Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học ôn thi tốt nghiệp đại học tiểu học pptiếng việt...

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp đại học tiểu học pptiếng việt

.DOC
35
766
141

Mô tả:

Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP TIẾNG VIỆT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 3 I. Khái quát về bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu học 1. Ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt - Học sinh có năng khiếu về Tiếng Việt nếu không được giáo viên bồi dưỡng, định hướng sẽ không bộc lộ . - Trong chiến lược đào tạo con người, việc coi trọng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài được Đảng và nhà nước xem trọng. - Thực hiện tư tưởng chiến lược giáo dục đảm bảo sự cân bằng trong xã hội, đảm bảo điều kiện để người học phát triển tài năng - Thực hiện tinh thần dạy học phân hóa trong dạy học tự chọn nhằm phát huy cá tính và sự sáng tạo của học sinh để thỏa mãn sự phát triển của từng cá thể. - Thúc đẩy phong trào thi đua học tốt, dạy tốt nâng cao trình độ chuyên môn sư phạm của giáo viên. => Tạo điều kiện cho mọi học sịnh đều được bồi dưỡng như nhau. 2. Những định hướng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt 2.1. Bám sát mục tiêu, chương trình tiếng Việt ở tiểu học - Kiến thức: Cung cấp kiến thức ban đầu sơ giản về tiếng Việt, những hiểu biết về đất nước Việt Nam và nước ngoài, hiểu biết sơ giản về tự nhiên xã hội... - Kĩ năng; Hình thành phát triển bốn kĩ năng: Nghe - nói - đọc - viết - Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu thích tiếng Việt, văn hóa, con người Việt Nam và thế giới giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 2.2. Đề cao tính sáng tạo, tính tích cực của học sinh - Đề ra cho học sinh phù hợp với từng khố lớp không quá cao, không qua thấp, phải phát huy tính sáng tạo, tính tích cực của học sinh. - Đào tạo những con người sáng tạo, chủ động, tích cực nên phương pháp, nội dung dạy học bồi dưỡng HSG môn Tiếng Việt phải phát huy được tính năng động, sáng tạo để các em trở thành người thông minh, năng động hơn. - Trong qua trình dạy cần tổ chức toàn bộ các quá trình dạy – học dưới dạng thực hành xây dựng các nhiệm vụ dưới dạng bài tập và bài tập cũng là phương tiện hoạt động của tiếng Việt, tích cực hóa của học sinh để hình hành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để hoàn thành tốt mục tiêu của tiếng Việt. - Giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển bản thân 2.3. Đảm bảo nguyên tắc tích hợp - Đảm bảo sự tổng hợp các kiến thức tiếng Việt và các kĩ năng nghe, nói tiếng Việt; kết hợp dạy tiếng và dạy văn, tiếng Việt và các kiến thức, kĩ năng các môn học khác và tích hợp các kĩ năng sống. 2.4. Đảm bảo nguyên tắc tính đến đặc điểm của HSTH *. Đặc điểm nhận thức của học sinhTiểu học: - Chú ý của học sinh Tiểu học: Các thuộc tính chú ý được hình thành và phát triển mạnh ở học sinh Tiểu học. Ở giai đoạn đầu cấp khối lượng chú ý của học sinh còn hạn chế, học sinh chưa biết tập trung chú ý Trang 1 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 của mình vào nội dung bài học chưa có khả năng phân phối chú ý giữa các hoạt động diễn ra cùng một lúc. Ở giai đoạn 2 của cấp học khối lượng chú ý được tăng lên, học sinh có khả năng phân phối chú ý giữa các hành động, biết định hướng chú ý của mình vào nội dung cơ bản của tài liệu. - Trí nhớ của học sinh Tiểu học. Học sinh phải nhớ công thức, quy tắc, định nghĩa, khái niệm... để vận dụng giải bài tập hoặc tiếp thu tri thức mới, ghi nhớ này buộc học sinh phải sử dụng cả 2 phương pháp của trí nhớ có chủ định là: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa. Trí nhớ trực quan hình ảnh phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ trừu tượng nghĩa là tài liệu, bài học có kèm theo tranh ảnh thì học sinh ghi nhớ tốt hơn so với tài liệu bài học không có tranh ảnh. - Tưởng tượng của học sinh: Tính có mục đích, có chủ định của tưởng tượng học sinh Tiểu học tăng lên rất nhiều so với trước 6 tuổi. Do yêu cầu của hoạt động học, học sinh muốn tiếp thu tri thức mới thì phải tạo cho mình các hình ảnh tưởng tượng. Hình ảnh tưởng tượng còn rời rạc, đơn giản chưa ổn định thể hiện rõ ở những học sinh đầu cấp Tiểu học. Do những nguyên nhân sau: Học sinh thường dựa vào những chi tiết hấp dẫn, những đặc điểm hấp dẫn, mới lạ bề ngoài của sự vật hiện tượng để tạo ra hình ảnh mới. Vốn kinh nghiệm của học sinh còn hạn chế vì tưởng tượng phải dựa vào hình ảnh đã biết. Tư duy học sinh đầu cấp Tiểu học vẫn là tư duy cụ thể, ở cuối cấp học hình ảnh tưởng tượng hoàn chỉnh hơn về kết cấu, chi tiết, tính lôgic. Tính trực quan trong hình ảnh trừu tượng giảm dần từ cấp 1 đến lớp 5; ở học sinh đầu cấp Tiểu học tính trực quan thể hiện rất rõ trong hình ảnh trừu tượng. Đến lớp 4, 5 hình ảnh trừu tượng bắt đầu mang tính khái quát. - Tư duy của học sinh Tiểu học. Do hoạt động học được hình thành ở học sinh Tiểu học qua 2 giai đoạn nên tư duy của học sinh cũng được hình thành qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Đặc điểm tư duy học sinh lớp 1, 2, 3. Tư duy cụ thể vẫn tiếp tục hình thành và phát triển, tư duy trừu tượng bắt đầu được hình thành. Tư duy cụ thể được thể hiện rõ ở học sinh lớp 1, 2 nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức mới phải tiến hành các thao tác với vật thực hoặc các hình ảnh trực quan. Giai đoạn 2: Đặc điểm học sinh tiểu học lớp 4, 5. Tư duy trừu tượng bắt đầu chiếm ưu thế so với tư duy cụ thể nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức của các môn học bằng cách tiến hành các thao tác tư duy với ngôn ngữ, với các loại ký hiệu quy tắc. *. Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học. - Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học. Nhu cầu nhận thức được hình thành và phát triển mạnh ở học sinh Tiểu học. Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học hình thành qua 2 giai đoạn. - Năng lực học tập của học sinh. Năng lực học tập của học sinh gồm: Biết định hướng nhiệm vụ học, phân tích nhiệm vụ học thành các yếu tố, mối liên hệ giữa chúng từ đó lập kế hoạch giải quyết. Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo cơ bản: phẩm chất nhân cách, năng lực quan sát, ghi nhớ, các phẩm chất tư duy: tính độc lập, tính khái quát, linh hoạt... Trang 2 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 Đặc điểm năng lực học tập của học sinh Tiểu học. Nhờ thực hiện hoạt động học mà hình thành ở học sinh những năng lực học tập với cách học và hệ thống kỹ năng học tập cơ bản. - Tình cảm của học sinh Tiểu học. Tình cảm của học sinh tiểu học gắn liền với tính trực quan hình ảnh cụ thể hay nói cách khác đối tượng gây ra tình cảm ở học sinh là những sự vật cụ thể và những hình ảnh trực quan. Nguyên nhân: Hệ thống tín hiệu thứ nhất vẫn chiếm ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ hai. Nhận thức của học sinh Tiểu học vẫn là nhận thức cụ thể. Nhận thức xác lập đối tượng nguyên nhân gây nên tình cảm. Học sinh Tiểu học dễ xúc cảm hay xúc động khó làm chủ được cảm xúc của mình. 2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn -Tổ chức câu đố, trò chơi. -Tạo môi trường thoải mái giữa thầy-trò. - Khai thác vẽ đẹp của từ ngữ 3. Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Mục đích của việc bồi dưỡng tiếng Việt là bồi dưởng tâm hồn vốn sống, bồi dưởng tư duy, kỹ năng cảm thụ văn học chứ không phải bồi dưởng cho các em trở thành nhà văn hay nhà thơ. 3.1. Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu về tiếng Việt Cách phát hiện: học sinh hát được nhiều bài hát, nói lưu loát, chuẩn bị bài tốt, ham đọc sách, thuộc thơ, phát biểu xây dựng bài... Cách kiểm tra: Xem chỗ ở của học sinh, lấy ý kiến từ giáo viên trước, ra những bài tập phù hợp. 3.2. Bồi dưỡng hứng thú học tiếng Việt cho học sinh 3.3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh Qua con đường trực tiếp: tổ chức các buổi tham quan, các buổi trò chuyện với các nhà thơ, nhà văn; tổ chức cho các em ngâm thơ, kể chuyện, sưu tầm văn học dân gian, tổ chức thảo luận các tác phẩm văn học, tiếp xúc trực tiếp với các em, tổ chức trò chơi, câu lạc bộ về tiếng Việt Qua con đường gián tiếp: Hướng dẫn học sinh đọc sách, tìm thông tin trên mạng. Đối với học sinh giỏi nên yêu cầu sử dụng sổ tay văn học: ghi chép các câu thơ hay. Cho học sinh đọc các tác phẩm thiếu nhi, tác phẩm danh nhân nhằm phát triển ngôn ngữ, thấy được cái hay, cái đẹp, cái độc đáo. Bên cạnh đó, giáo viên cần giáo dục cho học sinh thái độ đọc kiên trì, chịu khó, không chi đọc để giải thích mà phải tìm thấy cái hay ở trong đó. 3.4. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về tiếng Việt cho học sinh Giúp học sinh biết cách sữ dụng từ ngữ, liên kết câu, đoạn sau cho logic, hợp lí. II. Bồi dưỡng hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh giỏi 1. Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt Những học sinh khả năng học tiếng Việt tốt thường có những biểu hiện sau: - Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, yêu thích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện, có những em ước mơ thành nhà văn hoặc trở thành cô giáo dạy bồi dưỡng môn Tiếng Việt giỏi; thích quan sát, quan tâm đến mọi người và mọi vật xung quanh; không hờ hửng trước vẽ đẹp của ngôn từ văn chương, ghi nhớ và ghi chép những câu văn hay. - Các em có những tư duy có tính thống nhất cần cho sự phát triển năng lực tiếng Việt ở văn học: tư duy phân loại, tư duy phân tích, tư duy trừu tượng hóa, tư duy khái quát hóa rất cần Trang 3 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 để học tốt tiếng Việt và tư duy trừu tượng cụ thể rất cần để học giỏi văn. Các em có năng lực quan sát, nhận xét ngôn từ của mọi người và của chính mình, có em còn biết quan sát hiện thực, biết liên tưởng, giàu cảm xúc. - Các em có khả năng tư duy nghệ thuật về ngôn từ, có khả năng tư duy nghệ thuật theo cách riêng của mình, những gì ẩn chứa dưới những âm thanh, ẩn chứa các dòng chữ. Từ đó, các em có khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, cách nói của văn chương, biết phát hiện những tín hiệu nghệ thuật ngôn từ trong việc biểu đạt nội dung. Ví dụ: một em nhìn thấy trăng bị mây che đã nói: “trăng đắp chăn”. Hay có em khi đọc 2 câu thơ “Còn xót lòng mẹ hái trái bưởi đào Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế.” Các em đã hiểu được hình ảnh vừa cụ thể vừa trừu tượng: mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc con, lo lắng cho con, làm tất cả những gì mà con cần. - Về khả năng sử dụng từ: Những học sinh học giỏi tiếng Việt thường có khả năng sử dụng nhiều tính từ, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, sử dụng những câu có nhiều thành phần phụ như định ngữ, bổ ngữ, câu văn sáng sủa, gợi cảm, dễ hiểu trong nói, viết tiếng Việt; câu văn ít có những câu khô khan, không có cảm xúc tức là những câu chỉ có nghĩa sự vật mà thường viết những câu dài cảm xúc, bộc lộ sự đánh giá tình cảm của mình với sự vật được nói tới. Ví dụ: Cách diễn đạt của một em học sinh giỏi tiếng Việt “ Thế là chúng em đã được đến Quảng trường Ba Đình lịch sử. Nơi đây Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cũng chính nơi đây toàn dân ta đã chung sức xây nên nơi an nghỉ cuối cùng của Người” Đoạn văn của em có tác động không phải chỉ vào lí trí mà cả tình cảm của người đọc. Vì vậy, để phát hiện những học sinh có năng khiếu tiếng Việt, chúng ta cần có sự điều tra các phép đo nhằm khảo sát, tìm hiểu hứng thú và khả năng tư duy tiếng Việt của các em thông qua phụ huynh, phỏng vấn trực tiếp các em bằng các bài tập kiểm tra từ, sử dụng từ, kiến thức và kĩ năng đặt câu; theo dõi, nắm tình hình học tập của các em. Cần tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi càng sớm càng có hiệu quả. 2. Bồi dưỡng hứng thú học tiếng Việt cho học sinh Hứng thú có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Không có việc gì người ta không làm được dưới sự ảnh hưởng của hứng thú. M.goocki từng nói: "Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc". Vì vậy, bồi dưỡng hứng thú rất quan trọng. Cách tạo hứng thú: - Giáo viên làm cho học sinh ý thức được lợi ích của việc học tập nhằm tạo động cơ học tập của học sinh - Với mỗi bài học sụ thể cần giúp cho học sinh nhận ra tính ích lợi của một nội dung nào đó. Ví dụ 1: Sự cần thiết của dấu phẩy sẽ làm rõ sự khác nhau về nghĩa của 2 câu Đêm hôm qua, cầu gãy. .Đêm hôm, qua cầu gãy. Ví dụ 2: Sử dụng từ: từ lấy, từ ghép: "ấp" có: lấp ló, nhấp nháy, lấp lánh...=> cungfg vần "ấp" diễn tả sự lúc ẩn, lúc hiện - Từng giờ, từng phút trong giờ tiếng Việt giáo viên cần hướng đến hình thành, duy trì hứng thú của học sinh bằng cách giới thiệu bài hấp dẫn Ví dụ: Chúng ta đã được học rất nhiều bài về mẹ, “Bao tháng bao năm mẹ bế con trên đôi tay mềm mại ấy” “ mẹ là ngọn gió của con suốt đời” “ Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ, những ngón tay gầy gầy xương xương”... Hôm nay, chúng ta lại được học một bài có tựa đề về Trang 4 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 “ Mẹ” của nhà thơ Bằng Việt, các em hãy cùng cô đọc xem bài “Mẹ” này có gì khác với những bài về mẹ mà các em đã học. - Hứng thú cũng được tạo ra bằng cách chỉ ra vẽ đẹp của một từ, cái hay của tình tiết truyện Ví dụ: Tiếng hót của con chim chuyền chuyện không phải là thánh thót mà ngọt ngào, long lanh, chan chứa. Hay ví dụ: Hoa sầu riêng nở tím ngát chứ không phải nở tím ngắt, ngan ngát Ví dụ: Tình tiết trong câu truyện của Alexen:" Người mẹ cho hồ nước đôi mắt để tìm đường đến thần chết để đòi trả lại con". Đến nay vẫn còn lay động đến tâm can của biết bao người - Ngay từ những vấn đề lí thuyết, ngữ pháp khô khan cũng có thể gây hứng thú cho học sinh bằng cách khai thác đặc điểm thú vị của tiếng Việt. Ví dụ 1: Mối quan hệ giữa nghĩa và cấu tạo từ, giá trị biểu cảm của từ láy, từ ghép, hiện tượng từ đồng nghĩa, đồng âm.... Ví dụ 2: Để thấy được tính đa nghĩa của từ láy, giáo viên có thể cho học sinh tạo ra từ láy từ tiếng " nhỏ": nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhăn, nho nhỏ Cách sử dụng danh từ riêng: Đại từ nhân xưng, dẫn đến văn hóa của người việt tiếp xúc với các tác phẩm văn chương qua các bài tập đọc. - Hứng thú tiếng Việt còn được tạo ra bằng cách: Sử dụng các thông tin bên lề theo đề bài học Ví dụ: bài" Hạt gạo làng ta" của Trần Đăng Khoa giáo viên có thể kể về cuộc đời của TĐK để khơi dậy hứng thú của học sinh, hay tổ chức cuộc thi đố vui để học để bồi dưỡng kĩ năng học tiếng Việt của các em. - Ngoài ra, hứng thú còn được tạo ra bằng cách: Nghệ thuật tổ chức dạy học của giáo viên phải phù hợp với sở thích của các em: trò chơi học tập; tạo mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa trò và trò để tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Tạo hứng thú còn thể hiện ở việc đánh giá công bằng, khách quan, vô tư, biết cách cư xử: nâng đỡ, thông cảm, chia sẽ với học sinh; tổ chức quá trình dạy học nhẹ nhàng, không căng thẳng trong giờ học. Tôn trọng sự sáng tạo dù rất nhỏ của học sinh, không nên tỏ ra mình là người luôn đúng. 3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh Qua 2 con đường: - Con đường trực tiếp: + Cho học sinh đi tham quan, để các em được quan sát trải nghiệm những gì các em sẽ phải nói, sẽ phải biết để viết hay hơn + Mời các chiến sĩ cách mạng, nhà văn, nhà thơ về kể chuyện cho các em nghe + Tổ chức các cuộc thi ngâm thơ, kể chuyện, sưu tầm văn học dân gian, đọc tác phẩm rồi yêu cầu học sinh thảo luận, tổ chức các trò chơi như hái hoa dân chủ... để bồi dưỡng vốn sống cho học sinh. - Con đường gián tiếp: + Qua sách vở giới thiệu cho học sinh về phương pháp đọc sách, cách ghi chép, có sổ tay văn học để các em ghi lại những đoạn văn hay + Khai thác thông tin trên mạng, tìm hiểu, nhận xét, đánh giá về các mối quan hệ tự nhiên xã hội. + Hướng dẫn học sinh tự học, xây dựng hứng thú đọc sách, giúp học sinh biết qua sách sẽ mở rộng tầm nhìn của các em. + Giáo dục tính kiên trì trong đọc sách, biết ghi chép sổ tay văn học III. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho học sinh giỏi Trang 5 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 1. Đơn vị từ, câu; kĩ năng xác định đươn vị từ, câu; phân cắt ranh giới từ và tách đoạn thành câu a. VỀ TỪ Khái niệm từ: * Từ là một đơn vị của ngôm ngữ, gồm một hay một số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉ và được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu (theo Đỗ Thị Kim Liên) * Từ là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. (theo Lê Phương Nga) Từ lớp 2 đến lớp 5, bài tập nhận diện từ, phân cắt đơn vị từ có hai dạng: Dạng thứ nhất yêu cầu học sinh chỉ ra các từ trong câu hoặc đoạn. Dạng thứ hai không trực tiếp yêu cầu vạch ranh giới từ mà đưa ra một câu (hoặc đoạn) yêu cầu phân loại từ theo cấu tạo hoặc xác định từ loại của từ. Nếu không giải quyết được việc phân cắt câu (hoặc đoạn) thành từ thì sẽ không giải được bài tập. - Để giúp học sinh nhận diện và phân cắt từ, trước hết giáo viên phải chọn các từ tiêu biểu và được các nhà Việt ngữ cho đó là một từ. Tốt nhất là không đưa ra các đoạn văn không có những tổ hợp trung gian, khó xác định là một từ hay nhiều từ. Ví dụ: Bài tập yêu cầu: Tìm từ trong 3 câu sau (trong bài: Tiếng và từ - TV2, t1, trg 93): Nụ hoa xanh màu ngọc bích Đồng lúa rộng mênh mông Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp Trong bài tập trên, ta thấy các từ: xanh, màu, rộng - dễ dàng xác định được là những từ (đơn); các từ "mênh mông" (láy), "tươi đẹp" (ghép tống hợp), "ngọc bích", "tổ quốc", "vô cùng' (từ Hán - Việt) cũng dễ dàng xác định tư cách từ. Học sinh sẽ lưỡng lự, khó xác định 2 tổ hợp từ "nụ hoa" và 'đồng lúa" là một từ hay là hai từ. Khi sử dụng bài tập này, ta nên chọn cách xem " nụ hoa" là hai từ (dù hiểu rằng đó là nụ của cây hoa hay chỉ là bông hoa) và "đồng lúa" là một từ như đáp án SGV. Đáp án của bài tập trên sẽ là: Nụ/ hoa/ xanh /màu/ ngọc bích Đồng lúa/ rộng/ mênh mông Tổ quốc/ ta /vô cùng /tươi đẹp Sau đây là một số trường hợp dễ xác định được ranh giới từ khi chúng ở trong câu: + Từ láy: long lanh, xinh xắn + Từ ghép ngẫu hợp: tắc kè, bồ hóng Những từ này, chúng thuộc từ ghép điển hình + Từ ghép có ít nhất một hành vị không độc lập như: xanh lè, đỏ ối, thẳng tắp + Từ ghép biệt lập: chân vịt (của tàu thủy), đầu ruồi (bộ phận của súng), lá sen (cổ áo), cánh gà (hai bên sân khấu)... + Từ ghép hợp nghĩa phi cá thể: cơm nước, thuyền bè, nhà cửa, chợ búa.... + Từ ghép phân nghĩa một chiều do các hình vị tự do có nghĩa tạo nên những hình thức cấu tạo chặt chẽ: máy bay, máy tiện, nhà máy, xe đạp... + Từ ghép Hán - Việt: chính quyền, học sinh, giáo viên.. - Khi giải bài tập giáo viên cần tránh thái độ tuyệt đối hóa, phiến diện cứng nhắc. Nghĩa là, trong một văn bản không phải lúc nào cũng yêu cầu học sinh xác định được rạch ròi, dứt khoát là từ hay không là từ. Có nhiều trường hợp, chúng ta hoặc không yêu cầu xác định đơn vị từ hoặc là chấp nhận cả hai phương án: một tổ hợp vừa có thể xem là một từ vừa có thể xem là hai từ. Ví dụ: bài tập yêu cầu: Tìm từ trong các câu sau ( Tiếng Việt 4, tập 1, trang 107) Trang 6 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao Trong bài tập này: những từ dễ nhận biết đó là một từ : em, mo, hay, nhìn, quê, mình, đẹp (từ đơn); non sông, gấm vóc, biết bao (từ ghép). Một số tổ hợp từ học sinh lưỡng lữ đó có phải là một từ hay là hai từ: mây trắng, khắp nẻo, trời cao. Trong đó, “mây trắng” và “trời cao” là 2 từ, “khắp nẻo” là một từ. - Khi giải bài tập, giáo viên phải hướng dẫn học sinh vận dụng các thao tác kiểm nghiệm, nhận diện. Từ có tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa. + Để kiểm nghiệm tính hoàn chỉnh về cấu tạo, giáo viên phải dùng thao tác chêm xen để thử. Ví dụ: tổ hợp từ "bánh dẻo" khi là 2 từ nói về thứ bánh bất kì nào có tính chất dẻo nên có thể thêm yếu tố "rất" để thành " bánh rất dẻo". Nếu khi là một từ, "bánh dẻo" là tên của một loại bánh, lúc này có kết cấu chặt chẽ, không thể thêm yếu tố nào vào giữa "bánh" và "dẻo". + Để kiểm nghiệm tính hoàn chỉnh về nghĩa, nghĩa là tính kết cấu chặt chẽ của các yếu tố đê tạo thành nghĩa khiến cho từ mang tính chất ''thành ngữ", chứ không phải là phép cộng số học đơn thuần về nghĩa của các yếu tố nào chuyển nghĩa và mờ nghĩa gốc hay không. Ví dụ: 'bánh dẻo" với tư cách là một từ thì "dẻo" đã mờ nghĩa, gắn chặt với "bánh" để gọi tên nên mới có thể nói: "bánh dẻo này cứng vậy thì còn ăn làm sao được". Hay "bánh giầy làm mỏng quá", "áo dài này ngắn quá không hợp với em"... giầy, dài đã mờ nghĩa chỉ còn tên gọi một loại bánh, một loại áo. + Với học sinh tiểu học, loại suy cũng là một thủ thuật có hiệu quả để xác định cương vị từ. Vì vậy, nhiều trường hợp giáo viên có thể cung cấp mẫu để loại suy. Ví dụ: từ mẫu "cái bàn" là hai từ chứ không phải là một từ như nhiều học sinh tưởng, ta sẽ giúp các em suy ra con gà, quyển vở, thanh kiếm, ông chú ... cũng là hai từ. (chú ý: Nếu trường hợp này thuộc những bài tập đầu tiên mà học sinh xem là một từ thì cũng chấp nhận được). b. VỀ CÂU Khái niệm: câu là đơn vị nhỏ nhất có thể diễn đạt một ý trọn vẹn (theo Lê Phương Nga) - Để vạch được ranh giới câu trong đoạn, ta phải xác định được ý tối thiểu. Khái niệm ý, diễn đạt ý là trừu tượng đối với học sinh tiểu học. Nó cần được gắn với dấu hiệu hình thức của một câu, ứng với một mệnh đề: để có được một ý phải nêu ra một dạng thông báo nào đó và báo được một điều gì đó về đối tượng này. Để học sinh có thể xác định ranh giới câu không nên đưa ra những câu đặc biệt. Ví dụ: Trong cặp có bốn quyển sách hoặc: Trên nền xanh ấy nổi bậc một hàng chữ vàng in lấp lánh. Mà nên thay bằng câu: Em rất yêu chiếc bút chì của mình. - Điều cần lưu ý thứ 2 là đặc điểm diễn đạt một ý làm cho câu có chức năng với các đơn vị nhỏ hơn câu. Nhưng riêng đặc điểm này lại chưa đủ để phân biệt câu với các đơn vị lớn hơn nó như tổ hợp câu, đoạn, bài. Vì vậy, khi phân cắt đoạn ra thành các ý cần phân cắt triệt để để có ý tối giản. Tức là chia cho đến phần nhỏ nhất, trùng với một câu đơn. Để đạt được điều này, trong yêu cầu của bài tập phải có thêm đòi hỏi "sao cho được nhiều phần nhất". Nếu không chia đến phần nhỏ nhất ta có thể được những phần trùng với 2, 3 câu đơn. Sau khi phân cắt ra được thành phần các đơn vị ứng với câu, giáo viên sẽ đưa ra thuật ngữ yêu cầu học sinh nêu định nghĩa về câu. Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào xem xét mối quan hệ câu và từ: từ dùng để đặt câu, câu do từ tạo thành. Có thể làm rõ cách hình thành khái niệm câu bằng trích đoạn sau: Giáo viên Học sinh Trang 7 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 Hãy (/) tách đoạn sau thành từng phần nói được một ý sao cho được nhiều thành phần nhất: " Chiếc bút chì của em dài gần bằng một gang tay thân bút chì tròn như chiếc đũa vỏ ngoài của bút chì sơn màu xanh láng bóng em rất yêu chiếc bút chì của mình" - Gợi ý: + Đầu tiên, đoạn văn nói đến cái gì? + Chiếc bút chì của em như thế nào? => Như vậy phần " Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay" đã diễn đạt một ý. + Tiếp đó, đoạn văn nói đến cái gì? + Thân bút chì như thế nào? => Như vậy, phần "Thân bút chì tròn như chiếc đũa" đã nói được một ý. Tương tự hướng dẫn học sinh tìm ý trọn vẹn (tìm câu) còn lại trong đoạn văn - Đoạn văn sau khi đã được chia thành từng phần có ý nhỏ nhất là: " Chiếc bút chì của em dài gần bằng một gang tay/ thân bút chì tròn như chiếc đũa/ vỏ ngoài của bút chì sơn màu xanh láng bóng / em rất yêu chiếc bút chì của mình." - Mỗi phần nhỏ vừa chia là một câu. Vậy câu là gì? + chiếc bút chì của em + dài bằng một gang tay + thân bút chì + tròn như chiếc đũa - Câu là một đoạn lời, nhỏ nhất, diễn đạt một ý. 2. Làm giàu vốn từ, rèn kĩ năng nắm nghĩa, mở rộng vốn từ và sử dụng từ Làm giàu vốn từ là mục đích của bài học mở rộng vốn từ theo chủ đề và tất cả các bài học liên quan đến từ. Đó là những bài học theo mạch các lớp từ vựng, mạch cấu tạo từ và mạch từ loại.  Rèn kĩ năng nắm nghĩa:Muốn làm cho học sinh nắm nghĩa của từ, giáo viên phải - Đưa ra vật thực hoặc tranh ảnh thể hiện sự vật từ nói đến Ví dụ: Nói từ "tách" - một đồ dùng để uống nước, uống trà thì giáo viên giới thiệu tranh ảnh về cái tách. - Dùng lời nói để tả lại sự vật, hiện tượng mà từ biểu đạt (giải nghĩa từ) Ví dụ: giải nghĩa từ "tách" thành " đồ dùng để uống nước, thường bằng sứ, miệng rộng, có quai cầm". - Giải nghĩa từ bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa Ví dụ: "siêng học, siêng làm tức là chăm học, chăm làm" (dùng đồng nghĩa) - Giải nghĩa bằng cách phân tích các từ tố (tiếng) đặc biệt là từ ghép Hán - Việt Ví dụ: ái quốc (ái = yêu, quốc = nước) : yêu nước - Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh: là để cho từ xuất hiện trong 1 nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. Ví dụ: Để làm rõ nghĩa của từ "náo nức" giáo viên đưa ra câu " Chúng em náo nức đón têt" từ đó học sinh sẽ hiểu và nắm kĩ nghĩa của từ. Trang 8 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3  Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ - Để giúp học sinh mở rộng vốn từ, giáo viên cần hướng cho học sinh thói quen luôn ghi chép những từ ngữ mới lạ khi xem sách báo, nghe người khác nói và cố gắng học thuộc càng nhiều càng tốt ca dao, tục ngữ và văn thơ vì đó là nguồn từ vô cùng quý giá - Hướng dẫn hóc inh tra từ điển để tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa là cách tốt để nâng cao số lượng từ của mình.  Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ - Hướng dẫn sử dụng từ trong sáng, nghĩa là không dùng từ cổ - Không dùng từ địa phương trừ trường hợp trong văn thơ hoặc ghi chép trong ca dao - Không dùng từ cầu kì vì nó làm mất tính trong sáng. Ví dụ: Ước mơ như vậy là rơi vào phạm trù của lí tưởng . - Hướng cho học sinh có ý thức thực hành nhiều bài tập để sử dụng từ: đúng âm, đúng nghĩa, đúng phong cách và không phạm lỗi lặp từ. Các bài tập làm giàu vốn từ rất phong phú, tựu trung được sắp xếp thành ba nhóm sau: 2.1. Nhóm bài tập dạy nghĩa 2.1.1. Bài tập yêu cầu chỉ ra nghĩa của các yếu tố mang nghĩa (tiếng, từ, cụm từ, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ) Những bài tập này yêu cầu giải nghĩa các từ ngữ cụ thể, nhất là các thành ngữ. Ví dụ : Em hiểu “lao động trí óc” nghĩa là gì? Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào : a) Cầu được ước thấy. b) Ước sao được vậy . c) Ước của trái mùa. d) Đứng núi này trông núi nọ. Tục ngữ cũng trở thành một ngữ liệu để dạy nghĩa. Ví dụ : Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên người ta điều gì? a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức. b) Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. c) Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. Bài tập dạy nghĩa rất thú vị. Giải nghĩa từ có thể trở thành một yêu cầu bổ sung cho bất kì một bài tập nào liên quan đến từ. Nó tạo ra sự mới mẻ không lặp lại cho những bài tập về từ. Chẳng hạn, sau khi yêu cầu HS tìm các từ có tiếng “mới” cho một bài tập cấu tạo từ, chúng ta yêu cầu các em phân biệt nghĩa và cách dùng của hai từ “mới tinh” và “mới mẻ” hoặc sau khi HS tìm được các từ láy có tiếng “nhỏ” (nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhen), chúng ta yêu cầu các em phân biệt nghĩa của chúng thì những bài tập này sẽ trở nên thú vị hơn. Ngữ liệu nâng cao cho kiểu bài tập này là lớp từ được dùng theo nghĩa bóng, lớp từ đa nghĩa, lớp từ Hán Việt, đặc biệt là thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ. Ví dụ: - Nên nghĩa của nhà trong nhà rộng, nhà có năm người, đời nhà Trần, nhà văn, nhà tôi đi vắng. - Tìm các nghĩa khác nhau của từ đánh. - Tham quan nghĩa là gì? - Thiên trong thiên phú, thiên biến vạn hóa, thiên vị có những nghĩa gì? Trang 9 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 2.1.2. Chỉ ra cá thể đối lập về nghĩa của các yếu tố mang nghĩa (tiếng, từ, cụm từ, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ) Ngữ liệu nâng cao của các bài tập này có thể là những từ có cùng yếu tố cấu tạo, cũng là lớp từ đồng nghĩa, ví dụ phân biệt nghĩa của cần cù, cần kiệm, phân biệt nghĩa của kết quả, hậu quả, thành quả. Đó cũng có thể là những từ đa nghĩa, ví dụ “Nghĩa của từ quả trong quả ổi, quả cam, quả bưởi có gì khác so với quả trong quả tim, quả đồi, quả đất?”. Đó cũng có thể là những từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Ví dụ : Phân biệt nghĩa của từ chết, từ trần, hi sinh. 2.2. Bài tập hệ thống hóa vốn từ (mở rộng vốn từ) Đây là dạng bài tập để phát triển vốn từ cho HS, cũng là dạng để đo sự phong phú về vốn từ và tính hệ thống của vốn từ của HS. Chúng gồm các kiểu sau: 2.2.1. Bài tập tìm từ Những bài tập này yêu cầu HS kể ra những từ thuộc một trường liên tưởng nào đó. Trước hết đó là những từ cùng chủ đề. Ví dụ, kể tên những đồ dùng học tập, kể ra những đức tính tốt của người học sinh. Đây là dạng bài tập đặc trưng của nhóm mở rộng vốn từ theo chủ đề. Ngoài ra, những bài tập này cũng yêu cầu tìm những từ cùng lớp từ vựng (tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tìm từ cùng từ loại, tiểu loại, tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo, tìm các thành ngữ, tục ngữ có nội dung nào đó) . Ví dụ : “Tìm các từ có tiếng nhân với nghĩa là người”. Những bài tập này là những bài tập mở, rất thuận lợi để tổ chức thực hiện dưới dạng các trò chơi khi chúng ta chọn các ngữ liệu là những từ ngữ có tính “năng sản” cao, ví dụ : tìm từ có tiếng ăn, tìm từ có tiếng sáng, tìm các thành ngữ tả gương mặt, tìm các thành ngữ chỉ các kiểu chạy, tìm các thành ngữ có từ mèo… 2.2.2. Bài tập phân loại từ Bài tập phân loại từ là những bài tập cho sẵn các từ, yêu cầu HS phân loại theo một căn cứ nào đó. Bài tập có thể cho sẵn các từ rời, cũng có thể để các từ ở trong câu, đoạn. Dựa vào các căn cứ để phân loại, cũng chính là các căn cứ để tìm từ, các bài tập phân loại từ có thể chia thành những bài tập phân loại từ theo chủ đề, theo các nhóm nghĩa, phân loại từ theo các lớp từ vựng, theo từ loại, tiểu loại của từ, phân loại từ dựa vào cấu tạo. Các bài tập phân loại từ có thể có các kiểu : Cho từ rời, dựa vào nghĩa, phân nhóm, ví dụ : - Cho một số từ sau : vạm vỡ, trung thực, đôn hậu, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, trung thành, gầy, phản bội, khỏe, cao, yếu, hiền, cứng rắn, giả dối. Dựa vào nghĩa, xếp các từ trên vào hai nhóm và đặt tên cho từng nhóm. - Cho các từ : bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh mặn, bánh cuốn, bánh gai. Hãy chia các từ trên thành ba nhóm và chỉ ra những căn cứ dùng để chia. Cũng có thể cho từ trong câu, đoạn, yêu cầu dựa vào nghĩa phân nhóm. Ví dụ, yêu cầu HS tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn. Đặc biệt, trong các tài liệu nâng cao thường có những bài tập yêu cầu loại bỏ từ lạc ra khỏi nhóm. Ví dụ : Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau: a) Tổ quốc, đất nước, giang sơn, dân tộc, sông núi, nước nhà, non sông, nước non. b) Quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn, quê hương xứ sở. 2.3. Bài tập tích cực hóa vốn từ (dạy sử dụng từ) Dạng bài tập để luyện kĩ năng sử dụng từ cũng là để đo năng lực, khả năng sử dụng của HS giỏi gồm các kiểu sau : 2.3.1. Bài tập yêu cầu thay thế từ, điền từ Trang 10 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 Bài tập điền thế có thể cho trước từ cần điền, thế hoặc yêu cầu HS tự tìm từ trong vốn của mình. Tính thú vị của bài tập này sẽ được nâng lên khi yêu cầu HS lựa chọn giữa những từ cùng yếu tố cấu tạo, những từ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ nào dùng chính xác nhất, có hiệu quả giao tiếp nhất. Ví dụ : Thay từ được gạch dưới bằng một từ láy để các câu văn sau gợi tả hơn. Gió thổi mạnh. Lá cây rơi nhiều. Từng đàn cò bay nhanh trong mây. Loại bài tập điền từ được dùng cho HS giỏi thường yêu cầu HS nhận ra được sự khác nhau về nghĩa và cách dùng của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, ví dụ: Chọn tự lập hay tự lực điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp : Anh ấy sống …từ bé. Chúng ta phải …làm bài. Để nâng cao có thể đưa thêm yêu cầu giải thích vì sao lựa chọn một từ nào đó. Nếu từ được chọn là một từ có giá trị nghệ thuật thì thực chất bài tập đã yêu cầu HS đánh giá giá trị của từ như một dạng để cảm thụ văn học. 2.3.2. Bài tập tạo ngữ Đây là những bài tập yêu cầu HS đưa ra những kết hợp từ đúng. Ví dụ : nối náo nức với những từ ngữ có thể kết hợp được : đến trường, học bài, đón Tết, trả lời, chuẩn bị biểu diễn, nghe giảng. Để có những bài tập dành cho HS giỏi cần chọn những ngữ liệu là những từ HS khó giải nghĩa bằng định nghĩa hoặc là những từ có giá trị gợi tả, gợi cảm. Ví dụ : Những từ ngữ nào có thể kết hợp được với từ nhấp nhô? 2.3.3. Bài tập đặt câu với từ Ví dụ : 3Đặt câu với từng từ tả hoạt động của thú rừng: rinh, rượt, vồ, quắp. Bài tập đặt câu với từ là một bài tập mở. Những bài tập đặt câu với từ dành cho HS giỏi thường chọn những từ có khả năng kết hợp thấp. Đặc biệt, những bài tập này sẽ trở nên thú vị hơn khi đề bài có thêm một yêu cầu nào đó: hoặc quy định chức vụ ngữ pháp của từ được dùng để đặt câu, ví dụ : “Đặt ba câu với từ năm nay sao cho chúng giữ chức vụ trạng ngữ, chủ ngữ, nằm ở bộ phận vị ngữ”, hoặc nếu yêu cầu đặt câu có quy định về mục đích nói, tức là quy định về nghĩa. Đây là loại bài tập xây dựng những tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng, sản sinh ra những câu đã được dự tính trước. Những bài tập này có thể được thực hiện bằng hình thức trò chơi đóng vai. Đây là nội dung để xây dựng loại trò chơi học tập, các hình thức thi “Ai tài đối đáp” 2.3.4. Bài tập viết đoạn văn với từ Những bài tập này yêu cầu học sinh viết đoạn văn với những từ đã cho. Ví dụ : “ Em hãy viết bốn câu về người bạn của em, cố gắng sử dụng những từ sau…” Dạng bài tập đặt câu, viết đoạn với từ dành cho học sinh giỏi là những bài tập yêu cầu học sinh luyện viết câu, đoạn hay, yêu cầu các em tự tìm những từ ngữ và cách diễn đạt để từ những câu chưa gợi tả, gợi cảm, viết thành những câu gợi tả, gợi cảm; từ những câu chỉ có nội dung sự việc đến những câu có tình cảm, cảm xúc. Đây là những bài tập có tính chất tổng hợp từ ngữ - ngữ pháp- luyện viết văn. Ví dụ từ câu có nội dung sự việc “Chúng em đã đến thăm quảng trường Ba Đình, lăng Bác được dựng ở đây” trở thành câu có nội dung liên cá nhân, có cảm xúc như: “Thế là chúng em đã được đến thăm quảng trường Ba Đình lịch sử. Chính nơi đây, toàn dân ta đã chung sức xây nên nơi an nghỉ cuối cùng của Người”. 2.3.5. Bài tập chữa lỗi dùng từ Đây là những bài tập yêu cầu học sinh chữa những lỗi dùng từ sai. Bài tập chữa lỗi dùng từ cũng là một dạng bài tập thú vị. Chúng sẽ càng thú vị hơn khi chúng ta sử dụng các lỗi dùng từ phổ biến ở học sinh. Đó là các loại lỗi dùng từ sai do nhầm Trang 11 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 các từ gần âm, gần nghĩa, do không nắm khả năng kết hợp của từ…ví dụ bài tập “Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng. Trong học kì I vừa qua, bạn Cường có một số yếu điểm cần phải khắc phục”. Bài tập chữa lỗi dùng từ cũng sẽ trở nên thú vị hơn khi chúng ta đưa thêm yêu cầu giải thích vì sao dùng từ như thế lại sai. Chẳng hạn bài tập chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng: “Bạn Hùng chạy bon bon” có thể là bài tập cho HS lớp 2-3 nhưng nếu thêm yêu cầu giải thích vì sao dùng từ như thế bị xem là sai thì sẽ trở thành bài tập dành cho HS giỏi cả ở lớp 4,5. 3. Cấu tạo từ, kĩ năng nhận diện, nắm nghĩa, tạo từ và sử dụng từ theo kiểu cấu tạo Phương thức cấu tạo từ là những cơ chế, những quá trình xử lý các nguyên liệu hình vị để cho ta các từ của ngôn ngữ. Mối quan hệ hình vị và phương thức cấu tạo từ, cũng tức là mối quan hệ giữa sự phân tích hình vị và nguyên cứu cấu tạo từ như sau: Do chỗ mỗi cơ chế hay mỗi phương thức cấu tạo đòi hỏi những nguyên liệu-hình vị thích hợp của mình cũng như mỗi cơ chế của mỗi loại máy đòi hỏi một loại nguyên liệu nhất định mới có thể cho ta sản phẩm, nếu phát hiện được phương thức cũng có thể đoán biết được hình vị được sử dụng là hình vị loại nào. Ngược lại biết hình vị loại nào thì cũng có thể đoán biết phương thức sử lý chúng sẽ là phương thức gì. Đó là lý do của việc không thể cô lập sự phân tích hình vị với sự nguyên cứu cấu tạo của từ. Mối phương thức cấu tạo có một phương thức sủ lý riêng các hình vị nguyên liệu, cho nên các từ được cấu tạo nên do một phương thứ nào đấy sẽ có một đặc trưng đồng nhất, phân biệt với những từ sản sinh ra do các phương thức khác nhau. Nguyên cứu phương thức cấu tạo từ trước hết là phát hiện ra cá đặc trưng này. Những đặc trưng hình thức và quan trọng hơn nhiều là các đặc trưng ngữ nghĩa. Nói một cách khác nguyên cứu phương thức tạo từ phải phát hiện ra các tiểu loại từ - ngữ nghĩa là một phương thức nhất định sản sinh ra. Những phương thức tạo từ sau; 3.1. Phương thức từ hoá hình vị : Đối với các ngôn ngữ đơn lập phương thức này thường là làm cho các hình thức ngữ âm có nghĩa mang những đặc điểm ngữ nghĩa và những đặc điểm ngữ pháp của từ đã tồn tại từ lâu. Trong các ngôn ngữ này, phương thức từ hoá chỉ hiện ra rõ ràng khi một hình vị của một từ hay nhiều hình vị được tách ra và được dùng với những đặc trưng ngữ nghĩa ngữ pháp của cả từ toàn vẹn. Đối với ngôn ngữ biến hình, hoạt động của phương thức này giống với hoạt động của nó trong các ngôn ngữ đơn lập chỉ trong những từ không biến đổi hình thức ngữ âm nhau các hư từ thuộc ngữ pháp miêu tả và thuộc ngữ pháp phát ngôn. Còn trong các trường hợp khác nhau, bao giờ nó cũng hoạt động kèm theo phương thức “tương liên hoá”, nghĩa là kèm theo với việc kết hợp hình vị căn tố. Cho nên trong các ngôn ngữ này, trừ các từ hư không biến hình, không có những từ đơn. 3.2. Phương thức hoá hình vị : Phương thức này chia thành: a) Phương thức hoá bằng sự kết hợp các hình vị: Phương thức này tổ hợp 2 hoặc 1 số hình vị vố độc lập với nhau, tách biệt nhau đẻ tao tù . Phép kết hợp hình vị lại chia thành:  Phương thức phụ gia hay phương thức phái sinh thực chất là kết hợp hai hình vị khác loại với nhau, một hình vị “từ vựng thuần khiết”với một phụ t. Tuy nhiên, căn cứ vào cá loại phụ tố, phép phụ gia chia thành: Phép phụ gia định hình từ loại và phép phụ gia phái sinh ngữ nghĩa. Trang 12 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3  Phương thức hợp thành hay phương thức ghép: Thực chất là kết hợp 2 hình vị đồng loại với nhau, thường là hai căn tố, nhưng cũng có khi ghép thành 2 hinhf vị “ngữ pháp” b) Phương thức phức hoá bằng cách lặp hình vị (còn gọi là phương thức láy) Phương thức này tạo từ không phải băng cách kết hợp các hình vị vốn tách rời nhau mà bằng cách “nhân lên”, tăng lên, lặp lại các hình vị guyên liệu một số lần. 3.3. Phương thức tương liên hoá Phương thức này tổ hợp các hình vị tương liên vào thân từ, biến nó thành một từ đầy đủ về thành phần cấu tạo, được quy đinh đầy đủ về chức năng cấu tạo câu thành một đơn vị cú pháp 3.4. Quá trình chỉnh hình Các hình vị với các đặc trưng ngữ nghĩa và với các dạng ngữ âm cụ thể hiện thực hoá khi tổ hợp với nhau nhất định sẽ tác đọng với nhau, điều chỉnh lẫn nhau. Sự tác động này được gọi là các quá trình chỉnh hình. Kết quả của quá trình chỉnh hình là các quá trình hình vị và do đó toàn diện mạo cảm tính cụ thể của từ sẽ biến đổi đi ít hay nhiều, không hoàn toàn trùng khít với diện mạo lẽ ra phải có. Từ-cấu tạo(số lượng hình vị phương thức cấu tạo…)cũng được hiện thực hoá một cách trực tiếp, theo quan hệ 1:1 trong các phân đoạn ngữ âm và quan hệ giữa các phân đoạn ngữ âm đó trong từ cụ thể. Ở điểm này về tiếng Việt từ về cấu tạo nội bộ của từ không có vấn đề mà vấn đề là ở hình thức ngữ âm toàn bộ (tư cách từ của nhiều hình thức ngữ âm còn đáng ngờ). Đối với trường hợp đáng ngờ thì cần căn cứ vào ngữ nghĩa, vao tính sẵn có, vào chức năng tạo câu và vào trực cảm ngôn ngữ của người bản ngữ, có thể mạnh dạn kết luận một cách ít nhiều võ đoán rằng chúng là từ mặc dù lý do cấu tạo từ chưa hợp nghĩa. *Từ- ngữ pháp TV được hiện thực hoá bằng những dấu hiệu ngoài từ. Trong hình thức ngữ âm của từ TV không có những dấu hiệu ngữ âm hiện thực hoá các ý nghĩa ngữ pháp cho nên việc một hình thức ngữ âm có thể ứng với một số từ - ngữ nghĩa khac nhau, do đó thuộc về những từ- ngữ pháp khác nhau là một điều thường gặp và dễ giải thích. Những đặc điểm ngữ pháp ngoài từ của tiếng Việt, về cơ bản đều có lý do ngữ nghĩa và hình thức nên những từ-ngữ pháp phân biệt với nhau khá rõ. Ứng với những từ ngữ pháp đó là những từ hiện thực, cụ thể mang và chỉ mang từ- ngữ pháp đó nghĩa là cố định trong một từ -ngữ pháp. Ví dụ: Những từ như “nhà”,”ngói”, “học sinh”…bao giờ cúng mang từi ngữ pháp danh từ, những từ như “đi”, “làm”…bao giờ cũng mang từ- ngữ pháp động từ, những từ như “đẹp”, “xấu”… bao giờ cũng mang từ- ngữ pháp tính từ…Đó là các từ điển cho các từ- ngữ pháp. Dựa vào các từ mang và chỉ mang một từ- ngữ pháp có thể xác lập đượccacs từ loại theo chức năng tạo câu. Nói các khác sự đối lập về mặc từ loại trong tiếng Việt là hiển nhiên, không thể bác bỏ. Tuy rằng hiện tượng “nhất từ đa loại” trong tiếng Việt là có thật nhưng đó là hiện tượng cục bộ, những hiện tượng trung gian, tồn tâij của chúng phải lấy sự đối lập làm tiền đề. Không thể phủ định từ loại như những phạm trù ngữ pháp trong tiếng Việt nhưng không thể buột tất cả đi vào và chỉ đi vào một từ loại nhất định. Những điều nói trên không chỉ đúng cho các từ loại lớn, đúng cho các từ tiểu loại và nói chung đúng cho tất cả các đặc điểm ngữ pháp của từng nhóm từ rất nhỏ. Có điều càng đi sâu vào từng nhỏm nhỏ, thì ngữ pháp có lý do ngữ nghĩa càng có vai trò quyết định. Bởi vậy, đối với tiếng Việt sự nguyên cứu từ loại gần với từ vựng học hơn là ngữ pháp học theo tinh thần truyền thống Các đặc điểm hình thức nói trên có quan hệ trực tiếp đến từ- ngữ nghĩa được thực hiện hóa trong tiếng Việt Trang 13 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 Ở trên dã nói một từ ngữ nghĩa được biểu thị bằng một phân đoạn ngữ âm cố định bất biến. Song không loại trừ một từ- ngữ âm tương ứng với một số từ ngữ nghĩa khác, do đó tương ứng với một số từ ngữ pháp khác. Cấu trúc của các từ ngữ được hiện thực hóa trong các từ cụ thể, hiện thực.Trong từ tiếng Việt ý nghĩa từ loại và ý nghĩa từ vựng “thuần khiết” lại gắn chặt với nhau, được diễn đạt đồng thời trong cùng một hình vị, đã là từ tiêng Việt thì nhất thiết phải có ý nghĩa từ loại và chỉ có ý nghĩa ngữ pháp từ loại. Từ tiếng Việt được định hình chỉ đến từ loại Nhận xét ý nghĩa từ loại và ý nghĩa từ vựng “ thuần khiết” được hiện thực hóa theo lối hòa kết và ý nghĩa của từ tiếng Việt được định hình đến từ loại đúng cho các đại bộ phận cá từ miêu tả. Đôi với những từ hưthuoocj ngữ pháp miêu tả thì có khác Một số từ hư trong tiếng Việt như “sự”,“cuộc”,”việc”…mang ý nghĩa từ loại danh từ. Ý nghĩa của chúng là ý nghĩa từ loại bị đẩy ra khỏi thành ý nghĩa của những từ đối lập. Ý nghĩa của những từ này là ý nghĩa của những từ loại tr5ong phạm trù lớn. Cái phần từ vựng quyết định sự khác nhau về ngữ nghĩa giữa mỗi từ đối với nhau, chính là do sự đối lập giữa các tiểu loại mà có. Cái khuôn tiểu loại tạo nên ý nghĩa các từ hư-từ loại có thể tương đương với những khuôn tiểu loại tồn tại trong những từ miêu tả trong hệ thống từ vựng tiếng Việt Ví dụ: Ý nghĩa của “cái”chiếc”…tương với khuôn tiểu loại sự vật trong các danh từ “bàn”, “ghế”,”nhà”… Song cũng có những khuôn tiểu loại của những từ hư- từ loại không tìm được những từ miêu tả khuôn tiểu loại tương đương, đó là ý nghĩa của các từ như “sự”, “cuộc”, “chiến” Sự vật hóa hành động, quá trình trạng thái tính chất…vừa là những sản phẩm vừa là những thao tác cần có và phải có của tư duy trừu tượng. Chúng cần phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ . Tiếng Việt do không có phương thức cấu tạo tử sản sinh ra các danh từ hoạt động, quá trình, trạng thái …nên phải dùng đến biện pháp kết cấu. Sự có mặc của các từ hư-từ loại không có từ miêu tả tương đương và khuôn từ loại cung cấp cá tài liệu để tạo ra những kết cấu”sự vật hóa”thay cho biện pháp cấu tạo từ. Xảy ra tình trạng có vẻ mâu thuẫn là có những tổ hợp xét về tổ chức thì có tính cú pháp nhưng xét về ngữ nghĩa thì lại có tính từ vựng tức thuộc cấp độ từ.Đó là lý do giải thích tại sao những từ hư này không thể dùng độc lập nếu không có định ngữ Ở trên là những từ hư từ loại danh từ. Nhưng điều vừa nói trên đều đúng cho các tư hư- từ loại động từ trong tiếng Việt. Đáng chú ý là nếu như “làm”, “đánh”, “khiến”…có thể tìm được rất nhiều từ thực tương đương về khuôn tiểu loại, thì “ra”, “lên”,”đi”..không có những từ thực có khuôn loại tương đương. Những từ hư-từ loại là do những động từ thực bị hư hóa. Những trường hợp như trở nên, trở thành,hóa ra…là những từ hư-từ loại động từ thật sự. Chúng không có những từ thực có khuôn từ loại tương đương trong TV Những tư hư- từ loại trên có tính hư hoặc hư hóa đã khá rõ. Ngoài những từ này, trong TV còn khá nhiều từ khi sử dụng cũng có chức năng giống như chúng, mă cj dầu sự hư hóa chưa rõ ràng bằng .Ví dụ: “lật đỗ”, “nhuộm trắng” trong các câu lật đỗ chính quyền phản động, “thời gian nhuộm trắng mái tóc”. Hai từ “lật, nhuộm” đã mất đi những nét cụ thể, mang nghĩa trừu tượng hơn, gần như “làm cho”.Nói cách khác, trong hai từ lật và nhuộm cũng diễn ra quá trình hư hóa, song mới ở bước đầu. Điều quan trọng là quá trình hư hóa cũng diễn ra theo quy tắc chung :Từ thực miêu tả mất đi những nét nghĩa cụ thể, trở thành cái đại diện cho khuôn từ loại và tiểu loại. Trang 14 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 Ở các từ hư hoặc hư hoá tình thái và quan hệ thí sự hư hoá diễn ra theo chiều hướng ngược lại, mặc dù quy tắc vẫn là quy tắc chung: nếu từ thực mất đi khuôn từ loại thì một hoặc một số nét nghĩa tình thái và quan hệ không nằm trong từ, nhưng chúng vẫn là những ý miêu tả loại bỏ ý nghĩa từ loại để diễn đạt chúng trong kết hợp từ. Dễ nhiên không thể kể những từ hư thực sự. Có thể xác định những từ hư thực sự như sau: Từ TV là những phân đoạn ngữ âm cố định, bất biến, phản ánh một cách trực tiếp theo quan hệ 1/1 số lượng hình vị và phương thức cấu tạo, toàn bbọ ứng với một hoặc một số từ- ngữ nghĩa gồm một khuôn từ loại và những nétnghĩa riêng cho những từ và ứng với một tập hợp những đặc điểm ngữ pháp chủ yếu là ngoài từ phù hợp với mỗi từ- ngữ nghĩa. Đó là những đơn vị trong hệ thống từ vựng TV – tức là lớn nhất trong hệ thống từ vựng TV- và nhỏ nhất để tạo câu , chứa đụng trong bản thân những cấu trúc từ- ngũ nghĩa, từ cấu tạo và từ- ngữ pháp, chung cho nhiều từ cùng loại. Về mặc hình thức ngữ âm, tính âm tiết – mỗi từ là một hoặc bội số của âm tiết là tính chất chuẩncủa từ TV về mặc ngữ âm. Tính cố định, bất biến của từ -ngữ âm TV thể hiện ở chỗ các âm tiết cấu tạo nên nó ko biến đổi thành phần âm vị học theo các chức năng ngữ pháp khác nhau của từ trong câu, song vẫn có thể thay đổi ít nhiều về mặt số lượng âm tiết tuỳ theo những tác động có tính tu từ của ngữ cảnh. Sự thay đổi về hình thức ngữ âm của từ TV ko lập thành những hệ hình. => Từ của TV là 1 hoặc 1 số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong 1 phương thức cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu. 1. Cấu tạo từ: là phương thức tổ chức nội bộ của từ: Cần phân biệt cấu tạo từ và cấu tạo dạng thức của từ. - Cấu tạo dạng thức: vd: child (đứa trẻ) Children (những đứa trẻ) - Cấu tạo từ: là cách tổ chức từ để tạo nên từ mới. Vd: công nhân (chỉ người) công nhân hoá (chỉ quá trình biến đổi) Phương thức cấu tạo và cấu tạo dạng thức giống nhau: gồm 2 bộ phận căn tố và phụ tố Khác nhau: ở tính chất bộ phận phụ tố + Khi ghép phụ tố vào thân từ mà đưa đến sự khác nhau về ý nghĩa từ vựng thì đó là phương thức cấu tạo từ. + Khi ghép phụ tố vào thân từ chỉ đưa lại sự thay đổi về dạng thức thì đó là cấu tạo dạng thức. 2. Hình vị - đơn vị cấu tạo từ Hình vị: là đơn vị ngôn ngữ có ý nghĩa nhỏ nhất và ko độc lập (tức ko thể vận dụng tự do trong việc cấu tạo nên câu), là đơn vị cấu tạo nên từ. 3. Phương thức cấu tạo từ: Trong cấu tạo dạng thức của từ, cách tổ chức nói chung là đơn giản. Một dạng từ nhất định thường gồm 1 bộ phận gốc (thân từ - căn tố) và 1 bộ phận phụ tố biến hình (đuôi từ - biến tố hay còn được gọi là vĩ tố) - Cấu tạo từ có thể chia ra: + phương thức phụ tố: dùng phụ tố ghép vào căn tố để tạo từ mới. Vd: writ/er (nhà văn) viết/ người + phương thức kết hợp: dùng 2 căn tố kết hợp với nhau để tạo từ mới Vd: nông + nghiệp  nông nghiệp + phương thức láy: láy lại căn tố để tạo từ mới. Trang 15 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 Vd: orang + orang  người chiến 4. Phân loại từ về mặt cấu tạo: Dựa vào số lượng hình vị, chia thành từ đơn và từ phức. a) Từ đơn: là những từ do 1 hình vị tạo nên. Đa số từ đơn TV là từ đơn đơn âm. Vd: sông, núi, sách, vở… - Từ đơn đa âm: là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài, chưa thuần hoá theo cấu trúc âm tiết TV (vd: computer, coppy..) b) Từ phức: là những từ bao gồm 2 hình vị trở lên. Dựa vào phương thức cấu tạo từ, có thể chia từ phức thành: - Từ láy: là những từ được cấu tạo dựa trên phương thức láy ngữ âm + Căn cứ vào số lượng âm tiết, có thể chia ra: từ láy đôi, láy 3 và láy 4 + Căn cứ vào bộ phận được láy có thể chia ra: láy hoàn toàn, láy bộ phận - Từ ghép: là 1 trong 2 kiểu từ phức được tạo thành bằng cách ghép 2 hoặc hơn 2 hình vị theo 1 kiểu quan hệ từ pháp nhất định. Vd: giàu sang, ốc bươu… Từ ghép gồm 2 loại: từ ghép hợp nghĩa (còn gọi là từ ghép đẳng lập, từ ghép song song, từ ghép liên hợp, từ ghép tổng hợp) thường gồm 2 hoặc 3 hình vị, có vai trò tương đương nhau, ko phụ thuộc nhau cùng tạo thành 1 kết hợp mang nghĩa khái quát, khác nghĩa từng thành tố, Vd: ngày đêm, phố xá… + Từ ghép phân nghĩa ( từ ghép chính phụ) gồm 1 hình vị mang nghĩa tổng loại chung (về sự vật, hoạt động, thuộc tính) và 1 số hoặc 1 số hình vị đứng sau có tác dụng phân hoá nghĩa (vd: máy ảnh, máy bay, máy tiện…) Cách giải nghĩa từ Với mục tiêu được quy định thì môn Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh được chú trọng dạy từ, trong đó dạy giải nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Mặc dù vấn đề nghĩa của từ, các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và việc dạy vấn đề này ở trường tiểu học không gây nhiều tranh cãi như việc dạy nội dung cấu tạo từ, nhưng đây lại là công việc không mấy dễ dàng bởi vì nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp trừu tượng khó nắm bắt. Trong khi đó tư duy của học sinh tiểu học chủ yếu thiên về cụ thể chưa phát triển tư duy trừu tượng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải tìm ra được biện pháp dạy học thích hợp với tâm lý nhận thức của các em. Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn việc dạy học môn luyện từ và câu ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Tôi có thể đề ra một số các hướng dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 như sau: Trước hết ta cần hiểu nghĩa của từ là gì? Và dạy nghĩa của từ cho học sinh thế nào? Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực (Một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một quá trình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định. Để tăng vốn từ cho học sinh, ngoài việc hệ thống hóa vốn từ, công việc quan trọng là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ. Đây là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Việc dạy nghĩa của từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, thì ở đó có dạy nghĩa từ. Vídụ: Trong các phân môn Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả, thậm chí cả Tập viết, hoạt động giải nghĩa từ cũng thường xuyên được thực hiện. Để giải nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh. Trang 16 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 Theo định hướng nêu trên, chúng tôi đưa ra các biện pháp giải nghĩa từ thích hợp với lượng từ ngữ cần cung cấp cho học sinh lớp 5 Giải nghĩa bằng định nghĩa Đây là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa, gồm tập hợp các nét nghĩa bằng một định nghĩa. Tập hợp nét nghĩa được liệt kê theo sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng là nét nghĩa từ loại lên trước hết và các nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì càng ở sau. Ví dụ: + “Thảo quả”(TV5- T1- Tr113): thảo quả là một loại cây, thân nhỏ, quả hình bầu dục, lúc chín màu đỏ, tỏa mùi thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc và gia vị. + Gùi (TV5 -T1- Tr 144): đồ vật, đan bằng mây, tre, đeo trên lưng để chuyên chở đồ đạc, miệng loe hơn đáy có hình trụ... Bằng việc giải nghĩa biểu niệm theo cách định nghĩa khái niệm như trên, chúng tôi nhận thấy cần hướng dẫn học sinh biết cách xác định các nét nghĩa và tổ chức sắp xếp các nét nghĩa ấy. Công việc này đòi hỏi giáo viên lưu ý các em trước hết phải nhận dạng được ý nghĩa phạm trù của từ cần giải nghĩa, và biết chúng thuộc tiểu loại nào. Bởi vì các từ loại khác nhau sẽ có hướng giải nghĩa khác nhau. Mặt khác cùng là danh từ, nhưng cách giải nghĩa danh từ trừu tượng sẽ khác với danh từ chỉ sự vật cụ thể. Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa. Đây là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết. Nhất thiết các từ dùng để quy chiếu đó phải được giảng kĩ. Ví dụ: + Cam tâm: cũng như cam lòng, nghĩa là tự kìm hãm, tự dập tắt, những tâm trạng của riêng mình để chịu đựng hay để làm một việc nào đó. + Thịnh nộ (TV5- T1- Tr 89): là giận dữ ; là tỏ ra giận lắm, một cách đáng sợ Vì từ đồng nghĩa thường khác nhau về sắc thái cho nên cách giảng theo lối so sánh từ đồng nghĩa nên kết hợp với cách giảng định nghĩa hoặc với cách giảng theo lối miêu tả. Vì thế bên cạnh việc đưa ra các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để đối chiếu, cần bổ sung thêm những nét nghĩa riêng cho từng từ. Mặc dù khi giải nghĩa chúng ta có thể chỉ cần làm rõ nghĩa một từ, nhưng việc xác định loạt đồng nghĩa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa của từ cần giải nghĩa hơn. Ví dụ: Khi giải nghĩa từ lốc (cơn lốc), chúng ta đưa từ này về loạt đồng nghĩa: lốc, gió, bão, giông, giông tố,..... Trong loạt từ trên, chúng ta chọn từ gió làm từ trung tâm rồi giảng nghĩa từ thật kĩ, rồi bổ sung những nghĩa đặc thù cho các từ lốc, bão, giông... Giải nghĩa theo cách miêu tả. * Cách này có hai dạng: - Thứ nhất là dạng dẫn tính chất, (hiện tượng thường gặp) để giúp cho học sinh hiểu ý nghĩa của từ. Ví dụ: + sửng sốt (TV5- T1-Tr64): ngạc nhiên cao độ, vẻ mặt có thể biến đổi khác thường như mắt mở to, lông mày nhướn lên ... + đỏ (TV5 - T1-Tr10): chỉ mầu sắc có mầu như mầu máu tươi. - Thứ hai là đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như các từ láy sắc thái hóa, hoặc từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa, một mặt vừa phải kết hợp cách giảng theo định nghĩa, mặt khác phải dùng lối miêu tả. Để miêu tả, chúng ta có thể lấy một sự vật, hoạt động cụ thể làm chỗ dựa rồi miêu tả sự vật, hoạt động đó sao cho nổi bật lên các nét nghĩa chứa đựng trong từ. Ví dụ: + vật vờ: lay động nhẹ, yếu ớt, như không có sức mạnh chống đỡ từ bên trong, mặc cho sức mạnh bên ngoài kéo đi, lôi lại như cây cỏ dài lay động trong làn nước nhẹ. Nếu như cách giải nghĩa theo định nghĩa bắt đầu từ các ý nghĩa biểu niệm thì giảng nghĩa theo cách miêu tả về cơ bản là bắt đầu bằng một ý nghĩa biểu vật tiêu biểu nhất để giúp học sinh lĩnh hội được nghĩa biểu vật. Trang 17 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 Giải nghĩa theo cách phân tích từ ra từng tiếng và giải nghĩa từng tiếng này Cách giải nghĩa này có ưu thế đặc biệt khi giải nghĩa từ Hán việt. Việc giải nghĩa từng tiếng rồi khái quát nêu ý nghĩa chung của cả từ sẽ giúp học sinh cơ sở nắm vững nghĩa từ. Ví dụ: + Trí dũng song toàn: (TV5- T2- Tr56) : trí là mưu trí. dũng là dũng cảm. Trí dũng song toàn là vừa mưu trí vừa dũng cảm. + Nhân chứng(TV5 - T2- Tr56): nhân là chỉ người. chứng là chứng thực sự việc Nhân chứng là người làm chứng. Dựa vào những hiểu biết về lí thuyết và điều tra thực tiễn chúng tôi đã tìm ra những hướng giải nghĩa từ thích hợp đối với từng loại từ. Chia các từ cần giải nghĩa thành từng nhóm và tìm ra biện pháp giải nghĩa phù hợp, chúng tôi muốn giúp giáo viên tiểu học có phương pháp hệ thống trong hoạt động giải nghĩa từ. Trong mỗi giờ học, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh cách giải nghĩa một số từ trong nhóm. Học sinh dựa vào cách mà giáo viên đã dạy đó, tiếp tục giải nghĩa các từ còn lại. Có một số điểm cần lưu ý với giáo viên khi giải nghĩa từ như sau: - Thứ nhất, cần diễn đạt lời giảng sao cho ngắn gọn, súc tích, đầy đủ. Phải biết chọn cách diễn đạt sao cho đối với những từ trong cùng một nhóm ngữ nghĩa được giảng bằng công thức giống nhau. - Thứ hai, giúp học sinh hiểu được các từ “công cụ” mà giáo viên thường huy động để mở đầu cho lời giải nghĩa từ như: sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái.... - Thứ ba, người giảng phải khái quát được ngôn cảnh để lời giảng đảm bảo đầy đủ các nghĩa và phát hiện ra được những nét tinh tế trong nghĩa của từ cần giải nghĩa. Hay việc giải nghĩa các từ ngữ có giá trị nghệ thuật, được tách ra thành mục riêng với phương pháp tìm hiểu đặc trưng. Để hiểu sâu sắc các nét nghĩa của từ, nắm được những sắc thái nghĩa tinh tế của nó, giáo viên có thể dùng biện pháp so sánh với các từ cùng trường nghĩa đồng nghĩa, hay trái nghĩa, hoặc biện pháp dựa vào quy tắc chuyển nghĩa. Định nghĩa Từ TV là 1 hoặc 1 số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với 1 kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong TV và nhỏ nhất để cấu tạo câu. * Đặc trưng: - Từ của TV là 1 hoặc 1 số âm tiết. vd: núi, sông… Các từ này mang tính ổn định bất biến - Mỗi từ Tiếng Việt đều thuộc về một kiểu cấu tạo từ nào đó (từ đơn, từ ghép, từ láy) - Những từ có cùng kiểu cấu tạo thường có cùng một kiểu ý nghĩa Ví dụ: Những từ ghép đẳng lập kiểu: nhà cửa, ruộng vườn, quần áo… Từ được coi là đơn vị “lớn nhất trong TV” nghĩa là được nhất trong tương quan với đơn vị bật thấp hơn là tiếng thì được coi là đơn vị nhỏ nhất. Kỹ năng nhận diện:hướng dẫn học sinh thực hiện để nhận biết và vận dung khái niệm vừa học Nhận biết từ trong chuỗi lời nói (câu hỏi, câu thơ…) VD: Tìm từ trong câu văn dưới đây:” Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp…Em nhìn ai cũng thấy thương thương” Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh vạch ranh giới giữa cằct trong từng câu. Việc nay rất khó và “quá sức” đối với HSTH. Muốn giúp HS lam bài tập GV cần: Cần chọn câu văn câu thơ trong đó ranh giới giữa các từ rất tường minh, rất xác định. Cần dựa vào định nghĩa về “từ”trong SGK, dựa vào những đặc trưng cơ bản của từ mà SGK đã nói tới (về từ, về nghĩa, về chức năng cấu tạo) để nhận biết từ trong câu văn, câu thơ, VD: Trong 2 câu văn trên, ranh giới giữa các từ có thể được xác định như sau: Trang 18 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 1. Tiếng/cô giáo/trang nghiêm/mà/ấm áp… 2. Em/nhìn/ai/cũng/thấy/thân thương. Sau đó hướng dẫn HS nhận xét từng từ -về các mặt: nghĩa: số lượng nghĩa… Vận dụng khái niệm từ vào thực tiễn nói-viết Có thể có mấy dạng bài tập sau : -Tìm 1 từ 2 tiếng và dùng từ đó đặt câu. (Tviệt 2 tập 1 trang 93) - Đặt 1 câu nói về việc học tập của em, rồi tìm xem trong câu ấy có mấy từ. Đối với dạng bài tập thứ nhất trước tiên GV hướng dẫn HS tìm 1 từ gồm 2 tiếng. VD: Tổ quốc, đất nước…Sau đó GV hướng dẫn đặt câu nếu từ tìm được là danh từ thì biến thành danh từ ấy thành chủ ngữ của câu. Câu được đặt nói về đời sống linh hoạt, tình cảm, cảm xúc của HS. Đối với dạng bài tập thứ 2, GV hướng dẫn HS tự tìm từ để đặt câu, nói về những gì gần gũi, quen thuộc hằng ngày. Sau đó hướng dẫn HS vạch ranh giới giữa các từ trong câu vừa đặt theo cách thức đã được hướng dẫn trên. 4. Biện pháp tu từ, kĩ năng nhận diện và sử dụng biện pháp tu từ Biê ên pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong lời nói các phương tiê nê ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong mô tê ngữ cảnh rô nê g để tạo ra hiê êu quả tu từ (tức là tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái đô ê, hoàn cảnh) Gồm: so sánh, đồng nghĩa kép, nói lái, điê êp ngữ 4.1. Biê nê pháp tu từ từ vựng: là cách phối hợp sử dụng khéo léo các đơn vị từ vựng của phạm vi của mô êt đơn vị khác thuô êc bâ êc cao hơn, có khả năng mang lại hiê uê quả tu từ - Biê nê pháp hòa nhâ pê : là biê nê pháp tu từ trong đó các từ ngữ có cùng mô tê kiểu tính chung (màu sắc trang trọng cao quí) có quan hê ê phụ thuô cê hô ứng với nhau tạo nên cô nê g hưởng về nghĩa). Ví dụ: vẽ lên hình tượng đoàn thuyền đánh cá (Huy Câ nê ) - Biê ên pháp qui định: là biê ên pháp tu từ trong đó các từ ngữ có điê êu tính cao hoă êc điê êu tính thấp được sử dụng trên nền của từ ngữ trung hòa về tu từ học Ví dụ: từ sinh hoạt phong tục: “chén tì tì” câu nói mang màu sắc gần gủi 4.2/ Biê ên pháp tu từ ngữ nghĩa. a/ So sánh tu từ: là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhưng cùng có mô tê dấu hiê uê chung nào đó nhằm diễn tả mô tê cách hình ảnh đă cê điểm của mô tê đối tượng - So sánh tu từ bao giờ cũng có hai vế: vế được so sánh và vế so sánh. Mỗi vế có thể gồm mô tê hay nhiều đối tượng. Các đối tượng có thể là sự vâ tê , tính chất hoă cê hành đô nê g. - Từ so sánh như : là, như là, bao nhiêu, bấy nhiêu… b/ Biê nê pháp điê êp từ ngữ: là hiê ên tượng lă pê lại có ý thức những từ, ngữ nhằm mục đích tạo nên những ấn tượng mới mẻ, nhấn mạnh ý, mở rô nê g ý, gây ấn tượng mạnh hoă êc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe. - Điê êp từ, ngữ có cơ sở tâm lý, tín hiê uê lă êp đi lă êp lại, kích thích nhiều lần gây ra sự chú ý. Nhằm nhấn mạnh mô êt điều gì đó - Hiê êu quả của tu từ điê êp ngữ có giá trị nhấn mạnh, tăng tiến về nô êi dung biểu hiê ên - Điê êp từ nối tiếp: (trùng trùng, điê êp điê êp) các từ lă êp lại đứng gần nhau tạo ấn tượng mới mẻ, sự tăng tiến - Điê êp từ, ngữ cách quãng là các từ lă êp lại cách xa nhau tạo ra sự chú ý, vẽ đẹp âm thanh cho lời nói c/ Biê ên pháp tương phản. Tương phản là cách dùng các từ ngữ biểu thị những khái niê m ê đối lâ êp nhau cùng xuất hiê nê trong mô êt văn cảnh nhằm mục đích làm rỏ hơn đă êc điểm của đối tượng được miêu tả. - Cách nói tương phản thì các sự vâ êt, hiê ên tượng đối lâ pê nhau sẽ soi sáng cho nhau Trang 19 Đề cương phương pháp day học tiếng Việt 3 - Sự tương phản cũng làm nảy sinh mô êt lượng thông tin nào đó không được tác giả trình bày - Chức năng chủ yếu của tương phản là nhâ nê thức, bên cạnh đó nó còn có giá trị tu từ, giá trị nghê ê thuâ tê . Ví dụ: trứng chọi đá ngàn cân treo sợi tóc d/ Biê nê pháp đồng nghĩa kép, tiê êm tiến. - Đồng nghĩa kép là biê nê pháp tu từ trong đó người ta dùng phối hợp hai hoă cê nhiều từ ngữ đồng nghĩa hoă êc gần nghĩa nhằm mục đích biểu đạt đầy đủ các phương diê ên khác nhau của cùng mô êt đối tượng hoă êc cùng mô êt nô êi dung nào đó. Đồng nghĩa kép có khả năng cùng mô êt lúc khắc họa nhiều đă êc điểm khác nhau hay phản ảnh những phương diê nê khác nhau Chức năng chủ yếu của đồng nghĩa kép là chức năng nhâ nê thức - Tiê êm tiến:là biê ên pháp tu từ người ta sắp sếp những từ, ngữ hoă êc câu nói về mô êt đối tượng, chủ đề với mức đô ê tăng dần về ý nghĩa hoă êc màu sắc biểu cảm Ví dụ: đẹp nghiêng nước nghiêng thành Hoa nhường nguyê êt thẹn 4.3/ Biê ên pháp tu từ cú pháp. Là biê nê pháp phối hợp sử dụng khéo léo các kiểu câu trong mô tê ngữ cảnh rô nê g trong chỉnh thể trên cao, kiểu câu, trong đoạn văn bản nhằm đem lại, cảm xúc, biểu xúc cho người nói a/ sóng đôi: là biê ên pháp tu từ cú pháp dựa vào sự cấu tạo giống nhau giữa hai hoă êc nhiều câu hoă êc hai hoă êc nhiều bô ê phâ ên câu, sử dụng trong văn nghê ê thuâ tê , chức năng tu từ đa dạng, biểu cảm, xúc cảm. Ví dụ: vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người b/ Câu hỏi tu từ: là hình thức câu hỏi về bản chất là câu khẳng định hoă êc phủ định không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ nhằm tăng cường tính diển cảm của phát ngôn c/ Tách biê êt: là biê ên pháp tu từ cú pháp dựa trên cơ sở tách riêng mô êt cách có dụng ý từ mô êt cấu trúc ngữ pháp thống nhất ra mô êt hoă êc nhiều bô ê phâ nê biê êt lâ êp về mă tê ngữ điê êu, cách xa bằng mô êt chổ ngắt, trên chữ viết hiê ên dấu chấm hay dấu ví dụ: Đôi mắt ấy nhìn tôi nhiều lần, ngâ êp ngừng, nhiều lần. Rồi mới hỏi… d/ Liê tê kê tu từ: là trong đó người ta có ý kết hợp các biê nê pháp và câu ghép không theo logic thông thường bằng cách khéo léo chọn cách liên kết thích hợp có kết từ hoă êc không có kết từ hoă êc không có kết từ bình đẳng hoă êc không bình đẳng để đạt giá trị tu từ nhất định 4.4/ Biê nê pháp tu từ văn bản : Là cách phối hợp khéo léo sử dụng các bô ê phâ nê của văn bản để tạo ra hiê êu quả tu từ (tạo hình, gợi cảm, nhấn mạnh) a/ Biê nê pháp hòa hợp : là biê nê pháp trong đó các mảnh đoạn của văn bản thống nhất với nhau b/ Biê nê pháp tương phản : là biê nê pháp có sự khác nhau về đă êc trưng tu từ, biểu cảm, cảm xúc, bình giá, đă êc trưng phong cách c/ Biê nê pháp qui định : là trong đó mảnh đoạn đánh dấu về tu từ học, qui định diê ên tích tu từ chung cho toàn văn bản 5. Từ loại, kĩ năng nhận diện, sử dụng theo đúng từ loại, tiểu loại Từ loại:Là những lớp từ được phân loại dựa trên đặc điểm ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp trong cụm từ và câu. Căn cứ vào tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp từ trước đến nay người ta thường chia ra : Thực từ và hư từ.Đặc điểm của chúng : Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan