Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Niềm tin tôn giáo của tín đồ phật giáo thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Niềm tin tôn giáo của tín đồ phật giáo thành phố hồ chí minh

.PDF
218
953
142

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------ THÁI VĂN ANH NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------ THÁI VĂN ANH NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Dũng HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Thái Văn Anh i LỜI CẢM ƠN Sau gần 4 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội, tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Bằng tất cả sự chân thành, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến: * GS.TS Vũ Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Với khó khăn vốn có và cả những khó khăn phát sinh trong hoạt động nghiên cứu khoa học, Thầy không tránh khỏi nhọc nhằn, vất vả khi hướng dẫn tôi. Nhưng trên tất cả, với tâm huyết, lòng say mê khoa học, sự tận tâm với nghề, với học trò, Thầy đã không quản ngại thời gian, công sức để định hướng, chỉ dạy, động viên và khích lệ tôi tìm được một hướng nghiên cứu rõ ràng và phù hợp. * Hội đồng Học viện, Ban Giám đốc, quý thầy cô Khoa Tâm lý Giáo dục - Học viện Khoa học xã hội, các nhà nghiên cứu Viện Tâm lý học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã nhiệt tình chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và trợ giúp tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận án. * Chư tôn đức lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo TPHCM, Ban Trị sự Phật giáo các quận huyện, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM, cùng Tăng Ni, Phật tử các Tự viện trên địa bàn thành phố đã hết lòng ủng hộ, đóng góp ý kiến quý báu, tạo mọi thuận lợi trong quá trình tôi khảo sát thực trạng. * Gia đình, thầy Bổn sư, Ban Quản trị chùa Bửu Đà (quận 10), pháp huynh pháp đệ, quý ân nhân Phật tử, gia đình Cơm chay Hương Tâm, các anh chị nghiên cứu sinh cùng khóa, những người bạn,… đã luôn sát cánh, quan tâm, động viên, tiếp thêm năng lượng, ý chí, giúp tôi vững vàng hơn trong từng chặng đường học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận án. Một lần nữa, chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe, an lạc, hạnh phúc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Thái Văn Anh ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới .....................................................................7 1.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................15 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO ...............................................................................................27 2.1. Niềm tin tôn giáo ................................................................................................27 2.2. Tín đồ Phật giáo .................................................................................................40 2.3. Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo ...............................................................43 2.4. Vai trò niềm tin tôn giáo đối với đời sống tín đồ Phật giáo ...............................49 2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo................51 Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................61 3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.......................................................61 3.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................62 3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................63 3.4. Tiêu chí đánh giá và thang đo mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo .. 72 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO TP. HỒ CHÍ MINH. ...................................................75 4.1. Thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh ......75 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................105 4.3. Ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo đến đời sống tâm lý tín đồ ..........................132 4.4. Phân tích một số trường hợp điển hình ............................................................134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...............................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................152 iii BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình THCS Trung học cơ sở THPT & TC Trung học phổ thông và Trung cấp ĐH, CĐ Đại học, Cao đẳng TS Tần số TL Tỷ lệ TH Thứ hạng STT Số thứ tự Nxb Nhà xuất bản iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sự phân bố khách thể trong mẫu nghiên cứu .......................................... 67 Bảng 4.1. Mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh 76 Bảng 4.2. Nguyên nhân tín đồ tin vào đạo Phật ....................................................... 78 Bảng 4.3. Mức độ niềm tin của tín đồ vào Đức Phật ............................................... 79 Bảng 4.4. Nguyên nhân tín đồ tin vào Đức Phật...................................................... 82 Bảng 4.5. Biểu hiện niềm tin về sự hiện diện của Đức Phật trong đời sống ........... 83 Bảng 4.6. Biểu hiện niềm tin của tín đồ vào sức mạnh của Đức Phật ..................... 85 Bảng 4.7. Nguyên nhân tín đồ tin vào sự hiện diện và sức mạnh của Đức Phật ..... 86 Bảng 4.8. Mức độ niềm tin của tín đồ vào giáo lý đạo Phật .................................... 87 Bảng 4.9. Nguyên nhân tín đồ tin vào giáo lý đạo Phật ........................................... 88 Bảng 4.10. Mức độ niềm tin vào một số giáo lý căn bản trong đạo Phật ................ 89 Bảng 4.11. Mô hình hồi quy dự đoán về chỉ số niềm tin vào giáo lý ...................... 93 Bảng 4.12. Mức độ niềm tin của tín đồ vào Tăng đoàn ........................................... 94 Bảng 4.13. Nguyên nhân tín đồ tin vào Tăng đoàn.................................................. 97 Bảng 4.14. Cách thức thiết lập niềm tin vào Tăng đoàn .......................................... 98 Bảng 4.15. Mức độ niềm tin của tín đồ vào bản thân .............................................. 99 Bảng 4.16. Nguyên nhân tín đồ tin vào bản thân .................................................. 102 Bảng 4.17. Nguyên nhân tín đồ không tin vào bản thân ....................................... 103 Bảng 4.18. Đặc điểm tâm lý của các tín đồ không tin vào bản thân ...................... 103 Bảng 4.19. Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến ..................... 106 Bảng 4.20. Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố bản thân đạo Phật ............ 107 Bảng 4.21. Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa dân ..................... 108 Bảng 4.22. Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội 109 Bảng 4.23. Tổng hợp sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ............................ 111 Bảng 4.24. Biểu hiện nhận thức của tín đồ về Đức Phật ....................................... 112 Bảng 4.25. Biểu hiện nhận thức của tín đồ về giáo lý đạo Phật ............................ 113 Bảng 4.26. Biểu hiện nhận thức của tín đồ về luân hồi ......................................... 114 v Bảng 4.27. Biểu hiện nhận thức của tín đồ về Niết bàn ......................................... 115 Bảng 4.28. Biểu hiện nhận thức của tín đồ về Địa ngục ........................................ 115 Bảng 4.29. Biểu hiện nhận thức của tín đồ về nhân quả nghiệp báo ..................... 116 Bảng 4.30. Biểu hiện nhận thức của tín đồ về nguồn gốc và phương pháp chấm dứt khổ đau ................................................................................................................... 117 Bảng 4.31. Biểu hiện nhận thức của tín đồ về Tăng đoàn ..................................... 118 Bảng 4.32. Biểu hiện nhận thức của tín đồ về khả năng con người....................... 119 Bảng 4.33. Biểu hiện tình cảm của tín đồ đối với Đức Phật .................................. 121 Bảng 4.34. Biểu hiện tình cảm của tín đồ đối với giáo lý ...................................... 121 Bảng 4.35. Biểu hiện tình cảm của tín đồ đối với Tăng đoàn ................................ 122 Bảng 4.36. Biểu hiện tình cảm của tín đồ đối với bản thân ................................... 123 Bảng 4.37. Biểu hiện hành vi của tín đồ đối với Đức Phật .................................... 125 Bảng 4.38. Biểu hiện hành vi của tín đồ đối với giáo lý ........................................ 125 Bảng 4.39. Biểu hiện hành vi của tín đồ đối với Tăng đoàn .................................. 126 Bảng 4.40. Biểu hiện hành vi của tín đồ đối với bản thân ..................................... 128 Bảng 4.41. Hệ số tương quan và hồi quy bậc nhất giữa các yếu tố chủ quan với các mặt biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ ............................................................. 130 Bảng 4.42. Dự báo của tổng hợp các yếu tố chủ quan ........................................... 131 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 4.1. Thực trạng chung niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 75 Biểu đồ 4.2. So sánh mức độ niềm tin vào Đức Phật theo các biến số .................... 81 Biểu đồ 4.3. So sánh mức độ niềm tin vào Tăng đoàn theo một số biến số .......... 95 Biểu đồ 4.4. So sánh mức độ niềm tin vào bản thân theo một số biến số.............. 100 Biểu đồ 4.5. So sánh các biểu hiện nhận thức ở tín đồ .......................................... 120 Biểu đồ 4.6. So sánh các biểu hiện tình cảm ở tín đồ ............................................ 124 Biểu đồ 4.7. So sánh mức độ biểu hiện hành vi tôn giáo ở tín đồ ......................... 128 Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo .............. 60 Sơ đồ 4.1. Tương quan giữa các mặt biểu hiện niềm tin tôn giáo ở tín đồ ............ 104 Sơ đồ 4.2. Dự báo tác động của niềm tin tôn giáo đến đời sống tâm lý tín đồ ...... 132 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Niềm tin là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, có sức mạnh hết sức to lớn đối với con người, nó định hướng suy nghĩ, tình cảm và tác động đến mọi hoạt động cũng như các mối quan hệ của con người trong xã hội. Do vậy, bất kỳ sự thành công nào của con người thì niềm tin đều đóng vai trò rất quan trọng. Ở phương Tây, danh từ “religion” chuyển ngữ sang tiếng Việt là tôn giáo được hiểu bao gồm cả 2 khía cạnh: 1) Niềm tin của cá nhân vào thần linh và 2) Biểu hiện ý nghĩa về cộng đồng của những người có cùng niềm tin, tổ chức, giáo luật, hệ thống đạo lý và phụng sự. Do đó, nói đến tôn giáo là nói đến niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo là yếu tố tâm lý quan trọng nhất, là điều kiện để con người đến với tôn giáo. Nó là yếu tố chi phối từ nhận thức đến tình cảm và hành vi tôn giáo của các tín đồ, thúc đẩy họ thực hiện các nghi lễ tôn giáo và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của họ với tôn giáo đó. Hơn thế, niềm tin tôn giáo còn có ý nghĩa thiêng liêng vượt ra khỏi giới hạn tôn giáo, nó là động lực thúc đẩy tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ở nước ta, đất nước đa tôn giáo. Hiện nay nhiều tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo đang hoạt động. Theo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ nội vụ (tháng 6/2015), ước tính hiện nay 95% dân số nước ta có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Riêng tôn giáo hiện có 37 tổ chức tôn giáo, 01 pháp môn tu học đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Theo thống kê chưa đầy đủ cả nước hiện có khoảng 24 triệu tín đồ (khoảng 27% dân số), hơn 83 nghìn chức sắc, hơn 250 nghìn chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, hơn 25 ngàn cơ sở thờ tự. Bức tranh tôn giáo đa dạng này một mặt phản ánh chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước, mặt khác thể hiện niềm tin tôn giáo đang ngày càng phát triển và trở nên đa dạng, phong phú trong đời sống nhân dân. Đạo Phật có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh từ buổi đầu bình minh của vùng đất này. Với hệ thống triết lý về nhân sinh và vũ trụ, giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh cùng truyền thống nhập thế “hộ quốc an dân”; đạo Phật đã được ứng dụng trong công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Ngôi chùa, bảo tháp, tượng Phật, nghi lễ tụng niệm, cách thức thờ cúng, những biểu tượng về đức Phật từ bi, trí 1 tuệ đã trở thành đức tin, lẽ sống của con người ở trần gian, đặc biệt là tín đồ Phật tử. Niềm tin này mang lại cho tín đồ những giá trị tích cực, gắn kết con người với nhau, bù đắp những hụt hẫng trong đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống an lạc ngay trong hiện tại, giúp thực tập lòng từ bi, hướng đến cái thiện một cách thực tế, tiếp thêm sức mạnh cho tín đồ vượt qua những khó khăn, thách thức để vươn tới một tương lai tươi sáng hơn. Song, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng phát sinh những hạn chế. Do sự trà trộn các truyền thống ngoại đạo mà sinh hoạt tín ngưỡng nhiều khi trở nên thần bí, hư ảo, mê tín dị đoan, xuyên tạc, xa rời giáo lý nguyên thủy đạo Phật. Việc tuyệt đối hóa đời sống tâm linh làm tín đồ dễ chuyển sang duy tâm. Hay một số thành phần lợi dụng đạo đức, văn hóa Phật giáo, nhân danh đức tin Phật giáo để lôi kéo tín đồ vào mục đích văn hóa, chính trị nhằm cản trở con đường phát triển văn hóa, dân tộc, v.v… Những mặt tích cực và hạn chế đó đều liên hệ mật thiết đến niềm tin của tín đồ. Do đó, khắc phục những hạn chế và phát huy những tích cực là việc làm cần nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu hiện nay phần nhiều chỉ đề cập đến lĩnh vực lý luận về vai trò Phật giáo đối với đời sống tín đồ nói riêng, người dân thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Những nghiên cứu về thực trạng niềm tin tôn giáo vẫn chưa được quan tâm. Do vậy, nghiên cứu niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo là rất cần thiết để Giáo hội và các Ban ngành liên quan có cơ sở khoa học đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao đời sống tinh thần của tín đồ, phát huy vị thế Phật giáo, góp phần thúc đẩy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lược phát triển; đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa tôn giáo với quá trình đổi mới ở Việt Nam. Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu của luận án được chọn là: “Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh” có tính cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cao. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo (nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh). Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc củng cố và phát triển niềm tin tôn giáo đúng đắn cho tín đồ trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về niềm tin tôn giáo, trên cơ sở đó xác định cơ sở lý luận của đề tài luận án. 2) Xác định cơ sở lý luận của luận án: tôn giáo, niềm tin, niềm tin tôn giáo, niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo; các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo. 3) Khảo sát, đánh giá thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. 4) Đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng, củng cố và phát triển niềm tin tôn giáo tích cực của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu những biểu hiện cơ bản và các mức độ về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo ở thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua: niềm tin vào Đức Phật, niềm tin vào giáo lý, niềm tin vào Tăng đoàn và niềm tin vào bản thân. Đức Phật, giáo lý, Tăng đoàn là ba bộ phận tạo thành Tam bảo, tức “ba ngôi báu” trong đạo Phật. Tín đồ theo đạo Phật nhất thiết phải quy y Tam bảo và xác lập niềm tin vào ba bộ phận này. Ngoài ra, giáo lý đạo Phật luôn đề cao vai trò con người trong việc làm chủ vận mệnh, cuộc sống, nên khuyến khích mỗi cá nhân hãy tự hoàn thiện bản thân bằng chính suy nghĩ, hành động của mình nhằm hướng đến sự an vui, hạnh phúc. Do đó, niềm tin bản thân là định hướng giáo dục Phật giáo đối với tín đồ, nên khi nghiên cứu niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo phải tìm hiểu luôn cả niềm tin vào bản thân của tín đồ. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố: chủ quan (nhận thức, tình cảm, hành vi), khách quan (gia đình, bản thân đạo Phật, văn hóa dân tộc, kinh tế - chính trị - xã hội) đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sự tác động của niềm tin tôn giáo đến đời sống tâm lý tín đồ. 3 - Về khách thể nghiên cứu Tín đồ Phật giáo tại gia (Phật tử): 583 người. Trong đó, khảo sát thử: 80 người; khảo sát chính thức: 502 người; phỏng vấn sâu: 70 người được lấy từ 502 người khảo sát chính thức; nghiên cứu điển hình: 3 người. Tu sĩ Phật giáo: 30 người, gồm có 10 chức sắc Giáo hội và 20 chức sự nhà chùa. - Về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm 3 quận nội thành (quận 3, quận 10, quận Tân Bình) và 3 huyện ngoại thành (Hóc Môn, Bình Chánh, Bình Tân). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học sau đây: - Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: Hoạt động là cơ sở của sự hình thành và phát triển tâm lý, đồng thời là nơi thể hiện sinh động đời sống tâm lý của con người. Niềm tin tôn giáo được hình thành và phát triển thông qua thực tiễn hoạt động tôn giáo của tín đồ. Vì thế, nghiên cứu niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo cần phải dựa trên hoạt động tôn giáo của họ. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Các hiện tượng tâm lý luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiên cứu niềm tin tôn giáo của tín đồ trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan và khách quan, giữa các hoạt động tôn giáo với các phạm vi khác nhau của tín đồ. - Nguyên tắc tiếp cận theo hướng liên ngành: Để nắm bắt bao quát, toàn diện các khía cạnh của niềm tin tôn giáo. Chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều kiến thức lý luận của các ngành: Tâm lý học, Xã hội học, Triết học, Tôn giáo học, Phật học. Trong đó lấy hệ thống phương pháp nghiên cứu thuộc ngành Tâm lý học tôn giáo làm trọng tâm. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu; - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; - Phương pháp quan sát; 4 - Phương pháp phỏng vấn sâu; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; - Phương pháp thống kê toán học. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Về mặt lý luận Ở Việt Nam, nghiên cứu về những khía cạnh tâm lý của tôn giáo nói chung và niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo nói riêng còn khiêm tốn. Do vậy, những kết quả nghiên cứu của luận án có tính mới mẻ. Luận án đã xây dựng được khung cơ sở lý luận về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo. Tổng quan một cách khá hệ thống các nghiên cứu về niềm tin tôn giáo trên thế giới và trong nước. Xác định hệ thống khái niệm công cụ: niềm tin, tôn giáo, niềm tin tôn giáo, tín đồ Phật giáo, niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo. Xác định những biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo bao gồm: niềm tin vào Đức Phật, niềm tin vào giáo lý, niềm tin vào Tăng đoàn, niềm tin vào bản thân; các tiêu chí đánh giá mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ. Phân tích về vai trò niềm tin tôn giáo trong đời sống tín đồ; các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ như là: nhận thức, tình cảm, hành vi, gia đình, bản thân đạo Phật, văn hóa dân tộc, kinh tế - chính trị - xã hội. 5.2. Về mặt thực tiễn Từ góc độ của khoa học tâm lý, luận án phân tích sâu và chỉ ra những biểu hiện, lý giải thực trạng niềm tin tôn giáo của các tín đồ Phật giáo ở TPHCM. Đó là thực trạng: 1) Hầu hết tín đồ đều có biểu hiện niềm tin tôn giáo và niềm tin của họ ở mức cao, vững chắc, sâu sắc. Trong đó, chỉ số mức độ niềm tin vào giáo lý là cao nhất, tiếp đến là niềm tin vào Đức Phật, niềm tin vào bản thân và cuối cùng là niềm tin vào Tăng đoàn. Bốn mặt biểu hiện niềm tin này có mối tương quan thuận, tương đối chặt chẽ với nhau. Đồng thời, luận án cũng làm rõ các nguyên nhân của thực trạng trên. 2) Những yếu tố: nhận thức đúng đắn, tình cảm tích cực, hành vi tôn giáo, bản thân đạo Phật, văn hóa dân tộc có ảnh hưởng mạnh đến niềm tin tôn giáo của tín đồ. Sự tác động tổng hợp của các yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi có khả năng dự báo sự biến đổi của bốn mặt biểu hiện và cả niềm tin tôn giáo của tín đồ ở mức ý nghĩa thống kê. 3) Niềm tin tôn giáo có tác động tích cực đến đời sống tâm lý tín đồ, đặc biệt là nhận thức. 5 Luận án đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng, củng cố và phát triển niềm tin tôn giáo đúng đắn, tích cực cho tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây: Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu đã khái quát hóa được các xu hướng nghiên cứu về niềm tin tôn giáo. Đồng thời, làm sáng tỏ khung cơ sở lý luận về niềm tin tôn giáo. Điều này góp phần bổ sung thêm các vấn đề lý luận trong Tâm lý học tôn giáo, một ngành khoa học tâm lý còn khá mới mẻ ở nước ta. Qua đó, gợi mở các hướng nghiên cứu trong tương lai về niềm tin tôn giáo của tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam. Thứ hai: Luận án cung cấp những cứ luận khoa học, góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo. Qua đó, giúp hiểu sâu hơn một vấn đề rất phức tạp đó là đời sống tâm lý của tín đồ Phật giáo. Thứ ba: Luận án cung cấp các luận cứ khoa học, thực tiễn giúp Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh giáo dục, định hướng niềm tin tôn giáo đúng đắn, tích cực cho các tín đồ. Đồng thời, giúp cho các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể quản lý tôn giáo một cách hiệu quả hơn nhằm phát huy tinh thần “tốt đời, đẹp đạo” của tín đồ Phật giáo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố hiện nay. Thứ tư: Tăng ni, trụ trì các cơ sở Phật giáo có thể sử dụng luận án như một tài liệu tham khảo hỏi đáp về các vấn đề thường gặp và hướng dẫn tu học cho tín đồ. Thứ năm: Kết quả nghiên cứu luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên Học viện Phật giáo, ngành Tôn giáo học cũng như bộ môn Tâm lý học tôn giáo và một số lĩnh vực khoa học xã hội khác. 7. Cấu trúc của luận án Bao gồm: phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố, tài liệu tham khảo, phụ lục và 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về niềm tin tôn giáo Chương 2. Một số vấn đề lý luận về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO 1.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới Niềm tin tôn giáo là lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử triết học và các ngành khoa học xã hội. Ngay từ thời cổ đại, cho đến trung đại, cận đại và hiện đại vấn đề niềm tin tôn giáo đã được đặt ra và nghiên cứu như một nội dung quan trọng trong đời sống tinh thần xã hội cũng như khả năng am hiểu, chiếm lĩnh thế giới của con người. Dưới đây tác giả sẽ lần lượt điểm qua một số nghiên cứu đó. 1.1.1. Những nghiên cứu ngoài tâm lý học - Nghiên cứu mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo với niềm tin khoa học Giải quyết mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và niềm tin khoa học được xem như những nhiệm vụ cơ bản của các nhà triết học từ thời cổ đại cho đến hiện đại. Ngay từ thời cổ đại, tác phẩm Cuộc đối thoại giữa ông chủ và nô lệ về lẽ sống đã thể hiện rõ quan điểm duy vật về vấn đề niềm tin tôn giáo. Các nhà chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ đã kêu gọi mọi người từ bỏ niềm tin vào thần thánh, vào đấng siêu nhiên khi nhìn nhận thế giới xung quanh vì nó đối lập với thái độ lạc quan, không có tính hợp lý đối với cuộc sống trần tục. Chính sự đấu tranh vì khoa học ấy đã làm nên đặc trưng cơ bản của các học thuyết duy vật Cổ đại [theo Trịnh Đình Bảy, 2002, tr.11]. Đến thời kỳ trung cổ, vấn đề niềm tin chính thức trở thành nội dung của triết học. Sự xuất hiện lý thuyết về hai chân lý của nhà triết học Ảrập Averroes (1126-1198) được xem là một “chiến tích khoa học lớn”, là “bài ca chính thức của lý tính” con người trong thời đại thống trị của hệ tư tưởng tôn giáo [148, tr.562]. Thuyết hai chân lý khẳng định tính chân lý thuộc về khoa học chứ không phải là tôn giáo. Tuy nhiên, Averroes vẫn cho rằng cả khoa học và tôn giáo đều được quyền có chân lý ở mỗi lĩnh vực của chúng. Các nhà thần học không chấp nhận học thuyết trên, bởi nó đề cao tri thức khoa học, niềm tin khoa học và bác bỏ quyền lực tuyệt đối của niềm tin tôn giáo, của giáo hội lúc đó. Điển hình là Tômát Đacanh (1225-1274), đã khôn khéo sử dụng toàn bộ logic học hình thức của Aristotle để chỉ ra tính mâu thuẫn nội tại của thuyết hai chân lý và kêu gọi mọi người hãy tin vào sự hài hòa giữa tri thức và niềm tin tôn giáo nhằm bênh vực cho sự thống trị thế giới của giáo hội. Để chứng minh cho sự tồn 7 tại tuyệt đối của tôn giáo, ông đòi hỏi khoa học phải có niềm tin tôn giáo, khoa học phải phục vụ thần học, phải là “đồ đệ” của thần học [93, tr.477]. Đến thời kỳ cận đại, sự phát triển của khoa học tự nhiên, đặc biệt là cơ học, đã tạo điều kiện cho các phương pháp tư duy siêu hình ra đời giúp củng cố niềm tin khoa học, giải phóng con người khỏi niềm tin tôn giáo hà khắc mà giáo lý và giáo hội đã áp đặt hàng ngàn năm. Thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà tư tưởng và khoa học lớn như Brunô, Galilê, Đêcactơ, Lépnít và về sau là Hium, Béccơli, Cantơ, Hônbách. Người bảo vệ cho tôn giáo thời kỳ này chính là Phranxis Bêcơn (1561-1626), ông tổ của chủ nghĩa duy vật và khoa học thực nghiệm. Ph. Bêcơn chia linh hồn thành “linh hồn thực vật”, “linh hồn động vật”, “linh vật lý tính”. Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính có cả ở thực vật và động vật. Linh hồn lý tính có nguồn gốc từ Thượng Đế, đó là một khả năng kỳ diệu mà Chúa đã ban tặng cho con người. Vì bản chất con người có cả hai dạng linh hồn nên con người không thể theo lập trường hoàn toàn vô thần. Theo ông: “Con người cần có tôn giáo để vượt qua những lúc mềm yếu, bất lực. Tôn giáo mang lại cho con người niềm tin nhưng nhà thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người”[127, tr.280]. Tương tự Ph. Bêcơn, Rơnê Đêcáctơ (1596-1650) thừa nhận có con người vật chất và con người linh hồn; thừa nhận bản nguyên thứ ba, tức bản nguyên tối cao là Chúa. Chính quan niệm này dẫn ông đến với chủ nghĩa duy tâm khi cho rằng linh hồn tiếp cận với Chúa thông qua thực thể tinh thần. Đại diện cho cuộc đấu tranh chống lại thần học, quan điểm Thượng đế lúc bấy giờ là Đêni Điđrô (1713-1784), nhà duy vật điển hình triết học Khai sáng Pháp và Hônbách (1723-1789), nhà triết học Pháp gốc Đức. Đêni Điđrô tiếp cận tư tưởng về tự thân vận động của vật chất, từ đó chống lại quan niệm về sự tồn tại của Thượng Đế. Còn Hônbách cho rằng, bàn về linh hồn phi vật chất là vô lý, vật chất vận động không cần đến sức đẩy của lực lượng siêu nhiên nào cả, con người là sản phẩm của tự nhiên, chứ không phải được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế. Vì thế, tư tưởng về sự bất tử linh hồn là ảo tưởng, chỉ có linh hồn của giới tự nhiên là bất biến. Nói về các nhà Triết học Cổ điển Đức, trong đó có ba nhà triết học được xem như những đại biểu xuất sắc đã để lại cho nhân loại nhiều giá trị tư tưởng vĩ đại, đó là I. Cantơ, G.W.F. Hêghen và L. Phơbách. 8 Imaanuen Cantơ (I. Kant) (1724-1804), nhà vật lý địa cầu, thiên văn học, đồng thời cũng là một triết gia. Với bộ ba tác phẩm “phê phán” bất hủ: Phê phán lý tính thuần túy (1781), Phê phán lý tính thực tiễn (1788), Phê phán năng lực phán đoán (1790), và đặc biệt là tác phẩm Tôn giáo chỉ tồn tại trong khuôn khổ của lý tính(1794), I. Cantơ đã đưa ra quan niệm về niềm tin tôn giáo và vai trò của ý thức đạo đức trong việc tạo dựng niềm tin con người. Theo ông: “Sẽ là hợp lý với bản chất con người và sự trong sạch của đạo đức, nếu luận chứng cho hi vọng vào thế giới tương lai dựa trên cảm giác của tâm hồn thanh tao chứ không phải là luận chứng cho lối ứng xử tốt đẹp dựa trên hi vọng vào cuộc sống tương lai”[13, tr.354]. Điều này cũng được ông lặp lại trong một tác phẩm khác: “Tôn giáo dựa trên đạo đức, chứ không phải đạo đức dựa trên tôn giáo”[13, tr.5]. Và: “Ngoài lối sống tốt đẹp, tất cả những gì mà con người giả định phải làm để làm vừa lòng Thượng Đế chỉ là ảo tưởng tôn giáo, là sự phụng sự Thượng Đế một cách giả dối”[14, tr.179]. Đánh giá triết học tôn giáo của I. Cantơ, Lê Công Sự (2003) nhận xét: “Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, I. Cantơ dám đưa tôn giáo ra trước tòa án lý tính để phán xét. Bằng phương pháp tư duy sắc sảo, vị thẩm phán duy lý người Đức này đã lần lượt bác bỏ các luận điểm của thần học trung cổ. I. Cantơ đã mở ra cách nhìn mới về tôn giáo. Và theo I. Cantơ, niềm tin tôn giáo được phát sinh từ sự bất lực của khoa học trong việc nhận thức thế giới. Tôn giáo sẽ còn tồn tại chừng nào nhân loại chưa giải quyết hết sự tương phản tất yếu mà lý tính đặt ra”[91, tr.8]. Đặng Hữu Toàn (2004) cũng nhận định: “Cái làm nên sự độc đáo trong quan niệm triết học về tôn giáo của I. Cantơ là ở chỗ, ông đã khẳng định tính độc lập của ý thức đạo đức trong con người. Và với ông, chỉ có những người không sợ hãi Thượng Đế và trước Thượng Đế không bao giờ hạ thấp phẩm giá của mình, và đặt niềm tin đích thực vào Thượng Đế”[103, tr.23]. Nhà triết học cổ điển Đức G.W.F. Hegel (1770 - 1831), đề cập đến niềm tin tôn giáo trong Tập bài giảng triết học tôn giáo là tài liệu cơ bản phản ánh tư tưởng của Hegel về tôn giáo. Theo Hegel: “Cũng giống như quan điểm, ý chí, quan niệm, tri thức hay nhận thức, tôn giáo nói chung là lĩnh vực tận cùng và cao nhất của ý thức con người. Tôn giáo là kết quả và lĩnh vực chân lý tuyệt đối mà con người gia nhập”[54, tr.247]. Trong tôn giáo con người cảm thấy được hạnh phúc, vinh quang và tự hào, bởi vì nó được giao hòa với Thượng đế, mà Thượng đế chính là nhân vật trung gian giữa 9 đời sống hiện thực và con người. “Thượng đế là điểm khởi đầu và mốc tận cùng của mọi tồn tại”[54, tr.206]. Qua những trích đoạn trên, có thể nói Hegel đã xác định nội hàm của khái niệm tôn giáo và dĩ nhiên nội hàm này cho thấy Hegel đã đoạn tuyệt với truyền thống chủ nghĩa vô thần, vì tôn giáo theo ông không còn sự đối lập với tri thức và khoa học. Ngoài ra, Hegel còn đề cập đến nguồn gốc của tôn giáo, ông cho rằng tôn giáo xuất hiện là kết quả tác động của ba yếu tố: nhận thức, tâm lý, nhà nước. Lê Công Sự (2004) nhận xét điểm tích cực trong quan điểm của Hegel đó là: Dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa logic và lịch sử, nguyên tắc lịch sử - cụ thể. Thứ nhất, Hegel đã đưa ra một phát đồ lịch sử phát triển của tôn giáo. Thứ hai, Hegel đã dự báo được vai trò của tư duy trừu tượng, của lý tính trong việc hình thành tôn giáo. Ông cho rằng, tôn giáo là sản phẩm sáng tạo của tư duy con người xuất phát từ nhu cầu đời sống tâm linh của nó. Hegel đã khai mở một hướng nghiên cứu mới về tôn giáo cho Feuerbach và C. Mác sau này [92, tr.11]. L. Phơbách (1804 - 1872) là nhà duy vật chủ nghĩa đi đầu trong việc phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hegel về tôn giáo. Ông xem thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức con người. Giới tự nhiên cũng không phải do Thượng Đế sáng tạo ra, nó tồn tại, vận động nhờ những cơ sở bên trong nó. Do đó, ông đấu tranh chống lại quan niệm tôn giáo chính thống của Thiên chúa, đặc biệt là quan niệm về Thượng Đế. Ông khẳng định chính con người sáng tạo ra Thượng Đế. Ông phủ nhận mọi tôn giáo và thần học về một Thượng Đế siêu nhiên sáng tạo ra con người và chi phối cuộc sống của con người. Nhà triết học Nga, L.N. Mitơrôkhin (2000), đã đề cập đến mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo (chủ yếu với Kitô giáo) trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI trên Tạp chí Tin tức Viện Hàn lâm khoa học Nga [77, tr.19-20]. Ông bác bỏ quan niệm cho rằng khoa học tiến thêm một bước, thì tôn giáo lùi lại một bước. Khoa học đang thực sự tiến nhanh, nhưng tôn giáo lại không vội vã lùi lại, nó chỉ tìm nơi ẩn nấp để rồi khi có thời cơ lại tiếp tục bùng lên. Ông đưa ra hướng giải quyết sự đối lập còn tồn tại giữa khoa học và tôn giáo bằng cách về phía tôn giáo, cần hạn chế quyền hạn của mình trong khuôn khổ thế giới nội tâm con người, còn khoa học phải từ bỏ những tham vọng thế giới quan chuyên chế. Nói cách khác, niềm tin tôn giáo và tri thức khoa học cần phải 10 bổ sung cho nhau như hai số đo về tồn tại của con người trong một tổng hoà các nhu cầu thế giới quan của hàng triệu triệu con người. Năm 2014, Gholam Hossein Zadeh người Iran đã giải thích một số vấn đề liên quan đến khoa học, niềm tin và mối quan hệ giữa hai quan niệm trong triết học huyền học Islam giáo qua bài nghiên cứu Khoa học và niềm tin trong huyền học Islam giáo [129, tr.3-18]. Tác giả cho rằng, những thành tựu khoa học chỉ giải quyết và nuôi dưỡng một phần vật chất, giúp chúng ta đẩy lùi ngu dốt, nhưng phần tinh thần không thể nuôi dưỡng bằng vật chất. Vì thế, chỉ có khoa học tâm linh và đức tin mới đem đến sự thanh thản cho tâm hồn. Sự thật là cả khoa học và niềm tin đều được coi trọng trong Islam giáo nói chung và huyền học Islam giáo nói riêng. - Nghiên cứu về cơ sở, nguồn gốc niềm tin tôn giáo C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin đã kế thừa, phát triển những thành tựu triết học của nhân loại xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, về bản chất tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt. Trong tôn giáo, con người biến thế giới kinh nghiệm của mình thành một bản chất tưởng tượng, đứng đối lập với nó như một vật xa lạ. Vì thế niềm tin tôn giáo là quá trình chụp ảnh, sao chép, sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức, tình cảm con người. Niềm tin tôn giáo có nguồn gốc từ trong hiện thực và phản ánh chính hiện thực đó, một hiện thực cần có tôn giáo và có điều kiện để tôn giáo xuất hiện, tồn tại. Albert Einstein (1879 - 1955) được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại. Mặc dù bận rộn ông vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu tôn giáo. Hai tác phẩm của ông: The World As I See It (Thế giới như tôi thấy) xuất bản năm 1931 ở Đức, và Ideas and Opinions (Những ý kiến và Những quan điểm) xuất bản năm 1945 ở Mỹ có đề cập đến các bài tiểu luận của ông về tôn giáo và khoa học. Ông lý giải những cảm xúc và nhu cầu đã đưa con người tới niềm tin tôn giáo là sự sợ hãi và cảm xúc xã hội. Chính lòng khao khát được dẫn dắt, được yêu thương và che chở đã kính thích sự hình thành khái niệm Thượng đế theo nghĩa xã hội cũng như luân lý. Về quan điểm, ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo. Ông quan tâm đến một tôn giáo không giáo điều và siêu việt Thượng đế cá nhân, một tôn giáo vũ trụ (cosmic religion). Và theo ông, Phật giáo là tôn giáo đó. Ông viết: “Trong Phật giáo, những yếu tố của tôn giáo vũ trụ còn mạnh mẽ hơn nhiều, những điều mà các tác phẩm tuyệt vời của Schopenhauer đã dạy cho 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan