Mường” (1970) chỉ là những công trình nghiên cứu thuần túy thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học. Có thể nói, qua các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã cho thấy dân tộc Mường đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu dừng lại ở việc tìm hiểu đặc trưng phong tục, tập quán tộc người. 2.2. Những công trình nghiên cứu của các học giả ngƣời Việt Nam 2.2.1. Các công trình nghiên cứu về nhà ở Đã có khá nhiều những nhà nghiên cứu Dân tộc học nghiên cứu về nhà ở của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tiêu biểu, là các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Tụng có hai công trình “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam - Tập I”, do Nhà xuất bản Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội xuất bản năm 1993 và cuốn “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam Tập II”, do Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội xuất bản năm 1996. Hai công trình khái quát văn hóa và nghiên cứu các loại hình nhà ở cổ truyền của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Tác giả Lê Văn Bé với công trình “Nhà ở của người Pa Dí” đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4 năm 2006, tr. 8-16 đã nêu được những nét cơ bản về 3 nguyên vật liệu làm nhà, kỹ thuật làm nhà, các nghi lễ liên quan đến ngôi nhà, bố trí mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà của người Pa Dí tỉnh Lào Cai. Song do bó hẹp ở phạm vi là bài báo nên nhiều thông tin, tư liệu chưa được đề cập một cách đầy đủ. Tác giả Phạm Minh Phúc cũng đã khái quát được những biến đổi trong ngôi nhà của người Dao áo dài ở tình Hà Giang qua luận án tiến sĩ “Nhà ở của người Dao áo dài tỉnh Hà Giang” bảo vệ năm 2012. 2.2.2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc Mường Cho đến nay, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về chủ đề văn hóa dân tộc Mường. Tác giả Nguyễn Từ Chi với công trình “Hoa văn Mường” (1978), “Người Mường ở Hòa Bình” (1995), “Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người” (1995), đã đề cập khá chi tiết đến xã hội cổ truyền, hoa văn cạp váy... nhờ đó mà những vấn đề về hình thái kinh tế, tổ chức xã hội, mối quan hệ Việt - Mường được làm sáng tỏ thêm. Sở văn hóa - Thông tin Hà Sơn Bình và Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc đã xuất bản cuốn sách “Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi” năm 1988; Đây là tập hợp các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả giới thiệu văn hóa cổ truyền của người Mường Bi xưa thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Tháng 9 năm 1993, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hòa Bình có tác phẩm “Văn hóa dân tộc Mường” đăng trên kỷ yếu Hội thảo văn hóa dân tộc Mường tại Hòa Bình. Tác phẩm giới thiệu văn hóa vật chất và tinh thần của người Mường ở Hòa Bình. Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh có công trình tiêu biểu như: cuốn “Người Mường ở Tân Lạc tỉnh Hòa Bình” (đồng chủ biên) (2003). Cuốn sách đề cập khá chi tiết về con người, kinh tế, văn hóa của người Mường ở Tân Lạc, Hòa Bình. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Ngọc Thanh còn nghiên cứu các vấn đề khác của người Mường như: “Gia đình và hôn nhân các dân tộc Mường ở tỉnh Phú 4 Thọ” (2005); “Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên” (2009). Tác giả Bùi Huy Vọng có công trình “Làng Mường ở Hòa Bình” (2001) đã khái quát được không gian cư trú, tổ chức làng xóm của người Mường tại Hòa Bình. Tác giả Nguyễn Thị Song Hà có các công trình nghiên cứu liên quan đến chu kỳ trong đời người, các tập tục, nghi lễ của người Mường ở Hòa Bình: “Tập tục trong sinh đẻ và nuôi con ở người Mường huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình” (2006); “Hôn lễ của người Mường ở Hòa Bình, truyền thống và biến đổi” (2007); Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Mường ở Hoà Bình (2011). Một số tác giả có các công trình nghiên cứu về văn học, nghệ thuật của người Mường như: Nhóm tác giả Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Lợi với tác phẩm “Mo Mường” (1996); Tác giả Chi Thanh có công trình “Nghệ thuật múa Mường” (2001); Tác giả Bùi Thiện có công trình “Dân ca Mường” (2010). Trong phạm vi của luận văn này, tác giả xin tập trung tổng quan nghiên cứu về chủ đề nhà ở của người Mường, tác giả xin tập trung điểm lại một số công trình nghiên cứu sau: Tác giả Nguyễn Khắc Tụng đã có những công trình nghiên cứu về nhà ở của người Mường và các dân tộc ở trung du Bắc Bộ trong quá trình giao lưu văn hóa: “Tìm hiểu những đặc điểm dân tộc học về quá trình chuyển biến về nhà ở của người Mường trong vùng hỗn cư Mường - Việt thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây” (1970); “Qua ngôi nhà các dân tộc ở trung du Bắc Bộ thử tìm hiểu những đặc điểm có tính đặc trưng tộc người và quá trình chuyển biến của nó” đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 1, năm 1977; Cuốn “Nhà cửa các dân tộc ở trung du Bắc Bộ Việt Nam” (1978). 5 Tác giả Bùi Tuyết Mai đã có công trình “Người Mường ở Việt Nam” đây là tác phẩm giới thiệu văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc Mường thông qua hơn 500 bức ảnh được chụp trong quá trình điền dã, công trình được Nhà xuất bản Dân tộc học xuất bản năm 1999. Đề tài cấp Bộ: “Bản sắc văn hóa Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay - Qua khảo sát văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình” mã số B06-27, do PGS.TS. Lương Quỳnh Khuê làm chủ nhiệm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm cơ quan chủ trì 20/2/2008. Tác giả đã khảo sát và phân tích các kết quả nghiên cứu về văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình. Qua đó, tác giả cũng dự báo xu hướng biến đổi của văn hóa Mường trước xu thế hội nhập và những kiến nghị nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa Mường. Cùng với đó tác giả Bùi Huy Vọng có công trình “Ứng xử văn hóa của người Mường thể hiện trên các công năng của ngôi nhà sàn” đăng trên Tạp chí Nguồn sống dân gian, số 03 năm 2012, tr. 65-70. Công trình cũng đã nêu khái quát những công năng của ngôi nhà sàn thông qua những ứng xử văn hóa của người Mường trong ngôi nhà. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã có những đóng góp quan trọng cả về mặt lý luận và các thực tiễn về các lĩnh vực liên quan đến văn hóa, xã hội, kinh tế của người Mường. Hơn nữa, các nghiên cứu này được thực hiện dựa trên những cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học, từ tri thức địa phương, tôn giáo, nghi lễ chu kỳ đời người, biến đổi văn hóa,... Những nghiên cứu đó là nền tảng quan trọng để luận văn này kế thừa. Có thể nói, đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về người Mường. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về nhà ở và biến đổi nhà ở của người Mường chưa nhiều đặc biệt là trong bối cảnh đô thị hóa và hiện đại hóa hiện nay. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 3.1.1. Mục đích chung Làm rõ những đặc trưng cơ bản và những biến đổi về nhà ở của người Mường ở xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn những giá trị bản sắc văn hoá truyền thống trong nhà ở của người Mường hiện nay. 3.1.2. Mục đích cụ thể - Nghiên cứu, làm rõ những đặc trưng cơ bản về nhà ở truyền thống của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá quá trình biến đổi về nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội sau khi sáp nhập về Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về quá trình xây dựng nhà ở, bố trí mặt bằng sinh hoạt và các nghi lễ liên quan đến nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Từ đó, làm rõ những đặc trưng văn hoá cơ bản trong ngôi nhà của người Mường. - Phân tích quá trình biến đổi, nguyên nhân, những yếu tố tác động làm biến đổi về nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội và rộng ra là đối với người Mường ở thành phố Hà Nội nói chung. 7 4. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nhà ở và những yếu tố biến đổi của nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi về không gian Luận văn thực hiện nghiên cứu trên địa bàn xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Trong một số vấn đề có thể sẽ nghiên cứu ở các xã lân cận thuộc huyện Thạch Thất để so sánh những biến đổi nói chung về nhà ở của người Mường trong vùng. 4.2.2. Phạm vi về thời gian Luận văn lấy mốc năm 2008 là thời điểm xã Yên Trung được sáp nhập về Hà Nội. Các đặc trưng văn hóa truyền thống về nhà ở được trình bày dựa vào kết quả phỏng vấn hồi cố trước năm 2008; các biến đổi trong kỹ thuật xây dựng và mặt bằng sinh hoạt của nhà ở từ năm 2008 đến nay. 4.2.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Tác giả nghiên cứu về nhà ở của người Mường dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo đó, quá trình vận động của xã hội luôn có sự tiếp nhận, đổi mới là một tất yếu theo quy luật vật đổi, chất đổi. Nhưng cũng trong giá trình đó, việc lựa chọn, chắt lọc những giá trị mang tính bản sắc luôn được bảo tồn và gìn giữ, kể cả trong quá trình vật chất có sự thay đổi mạnh mẽ. Những thành tố mang tính tinh thần, nội tâm trong nhận thức, suy nghĩ thường có sự thay đổi chậm chễ hơn so với những thành tố mang tính vật chất thường biểu hiện bên ngoài. Tuy nhiên, kể cả những thay đổi của vật chất biểu hiện bên ngoài cũng có thể phản ánh được phần nào những thay 8 đổi về nhận thức, nội tâm của con người trong bối cảnh xã hội đang có nhiều chuyển đổi đó. Sự giằng co, cân nhắc giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại luôn có những điểm giao thoa, phản ánh thực tại xã hội đang có nhiều biến động trong xu thế hiện đại hóa, đô thị hóa. Trên cơ sở nhận thức đó, tác giả đã xây dựng khung phân tích nhằm lý giải được quá trình chuyển đổi của văn hóa người Mường từ một nền văn hóa truyền thống có sức sống lâu đời đang có sự tiếp nhận và chuyển đổi những yếu tố văn hóa mới tại một địa bàn đang bị tác động mạnh của đô thị hóa, hiện đại hóa của thủ đô Hà Nội. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Điền dã Dân tộc học: Do địa bàn xã Yên Trung ở khá gần nên tác giả đã có nhiều chuyến điền dã dân tộc học tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội và một số xã lân cận để thu thập tài liệu thực địa và có cơ hội trở lại nhiều lần để hỏi sâu về các quan niệm, phong tục tập quán của người Mường liên quan đến nhà ở. Trong các chuyến điền dã, tác giả đã thực hiện nhiều phương pháp cụ thể như: - Thu thập các tài liệu thứ cấp ở Ban Dân tộc Hà Nội, huyện Thạch Thất và ở xã Yên Trung. Tài liệu sẽ thu thập gồm: Các công trình nghiên cứu về người Mường, văn hóa người Mường; đặc biệt là các công trình liên quan đến nhà ở của người Mường; Báo cáo tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của xã Yên Trung, huyện Thạch Thất,.... - Quan sát tham dự: Tác giả tiến hành các quan sát tham dự vào một số hoạt động, các nghi lễ khi làm nhà của người Mường ở xã Yên Trung, quan sát trực tiếp mặt bằng sinh hoạt của một số hộ gia đình người Mường. - Phỏng vấn sâu: Tác giả sẽ tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu các đối tượng: trưởng thôn, người cao tuổi, nam giới, thanh niên người Mường ở xã Yên Trung về văn hóa truyền thống, cách thức xây dựng nhà ở, biến đổi trong làm nhà ở dưới tác động của đô thị hóa,… - Chụp ảnh nhà ở của người Mường tại xã Yên Trung. 9 - So sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh với một số địa bàn lân cận; so sánh giữa truyền thống và biến đổi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Góp phần bổ sung những quan điểm nghiên cứu về ảnh hưởng cuả hiện đại hóa tới văn hóa tộc người, những nét đặc trưng mới trong văn hóa vật chất người Mường trong quá trình phát triển và hiện đại hóa, đô thị hóa. Chỉ ra những thay đổi và nguyên nhân biến đổi về nhà ở của người Mường ở xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội nói riêng và người Mường nói chung trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện nay. - Bổ sung thêm tư liệu mới về biến đổi trong xây dựng nhà ở của người Mường. - Góp phần vận dụng tốt các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu văn hóa dân tộc vào việc nghiên cứu về một số tập quán dân tộc Mường ở một địa phương cụ thể. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho cơ quan Công tác dân tộc các cấp, trực tiếp là xã Yên Trung, huyện Thạch Thất đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường. - Đóng góp những giải pháp cụ thể nhằm gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được cơ cấu làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu Chương 2: Nhà ở truyền thống của người Mường Chương 3: Biến đổi nhà ở của người Mường và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nhà ở 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm - Nhà Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam Nhà: là tập hợp công trình xây dựng, hình thành một tổ hợp những không gian nhân tạo để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của con người. Nhà có thể làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, lợp tranh... hoặc làm bằng gạch, bê tông cố thép, đất dẻo. Tùy theo chức năng sử dụng, có thể chia ra: Nhà ở, nhà máy, nhà bảo tàng, nhà hát...[52, tr. 207]. - Nhà ở Theo Từ điển Tiếng Việt: Nhà ở là công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay để dùng vào việc nào đó ví dụ: Nhà, nhà ngói, nhà cao tầng. [54, tr. 699] Theo Điều 3 của Luật nhà ở (Luật số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội) định nghĩa: Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Theo nhà Dân tộc học Chu Thái Sơn: Nhà ở là một công trình kiến trúc, một dạng tồn tại của văn hóa vật chất gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của mỗi gia đình và mỗi con người. Ngôi nhà để ở, sản phẩm lao động của mỗi dân tộc là một công trình văn hóa mang tính tổng hợp, mang những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, một tiện nghi thích hợp với đặc điểm môi trường thiên nhiên, một trung tâm của mọi hoạt động sản xuất, một biểu hiện của cơ cấu xã hội và của tổ chức gia đình. Theo nhà Dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng: Nhà ở được xem như là một phức hợp sinh hoạt - văn hóa của các cư dân, hay cũng có thể nói rằng, nhà ở là một không gian văn hóa, một không gian nhân tạo - văn hóa.[45, tr.230] 11 Trong công trình Kiến trúc cổ truyền Việt Nam, kiến trúc sư Vũ Tam Lang định nghĩa: Nhà ở là phương tiện cư trú và là tổ hợp không gian sinh hoạt văn hóa của con người. Theo ông nhà ở được phát triển cùng với tiến trình của lịch sử, xã hội, mức độ kinh tế và văn hóa cùng với sự biến đổi và hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh sống của loài người nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng. Như vậy, dù có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng đa số ý kiến đều thống nhất cho rằng, nhà ở không chỉ là một không gian nhân tạo dùng để cư trú mà còn là không gian sinh hoạt văn hóa và đồng thời cũng là một sáng tạo văn hóa của con người. Cũng vì thế, nhà ở biến đổi theo sự phát triển của văn hóa và sự thay đổi của môi trường sinh thái. - Nhà sàn Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che, dùng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác. Mặt sàn được xây cất bằng tre gỗ, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi và một số nông cụ, nơi nuôi thả gia súc hoặc bỏ trống.[52, tr. 219] Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Nhà sàn là nhà có nhiều cột, phía trên có sàn gỗ hay tre, phía dưới để trống, thường dựng ở miền núi.[54, tr.1301] - Mặt bằng sinh hoạt Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Tụng thì mặt bằng sinh hoạt là: “Mặt bằng người ta sinh hoạt chủ yếu trên đó”. Khác với mặt bằng thiết kế (xây dựng) là cái có trước, mặt bằng sinh hoạt là các có sau - chỉ khi trong nhà có người ở và từ đó nó sẽ thay đổi theo sở thích của chủ nhà. Tùy thuộc vào thành phần tộc người của chủ nhà, mặt bằng sinh hoạt thay đổi theo tập quán của tộc người hoặc nhóm tộc người, thể hiện đặc điểm văn hóa liên quan đến nhà ở của tộc người đó. 12 - Văn hóa Theo Từ điển Tiếng Việt: văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. [54, tr. 1360] - Biến đổi Theo Từ điển Tiếng Việt: Biến đổi là thay đổi hoặc làm cho thay đổi thành khác trước. [54, tr. 83]. Văn hóa cũng biến đổi, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một luận điểm chung: không có nền văn hóa nào đứng yên, cũng như không có nền văn hóa nào không có sự thay đổi so với thời kỳ khai nguyên của nó. Như vậy, có thể nói nhà ở vừa là nơi con người trú ngụ, vừa là chỗ cất giữ hạt giống, lương thực, thực phẩm... sau đó con người đã sáng tạo ra nhiều loại nhà với các công dụng khác nhau: Nhà ở, nhà kho, nhà công cộng, nhà phục vụ cho các nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng... của tộc người. Nhà ở của các dân tộc dù với các kiểu kiến trúc khác nhau nhưng đều là sản phẩm do bàn tay, khối óc con người sáng tạo ra. Kết cấu ngôi nhà, cách bài trí không gian sinh hoạt... trong đó cấu trúc ngôi nhà tùy thuộc vào sở thích, thói quen, nhu cầu sử dụng của mỗi tộc người để từ đó tạo ra các yếu tố mang tính tộc người và những yếu tố mang tính địa phương. 1.1.2. Lý thuyết áp dụng Lý thuyết hiện đại hóa Lý thuyết hiện đại hóa của Ronald Inglehart đưa ra dựa trên phân tích dữ liệu lấy từ 43 xã hội đại diện cho 70% dân số thế giới (từ năm 1981-1990), từ các xã hội có thu nhập tính theo đầu người chỉ 300 đô la mỗi năm đến các xã hội có thu nhập tín theo đầu người cao hơn 100 lần và từ những nền dân chủ hình thành ổn định từ lâu với nền kinh tế thị trường đến các quốc gia độc tài và các quốc gia xã hội chủ nghĩa cũ. Ông cho rằng phát triển kinh tế, biến đổi văn hóa và biến đổi chính trị luôn đi cùng nhau trong những mô hình gắn 13 kết và thậm chí trong chừng mực nào đó có thể tiên đoán được. Các điều tra giá trị thế giới đã phát hiện thấy các mô hình văn hóa gắn kết có liên quan chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế. Đồng thời, còn thấy rằng quá trình hiện đại hóa không đi theo đường thẳng. Từ Các Mác (Karl Marx) Max Weber đến Daniel Bell cũng cho rằng biến đổi kinh tế, văn hóa và chính trị cùng diễn ra trong mô hình gắn kết đang làm thay đổi thế giới theo những phương thức có thể tiên đoán được. Tuy nhiên, một số hội chứng biến đổi kinh tế, chính trị và văn hóa diễn ra trên những qũy đạo gắn kết, với một số quỹ đạo có thể xác thực hơn các quỹ đạo khác. Đó là những thành tố trung tâm của một quỹ đạo thường được gọi là Hiện đại hóa. Quỹ đạo hiện đại hóa liên quan đến rất nhiều biến đổi văn hóa khác. Như chúng ta sẽ thấy, một số giá trị văn hóa có khả năng dẫn đến tích lũy kinh tế và đầu tư, làm cho quá trình công nghiệp hóa có thể thực hiện được. Nhưng sự biến đổi xã hội không đi theo đường thẳng. Max Weber nhấn mạnh ảnh hưởng của văn hóa: đó không chỉ là một hiện tượng phụ của hệ kinh tế, mà còn là một yếu tố nhân quả tự thân quan trọng; văn hóa có thể định hình hành vi kinh tế cũng như do hành vi kinh tế định hình. Lý thuyết hiện đại hóa áp dụng trong nghiên cứu về nhà ở của người Mường - làm rõ tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa tới những phong tục tập quán liên quan đến nhà ở của người Mường ở xã Yên Trung, huyện Thạch Thất. Lý thuyết biến đổi văn hóa Các nhà tiến hóa luận văn hóa cuối thế kỷ XIX như Eward B. Tylor (1881) và Lewis Henry Morgan (1877) đã xem các văn hóa ngoài phương Tây là đối tượng tĩnh. Đối với họ, các xã hội có thể phân loại theo đẳng cấp dựa trên một thang phân loại thống nhất từ mông muội đến văn minh, với các dân tộc ở đáy kém trí tuệ hơn các dân tộc khác ở trên đỉnh.Vì vậy, trên các cơ sở vị 14 lợi các thiết chế của xã hội thấp hơn là ít có giá trị và các dân tộc ngoài phương Tây được xem là tương đối không có suy nghĩ, các phong tục của họ như là một sự trói buộc và sự biến đổi rất chậm chạp. Ngược lại, các dân tộc văn minh được coi không chỉ là có trí tuệ hơn mà còn ít bị ràng buộc bởi những hạn chế của truyền thống và mong đạt được sự tiến bộ nhiều hơn. Kết hợp với các quan niệm này là quan điểm cho rằng không có khuôn mẫu chung cho sự biến đổi văn hóa mà trong đó tất cả các xã hội đều vận động tiến lên theo cùng một hướng và như là một kết quả, ngay cả những xã hội mông muội nhất qua thời gian cũng sẽ trở thành ngày càng giống với các dân tộc phương Tây là các dân tộc ở trên đỉnh của thang phân loại. Cơ chế đằng sau sự phát triển này là tri thức; khi những người mông muội áp dụng các trí tuệ của các dân tộc phương Tây, họ tái tạo các thiết chề tương tự, tốt hơn mà các xã hội cao hơn đã phát minh ra từ lâu. Một loạt các quan điểm mới về biến đổi văn hóa đã xuất hiện trong bối cảnh này, và một trong những cách tiếp cận biến đổi văn hóa trong Nhân học Hoa Kỳ với đại diện là Julian Steward (1902 - 1972). Theo ông, mỗi nền văn hóa có cách tiến hóa khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện đặc thù của nền văn hóa đó. Để chứng minh điều này, ông tiến hành nghiên cứu so sánh các cách tiến hóa của nhiều nền văn hóa qua phân tích quá trình phát triển lịch sử của mỗi nền văn hóa. Ông gọi nghiên cứu của mình là sinh thái học văn hóa (cultural ecology) và nghiên cứu văn hóa theo lập trường của tiến hóa đa hệ. Năm 1955, Julan Steward xuất bản công trình Lý thuyết về biến đổi văn hóa phương pháp luận về tiến hóa đa hệ (Theory of Cuture Change - The Methodology of Multilinear Evolution). Như vậy, giao lưu tiếp biến văn hóa là kết quả của sự trao đổi và vừa là bản thân của sự trao đổi. Có giao lưu tiếp biến văn hóa mới có thể hiểu được giá trị và tầm quan trọng của giao lưu văn hóa trong quá trình vận động và phát triển của xã hội. Quá trình này luôn đặt cho 15 mỗi tộc người phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Quan điểm về sự phân tầng mang tính đẳng cấp của xã hội đã bị các nhà khoa học (đáng chú ý nhất là Franz Boas) phê phán rộng rãi ngay từ trước thế kỷ XX. Rồi một loạt các quan điểm mới về sự biến đổi văn hóa đã nổi lên trong bối cảnh này. [53, tr. 169] Với định hướng khung lý thuyết về biến đổi văn hóa và lý thuyết hiện đại hóa, luận văn áp dụng trong quá trình xây dựng khung phân tích, đặt văn hóa nhà ở của người Mường ở xã Yên Trung trong một bối cảnh xã hội của người Mường đang có nhiều biến đổi. Cùng với xu thế phát triển và đi lên, nhiều yếu tố của quá trình hiện đại hóa, giao lưu văn hóa và hội nhập đang tác động mạnh mẽ đến các quan niệm, thực hành các giá trị của nhà ở tại một địa bàn đang bị đô thị hóa và hiện đại hóa mạnh mẽ. Từ đó, tìm ra những giá trị, bản sắc văn hóa liên quan đến nhà ở nào cần bảo tồn và phát huy, những giá trị nào đã và đang thay đổi, cần có sự quản lý và định hướng phát triển cho phù hợp với bối cảnh hiện nay. 1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu 1.2.1. Giới thiệu về xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội là một trong những huyện có người dân tộc thiểu số cư trú (cùng với huyện Ba Vì và huyện Quốc Oai). Với vị trí chiến lược phát triển đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất đã và đang được quan tâm, đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng một cách mạnh mẽ. Cùng với đó là quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên địa bàn huyện. Xu hướng phát triển của huyện Thạch Thất chuyển từ cấu trúc huyện nông nghiệp - làng nghề sang cấu trúc Đô thị vệ tinh - Hành lang xanh theo Quyết định số 5785/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Bên cạnh việc đầu tư chuyển 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan