Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty xi măng the vis...

Tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty xi măng the vissai ninh bình đến năm 2020

.PDF
139
854
63

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, biểu đồ MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..................................................................... 4 1.1. Tổng quan về chiến lược............................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm.................................................................................................. 4 1.1.2. Yêu cầu và ý nghĩa của chiến lược kinh doanh........................................ 6 1.1.3. Phân loại chiến lược................................................................................. 7 1.2. Phân tích môi trường kinh doanh................................................................ 11 1.2.1. Môi trường vĩ mô..................................................................................... 11 1.2.2. Phân tích môi trường ngành..................................................................... 15 1.2.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp................................................................. 19 1.3. Trình tự hoạch định chiến lược................................................................... 22 1.3.1. Phân tích môi trường kinh doanh............................................................. 23 1.3.2. Xác định nhiệm vụ................................................................................... 24 1.3.3. Thiết lập các mục tiêu.............................................................................. 24 1.3.4. Liệt kê các tiền đề …................................................................................ 25 1.3.5. Thiết lập và đánh giá các phương án chiến lược...................................... 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG THE VISSAI NINH BÌNH........ 33 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Xi Măng The Vissai Ninh Bình.................... 33 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình.................................................................................................................... 33 2.1.1.1 Tổng quan............................................................................................... 33 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình...................................................................................................................... 33 2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình... 34 2.1.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất của Công ty Xi măng The Vissai Ninh 34 Bình…………………………………………………………………………..... 2.1.1.5. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình.. 35 2.1.1.6. Cơ cấu tổ chức của Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình............... 35 2.2. Phân tích các căn cứ để xây dựng chiến lược............................................. 36 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô............................................................................ 36 2.2.1.1. Tác động của môi trường kinh tế.......................................................... 36 2.2.1.2. Tác động của môi trường công nghệ..................................................... 48 2.2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội.................................................................... 50 2.2.1.4. Môi trường nhân khẩu học.................................................................... 51 2.2.1.5. Môi trường chính trị - pháp luật............................................................ 52 2.2.1.6. Môi trường toàn cầu.............................................................................. 53 2.2.1.7. Môi trường tự nhiên.............................................................................. 54 2.2.2. Phân tích môi trường ngành sản xuất xi măng......................................... 60 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.................................................................... 62 2.2.2.2. Cạnh tranh tiềm ẩn................................................................................ 65 2.2.2.3. Nhà cung ứng........................................................................................ 66 2.2.2.4. Khách hàng........................................................................................... 68 2.2.2.5. Sản phẩm thay thế................................................................................. 69 2.2.3 Phân tích tình hình nội bộ Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình……... 70 2.2.3.1. Phân tích hoạt động Marketing............................................................. 70 2.2.3.2. Phân tích trình độ quản lý của Công ty................................................. 76 2.2.3.3. Phân tích tình hình lao động......................................................... 77 2.2.3.4. Phân tích tình hình tài sản cố định của Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình……………....................................................................................... 80 2.2.3.5. Phân tích quy trình công nghệ của Công ty.......................................... 83 2.2.3.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xi măng The Vissai Ninh 89 Bình………………………………………………………………………….... CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2020.................................................................... 99 3.1. Những căn cứ để xây dựng chiến lược........................................................ 99 3.1.1. Định hướng đầu tư phát triển của Ngành xi măng Việt Nam thời gian đến năm 2020...................................................................................................... 99 3.1.2. Quan điểm phát triển của Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình đến năm 2020............................................................................................................. 104 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát của Công ty............................................................. 104 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể của Công ty.................................................................. 105 3.1.3. Kết quả phân tích ma trận SWOT............................................................. 107 3.2. Giải pháp chiến lược kinh doanh của Công ty đến năm 2020..................... 108 3.2.1. Biện pháp thứ nhất: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty” 108 3.2.2. Biện pháp thứ hai: “Phát triển nguồn nhân lực”..................................... 110 3.2.3. Biện pháp thứ ba: “Mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách thành lập 113 thêm một số nhà phân phối mới”....................................................................... 3.2.4. Biện pháp thứ tư: “Có nhiều chế độ khuyến khích cho các nhà phân phối”................................................................................................................... 115 3.3.5. Biện pháp thứ năm: “Tăng cường hệ thống kiểm soát chiến lược cạnh tranh của Công ty”............................................................................................. 119 KẾT LUẬN......................................................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 125 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Định nghĩa CN - TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp CP Cổ phần CPI Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) EU European Union (Liên minh Châu Âu) FOB Free On Board (Giao hàng lên tàu) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) HĐQT Hội đồng quản trị MBO Management by Objectives (Quản trị theo mục tiêu) ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) PX Phân xưởng SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threast (Điểm mạnh, SXKD điểm yếu,kinh cơ hội, thách thức) Sản xuất doanh TGĐ Tổng giám đốc TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố USD Đô la Mỹ VNĐ Việt Nam Đồng WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên Bảng Trang 1 Bảng 2.1: Các chỉ số về GDP theo tỷ giá 38 2 Bảng 2.2: Các chỉ số về GDP theo sức mua 38 3 Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 39 4 Bảng 2.4: Bảng thống kê điều chỉnh tỷ giá USD/VND trong 41 giai đoạn 2006-2011 5 Bảng 2.5: Bảng biểu diễn tỷ lệ lạm phát 45 6 Bảng 2.6: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực 47 lượng lao động trong độ tuổi năm 2010 phân theo vùng 7 Bảng 2.7: Các khu vực có tiềm năng phát triển công nghiệp 55 xi măng 8 Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu kỹ thuật về tiêu hao nhiên liệu và 58 nồng độ bụi 9 Bảng 2.9: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong 59 khí thải công nghiệp sản xuất xi măng 10 Bảng 2.10: Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh 64 11 Bảng 2.11: Bảng đặc điểm các khách hàng 68 12 Bảng 2.12: Kết quả tình hình tiêu thụ năm 2011 71 13 Bảng 2.13: Bảng so sánh doanh thu tiêu thụ một số loại sản 72 phẩm chính năm 2011 với năm 2010 14 Bảng 2.14: Bảng so sánh giá bán sản phẩm của Công ty Xi 73 măng The Vissai Ninh Bình với Công ty Xi măng Tam Điệp - (Sản phẩm xi măng PC40) 15 Bảng 2.15: Bảng số lượng các nhà phân phối của Công ty 74 Bảng 2.16: Bảng so sánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo 75 16 17 địa bàn 18 Bảng 2.17: Bảng phân tích tình hình lao động theo giới tính 77 19 Bảng 2.18: Bảng phân tích tình hình lao động theo độ tuổi 78 20 Bảng 2.19: Bảng phân tích tình hình lao động theo trình độ 79 21 Bảng 2.20: Bảng phân tích tình hình lao động theo bậc thợ 79 22 Bảng 2.22: Bảng phân tích tình hình tài sản cố định hữu hình 81 23 Bảng 2.23: Bảng phân tích tình hình tài sản cố định thuê 82 ngoài 24 Bảng 2.24: Bảng phân tích tình hình tài sản cố định của 82 Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình 25 Bảng 2.25: Phân tích bảng cân đối kế toán năm 2010-2011 90 của Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình 26 Bảng 2.26: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của 92 Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình năm 2011-2010 27 93 Bảng 2.27: Bảng phân tích chỉ số về cơ cấu TS - NV của Công ty 28 Xi măng The Vissai Ninh Bình Bảng 2.28: Bảng phân tích khả năng sinh lời của 94 Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình 29 Bảng 2.29: Bảng tổng hợp cơ hội, thách thức 97 30 Bảng 2.30: Bảng tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu của 97 Công ty. 31 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng toàn quốc 99 32 Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu xi măng theo vùng kinh tế 99 33 Bảng 3.3: Nhu cầu đào tạo lao động của Công ty đến năm 111 2020 34 Bảng 3.4: Bảng về mức khuyến mại của Công ty 116 35 Bảng 3.5: Bảng mức khuyến mại mới xây dựng cho Công ty 117 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên Bảng Trang 1 Bảng 2.1: Các chỉ số về GDP theo tỷ giá 38 2 Bảng 2.2: Các chỉ số về GDP theo sức mua 38 3 Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 39 4 Bảng 2.4: Bảng thống kê điều chỉnh tỷ giá USD/VND trong 41 giai đoạn 2006-2011 5 Bảng 2.5: Bảng biểu diễn tỷ lệ lạm phát 45 6 Bảng 2.6: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực 47 lượng lao động trong độ tuổi năm 2010 phân theo vùng 7 Bảng 2.7: Các khu vực có tiềm năng phát triển công nghiệp 55 xi măng 8 Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu kỹ thuật về tiêu hao nhiên liệu và 58 nồng độ bụi 9 Bảng 2.9: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong 59 khí thải công nghiệp sản xuất xi măng 10 Bảng 2.10: Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh 64 11 Bảng 2.11: Bảng đặc điểm các khách hàng 68 12 Bảng 2.12: Kết quả tình hình tiêu thụ năm 2011 71 13 Bảng 2.13: Bảng so sánh doanh thu tiêu thụ một số loại sản 72 phẩm chính năm 2011 với năm 2010 14 Bảng 2.14: Bảng so sánh giá bán sản phẩm của Công ty Xi 73 măng The Vissai Ninh Bình với Công ty Xi măng Tam Điệp - (Sản phẩm xi măng PC40) 15 Bảng 2.15: Bảng số lượng các nhà phân phối của Công ty 74 Bảng 2.16: Bảng so sánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo 75 16 17 địa bàn 18 Bảng 2.17: Bảng phân tích tình hình lao động theo giới tính 77 19 Bảng 2.18: Bảng phân tích tình hình lao động theo độ tuổi 78 20 Bảng 2.19: Bảng phân tích tình hình lao động theo trình độ 79 21 Bảng 2.20: Bảng phân tích tình hình lao động theo bậc thợ 79 22 Bảng 2.22: Bảng phân tích tình hình tài sản cố định hữu hình 81 23 Bảng 2.23: Bảng phân tích tình hình tài sản cố định thuê 82 ngoài 24 Bảng 2.24: Bảng phân tích tình hình tài sản cố định của 82 Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình 25 Bảng 2.25: Phân tích bảng cân đối kế toán năm 2010-2011 90 của Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình 26 Bảng 2.26: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của 92 Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình năm 2011-2010 27 93 Bảng 2.27: Bảng phân tích chỉ số về cơ cấu TS - NV của Công ty 28 Xi măng The Vissai Ninh Bình Bảng 2.28: Bảng phân tích khả năng sinh lời của 94 Công ty Xi măng The Vissai Ninh Bình 29 Bảng 2.29: Bảng tổng hợp cơ hội, thách thức 97 30 Bảng 2.30: Bảng tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu của 97 Công ty. 31 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng toàn quốc 99 32 Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu xi măng theo vùng kinh tế 99 33 Bảng 3.3: Nhu cầu đào tạo lao động của Công ty đến năm 111 2020 34 Bảng 3.4: Bảng về mức khuyến mại của Công ty 116 35 Bảng 3.5: Bảng mức khuyến mại mới xây dựng cho Công ty 117 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên Biểu Đồ Trang 1 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ giá VND/USD từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2011. 40 2 Biểu đồ 2.3: Diễn biến của chỉ số tiêu dùng của Việt Nam 42 3 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ lạm phát trong bảy tháng đầu năm 2011 45 ở Việt Nam 4 Biểu đồ 2.4: Biểu diễn tỷ lệ lạm phát 46 5 Biểu đồ 2.5: Bản đồ quy hoạch ngành sản xuất xi măng Việt 57 Nam 6 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2011 71 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT 1 Tên Sơ Đồ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chiến lược tổng quát và chiến Trang 9 lược bộ phận 2 Sơ đồ 1.2: Mô hình gồm 5 lực lượng của M.Porter 16 3 Sơ đồ 1.3: Trình tự hoạch định chiến lược 23 4 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công ty xi măng 35 The Vissai Ninh Bình 5 Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng 84 6 Sơ đồ 2.3. Ma trận BCG 96 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Định nghĩa CN - TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp CP Cổ phần CPI Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) EU European Union (Liên minh Châu Âu) FOB Free On Board (Giao hàng lên tàu) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) HĐQT Hội đồng quản trị MBO Management by Objectives (Quản trị theo mục tiêu) ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính PX thức) Phân xưởng SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threast (Điểm mạnh, SXKD điểm yếu,kinh cơ hội, thách thức) Sản xuất doanh TGĐ Tổng giám đốc TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố USD Đô la Mỹ VNĐ Việt Nam Đồng WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Các tài liệu, báo cáo của Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn: Báo cáo tài chính, kết quả hoạt động SXKD của Công ty các năm 2008, 2009, 2010, báo cáo tổng kết năm xây dựng và phát triển của Công ty [2] Cục thống kê tỉnh Hà Nam (2010), Báo cáo số lượng lao động của các Công ty xi măng trên địa bàn tỉnh Hà Nam [3] GS.TS.Đỗ Văn Phức (2007), Khoa học quản lý hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật [4] GS.TS.Đỗ Văn Phức (2007), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật [5] GS.TS.Đỗ Văn Phức (2007), Tâm lý trong quản lý kinh doanh, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật [6] Micheal.El.Porter (2006), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật [7] Luật công nghệ năm 2008 [8] PSG.TS.Phan Thị Ngọc Thuận (2003), Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật [9] TS.Nguyễn Văn Nghiến (2007), Giáo trình hoạch định chiến lược kinh doanh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội [10] TS.Nghiêm Sỹ Thương (2007), Tóm tắt bài giảng Cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội [11] Tổng cục thống kê (2009;2010); Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam của thủ tướng chính phủ [12] Tạp chí tài chính – Cơ quan của Bộ Tài Chính [13] Tổng cục du lịch (2010), Báo cáo năm 2010 [14] http://www.vneconomy.vn [15] http://www.vnexpress.net [16] http://www.vietbando.com [17] http://vietnamscout.com Luận Văn Cao Học Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, ngành công nghiệp sản xuất xi măng đã có sự phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự chuyển biến lớn cả về lượng và chất. Cùng với sự đảm bảo sản xuất ổn định và huy động ở mức cao công suất thiết kế của các nhà máy hiện có, được Nhà nước quan tâm một cách đích đáng ngành xi măng Việt Nam đã huy động các nguồn lực trong nước, tranh thủ vốn vay nước ngoài đầu tư xây dựng và tham gia liên doanh đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy mới như: Hoàng Thạch II, Hoàng Mai, Chinh phong, Nghi Sơn…Sự xuất hiện một số chủ thể kinh tế mới là xi măng liên doanh đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. Thách thức đặt ra với tất cả các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trên thị trường thì hoạt động kinh doanh phải có lãi. Các doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường phải xác định được những mục tiêu và lập chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn thì mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh được. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, người đưa ra được các giải pháp chiến lược kinh doanh phải tính đến nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong doanh nghiệp, phân tích có hệ thống thông tin để làm căn cứ đưa ra các giải pháp chiến lược kinh doanh của đơn vị trong dài hạn và ngắn hạn. Mục đích là doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội kinh doanh, phát huy được điểm mạnh của doanh nghiệp, hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ có thể xảy ra và khắc phục được các điểm yếu để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do vậy, chiến lược kinh doanh không thể thiếu được, nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai. Đặc biệt trọng tình trạng hiện nay của ngành xi măng Việt Nam khi đang quá dư thừa những loại xi măng mác thấp, nhưng vẫn phải nhập khẩu các loại xi măng mác cao. Công ty xi măng The Vissai Ninh Binh, cùng với sự chuyển biến lớn lao của đất nước Công ty đã trải qua những giai đoạn quan trọng trong quá trình HV: Trần Văn Bội 1 Lớp: CH – QTKD 2010 -2012 Luận Văn Cao Học Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh phát triển của mình. Công ty đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, phát triển mạnh mẽ cả về thế và lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho một giai đoạn mới với những thách thức và cơ hội, thì các giải pháp chiến lược kinh doanh là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh không chỉ trong nước mà trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, em chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược kinh doanh của Công ty xi măng The Vissai Ninh Bình đến năm 2020” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường ngành sản xuất xi măng, phân tích nội bộ của Công ty xi măng The Vissai Ninh Bình từ đó tổng hợp được các cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu đối với Công ty. Bản luận văn đưa ra một số giải pháp chiến lược kinh doanh của Công ty xi măng The Vissai Ninh Bình đến năm 2020, đồng thời đề xuất các biện pháp để thực hiện các giải pháp chiến lược đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty xi măng The Vissai Ninh Bình và đề xuất các giải pháp chiến lược kinh doanh của Công ty đến năm 2020. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, phân tích các số liệu thực tế nhằm đề ra các giải pháp chiến lược kinh doanh của Công ty xi măng The Vissai đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận – thực tiễn và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận – thực tiễn: Luận văn sử dụng các lý luận khoa học quản trị kinh doanh và các định hướng chiến lược kinh doanh cùng các tư liệu, tạp chí chuyên ngành có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau: Sách, internet, các tư liệu, các tạp chí chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu có liên quan để đánh giá tình HV: Trần Văn Bội 2 Lớp: CH – QTKD 2010 -2012 Luận Văn Cao Học Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh hình một cách sát thực làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận xét, đánh giá; từ đó đề xuất các giải pháp chiến lược và các biện pháp để thực hiện các giải pháp đó. 5. Những đóng góp mới, những giải pháp hoàn thiện của đề tài - Luận văn hệ thống hóa và phát triển một số vần đề lý luận về chiến lược kinh doanh của một công ty với những nét đặc thù. - Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng, nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của công tác quản lý kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai ở nước ta. - Nghiên cứu các chiến lược kinh doanh chung, trên cơ sở phân tích từ đó đề xuất một số giải pháp chiến lược kinh doanh đối với Công ty xi măng The Vissai Ninh Bình. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty xi măng The Vissai Ninh Bình. Chương 3: Đề xuất các giải pháp chiến lược kinh doanh của Công ty đến năm 2020. HV: Trần Văn Bội 3 Lớp: CH – QTKD 2010 -2012 Luận Văn Cao Học Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về chiến lược 1.1.1. Khái niệm Tuỳ theo từng cách tiếp cận mà xuất hiện các quan điểm khác nhau về chiến lược kinh doanh. - Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Micheal Porter cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. - Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù của khoa học quản lý, Alfred Chandler viết: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó”. - Theo cách tiếp cận kế hoạch hoá, James B. Quinn cho rằng: "Chiến lược kinh doanh đó là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các chương trình hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau". Và theo William J.Glueck: "Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện". - Chữ chiến lược có rất nhiều nghĩa, mỗi tác giả sử dụng nó theo nghĩa riêng. Minzberg (1976) đã tổng kết những nghĩa của từ đã được các học giả sử dụng và đưa ra năm nghĩa chính của từ chiến lược, đó là “5P” của chiến lược: Kế hoạch: Plan; Mưu lược: Ploy; Mô thức, dạng thức: Pattern; Vị thế: Position; Triển vọng: Perspective. + Chiến lược là kế hoạch hay một chương trình hành động được xây dựng một cách có ý thức + Chiến lược là mưu mẹo + Chiến lược là tập hợp các hành vi gắn bó chặt chẽ với nhau theo thời gian + Chiến lược là sự xác định vị trí của doanh nghiệp trong môi trường của nó HV: Trần Văn Bội 4 Lớp: CH – QTKD 2010 -2012 Luận Văn Cao Học Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh + Chiến lược thể hiện viễn cảnh của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng thể hiện sự nhận thức và đánh giá thế giới bên ngoài (môi trường) của doanh nghiệp Rõ ràng rằng khái niệm chiến lược được thể hiện qua nhiều quan niệm: - Chiến lược như những quyết định, những hành động hoặc những kế hoạch liên kết với nhau được thiết kế để đề ra và thực hiện những mục tiêu của một tổ chức. - Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng đến các mục tiêu đảm bảo sao cho năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. - Chiến lược như là một mô hình, vì ở một khía cạnh nào đó, chiến lược của một tổ chức phản ảnh cấu trúc, khuynh hướng mà người ta dự định trong tương lai. - Chiến lược như là một triển vọng, quan điểm này muốn đề cập đến sự liên quan đến chiến lược với những mục tiêu cơ bản, vị thế chiến lược và triển vọng tương lai của nó. Vậy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phản ảnh các hoạt động của đơn vị kinh doanh bao gồm quá trình đặt ra các mục tiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu đó. Hoạch định chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận, là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Mục đích của việc hoạch định chiến lược kinh doanh là “dự kiến tương lai trong hiện tại”. Dựa vào chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý có thể lập các kế hoạch cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên quá trình đó phải có sự kiểm soát chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bước đi. Một chiến lược vững mạnh, luôn cần đến khả năng, điều hành linh hoạt, sử dụng được các nguồn lực, vật chất, tài chính và con người thích ứng. HV: Trần Văn Bội 5 Lớp: CH – QTKD 2010 -2012 Luận Văn Cao Học Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Hoạch định chiến lược kinh doanh thực chất là hướng vào trả lời 4 câu hỏi quan trọng: Hiện nay doanh nghiệp đang ở đâu? Doanh nghiệp muốn đến đâu? Doanh nghiệp sẽ đến đó bằng cách nào? Làm thế nào để kiểm soát được tiến triển của doanh nghiệp? 1.1.2. Yêu cầu và ý nghĩa của chiến lược kinh doanh 1.1.2.1. Yêu cầu của chiến lược kinh doanh Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chiến lược kinh doanh, song dù tiếp cận kiểu gì thì chiến lược kinh doanh cũng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp hoặc tổ chức. - Chiến lược kinh doanh phải bảo đảm huy động tối đa và kết hợp một cách tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong kinh doanh, nhằm phát huy được những lợi thế, nắm bắt những cơ hội để dành ưu thế trong cạnh tranh. - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược. - Chiến lược kinh doanh được lập ra cho một khoảng thời gian tương đối dài thường là 3 năm, 5 năm hay 10 năm. 1.1.2.2. Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp: - Giúp cho doanh nghiệp nhận thấy rõ mục đích, hướng đi của mình làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ thể, tạo ra những phương án kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tăng sự liên kết và gắn bó của cán bộ quản lý trong thực hiện mục tiêu doanh nghiệp. - Giúp cho doanh nghiệp nhận biết được các cơ hội và nguy cơ trong tương lai, qua đó có thể thích nghi bằng cách giảm thiểu sự tác động xấu từ môi trường, tận HV: Trần Văn Bội 6 Lớp: CH – QTKD 2010 -2012 Luận Văn Cao Học Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh dụng những cơ hội của môi trường khi nó xuất hiện, giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với biến đổi của môi trường đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. - Giúp cho doanh nghiệp tạo ra thế chủ động tác động tới môi trường, làm thay đổi môi trường cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp, tránh tình trạng thụ động. - Cho phép phân phối một cách có hiệu quả về thời gian, nguồn lực cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau. - Hoạch định chiến lược khuyến khích doanh nghiệp hướng về tương lai, phát huy sự năng động sáng tạo, ngăn chặn những tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tăng cường tính tập thể. - Giúp cho doanh nghiệp tăng được vị thế cạnh tranh, cải thiện các chỉ tiêu về doanh số, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả quản lý, tránh được rủi ro về tài chính, tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp, nâng cao đời sống cán bộ công nhân, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh. Tóm lại: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa một bên là nguồn lực và các mục tiêu của doanh nghiệp, một bên là các cơ hội thị trường và vị thế cạnh tranh trên thị trường. 1.1.3. Phân loại chiến lược 1.1.3.1. Phân loại theo phạm vi của chiến lược Mỗi chiến lược đều hoạch định tương lai phát triển của tổ chức, theo phạm vi có thể chia chiến lược kinh doanh thành 02 cấp, chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận. a) Chiến lược tổng quát Chiến lược tổng quát là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vạch ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài. Chiến lược tổng quát tập trung vào các mục tiêu sau: HV: Trần Văn Bội 7 Lớp: CH – QTKD 2010 -2012
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan