Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Phân tích và đề xuất một số giải pháp quản lý tiến độ các dự án tại công ty điện...

Tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp quản lý tiến độ các dự án tại công ty điện lực long biên

.PDF
165
497
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN VĂN CƯỜNG PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC HÀ NỘI – 2013 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa 2011-2012, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã được đào tạo và tích lũy nhiều kiến thức cho bản thân cũng như phục vụ công việc. Đặc biệt là khoảng thời gian thực hiện đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp quản lý tiến độ các dự án tại Công ty Điện lực Long Biên”. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới các Thầy, Cô Khoa Kinh tế & Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban Giám đốc cùng đồng nghiệp tại Công ty Điện lực Long Biên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS.Trần Thị Bích Ngọc, đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân cũng đã cố gắng, song với kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của Quý Thầy, Cô, sự góp ý của bạn bè và đồng nghiệp nhằm bổ sung hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Học viên Nguyễn Văn Cường Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN .......................... 4 1.1 Khái niệm về dự án .................................................................................... 4 1.1.1 Các khái niệm về dự án ........................................................................ 4 1.1.2 Các đặc điểm của dự án ....................................................................... 5 1.1.3 Phân loại dự án .................................................................................... 6 1.2 Quản lý dự án ........................................................................................... 10 1.2.1 Khái niệm quản lý dự án .................................................................... 10 1.2.2 Các chức năng của quản lý dự án ....................................................... 10 1.2.3 Mục tiêu của quản lý dự án ................................................................ 10 1.2.4 Tầm quan trọng của quản lý dự án ..................................................... 12 1.3 Quản lý tiến độ ......................................................................................... 12 1.3.1 Vai trò của quản lý tiến độ ................................................................. 12 1.3.2 Các công cụ quản lý tiến độ ............................................................... 12 1.3.3 Kiểm soát tiến độ dự án ..................................................................... 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN ........................... 29 2.1 Tổng quan về Công ty Điện lực Long Biên............................................... 29 2.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Điện lực Long Biên ......... 29 2.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty Điện lực Long Biên .............. 30 2.2.2 Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Điện lực Long Biên ................. 31 2.2.3 Quá trình hình thành và phát triển lưới điện ....................................... 32 2.3 Phân tích thực trạng quản lý tiến độ dự án tại Công ty Điện lực Long Biên……… .............................................................................................. 48 Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý 2.3.1 Các loại dự án tại Công ty Điện lực Long Biên .................................. 48 2.3.2 Công tác quản lý tiến độ .................................................................... 66 2.4 Phân tích các nguyên nhân gây chậm tiến độ của các dự án thực hiện tại Công ty Điện lực Long Biên. .................................................................... 72 2.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án .................................. 74 2.4.2 Giai đoạn tổ chức thực hiện ............................................................... 81 2.4.3 Giai đoạn kiểm tra, giám sát dự án ..................................................... 88 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN ................................................................. 101 3.1 Định hướng phát triển của Công ty Điện lực Long Biên ......................... 101 3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn ........................................................... 101 3.1.2 Nhiệm vụ và định hướng phát triển. ................................................. 102 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch dự án ....................... 106 3.2.1 Xây dựng quy trình chuẩn trong công tác lập kế hoạch dự án........... 106 3.2.2 Nâng cao công tác phối hợp giữa các bộ phận trong ban dự án ........ 125 3.2.3 Đào tạo cán bộ trong trong công tác lập kế hoạch dự án ................... 128 Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình tự thực hiện .............................................................................. 60 Hình 2.2: Mô hình đấu thầu rộng rãi trong nước và chỉ định thầu .......................... 61 Hình 2.3: Lưu đồ thi công phần ngầm.................................................................... 62 Hình 2.4: Lưu đồ thi công phần nổi ....................................................................... 64 Hình 2.5: Lưu đồ kiểm soát tiến độ ........................................................................ 68 Hình 2.6: Biểu đồ mức độ chậm tiến độ các dự án ................................................. 71 Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Cấp độ phân tách công việc ................................................................... 14 Bảng 1.2: Các dạng quan hệ thể hiện bằng mũi tên trong sơ đồ mạng AON .......... 22 Bảng 2.1: Thống kê mang tải các đường dây quận Long Biên ............................... 33 Bảng 2.2: Đường dây trung thế do Công ty Điện lực Long Biên quản lý ............... 34 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp dung lượng máy biến áp trung gian và phân phối........... 34 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp khối lượng máy biến áp theo gam và cách điện .............. 35 Bảng 2.5: Khối lượng đường dây trung thế đang quản lý vận hành ........................ 35 Bảng 2.6: Khối lượng đường dây hạ thế đang quản lý vận hành ............................ 36 Bảng 2.7: Số lượng máy cắt đang quản lý vận hành ............................................... 36 Bảng 2.8: Số lượng cầu dao cách ly thường đang quản lý vận hành ....................... 37 Bảng 2.9: Số lượng cầu dao phụ tải đang quản lý vận hành ................................... 37 Bảng 2.10: Số lượng tủ RMU đang quản lý vận hành ............................................ 37 Bảng 2.11: Số lượng chống sét đang quản lý vận hành .......................................... 38 Bảng 2.12: Số lượng cầu chì tự rơi đang quản lý vận hành .................................... 38 Bảng 2.13: Số lượng RECLOSER đang quản lý vận hành ..................................... 38 Bảng 2.14: Diện tích các loại đất của quận Long Biên ........................................... 41 Bảng 2.15: Dân số và mật độ dân số của quận Long Biên ...................................... 41 Bảng 2.16: Thời gian thi công phần ngầm ............................................................. 47 Bảng 2.17: Thời gian thi công phần nổi ................................................................. 48 Bảng 2.18: Danh mục các dự án SCL từ năm 2008 đến năm 2012 ......................... 49 Bảng 2.19: Danh mục các dự án ĐTXD từ năm 2008 đến năm 2012 ..................... 54 Bảng 2.20: Thống kê các dự án từ năm 2008 đến năm 2012 bị chậm tiến độ ......... 69 Bảng 2.21: Bảng thống kê số ngày chậm so với kế hoạch ...................................... 70 Bảng 2.22: Bảng tổng hợp mức độ chậm tiến độ các dự án .................................... 71 Bảng 2.23: Bảng phân công nhiệm vụ giai đoạn chuẩn bị ...................................... 73 Bảng 2.24: Bảng phân công nhiệm vụ quản lý dự án ............................................. 75 Bảng 2.25: Bảng cung cấp VTTB cho một số dự án bị chậm tiến độ ..................... 79 Bảng 2.26: Một số dự án bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng ........... 81 Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Bảng 2.27: Bảng phân công nhiệm vụ giai đoạn tổ chức thực hiện ........................ 82 Bảng 2.28: Tiến độ kiểm nghiệm và cấp VTTB cho một số dự án ......................... 84 Bảng 2.29: Khả năng đáp ứng ô tô phục vụ thi công cho một số dự án .................. 85 Bảng 2.30: Một số dự án bị hoãn cắt điện phục vụ thi công ................................... 86 Bảng 2.31: Một số dự án nhà thầu không đáp ứng nhân lực thi công ..................... 87 Bảng 2.32: Bảng phân công nhiệm vụ giai đoạn kiểm tra, giám sát ....................... 89 Bảng 2.33: Bảng báo cáo công việc hàng tuần Công ty CP xây lắp điện và VT ..... 91 Bảng 2.34: Bảng báo cáo công việc hàng tháng/năm Công ty CP Tân Hoàng Mai . 92 Bảng 3.1: Danh mục thiết bị đầu tư ..................................................................... 103 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu KH về sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2015. ............ 104 Bảng 3.3: Kế hoạch thi công xây lắp cho dự án ................................................... 115 Bảng 3.4: So sánh về lợi ích của giải pháp ........................................................... 121 Bảng 3.5: Chi phí dự kiến cho đào tạo ngắn hạn .................................................. 130 Bảng 3.6: Chi phí dự kiến cho đào tạo dài hạn ..................................................... 131 Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Công ty: Công ty Điện lực Long Biên 2. Tổng Công ty: Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội 3. QLTĐ: Quản lý tiến độ 4. P.KHVT&QLDA: Phòng kế hoạch vật tư & quản lý dự án 5. P.KT: Phòng kỹ thuật 6. P.TCKT: Phòng tài chính kế toán 7. CPM: Phương pháp đường găng 8. PERT: Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án 9. WBS: Phân tách cấu trúc công việc 10. MBA: Máy biến áp 11. TU: Máy biến điện áp 12. TI: Máy biến dòng điện 13. ĐDK: Đường dây không 14. SI: Cầu chì tự rơi 15. RMU: Tủ điện Ring Main Unit 16. KH: Kế hoạch 17. ĐTHT: Đường trục hạ thế 18. KHĐT: Kế hoạch đấu thầu 19. HSMT: Hồ sơ mời thầu 20. HSDT: Hồ sơ dự thầu 21. Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Công ty Điện lực Long Biên là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ ngày 01/05/2004 theo quyết định số: 71/QĐ-EVN-HĐQT ngày 08/03/2004 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Công ty Điện lực Long Biên là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội, không có quyền tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của mình. Công ty hoạt động trên địa bàn quận Long Biên – TP.Hà Nội về chuyên ngành kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế, xã hội của Quận. Công ty Điện lực Long Biên phải hoàn thành sứ mệnh và mục tiêu chiến lược mà Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội giao phó như sau: SỨ MỆNH: 1. Đảm bảo vận hành cung ứng điện liên tục, ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân quận Long Biên. Đặc biệt là đảm bảo cung cấp điện an toàn phục vụ các sự kiện, hoạt động chính trị, an ninh, văn hoá, ngoại giao của Đảng, Chính phủ và Thành phố diễn ra trên địa bàn Thủ đô. 2. Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với chất lượng và dịch vụ tốt nhất. CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC: 1. Tổ chức mô hình quản lý sản xuất hiệu quả, ổn định, lâu dài. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phù hợp với mô hình mới, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập Quốc tế. 2. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng công tác đào tạo và đào tạo lại, thực hiện chính sách thu hút nhân tài. Tăng cường đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong lãnh đạo và cán bộ công nhân viên vì sự phát triển bền vững của Tổng Công ty. 3. Xây dựng và phát triển Văn hóa doanh nghiệp theo khẩu hiệu: “Thắp sáng niềm Nguyễn Văn Cường 1 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý tin” của Tập đoàn Điện lực Việt Nam phù hợp với bản sắc văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty thông qua việc đổi mới, cải tiến dịch vụ khách hàng. 4. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5. Bảo vệ môi trường, hạn chế tối thiểu tác động đến môi trường, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả... đi đầu trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường với mục tiêu phát triển xanh, hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên theo số liệu thống kê trong 5 năm gần đây số lượng các dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch chiếm 15% đến 20%. Các dự án chậm tiến độ đã ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, đến các doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn quận Long Biên. Vì vậy Công ty cần hoàn thiện hơn nữa trong công tác quản lý thực hiện dự án để đáp ứng mục tiêu và sứ mệnh Tổng Công ty giao phó. Do đang công tác tại Công ty nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp quản lý tiến độ các dự án tại Công ty Điện lực Long Biên”. 1. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý dự án, quản lý tiến độ. - Phân tích các đặc điểm hoạt động của Công ty Điện lực Long Biên. - Phân tích thực trạng quản lý tiến độ thực hiện dự án tại Công ty. - Trên cơ sở thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá một cách khách quan về quản lý tiến độ thực hiện các dự án tại Công ty Điện lực Long Biên để có cái nhìn đúng đắn về những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, từ đó khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh để có thể đáp ứng về mặt tài chính, tiến độ, chất lượng, kỹ thuật và chính trị, xã hội của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội yêu cầu. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nguyễn Văn Cường 2 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý tiến độ các dự án tại Công ty Điện lực Long Biên. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các dự án được thực hiên tại Công ty Điện lực Long Biên từ năm 2008 đến năm 2012, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể tập trung vào những vấn đề nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án tại Công ty. 3. Phương pháp nghiên cứu Để có cơ sở phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án tại Công ty Điện lực Long Biên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin: Các số liệu phục vụ cho đề tài được thu thập từ các phòng chức năng của Công ty Điện lực Long Biên: Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch vật tư & quản lý dự án, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổng hợp…, các website của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng… Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh trên cơ sở điều tra, quan sát thực tế và các số liệu thống kê thu thập thông tin từ sách, tài liệu nghiên cứu chuyên ngành có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực, làm cơ sở vững vàng để đưa ra những nhận xét và đề xuất các giải pháp thực hiện. Phương pháp liên kết, hợp tác với các chuyên gia, tư vấn cũng được coi trọng trong việc thực hiện giải pháp có tính mới ở lĩnh vực xây dựng quy trình kiểm soát tiến độ trong thực hiện dự án. 4. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Phần mở đầu. Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về quản lý tiến độ dự án. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiến độ dự án tại Công ty Điện lực Long Biên. Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện các dự án tại Công ty Điện lực Long Biên. Kết luận. Nguyễn Văn Cường 3 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN 1.1 Khái niệm về dự án 1.1.1 Các khái niệm về dự án Dự án là tập hợp của nhiều hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm hoàn thành một mục tiêu đề ra với chi phí và thời gian xác định. Hầu hết các dự án khi lập ra, thực hiện thì đều cần có sự đầu tư về nguồn lực. Nếu không phải là đầu tư tiền bạc, của cải hữu hình thì cũng phải đầu tư chất xám, công sức. Theo Đại bách khoa toàn thư thì, từ “Project - Dự án” được hiểu là “Điều có ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như vậy, dự án có khái niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động, chuyển động hành động. Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm về thuật ngữ này, cụ thể như: Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã dề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn (Tổ chức điều hành dự án -VIM). Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định (khoản 7 Điều 4 –Luật Đấu thầu). Dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện với những hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những yêu cầu cụ thể. Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vuợt qua dự toán đó. Theo nghị định 16/2005/CP về quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình: “Dự án là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao Nguyễn Văn Cường 4 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định”. Ngân hàng thế giới (World Bank) - một định chế tài chính đa quốc gia rất nổi tiếng trong lĩnh vực tài trợ dự án ở khắp nơi trên thế giới đã đưa ra định nghĩa như sau về dự án: “Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”. Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO 8402) đưa ra định nghĩa: “Dự án là một quá trình bao gồm các hoạt động được phối hợp thực hiện và quản lý trong một giai đoạn xác định nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể trong điều kiện hạn chế về nguồn lực”. 1.1.2 Các đặc điểm của dự án 1.1.2.1 Dự án luôn mới mẻ, sáng tạo và duy nhất Kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, sản phẩm đã xuất hiện trước đó, mà có tính mới, thể hiện khả năng cũng như sức sáng tạo của con người. Sự khác nhau của các dự án thể hiện ở thiết kế, vật liệu, quy trình thi công. Trong các dự án cùng ngành, dự án sau luôn luôn kế thừa những kinh nghiệm từ những dự án trước đó chính vì vậy nó luôn mới mẻ và ngày càng hoàn thiện. 1.1.2.2 Dự án có mục đích, kết quả xác định Tất cả các dự án đều phải có kết quả xác định rõ. Kết quả này có thể là một công trình xây dựng hoặc một chương trình quản lý trên máy tính. Mỗi dự án gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện. Mỗi nhiệm vụ có thể có kết quả riêng độc lập. Tập hợp các kết quả của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án. 1.1.2.3 Dự án xảy ra trong một thời gian xác định Với mục đích phục vụ cụ thể, dự án bắt buộc phải có thời điểm bắt đầu và kết thúc. Với những ràng buộc về hợp đồng dự án không thể kéo dài mãi mãi. Thời điểm kết thúc của dự án cũng là thời điểm bàn giao dự án giữa bên thi công và bên vận hành dự án. 1.1.2.4 Các hoạt động của dự án có liên quan nhau Các hoạt động của dự án phải liên quan với nhau theo một trật tự thời gian nhất định, chẳng hạn như một công việc chỉ có thể bắt đầu khi một số công việc khác đã kết thúc hoặc có những mốc thời gian của các giai đoạn chính của dự án. Nguyễn Văn Cường 5 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý 1.1.3 Phân loại dự án 1.1.3.1. Phân loại theo nguồn vốn đầu tư  Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước.  Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài.  Đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu.  Đầu tư bằng nguồn vốn vay. Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ dự án được phân loại thành:  Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.  Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.  Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.  Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 1.1.3.2. Phân loại theo quy mô và tính chất đầu tư Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C quy định như sau: TT I I LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội Dự án quan trọng quốc gia Nhóm A Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh 1 vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật Không kể mức vốn quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. 2 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo Nguyễn Văn Cường 6 Không kể mức vốn Trên 1.500 tỷ đồng Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học TT Khoa kinh tế và quản lý LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nước và công 4 trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, Trên 1.000 tỷ đồng công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp 5 nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi Trên 700 tỷ đồng trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân 6 dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du Trên 500 tỷ đồng lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. II Nhóm B Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo 1 máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng Từ 75 đến 1.500 sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng tỷ đồng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao Nguyễn Văn Cường 7 Từ 50 đến 1.000 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học TT Khoa kinh tế và quản lý LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ thông (khác ở điểm II - 1), cấp thoát nước và công tỷ đồng trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, 3 in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ Từ 40 đến 700 tỷ đồng sản. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân 4 dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các Từ 30 đến 500 tỷ đồng dự án khác. III Nhóm C Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng 1 sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng Dưới 75 tỷ đồng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao 2 thông (khác ở điểm III - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị Dưới 50 tỷ đồng thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công Nguyễn Văn Cường 8 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học TT Khoa kinh tế và quản lý LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp 3 nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi Dưới 40 tỷ đồng trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân 4 dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du Dưới 30 tỷ đồng lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Ghi chú: 1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. 2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan Nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 1.1.3.3. Phân loại theo mục đích đầu tư  Đầu tư mới.  Đầu tư mở rộng.  Đầu tư thay thế. 1.1.3.4. Phân loại theo cách thức và hình thức sử dụng vốn  Đầu tư trực tiếp: Chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý vốn.  Đầu tư phát triển: Gia tăng giá trị tài sản.  Đầu tư dịch chuyển: Dịch chuyển quyền sở hữu.  Đầu tư gián tiếp: chủ đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý vốn. Nguyễn Văn Cường 9 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý 1.2 Quản lý dự án 1.2.1 Khái niệm quản lý dự án Quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được phê duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, bằng các phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Trong quản lý dự án, công tác quản lý thời gian và tiến độ đóng vai trò quan trọng hơn so với môi trường hoạt động sản xuất liên tục vì nhu cầu kết hợp phức tạp giữa các công việc, đặc biệt trong những trường hợp dự án phải đáp ứng một thời hạn cụ thể của khách hàng. 1.2.2 Các chức năng của quản lý dự án  Hoạch định: Xác định rõ phương hướng hành động, thực hiện từ giai đoạn bắt đầu hình thành dự án đến khi đưa dự án vào hoạt động. Công tác hoạch định đòi hỏi phải có sự tham gia của các thành viên với khả năng tiên lượng cao về mốc thời gian, tài nguyên thực hiện.  Tổ chức: Tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực có chuyên môn phù hợp với công việc, xác định mối liên hệ giữa các cá nhân và bộ phận, quy định rõ về báo cáo và thông tin lẫn nhau.  Phân công: Xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, hình thành đội ngũ thành phần, cơ cấu đảm nhiệm.  Hướng dẫn: Hướng dẫn các bộ phận cách thức vận hành dự án theo nhiệm vụ được giao.  Kiểm soát: Thiết lập hệ thống đo lường theo dõi, dự đoán những biến động của dự án về quy mô, kinh phí, thời gian nhằm điều chỉnh ngăn ngừa, giảm thiểu kịp thời những tác dụng xấu đến dự án. Quá trình theo dõi được báo cáo kiểm tra liên tục, kịp thời. 1.2.3 Mục tiêu của quản lý dự án Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án bao gồm 3 mục tiêu chính:  Hoàn thành dự án, công trình đảm bảo chất lượng, kỹ thuật. Nguyễn Văn Cường 10 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý  Thời gian hoàn thành đúng tiến độ.  Trong phạm vi ngân sách được duyệt. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thức sau: C=f(P,T,S) [4, 11] Trong đó: C: chi phí P: Mức độ hoàn thành các công việc T: Yếu tố thời gian S: phạm vi dự án Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: Mức độ hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung chi phí dự án tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và phạm vi dự án được mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ dẫn đến phát sinh chi phí, mặt khác thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả của công nhân do chờ đợi và thời gian máy chết tăng theo...làm tăng các chi phí máy và nhân công. Ba yếu tố: thời gian chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án. Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thể, để đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải hy sinh một hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án. Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác cần phải thay đổi, do đó, Nguyễn Văn Cường 11 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý việc đánh đổi mục tiêu đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác. Các mục tiêu của quản lý dự án không chỉ gói gọn trong ba tiêu chí cơ bản về chất lượng, thời gian và chi phí như đã nói ở trên mà các chủ thể tham gia vào dự án xây dựng công trình còn phải đạt được các mục tiêu khác như: an ninh, an toàn lao động, vệ sinh và bảo vệ môi trường… 1.2.4 Tầm quan trọng của quản lý dự án Phương pháp quản lý dự án đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và yêu cầu hợp tác, nhưng tác dụng của nó rất lớn. Phương pháp quản lý dự án có những tác dụng chủ yếu sau đây:  Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án.  Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.  Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án.  Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không thể dự đoán được. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng.  Tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao hơn. 1.3 Quản lý tiến độ 1.3.1 Vai trò của quản lý tiến độ Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý các tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu về chất lượng đã định. Mục đích của quản lý thời gian là làm cho dự án hoàn thành đúng tiến độ trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng yêu cầu chất lượng. Quản lý thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho công việc dự án. 1.3.2 Các công cụ quản lý tiến độ Một dự án bao gồm nhiều công việc, muốn thực hiện dự án một cách khoa học, Nguyễn Văn Cường 12 Cao học Quản trị kinh doanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan