Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở việt nam h...

Tài liệu Nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở việt nam hiện nay

.PDF
147
731
108

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH •&œ LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS,TS NGUYỄN HÙNG HẬU 2. PGS,TS ĐẶNG QUANG ĐỊNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án của tôi là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, khoa học. Các thông tin và số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy. Những đánh giá, kết luận được đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp, sao chép ở bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đó. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những lời cam đoan của mình! TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Chiên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại 6 1.2. Những nghiên cứu liên quan đến thực trạng của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay 16 1.3. Những nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp nhằm phát triển nhân tố người lao động đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay 22 1.4. Giá trị của những công trình nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 28 Chương 2: NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 2.1. Lực lượng sản xuất và lực lượng sản xuất hiện đại 32 32 2.2. Vai trò và những yêu cầu cơ bản của người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại 55 2.3. Những yếu tố chủ yếu tác động đến người lao động trong quá trình xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay 66 Chương 3: NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU 76 3.1. Thực trạng của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay 76 3.2. Những nguyên nhân chủ yếu của những mặt tích cực và hạn chế ở người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay 96 Chương 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM 114 4.1. Những quan điểm cơ bản để phát triển nhân tố người lao động đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam 114 4.2. Những giải pháp cơ bản để phát triển nhân tố người lao động đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam 120 KẾT LUẬN 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ 140 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN STT TÊN BẢNG TRANG Bảng 1 Thời gian đưa các phát minh khoa học vào ứng dụng 44 Bảng 2 So sánh sự khác nhau giữa kinh tế công nghiệp và kinh 61 tế tri thức Bảng 3 So sánh các tiêu chí chất lượng cơ bản nguồn nhân lực 89 của Việt Nam so với một số nước (tính theo thang điểm 10) Bảng 4 Cơ cấu người thất nghiệp chia theo các bậc học cao 104 nhất đã đạt được năm 2014 Bảng 5 Cơ cấu lao động phân chia theo loại hình kinh tế thời kỳ 2009 - 2014 (đơn vị tính: %) 109 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự phát triển của xã hội loài người chính là sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt của quá trình sản xuất vật chất là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có quan hệ biện chứng với nhau, tạo ra sự vận động và biến đổi của phương thức sản xuất. Mọi sự biến đổi của phương thức sản xuất và sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng đều bắt nguồn từ sự thay đổi của lực lượng sản xuất, cho nên lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định mọi sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội. Lực lượng sản xuất được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó người lao động là yếu tố quyết định. Mặc dù ngày nay, khoa học - công nghệ đã có bước phát triển mạnh mẽ, khoa học đã từng bước trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nhưng có thể khẳng định,người lao động vẫn là yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại. Kế thừa quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cũng nhấn mạnh trước hết đến sự phát triển lực lượng sản xuất để tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã đưa ra quan điểm: “Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất" [29, tr.30-31]; nhất là "phát triển lực lượng sản xuất hiện đại” [31, tr.27] Trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, Đảng ta đặc biệt ưu tiên phát triển nhân tố người lao động, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây được coi là một trong ba khâu đột phá chiến lược, góp phần phá vỡ những “điểm nghẽn” đang cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đại hội XI khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [29, tr.41]. Quan điểm này tiếp tục được Đại hội XII nhấn mạnh thêm: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, 2 giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [31, tr.295-296]. Trong những năm qua, mặc dù đội ngũ người lao động tham gia vào quá trình sản xuất vật chất ở nước ta ngày càng tăng lên về số lượng; được cải thiện về thể lực; nâng cao về trình độ, tay nghề, có đóng góp lo lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại, người lao động ở nước ta còn nhiều bất cập. Nhìn chung, sức khỏe, thể lực còn kém; trình độ, tay nghề còn thấp; ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái chưa cao, tính tích cực trong lao động sản xuất chưa được phát huy một cách tối đa… Những hạn chế đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, làm cho “nền kinh tế chủ yếu vẫn phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa vào tri thức và khoa học công nghệ, thiếu nhiều lao động có kỹ năng” [31, tr.84], năng suất lao động thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân chậm được cải thiện. Ngoài ra, những hạn chế đó còn tạo ra những rào cản đáng kể khi người lao động nước ta tham gia vào thị trường lao động thế giới cũng như các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Do vậy, để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội, một trong những vấn đề cốt lõi nhất, cần được ưu tiên hàng đầu là phát triển nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại, tạo ra bước đột phá để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững cho đất nước. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn vấn đề “Nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản để phát triển nhân tố người lao động đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Để đạt được được mục tiêu trên, luận án thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến lực lượng sản xuất hiện đại, nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại; Hai là, làm rõ khái niệm, biểu hiện của lực lượng sản xuất hiện đại; vai trò và yêu cầu của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại; Ba là, phân tích thực trạng của nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay trên cả hai phương diện là ưu điểm và hạn chế; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó; Bốn là, đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản để phát triển nhân tố người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân tố người lao động với tư cách là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Trong nền sản xuất hiện đại, không chỉ có người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất mà cả những người quản lý sản xuất, những kĩ sư, những nhà khoa học - công nghệ cũng chính là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất. Tuy nhiên, luận án chỉ giới hạn trong phạm vi khảo sát, phân tích thực trạng người lao động là công nhân trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh vì lực lượng lao động này chiếm tỷ lệ lớn và cũng phản ánh nét đặc trưng cơ bản về trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. - Phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu: nhân tố người lao động ở Việt Nam từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về lực lượng sản xuất, về vai trò của nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất. Luận án cũng dựa trên những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính 4 sách, pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc phát triển nhân tốcon người nói chung và phát triển nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại. Ngoài ra, luận án cũng kế thừa giá trị của những công trình nghiên cứu trước đó những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, như phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lôgíc - lịch sử... Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê... để triển khai các nội dung của luận án. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học của luận án - Luận án góp phần nghiên cứu sâu thêm, làm phong phú thêm một số vấn đề lý luận về lực lượng sản xuất. Đặc biệt, luận án làm rõ thêm vai trò của nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác - Lênin nói riêng và các ngành khoa học xã hội khác nói chung. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm thực trạng của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay; đặc biệt là góp phần làm rõ hơn những ưu điểm và hạn chế của người lao động là công nhân trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước ta trong thời gian qua. - Luận án cũng có giá trị tham khảo trong việc hoạch định chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung và phát triển lực lượng sản xuất ở các tỉnh, thành trong cả nước nói riêng. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương với 11 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Lực lượng sản xuất và nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất vốn là một trong những vấn đề rất cơ bản của triết học Mác - Lênin. Vì vậy, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Liên quan đến nội dung của luận án, tác giả đã tổng quan những tài liệu đó thành ba nhóm chính theo bố cục ba chương của luận án. 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI 1.1.1. Những nghiên cứu lý luận về lực lượng sản xuất hiện đại Trước sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất đã có những bước phát triển đáng kể, theo hướng hiện đại. Vì vậy, gần đây có một số công trình bàn về lực lượng sản xuất hiện đại, lực lượng sản xuất mới. Trong giới hạn của vấn đề nghiên cứu, luận án không tổng quan những công trình nghiên cứu về lực lượng sản xuất nói chung mà chỉ đi sâu tổng quan những công trình nghiên cứu về lực lượng sản xuất hiện đại, lực lượng sản xuất mới. Dưới góc độ đó, có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Cuốn sách Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức do hai tác giả Vũ Đình Cự, Trần Xuân Sầm (chủ biên) [17] đã phân tích luận điểm của C.Mác về vai trò của khoa học đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các tác giả đã khẳng định, trong thời đại ngày nay, lực lượng sản xuất không đơn thuần chỉ là sự kết hợp của hai yếu tố người lao động và tư liệu sản xuất nữa mà sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ để dẫn đến sự ra đời của lực lượng sản xuất mới - lực lượng sản xuất hiện đại. Nhờ đó, nền kinh tế của thế giới đã có bước chuyển biến quan trọng từ nền kinh tế công nghiệp thuần túy sang nền kinh tế tri thức. Trong chương 7: “Những đặc điểm chủ yếu của lực lượng sản xuất mới”, các tác giả đã chỉ ra 5 biểu hiện chứng tỏ khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: Một là, số lượng nhân lực khoa học tham gia vào quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ ngày càng cao, vượt trội so với số lượng lao động thủ công; hai là, các máy móc, các dây truyền sản xuất trong các xí nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng thí 6 nghiệm; ba là,thời gian cho các ứng dụng khoa học đi từ phòng thí nghiệm ra thị trường ngày càng được rút ngắn; bốn là, các doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu gắn bó với nhau ngày càng chặt chẽ; năm là, khoa học trong lực lượng sản xuất mới không chỉ bao hàm khoa học công nghệ mà còn bao hàm cả các ngành khoa học xã hội. Những đặc điểm trên đã cho thấy sự khác biệt rất lớn của lực lượng sản xuất mới so với lực lượng sản xuất trước kia. Từ đó, các tác giả khẳng định, tri thức chính là sức mạnh nòng cốt của lực lượng sản xuất mới: Vì tri thức có vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế nên lực lượng sản xuất mới không chỉ có mặt trong những ngành sản xuất mới xuất hiện mà nó còn lan tỏa, cải tạo, đổi mới các ngành sản xuất cũ của nền kinh tế. Như vậy, lực lượng sản xuất mới cuối cùng sẽ thay thế hoàn toàn lực lượng sản xuất cũ, qua một quá trình phát triển biện chứng, có sử dụng triệt để những tiền đề mà lực lượng sản xuất cũ tạo ra [17, tr.145-146]. Từ những phân tích chung đó, trong chương 18 với tên gọi: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”, các tác giả đã khẳng định đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức của Đảng ta hiện nay là hoàn toàn đúng đắn, góp phần vào mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu đó cần thiết phải phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại. Cuốn sách của các tác giả là một công trình khoa học khá công phu đã cung cấp những vấn đề lý luận rất quan trọng và mới mẻ về lực lượng sản xuất hiện đại, diện mạo của lực lượng sản xuất hiện đại, vai trò của lực lượng sản xuất hiện đại đối với sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, cần phân tích thêm những nhận định về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vấn đề này sẽ được tác giả trình bày trong nội dung luận án. Bài viết: “Những đặc điểm của hệ thống công nghệ mới và lực lượng sản xuất mới tác động quyết định đến quá trình hình thành kinh tế tri thức”, của tác giả Vũ Đình Cự [16] đã đưa ra những quan niệm về lực lượng sản xuất mới. Theo tác giả, hệ thống công nghệ mới thực chất chính là hệ thống công nghệ cao được hình thành từ giữa thế kỷ XX đã có tác động to lớn đến sự biến đổi của lực lượng sản xuất, cho ra đời của lực lượng sản xuất mới. Tác giả đã đưa ra quan niệm về lực lượng sản xuất mới như sau: 7 Lực lượng sản xuất mới, tức là lực lượng sản xuất hiện đại, dựa trên hệ thống công nghệ mới được đặc trưng bằng năng suất rất cao, hiệu quả lớn, ngày càng ít tác hại môi trường và ít gây mất cân bằng sinh thái (“thân” môi trường), tiêu hao ngày càng ít năng lượng và vật liệu cho một sản phẩm, đồng thời hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày càng cao” [16, tr.20-21]. Từ quan điểm này, có thể nhận thấy, tác giả đã đồng nhất lực lượng sản xuất mới với lực lượng sản xuất hiện đại, nội hàm của khái niệm này gắn liền với trình độ phát triển theo hướng hiện đại của lực lượng sản xuất. Trong quan điểm này, tác giả đã đưa ra những đặc trưng nổi bật của lực lượng sản xuất mới, dùng để phân biệt với lực lượng sản xuất cũ có trình độ lạc hậu trước kia. Từ đó, có thể nhận thấy, tác giả đề cao vai trò của khoa học - công nghệ hiện đại trong việc hình thành nên lực lượng sản xuất mới. Tác giả còn khẳng định thêm, sự khác nhau giữa lực lượng sản xuất mới dựa trên hệ thống công nghệ mới so với lực lượng sản xuất của thời kỳ công nghiệp cổ điển là lực lượng sản xuất cổ điển có các đối tượng chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu; trong lực lượng sản xuất mới, đối tượng lao động ngoài nguyên liệu, vật liệu còn có thông tin, dữ liệu, tri thức. Theo tác giả, khi lực lượng sản xuất mới ra đời, nó không chỉ làm thay đổi diện mạo của một nền kinh tế - xã hội mà còn làm “phát sinh một hệ quả quan trọng”, đó là toàn cầu hóa kinh tế. Vì lực lượng sản xuất phát triển nên đã tạo ra một lượng hàng hóa dồi dào không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng ra thị trường quốc tế: Toàn cầu hóa kinh tế hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhưng nguyên nhân do lực lượng sản xuất là quyết định. Nếu không có một lực lượng sản xuất mới đảm bảo một nguồn hàng hóa và dịch vụ vô cùng phong phú, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của toàn thế giới và một kết cấu hạ tầng thông tin cực kỳ mạnh mẽ như hiện nay thì chưa thể có toàn cầu hóa kinh tế [16, tr.24]. Theo tác giả Vũ Đình Cự, vì lượng sản xuất mới có hàm lượng tri thức cao nên việc xuất hiện toàn cầu hóa kinh tế sẽ tất yếu dẫn đến toàn cầu hóa tri thức bởi tri thức của con người không bị giới hạn bởi những khuôn khổ chật hẹp trong một vùng, một lãnh thổ, một quốc gia nhất định mà luôn có tính xã hội hóa, tính quốc tế rất cao. Vì vậy, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, muốn phát triển lực 8 lượng sản xuất theo hướng hiện đại, muốn gia nhập vào quá trình toàn cầu hóa lực lượng sản xuất cần chú trọng đến việc phát huy nguồn lao động có tri thức, có trình độ tay nghề cao. Như vậy, trong bài viết, tác giả không chỉ đưa ra nội hàm khái niệm lực lượng sản xuất mới hay lực lượng sản xuất hiện đại mà còn chỉ ra tác động của lực lượng sản xuất mới đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như với quá trình toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa lực lượng sản xuất. Trong bài viết: “Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại” [72], tác giả Đoàn Công Mẫn trình bày vai trò to lớn của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển của xã hội nói chung và lực lượng sản xuất nói riêng: “Chính sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất mới đã từng bước đưa nhân loại tiến vào nền kinh tế tri thức ở mức độ khác nhau, trong đó động lực chủ yếu làm nên sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của xã hội là khoa học và công nghệ” [72, tr.29]. Trong phần hai của bài viết, tác giả đã phân tích thực trạng phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Theo tác giả, lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay còn chậm phát triển và không đều, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những hạn chế đó được thể hiện trên cả ba phương diện là người lao động, tư liệu sản xuất và việc ứng dụng khoa học - công nghệ, trong đó quan trọng nhất là những hạn chế về khoa học - công nghệ. Bởi vậy, để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất lên trình độ hiện đại, cần có một giải pháp đồng bộ, toàn diện và phù hợp với thực tiễn sản xuất. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra bảy giải pháp để phát triển khoa học và công nghệ nhằm phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam. Những giải pháp đó có tính khá toàn diện và có tính khả thi. Đáng chú ý là trong những công trình viết về vai trò của khoa học - công nghệ trong sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại có nhiều bài viết bàn về luận điểm: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của C.Mác. Điển hình là các tác giả Trần Đắc Hiến với “Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và sự vận dụng ở nước ta hiện nay” [41]; Nguyễn Cảnh Hồ với “Có phải khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” [42]; Lê Huy Thực với “Về luận điểm 9 “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” [93]. Trong ba bài viết này, các tác giả đã phân tích quan điểm của C.Mác về vai trò của khoa học đối với sự phát triển lực lượng sản xuất, những điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Từ đó, các tác giả phân tích quan điểm của Đảng ta về việc phát triển khoa học - công nghệ phục vụ sự phát triển lực lượng sản xuất đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển khoa học - công nghệ ở nước ta. Những bài viết này gợi mở một số nội dung để tác giả luận án phân tích sâu hơn về vai trò của khoa học trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Ngoài những quan điểm về lực lượng sản xuất mới, lực lượng sản xuất hiện đại, theo một số nhà khoa học, cũng cần có những quan niệm mới về lực lượng sản xuất để bắt nhịp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời đại ngày nay. Trong bài viết: “Quan niệm mới về phát triển lực lượng sản xuất”[ 90], tác giả Lý Hân (Trung Quốc) đưa ra những quan điểm đáng chú ý về phát triển lực lượng sản xuất. Trước hết, tác giả đã phê phán những quan điểm cũ về lực lượng sản xuất: “Sách giáo khoa cũ ở Trung Quốc định nghĩa lực lượng sản xuất là khả năng của con người chinh phục và cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất” [90, tr.9]. Đây không chỉ là quan điểm của riêng Trung Quốc mà cũng chính là quan điểm của Việt Nam trước kia về lực lượng sản xuất. Theo tác giả, trong quá trình sản xuất vật chất, con người không chỉ chinh phục tự nhiên mà còn phải thích nghi với giới tự nhiên nên khi đề cập đến phạm trù lực lượng sản xuất mà chỉ nhấn mạnh đến hoạt động chinh phục, xem nhẹ hoạt động thích nghi là phiến diện. Tác giả nhấn mạnh thêm: “Quan niệm như vậy không chỉ hạn chế nội hàm của khái niệm lực lượng sản xuất mà còn khó dung nạp với sự phát triển bền vững, phát triển liên tục” [90, tr.10]. Hệ quả của quan điểm này theo tác giả là “con người tìm mọi cách chinh phục, khai thác sao cho được nhiều nhất của cải từ thiên nhiên, bất chấp mọi hậu quả” [90, tr.10]. Từ sự phê phán đó, theo tác giả, cần có những thay đổi trong quan niệm về phát triển lực lượng sản xuất. Tác giả cho rằng, nếu con người biết chung sống hòa bình với giới tự nhiên, con người sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ nó, sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn về giới tự nhiên. Do đó, khả năng chung sống hòa bình với thiên nhiên là một phương diện có ý nghĩa rất quan trọng trong quan niệm về lực lượng sản xuất. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra quan niệm mới về lực lượng sản xuất: “Thuật ngữ “lực lượng 10 sản xuất” là khái niệm thể hiện không chỉ hoạt động đấu tranh mà còn thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa con người và giới tự nhiên” [90, tr.9]. Tác giả đã chỉ ra trong lịch sử loài người đã và đang trải qua ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất. Giai đoạn 1: Lực lượng sản xuất phát triển một cách tự phát. Đây là giai đoạn mà kinh nghiệm sản xuất trực tiếp của người lao động sinh ra kỹ thuật. Nó xảy ra trước cách mạng công nghiệp. Giai đoạn 2: Lực lượng sản xuất phát triển bằng mọi giá. Đây là giai đoạn sau cách mạng công nghiệp, con người đã tận dụng những thành quả của khoa học và kỹ thuật để khai thác ngày càng nhiều tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Giai đoạn 3: Lực lượng sản xuất phát triển một cách có chọn lọc. Do mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ngày càng xung khắc, biểu hiện qua những thiên tai, lũ lụt nên con người từng bước điều chỉnh hoạt động sản xuất vật chất của mình, chuyển hướng sang phát triển lực lượng sản xuất một cách có chọn lọc, tránh làm tổn hại đến tự nhiên. Theo tác giả, đây là giai đoạn mà loài người đã và đang hướng tới. Như vậy, có thể nói, quan điểm của tác giả Lý Hân có những cách nhìn mới đối với mở rộng nội hàm khái niệm lực lượng sản xuất, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ cùng với những yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển bền vững, việc mở rộng nội hàm khái niệm “lực lượng sản xuất” là cần thiết. Đó là cách mà chúng ta bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác bằng những thực tiễn lịch sử sinh động mà thời đại của các ông chưa đặt ra hoặc chưa trở thành những vấn đề cấp bách, mang tính toàn cầu. 1.1.2. Những nghiên cứu lý luận liên quan đến nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại Nguồn nhân lực hay nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại cũng chưa được nhiều người bàn đến. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Trong cuốn sách: Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay [20], tác giả Hồ Anh Dũng đã bàn đến một số nội dung cơ bản của khái niệm lực lượng sản xuất qua việc khảo cứu những quan điểm của triết học Mác - Lênin về lực lượng sản xuất qua những tác phẩm kinh điển như: Hệ tư tưởng Đức, Sự khốn cùng 11 của triết học, Tư bản… Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất, đặc biệt là người lao động - yếu tố quyết định lực lượng sản xuất. Tác giả đã phân tích vai trò của yếu tố con người trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại. Tác giả khẳng định: Khoa học là của con người, gắn liền với con người, phụ thuộc vào con người và phải thông qua hoạt động của con người được định hình thành những phẩm chất và năng lực trong người lao động, mới trở thành lực lượng sản xuất. Khoa học cũng phải thông qua hoạt động của con người mới có thể được vật chất hóa thành các phương tiện kỹ thuật và công nghệ. Kỹ thuật, công nghệ hiện đại với tư cách là phần vật chất trong thành phần của lực lượng sản xuất dù năng động và cách mạng đến mấy chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm của bàn tay và khối óc của con người và phải chịu sự điều khiển giám sát của con người [20, tr.50]. Nhận định trên đã cho thấy vai trò to lớn của con người trong bối cảnh hiện nay. Điều đó cũng cho thấy, khoa học muốn trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp phải thông qua hoạt động của con người. Trong cuốn sách: Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay [76], tác giả Phạm Công Nhất cũng đã trình bày những vấn đề cơ bản về vai trò của nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam. Trong chương 1, tác giả đã đưa ra khái niệm nhân tố con người: Nhân tố con người là tổng thể các yếu tố có liên quan đến con người, là sự thống nhất biện chứng giữa các mặt chủ quan và khách quan để tạo nên năng lực, phẩm chất và trí tuệ của con người được hình thành và phát huy tác dụng vào trong thực tiễn sản xuất vật chất hay quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng, quốc gia trong những giai đoạn lịch sử nhất định” [76, tr.25]. Từ khái niệm đó, tác giả đã chỉ ra bốn đặc điểm cơ bản của nhân tố con người trong lực lượng sản xuất. Đứng trên lập trường mácxít, tác giả tiếp tục khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người trong lực lượng sản xuất. Theo tác giả, để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, kể cả lực lượng sản xuất hiện đại thì yếu tố có tính quyết định không phải là tư liệu sản xuất, cũng không phải là khoa học - kỹ thuật mà 12 chính là yếu tố con người. Trong thời đại ngày nay, nói đến nhân tố con người trong phát triển sản xuất là nói tới những người công nhân, những người lao động. Ngoài ra, tác giả còn phân tích những yếu tố tác động đến việc phát huy nhân tố con người trong lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay như: tính chất và trạng thái của thể chế chính trị; tính chất và trạng thái của nền kinh tế; trình độ phát triển dân trí; trình độ xã hội hóa, dân chủ hóa về thông tin. Trong bài viết “Xem xét nhân tố người lao động trong cấu trúc của lực lượng sản xuất” [53], tác giả Trương Giang Long nhận định: Nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất được hiểu như là bộ phận năng động và sáng tạo nhất của quá trình sản xuất. Nhờ có nó mà công cụ và phương tiện sản xuất ngày càng được đổi mới, sản xuất phát triển với năng suất và chất lượng cao, đời sống tinh thần và bộ mặt của xã hội có nhiều tiến bộ [56, tr.27]. Từ đó, tác giả đã chỉ ra những phẩm chất cần có của con người trong lực lượng sản xuất. Đó là những con người “phát triển cao về trí tuệ, khỏe mạnh về thể chất, giàu có về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [56, tr.28]. Nhận định này của tác giả cũng có giá trị tham khảo nhất định đối với tác giả luận án khi phân tích những phẩm chất cần có của nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Trong bài viết “Kinh tế tri thức - xét từ giác độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất” [80], tác giả Phạm Ngọc Quang cũng khẳng định sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại đã làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, “năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng” [80, tr.22]. Cũng theo tác giả, nhờ tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, người lao động không chỉ là những người hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn bao gồm một bộ phận ngày càng tăng lên những người trực tiếp quản lý quá trình sản xuất và những kỹ sư, những nhà công nghệ... Nhận định này đã phản ánh đúng xu thế phát triển của đội ngũ những người lao động trong nền sản xuất hiện đại. Từ việc phân tích xu thế tất yếu của nền kinh tế tri thức, tác giả đã chỉ ra ba xu hướng biến đổi của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế tri thức. Đó là: lao động cơ bắp 13 từng bước được thay thế bằng lao động trí tuệ nhưng lao động cơ bắp không mất đi; yếu tố trí tuệ quan trọng hơn yếu tố vật liệu tự nhiên trong lao động sản xuất; lao động quản lý dần chiếm ưu thế so với lao động sản xuất trực tiếp. Từ ba xu thế trên, có thể nhận thấy, trong nền sản xuất hiện đại, yếu tố tri thức, trí tuệ của người lao động giữ vai trò và vị trí chi phối. Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản của nền kinh tế tri thức so với những nền kinh tế trước đó trong lịch sử. Vì vậy, lực lượng sản xuất hiện đại và kinh tế tri thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với vấn đề đào tạo người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Qua thực tiễn đồng bằng sông Cửu Long [37], tác giả Trần Thanh Đức cũng bàn về nhân tố con người trong lực lượng sản xuất. Theo tác giả: Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất không chỉ là bộ phận cấu thành mà còn giữ vai trò trung tâm trong lực lượng sản xuất. Chính mặt hoạt động của nhân tố con người tạo ra phương thức kết hợp tốt nhất giữa các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất, qua đó, nó giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất [37, tr.46]. Như vậy, tác giả đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất. Trong luận án, tác giả đã đi sâu phân tích sự tác động của nhân tố con người với những yếu tố cấu thành khác của lực lượng sản xuất như nhân tố con người với tư liệu sản xuất, nhân tố con người với cách mạng khoa học - công nghệ. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra những yêu cầu đào tạo người lao động Việt Nam nhằm phát triển nhân tố con người trong lực lượng sản xuất của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những yêu cầu cơ bản đó là: Người lao động cần phải có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cao và tư duy mới - tư duy sáng tạo và biện chứng; người lao động phải có tính tự chủ và sáng tạo; người lao động phải có khả năng thích nghi; người lao động phải có văn hóa, có những giá trị nhân bản, nhân đạo, nhân văn; người lao động phải có thể lực tốt . Đây chính là những yêu cầu khá toàn diện và cần thiết của người lao động để đáp ứng nhu cầu của phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Vấn đề này cũng được luận án kế thừa và làm rõ hơn khi phân tích những yêu cầu của nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại nói chung và phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam nói riêng. 14 Gần đây, trong bài viết: “Về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác” [88], thông qua việc tranh luận với tác giả Nguyễn Chí Dũng một số nội dung trong bài viết “Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội dưới ánh sáng thời đại ngày nay” (Tạp chí Khoa học xã hội, số 2 (87), năm 2015), tác giả Dương Văn Thịnh cũng đã trình bày quan điểm của mình về vai trò, vị trí của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất. Theo tác giả Dương Văn Thịnh, quan điểm của tác giả Nguyễn Chí Dũng khi cho rằng phân tích sâu sắc những yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất, C.Mác chỉ ra rằng, chất của công cụ sản xuất là cái quan trọng nhất quy định chất của quan hệ sản xuất. Với ý nghĩa đó nó càng là cái quan trọng nhất, quy định chất của phương thức sản xuất hay chất của một hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử là chưa phản ánh đúng thực chất tính khoa học trong học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội. Nếu quan niệm như vậy, tác giả Nguyễn Chí Dũng không nhắc gì đến yếu tố con người trong lực lượng sản xuất. Theo tác giả Dương Văn Thịnh, đây là một quan điểm “duy kỹ thuật” vì nó tìm nguyên nhân cuối cùng của sự thay đổi xã hội ở sự thay đổi của công cụ sản xuất. Điều này trái với quan điểm của C.Mác. Mặc dù không phủ nhận vai trò to lớn của công cụ sản xuất, rộng hơn là tư liệu sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở mỗi thời đại kinh tế khác nhau nhưng tác giả Dương Văn Thịnh vẫn khẳng định con người mới chính là nhân tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất: Không phải công cụ sản xuất quyết định tính năng động của lực lượng sản xuất, mà chính hoạt động sản xuất vật chất của con người là nhân tố quyết định. Công cụ sản xuất muốn trở thành một sức hoạt động thì phải có con người, hơn nữa công cụ sản xuất không phải tự nhiên sinh ra được mà nó cũng do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong những quan hệ xã hội nhất định. Cho nên cái quyết định trình độ của lực lượng sản xuất không phải là chất của công cụ sản xuất mà phải là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó trình độ phát triển của con người là quyết định nhất [91, tr.40]. Quan điểm này cùng những tranh luận của tác giả Dương Văn Thịnh với tác giả Nguyễn Chí Dũng trong bài viết trên đã giúp tác giả luận án hiểu rõ hơn về tính khoa học trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác khi bàn đến vai trò của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan