Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức Nội dung ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành chức danh tài chính kế toán...

Tài liệu Nội dung ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành chức danh tài chính kế toán

.DOC
11
1233
113

Mô tả:

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CHỨC DANH: TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN (Kèm theo Công văn số 596/SNV-XDCQ ngày 04/12/ 2014 của Sở Nội vụ) Nội dung ôn tập môn thi Viết và môn thi Trắc nghiệm A. CÁC TÀI LIỆU ÔN TẬP 1. Luật Ngân sách Nhà nước: - Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; - Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. 2. Luật Kế toán: - Luật Kế toán năm 2003 (Ban hành theo Luật số 03/2003/QH11); - Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước. 3. Chế độ kế toán Ngân sách và Tài chính xã: - Chế độ kế toán Ngân sách và Tài chính xã (Ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính); - Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Ngân sách và Tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 4. Quản lý tài sản nhà nước: - Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03/6/2008; - Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang, về việc phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức 1 chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. B. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU ÔN TẬP I. Luật Ngân sách nhà nước: 1. Luật NSNN: Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002. Luật này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Luật này thay thế Luật ngân sách nhà nước năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân sách nhà nước năm 1998. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ. (Đề nghị tra cứu trên mạng hoặc tài liệu do Bộ Tài chính in ấn phát hành) Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) gồm có 8 Chương, 77 Điều. - Chương I - Những quy định chung (Điều 1 đến Điều 14) Nội dung ôn tập trung vào các Điều (từ Điều 1 đến Điều 14) - Chương II- Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, các cơ quan khác của nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân về NSNN (Điều 15 đến Điều 29) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28. - Chương III - Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp (từ Điều 30 đến Điều 36) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36. - Chương IV Lập Dự toán NSNN (từ Điều 37 đến Điều 49) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 37, Điều 39, Điều 45, Điều 49. - Chương V - Chấp hành NSNN (từ Điều 50 đến Điều 60) Nội dung ôn tập trung vào các Điều (từ Điều 50 đến Điều 60). - Chương VI - Kế toán, Kiểm toán, Quyết toán NSNN (từ Điều 61 đến Điều 68) Nội dung ôn tập trung vào các Điều (từ Điều 61, Điều 62, Điều 64, Điều 65, Điều 68) 2 - Chương VII - Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm (từ Điều 69 đến Điều 74) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 69, Điều 71, Điều 72, Điều 73 - Chương V - Điều khoản thi hành (từ Điều 75, đến Điều 77) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 75, Điều 76 2. Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước: (Đề nghị tra cứu trên mạng hoặc tài liệu do Bộ Tài chính in ấn phát hành) Gồm 7 Chương, 86 Điều. - Chương I - Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 19) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 2, Điều 3, Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 14, Điều 19 - Chương II - Phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa các cấp ngân sách (từ Điều 20 đến Điều 29) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 22, Điều 24, Điều 27, Điều 29 - Chương III - Lập dự toán ngân sách nhà nước (từ Điều 30 đến Điều 43) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 30, Điều 31, Điều 34 - Chương IV - Chấp hành Ngân sách nhà nước (từ Điều 44 đến Điều 62) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 45, Điều 46, Điều 51, Điều 61, Điều 62 - Chương V - Kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN (từ Điều 63 đến Điều 78) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 67, Điều 68, Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 73, Điều 75 - Chương VI - Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm (từ Điều 79 đến Điều 84) Nội dung ôn tập trung vào các Điều 82 - Chương VII - Điều khoản thi hành (từ Điều 85 đến Điều 86) II. Luật Kế toán: 1. Luật Kế toán (Ban hành theo Luật số 03/2003/QH11) gồm 7 Chương, 64 Điều. (Đề nghị tra cứu trên mạng hoặc tài liệu do Bộ Tài chính in ấn phát hành) - Chương I - Những Quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 16) 3 - Chương II - Nội dung của công tác kế toán (từ Điều 17 đến Điều 47). - Chương III - Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán (từ Điều 48 đến Điều 54). - Chương IV - Hoạt động nghề nghiệp kế toán (từ Điều 55 đến Điều 58). - Chương V - Quản lý nhà nước về kế toán (từ Điều 59 đến Điều 60) - Chương VI - Khen thưởng và xử lý vi phạm (từ Điều 61 đến Điều 62) - Chương VII - Điều khoản thi hành (từ Điều 63 đến Điều 64) Nội dung ôn tập trung vào các Điều sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Điều 2. Đối tượng áp dụng Điều 4. Giải thích từ ngữ Điều 5. Nhiệm vụ kế toán Điều 6. Yêu cầu kế toán Điều 7. Nguyên tắc kế toán Điều 8. Chuẩn mực kế toán Điều 9. Đối tượng kế toán Điều 10. Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết Điều 11. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán Điều 12. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán Điều 13. Kỳ kế toán Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm Điều 15. Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán Điều 17. Nội dung chứng từ kế toán Điều 18. Chứng từ điện tử Điều 19. Lập chứng từ kế toán Điều 20. Ký chứng từ kế toán Điều 21. Hóa đơn bán hàng Điều 22. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán Điều 23. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán 4 Điều 25. Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán Điều 27. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán Điều 28. Sửa chữa sổ kế toán Điều 29. Báo cáo tài chính Điều 30. Lập báo cáo tài chính Điều 31. Thời hạn nộp báo cáo tài chính Điều 32. Nội dung công khai báo cáo tài chính Điều 33. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính Điều 35. Kiểm tra kế toán Điều 36. Nội dung kiểm tra kế toán Điều 38. Trách nhiệm và quyền của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán Điều 39. Kiểm kê tài sản Điều 40. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán Điều 48. Tổ chức bộ máy kế toán Điều 49. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán Điều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán Điều 51. Những người không được làm kế toán Điều 52. Kế toán trưởng Điều 53. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng Điều 54. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng Điều 56. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng Điều 61. Khen thưởng Điều 62. Xử lý vi phạm Điều 63. Hiệu lực thi hành Điều 64. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 2. Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán án dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước (51 Điều) (Đề nghị tra cứu trên mạng hoặc tài liệu do Bộ Tài chính in ấn phát hành) 5 Nội dung ôn tập trung vào các Điều sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Điều 2. Đối tượng áp dụng Điều 3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước Điều 4. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động hành chính, sự nghiệp, hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước Điều 5. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước Điều 8. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán Điều 9. Mẫu chứng từ kế toán Điều 10. Chứng từ điện tử Điều 11. Điều kiện sử dụng chứng từ điện tử Điều 12. Giá trị chứng từ điện tử Điều 14. Chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử Điều 15. Hoá đơn bán hàng Điều 17. Sắp xếp, bảo quản chứng từ kế toán Điều 18. Chứng từ kế toán sao chụp Điều 19. Ghi sổ kế toán bằng máy vi tính Điều 20. Kỳ hạn lập báo cáo tài chính Điều 21. Kỳ hạn lập báo cáo quyết toán ngân sách Điều 22. Trách nhiệm lập và nộp báo cáo quyết toán Điều 23. Nội dung và phương pháp trình bày báo cáo tài chính Điều 24. Thời hạn nộp báo cáo tài chính Điều 25. Thời hạn nộp và nơi nhập báo cáo quyết toán ngân sách năm Điều 26. Báo cáo quyết toán tổng hợp ngân sách năm Điều 27. Trách nhiệm thẩm tra và duyệt báo cáo quyết toán ngân sách Điều 28. Đơn vị tiền tệ rút gọn và làm tròn số khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính Điều 30. Thời hạn công khai báo cáo tài chính 6 Điều 34. Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ Điều 35. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán Điều 36. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán Điều 37. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm Điều 38. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm Điều 39. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn Điều 40. Lưu trữ chứng từ điện tử Điều 41. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán Điều 46. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng Điều 47. Người phụ trách kế toán Điều 48. Tổ chức bộ máy kế toán các cấp Điều 49. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng III. Chế độ kế toán Ngân sách và Tài chính xã (Ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). (Đề nghị tra cứu trên mạng hoặc tài liệu do Bộ Tài chính in ấn phát hành) Nội dung ôn tập trung và các phần sau: Phần thứ nhất: Quy định chung I. Quy định chung 1. Kế toán ngân sách và tài chính xã 2. Nhiệm vụ của kế toán ngân sách và tài chính xã 3. Phương pháp kế toán 4. Yêu cầu đối với kế toán ngân sách và tài chính xã 5. Chữ viết, chữ số và đơn vị tính sử dụng trong kế toán 6. Kỳ kế toán 7. Nội dung công việc kế toán 8. Kiểm kê tài sản 9. Kiểm tra tài chính - kế toán 10. Công khai tài chính 11. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán 7 12. Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán 13. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã 14. Bàn giao số liệu, tài liệu kế toán khi thay đổi cán bộ kế toán xã II. Chứng từ kế toán 1. Lập chứng từ kế toán 2. Nội dung chứng từ kế toán 3. Ký chứng từ kế toán 4. Trình tự kiểm tra và luân chuyển chứng từ kế toán 5. Các hành vi bị nghiêm cấm về chứng từ kế toán 6. Sắp xếp, bảo quản chứng từ kế toán 7. Chứng từ kế toán sao chụp 8. Sử dụng, quản lý và in mẫu chứng từ kế toán 9. Hệ thống mẫu chứng từ kế toán III. Hệ thống tài khoản kế toán 1. Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán 2. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản IV. Sổ kế toán và hình thức kế toán 1. Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán 2. Hình thức kế toán 3. Mẫu sổ kế toán 4. Mở sổ kế toán 5. Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái 6. Khóa sổ kế toán 7. Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán 8. Điều chỉnh số liệu kế toán khi chỉnh lý quyết toán năm V. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 1. Mục đích lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 8 2. Số lượng báo cáo, thời hạn nộp báo cáo tài chính 3. Trách nhiệm lập, gửi và phê duyệt báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán Phần thứ hai: Chứng từ kế toán Danh mục chứng từ kế toán (Cần nắm chắc tên chứng từ, số hiệu, loại chứng từ kế toán) Phần thứ ba: Hệ thống tài khoản kế toán Danh mục hệ thống tài khoản kế toán Ngân sách và Tài chính xã - Cần nắm chắc số hiệu, tên tài khoản, phạm vị áp dụng và hạch toán và các tài khoản có liên quan; - Về hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần nắm chắc nguyên lý kế toán và hạch toán các tài khoản liên quan nêu tại danh mục hệ thống tài khoản nêu trên và hạch toán kế toán theo quy định tại Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Ngân sách và Tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Phần thứ tư: Hệ thống sổ kế toán Danh mục sổ kế toán (Cần nắm chắc tên sổ, ký hiệu mẫu sổ, phạm vi áp dụng) Phần thứ năm: Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán I/ Danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán II/ Mẫu báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán Cần nắm chắc danh mục và mẫu báo cáo tài chính (ký hiệu, tên biểu báo cáo…) III/ Giải thích nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 9 IV. Luật Quản lý tài sản nhà nước 1. Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước: Gồm 6 Chương, 39 Điều. (Đề nghị tra cứu trên mạng hoặc tài liệu do Bộ Tài chính in ấn phát hành) - Chương I - Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 6) - Chương II - Trác nhiệm quản lý nhà nước về tài sản nhà nước (từ Điều 7 đến Điều 11) - Chương III - Quản lý sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang (từ Điều 12 đến Điều 28) - Chương IV - Quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính (từ Điều 29 đến Điều 34) - Chương V - Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (từ Điều 35 đến Điều 37) - Chương VI - Điều khoản thi hành (từ Điều 38 đến Điều 39) Nội dung ôn tập trung các Điều sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Điều 2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm Điều 14. Mua sắm tài sản nhà nước Điều 15. Thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước Điều 16. Sử dụng tài sản nhà nước Điều 17. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước Điều 18. Lập, quản lý hồ sơ tài sản nhà nước Điều 19. Hạch toán tài sản nhà nước 10 Điều 20. Thu hồi tài sản nhà nước Điều 21. Điều chuyển tài sản nhà nước Điều 22. Thanh lý tài sản nhà nước Điều 23. Bán tài sản nhà nước Điều 24. Tiêu huỷ tài sản nhà nước Điều 25. Kiểm kê, báo cáo tài sản nhà nước Điều 26. Công khai việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước Điều 35. Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Điều 36. Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp Điều 37. Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp 2. Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang, về việc phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang: Gồm 22 Điều. - Chương I: Những quy định chung: (Từ Điều 1 đến Điều 4). - Chương II: Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước: (Từ Điều 5 đến Điều 12) - Chương III: Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập: (Từ Điều 13 đến Điều 19) - Chương IV: Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: (Từ Điều 20 đến Điều 22) 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan