Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Pháp luật thương mại điện tử ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Pháp luật thương mại điện tử ở việt nam hiện nay

.PDF
163
487
139

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI LÊ VĂN THIỆP PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ MAI THANH TS. ĐẶNG VŨ HUÂN HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các luận điểm được kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Văn Thiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Thƣơng mại điện tử - TMĐT 2. Ủy ban nhân dân - UBND 3. Thƣơng mại điện tử -E-Commerce (Electronic commerce) 4. Kinh doanh điện tử - E-Business (Electronic business) 5. Tổ chức Thƣơng mại Thế giới - WTO (World Trade Organization) 6. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD (Organization for Economic Co-operation and Development) 7. Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng - APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) 8. Cộng đồng kinh tế Asean - AEC (ASEAN Economic Community) 9. Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thƣơng mại quốc tế - UNCITRAL (United Nations Commission on International Trade Law) 10. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO (World Intellectual Property Organization) 11. Chính phủ với Chính phủ - G2G (Government-To-Government) 12. Chính phủ với Doanh nghiệp - G2B (Government-To-Business) 13. Chính phủ với Công dân - G2C (Government-To-Consumer) 14. Doanh nghiệp với Chính phủ (Business-To-Government) - B2G 15. Doanh nghiệp với Doanh nghiệp - B2B (Business-To-Business) 16. Doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng - B2C (Business-To-Consumer) 17. Ngƣời tiêu dùng với Doanh nghiệp - C2B (Consumer-To-Business) 18. Ngƣời tiêu dùng với ngƣời tiêu dùng - C2C (Consumer-To-Comsumer) 19. Ngƣời tiêu dùng với Chính phủ - C2G (Consumer-To-Government) 20. Quy phạm pháp luật - QPPL 21. Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dƣơng - TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) 22. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) 23. Hiệp định tự do thƣơng mại - FTA (Free Trade Agreement) 24. International Business Machines - IBM 25. Electronic Data Interchange - EDI MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ .1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. ................................................. 8 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......... ................................... 8 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU... ................................................ ..19 CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ... .................................. .24 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.......................... .24 2.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CƠ CHẾ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.... ......................................................................... .29 2.3. CƠ CHẾ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................................................................................................... 45 2.4. NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA - KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ................ 50 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.. ....................................................................................... 61 3.1. KHUNG PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM. ....... 61 3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM.................... ............................... .65 3.3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.... ......................................................................... .83 3.4. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ................ .................................. 89 3.5. XỬ LÝ VI PHẠM BẰNG CÁC BIỆN PHÁP KHÁC............. ............... 97 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNPHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ... ........................................................ .103 4.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ . ...................................................................................................................... 103 4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM............... ........................................................................ ..122 KẾT LUẬN................. ................................................................................. 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............. ..................................... .146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ..... ........................ ..157 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hiện nay trên thế giới, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, thì thƣơng mại điện tử đang nắm giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, chính nó đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng tỷ trọng GDP của những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Thƣơng mại điện tử là sự phát triển của thƣơng mại truyền thống, đƣợc cấu thành bởi nhiều thành tố, trong đó có sự áp dụng các thành quả của khoa học - kỹ thuật phục vụ đời sống con ngƣời cũng nhƣ việc thỏa mãn các nhu cầu khác. Đây là xu hƣớng tất yếu của sự phát triển trên mọi phƣơng diện về kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia trong thời kỳ toàn cầu hóa. Thực tế cũng cho thấy, các quan hệ thƣơng mại điện tử đã và đang hình thành và phát triển mạnh mẽ ở nhiều nƣớc trên thế giới và cũng đang phát triển ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới vận hành trên nền tảng của công nghệ điện tử và công nghệ viễn thông, đòi hỏi phải có cơ chế điều chỉnh pháp luật phù hợp, tƣơng thích nhằm đảm bảo để các quan hệ về thƣơng mại điện tử phát triển hiệu quả, khả thi, có tính định hƣớng đúng đắn, lành mạnh và bền vững. Pháp luật về thƣơng mại điện tử ở nhiều quốc gia tiên tiến đã và đang nắm giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại điện tử. Thƣơng mại điện tử đƣợc hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao gồm cả hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ cùng với các ứng dụng những thành tựu về công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại. Với cách hiểu cụ thể, hoạt động thƣơng mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thƣơng mại bằng phƣơng tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.Trong những năm qua, thƣơng mại điện tử ở Việt 1 Nam đã phát triển khá nhanh, hoạt động giao dịch mua bán qua mạng rất sôi động và đã thực sự trở thành công cụ để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là doanh nghiệp v a và nhỏ. Mua bán hàng hóa qua các sàn giao dịch thƣơng mại điện tử trong nƣớc hiện đang ở giai đoạn bùng nổ. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lƣợng và các hành vi gian lận thƣơng mại khác khi mua qua các gian hàng trên mạng đang bị buông lỏng. Rất nhiều vụ việc tranh chấp thƣơng mại xuất phát t kênh phân phối qua thƣơng mại điện tử, nhƣng vai trò điều tiết quản lý và trọng tài của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chƣa thực sự đƣợc phát huy. Có thể nói, sự phát triển của thƣơng mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải th a nhận rằng, những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành đƣợc một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, để thúc đẩy thƣơng mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nƣớc phải đƣợc thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: (i)Xây dựng chính sách, tạo môi trƣờng thuận lợi trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ điện tử; và (ii) Xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại điện tử. Nếu nhƣ chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thƣơng mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát đƣợc các hoạt động kinh doanh thƣơng mại điện tử. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử hiện nay, thì việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đƣợc coi là yếu tố rất quan trọng. Hơn thế nữa, thƣơng mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ, cho nên tạo đƣợc niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thƣơng mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết, mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra 2 đƣợc một sân chơi chung với những quy tắc đƣợc thống nhất một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, cho đến nay, do nhiều lý do cả về chủ quan lẫn khách quan, quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thƣơng mại điện tử chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam đƣợc Quốc hội khóa XI ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành t ngày 01/03/2006 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành còn đơn giản, chƣa có những khái niệm pháp lý đầy đủ và chƣa dự liệu đƣợc những quan hệ pháp luật thƣơng mại điện tử phát sinh khi áp dụng.Sau đó Chính phủ ban hành Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 9/6/1006 về Thƣơng mại điện tử để hƣớng dẫn các cá nhân, tổ chức khi họ thực hiện các hoạt động thƣơng mại điện tử. Với sự phát triển nhanh chóng các hoạt động thƣơng mại điện tử, các quy định cũ trở nên bất cập nên sau 7 năm, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/NĐ- CP ngày 16/5/2013 về Thƣơng mại điện tử. Cho đến nay, khi Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng có những thay đổi nhất định về hình thức hợp đồng cũng nhƣ công nhận chứng cứ điện tử, tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này và Nghị định 52/NĐ-CP cũng chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất dẫn đến các quy định không đảm bảo tính khả thi. Pháp luật hiện hành cũng chƣa quy định rõ về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thƣơng mại điện tửtheo hƣớng các quy phạm nội dung phải phù hợp với các quy định về tố tụng hoặc các phƣơng thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng. Thực tế cho thấy, các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp giao dịch thƣơng mại điện tử cần phải đƣợc quy định chặt chẽ, đầy đủ và rõ ràng bởi tính đặc thù của nó, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc sử dụng các văn bản điện tử hay chữ ký điện tử với tƣ cách là chứng cứ trong các hoạt động tố tụng. Đồng thời cũng cần phải đƣa ra các quy định về tội phạm trong thƣơng mại điện tử để tăng cƣờng đấu tranh, phòng ng a, ngăn chặn và xử lý các loại tội phạm mới xuất hiện cùng với quá trình phát triển của thƣơng mại điện tử. Pháp luật Việt Nam cũng 3 đang thiếu vắng những quy định mở đối với việc lựa chọn pháp luật trong các giao dịch thƣơng mại nói chung và giao dịch thƣơng mại điện tử nói riêng, cũng nhƣ việc bảo đảm lợi ích kinh tế và các lợi ích liên quan khác của quốc gia, của các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. T những phân tích khái quát ở trên cho thấy, việc đặt vấn đề nghiên cứu toàn diện về pháp luật thƣơng mại điện tử ở Việt Nam hiện nay là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại điện tử ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật thƣơng mại điện tử sẽ làm rõ những khái niệm pháp lý gắn với những thuật ngữ có nội hàm kỹ thuật cao, tiên lƣợng những phát sinh có thể xảy ra trong thực tế và trong tƣơng lai, đóng góp những tri thức đối với khoa học pháp lý nói chung và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại điện tử nói riêng, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Đây cũng là lý do mà nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay”để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, đặc điểm, nội dung và thực tiễn thực hiện pháp luật thƣơng mại điện tử nhằm đề xuất hoàn thiện pháp luật thƣơng mại điện tử và đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật thƣơng mại điện tử ở Việt Nam 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích của đề tài, thì nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về thƣơng mại điện tử, làm rõ các đặc trƣng cơ bản, cơ chế thực hiện của pháp luật về thƣơng mại điện tử. 4 - Nghiên cứu đánh giá về thực trạng pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật về thƣơng mại điện tử, chỉ ra các hạn chế, bất cập và nguyên nhân là cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. - Đƣa ra các kiến nghị về định hƣớng và giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ nâng cao hiệu quả cơ chế thực hiện pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là pháp luật thƣơng mại điện tử ở Việt Nam và thực trạng thực hiện pháp luật. Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận, đặc điểm và nội dung cơ bản về pháp luật thƣơng mại điện tử ở Việt Nam,không dàn trải theo nền tảng của pháp luật thƣơng mại truyền thống. Nội dung nghiên cứu liên quan đến một số nội dung cơ bản của pháp luật thƣơng mại điện tử, cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp. Luận án chú trọng đến giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể giao dịch thƣơng mại điện tử mà không đi sâu vào các biện pháp giải quyết khác. Việc nghiên cứu pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới chỉ mang tính chất tham khảo, so sánh nhằm đánh giá những tiếp thupháp luật quốc tế có phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam hay không. Về mặt thời gian, với đặc thù của hoạt động thƣơng mại điện tử ở Việt Nam, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật thƣơng mại điện tử t thời điểm Luật Thƣơng mại 2005, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006 cùng hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành về vấn đề này đƣợc ban hành cho đến nay. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, Luận án sử dụng các phƣơng pháp mang tính truyền thống nhƣ phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, trên cơ sở tìm ra quy luật phát triển của thƣơng mại điện tử và 5 sự phù hợp giữa phát triển thƣơng mại điện tử với chính sách, pháp luật về thƣơng mại điện tử. Luận án nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, luật học so sánh và dự báo trên cơ sở các tài liệu thu thập đƣợc t các công trình khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong phạm vi đề tài một cách thấu đáo. Trong t ng nội dung nghiên cứu, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng một cách linh hoạt, cụ thể: - Chƣơng 1: Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa, thu thập, phân tích, so sánh luật học nhằm đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Chƣơng 2: Phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, thu thập, phân tích, nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm của thƣơng mại điện tử; phƣơng pháp lịch sử, thống kê, quy nạp, phân tích, diễn giảng, chứng minh để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản, đặc điểm cũng nhƣ cơ chế bảo đảm thực hiện của pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. - Chƣơng 3: Phƣơng pháp phân tích, so sánh, diễn giảng, quy nạp lịch sử, khảo sát thực tiễn v.v...nhằm khái quát và đánh giá thực trạng pháp luật cũng nhƣ cơ chế thực thi pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. - Chƣơng 4: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, dự báo, khái quát hoá để xác định các yêu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Trên cơ sở phân tích một cách khoa học các vấn đề lý luận của pháp luật về thƣơng mại điện tử; đúc rút các bài học kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với thƣơng mại điện tử ở một số quốc gia trên thế giới, luận án đã làm rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên cơ sở nghiên cứu các nguyên tắc cũng nhƣ nội dung cơ bản của pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. - Luận án đã đánh giá tổng thể về thực trạng pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam, làm rõ các yêu cầu cấp thiết 6 của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thƣơng mại điện tử với những đặc thù về nội dung cũng nhƣ phƣơng thức thực hiện ở Việt Nam hiện nay. - T các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đƣa ra các định hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Về mặt khoa học, luận án là công trình khoa học đƣợc nghiên cứu khá chuyên sâu về các vấn đề pháp lý nhằm đảm bảo tính an toàn, hợp pháp cho các quan hệ thƣơng mại điện tử, t đó, góp phần làm rõ đặc trƣng của pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án sẽ là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về pháp luật thƣơng mại điện tử. Đồng thời Luận án có thể sử dụng nhƣ nguồn tƣ liệu nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng nhƣ nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án đƣợc kết cấu làm 4 chƣơng (có kết luận cho t ng chƣơng) với những nội dung cơ bản nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về pháp luật thƣơng mại điện tử Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam hiện nay. Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến pháp luật về thƣơng mại điện tử Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong đó có mạng Internet và các mạng mở khác, việc ứng dụng các thành tựu này trong hoạt động thƣơng mại đã hình thành thƣơng mại điện tử.Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về thƣơng mại điện tử dƣới góc độ kinh tế cũng nhƣ pháp lý. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ, những công trình này là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài, mặt khác còn gợi mở những vấn đề tiếp theo cần phải giải quyết, đồng thời, đây cũng là những tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài. Qua nghiên cứu tổng quan, các công trình này có thể sắp xếp thành các nhóm nhƣ sau: a) Những nghiên cứu lý luận về pháp luật thương mại điện tử Các quốc gia phát triển đã xuất hiện hoạt động thƣơng mại điện tử t rất sớm và đều có quá trình nghiên cứu sâu sắc để xây dựng khung pháp luật cho riêng mình nhằm điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội mới phát sinh trong thƣơng mại điện tử. Để đảm bảo tính thống nhất trong ứng xử và giải quyết các vấn đề về thƣơng mại điện tử, tại Phiên họp lần thứ 29 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (tháng 12 năm 1996), Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật thƣơng mại quốc tế (UNCITRAL) đã thông qua Luật mẫu về Thƣơng mại điện tử. Tinh thần của Luật mẫu là bảo đảm những giao dịch thƣơng mại điện tử đƣợc th a nhận giá trị pháp lý và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động 8 thích hợp để tăng cƣờng khả năng thi hành cho những giao dịch bằng phƣơng tiện điện tử. Tuy nhiên, cũng phải tới những năm đầu của thế kỷ XXI, một số quốc gia mới nghiên cứu, xây dựng và ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ về thƣơng mại điện tử nhƣ: Hoa Kỳ, Đức, Áo, Hà Lan, Albania, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mehico, Thái Lan.v.v... Tài liệu nghiên cứu cả các Tác giả trong và ngoài nƣớc chủ yếu nghiên cứu về thƣơng mại điện tử dƣới góc độ kinh tế nhƣng trong đó có một phần đề cập đến khung pháp lý về thƣơng mại điện tử. Trƣớc hết phải kể đến công trình “Thương mại điện tử” (Electronic Commerce) Đề tài Luận án Tiến sĩcủa tác giả Mihaela-Roxanafercală – Romani - Trƣờng Đại học Babes - Bolyai năm 2011 [52]. Tác giả đã xây dựng khái niệm thƣơng mại điện tử, các đặc điểm và vai trò của thƣơng mại điện tử, khái quát khung pháp lý của một số quốc gia và chủ thể quốc tế cũng nhƣ pháp luật của Romani về TMĐT. Qua nghiên cứu thấy rằng, khái niệm cũng nhƣ các đặc điểm cơ bản của thƣơng mại điện tử trong công trình này có những điểm tƣơng đồng với Luật mẫu về thƣơng mại điện tử (UNCITRAL) của Ủy ban Thƣơng mại Quốc tế khuyến nghị các quốc gia thành viên trong việc xây dựng pháp luật về thƣơng mại điện tử của mình. Cuốn “Cẩm nang pháp lý về hợp đồng điện tử” do GS. TS. Nguyễn Thị Mơ chủ biên [16] đã làm rõ các vấn đề nội hàm khái niệm của hợp đồng điện tử; những vấn đề pháp lý cần nắm bắt khi giao kết hợp đồng điện tử; khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử trên cơ sở làm rõ các đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại điện tử, thời điểm phát sinh hiệu lực và giá trị pháp lý, hậu quả pháp lý đối với việc giải quyết các tranh chấp “Tài liệu hướng dẫn học tập thương mại điện tử” của tác giả Trần Thanh Điện [9] Đại học Cần Thơ nghiên cứu và biên soạn năm 2013 đã phản ánh những vấn đề cơ bản về thƣơng mại điện tử, vấn đề an toàn và bảo mật trên mạng, các chính sách và pháp luật về thƣơng mại điện tử. 9 Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Thoan về “Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”[24] tại Đại học Ngoại Thƣơng năm 2010 đã nghiên cứu chủ yếu dƣới góc độ kinh tế của hợp đồng điện tử nhƣ các loại hợp đồng điện tử, đƣa ra định nghĩa về thƣơng mại điện tử, các chủ thể tham gia, các mô hình hợp đồng điện tử, nghiên cứ vai trò, tác động đối với nền kinh tế, một số kiến nghị về xây dựng khung pháp luật để điều chỉnh hợp đồng điện tử, định hƣớng các giải pháp để thúc đẩy thƣơng mại điện tử. Bên cạnh đó, Luận án Tiến sĩ kinh tế của Đào Anh Tuấn về “Quản lý nhà nước về thương mại điện tử” [28] tại Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân 2014 đã nghiên cứu khái niệm thƣơng mại điện tử theo nghĩa rộng, với quan điểm này thƣơng mại điện tử đƣợc hiểu là việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động kinh doanh bằng các phƣơng tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Luận án đã nghiên cứu xây dựng và đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử trên cơ sở vận dụng mô hình Outcome và phƣơng pháp luận về đánh giá chính sách của Ngân hàng thế giới. Dƣới góc độ pháp lý liên quan đến hình thức hợp đồng điện tử, có một số công trình nhƣ: Công trình nghiên cứu của TS. Luật học Trần Văn Biên về “Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam” [3]đã đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử trong giai đoạn hiện nay. Theo nội dung của cuốn sách, tác giả đã xây dựng khái niệm về hợp đồng điện tử, về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng điện tử, điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng điện tử, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng điện tử, hậu quả pháp lý đối với hợp đồng điện tử có hiệu lực cũng nhƣ hợp đồng điện tử vô hiệu. 10 Ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Hà Vũ [30] với đề tài: “Xây dựng khung pháp lý nhằm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam” đã đi sâu nghiên cứu những yêu cầu đối với pháp luật thƣơng mại điện tử nhƣ:Th a nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu; quy định về giá trị pháp lý và các nội dung cụ thể của chữ ký điện tử và vấn đề bản gốc; đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định pháp luật về kinh tế - thƣơng mại – dân sự và đảm bảo sự phù hợp với pháp luật thƣơng mại quốc tế; hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế và thanh toán điện tử; xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng phù hợp với thƣơng mại điện tử; bảo vệ bí mật cá nhân trong môi trƣờng thƣơng mại điện tử; quy định cụ thể về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thƣơng mại điện tử; phòng chống tội phạm và các vi phạm hành chính trong thƣơng mại điện tử; đảm bảo giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở trên đã bƣớc đầu tiếp cận ở những mức độ khác nhau về lý luận của pháp luật thƣơng mại điện tử nhƣng chƣa xây dựng đƣợc các khái niệm hoàn chỉnh hay chỉ ra các đặc điểm, cơ chế thực hiện, cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù của pháp luật thƣơng mại điện tử so với pháp luật thƣơng mại truyền thống. Các tác giả chƣa nghiên cứu các nguyên tắc, nội dung cũng nhƣ đặc điểm của pháp luật thƣơng mại điện tử, cơ chế thực hiện pháp luật thƣơng mại điện tử. Các kết quả nghiên cứu của các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng điện tử. b) Những nghiên cứu về thực trạng pháp luật thương mại điện tử Các công trình nghiên cứu về thƣơng mại điện tử đều nghiên cứu về thực trạng pháp luật thƣơng mại điện tử đặt trong mối quan hệ giữa thƣơng mại điện tử với các quy định hiện hành và đặt ra các yêu cầu chung về hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan. Trong luận án Tiến sĩ nghiên cứu về “Hợp đồng điện tử” của tác giả Trần Văn Biên [3] có nghiên cứu về chế định hợp đồng của Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật 11 Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, Nghị định về thƣơng mại điện tử và các văn bản pháp luật khác để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hợp đồng điện tử trên cơ sở các nguyên tắc pháp luật bảo vệ các chủ thể tham gia hợp đồng cũng nhƣ xác định đối tƣợng của hợp đồng trong mối quan hệ giữa Luật chung và Luật chuyên ngành. Tác giả cũng đánh giá về thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử. Tác giả đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng điện tử còn thiếu, bất cập và cần hoàn thiện để đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, khả thi. Luận án Tiến sĩ của tác giả Lại Kiên Cƣờng [4] với đề tài“Phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử”. Với mục đích góp phần xây dựng hệ thống lý luận về tội phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử, luận án nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhƣ khái niệm, đặc điểm của tội phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử [4, tr35]. Trên cơ sở nghiên cứu, luận án đã xây dựng có hệ thống những vấn đề lý luận về hoạt động phòng ng a tội phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử nhƣ: khái niệm, cơ sở pháp lý, nội dung, biện pháp, mối quan hệ phối hợp và hợp tác quốc tế trong phòng ng a tội phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử. Luận án cũngđã nghiên cứu thực trạng pháp luật về các biện pháp chế tài của pháp luật thƣơng mại điện tử, trong đó đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội, chế tài hình sự, công cụ để đấu tranh, phòng chống tội phạm liên quan đến hoạt động thƣơng mại điện tử của lực lƣợng cảnh sát Nhân dân, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong lực lƣợng. Phòng chống tội phạm chỉ là một phƣơng diện trong tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật thƣơng mại điện tử nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích nhà nƣớc, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại điện tử và ngăn ng a, răn đe các hành vi tƣơng tự. Luận án đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực tiễn thực trạng phòng ng a tội phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử của lực lƣợng 12 Cảnh sát nhân dân trên phạm vi toàn quốc t năm 2006 đến tháng 6 năm 2014. Luận án của tác giả Nguyễn Đức Tài [23] về “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam” cũng đánh giá thực trạng hiệu lực quản lý nhà nƣớc trong vấn đề đảm bảo an toàn trong thƣơng mại điện tử ở Việt Nam, một trong bảy nội dung cơ bản của pháp luật TMĐT. Tác giả tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý của các cơ quan t trung ƣơng tới địa phƣơng cũng nhƣ đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử. Còn Luận án Tiến sĩ của tác giả Đào Anh Tuấn với đề tài “Quản lý nhà nước về thương mại điện tử” [28] đã nhận định về pháp luật thƣơng mại điện tử là chƣa điều chỉnh hết nhiều lĩnh vực mới nảy sinh trong thƣơng mại điện tử, chƣa đảm bảo độ an toàn, tin cậy dẫn đến niềm tin của ngƣời tiêu dùng đối với thƣơng mại điện tử còn thấp, các chính sách pháp luật về phát triển nguồn nhân lực cho thƣơng mại điện tử còn chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu thực tiễn pháp luật quy định về hoạt động kiểm tra, thanh tra thƣơng mại điện tử chƣa đƣợc chú trọng. Tác giả Lê Hà Vũ [30] với đề tài “Xây dựng khung pháp lý nhằm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam”khi đánh giá thực trạng pháp luật vềthƣơng mại điện tử thì cho rằng, chƣa có quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề tài sản ảo; còn thiếu các quy định về thuế, quản lý thuế điện tử và thanh toán điện tử. Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay cũng chƣa thật phù hợp với việc phát triển thƣơng mại điện tử v.v… Khi nghiên cứu thực trạng pháp luật TMĐT, các tác giả chỉ nghiên cứu thực trạng của Hợp đồng điện tử, thực trạng và đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc và đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực này, kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc toàn diện và đầy đủ về các nội dung cũng nhƣ cơ chế thực hiện pháp luật thƣơng mại điện tử trên cơ sở các quy định của pháp luật TMĐT, chƣa nghiên cứu thực trạng bảo đảm thực hiện các nguyên tắc, nội 13 dung cơ bản của pháp luật thƣơng mại điện tử. Các tác giả chỉ quan tâm nghiên cứu đến các chế tài hành chính trong quản lý nhà nƣớc và đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử. Việc nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp thay thế hay trọng tài, giải quyết bằng thủ tục tố tụng tại tòa án chƣa đƣợc nghiên cứu. c) Về những kiến nghị hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử Những kiến nghị, đề xuất của các tác giả trong các công trình nghiên cứu về pháp luật thƣơng mại điện tử hoặc có liên quan đều tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thƣơng mại điện tử. Tác giả Nguyễn Đức Tài trong “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam” đề xuất một số giải pháp nhƣ: Cần công nhận thƣơng mại điện tử là một ngành trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân; quy định rõ về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia thƣơng mại điện tử đối với các hình thức thƣơng mại điện tử mới nảy sinh; hoàn thiện các quy định về thƣơng mại điện tử xuyên biên giới; công nhận giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử; hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại điện tử” [23]. Trong công trình về “Hợp đồng điện tử” của tác giả Trần Văn Biên cũng đƣa ra một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật liên quan đến hợp đồng và hợp đồng điện tử nhƣ: Bổ sung chế định riêng về hợp đồng điện tử trong Bộ luật Dân sự [3, 3, tr.186]; công chứng hợp đồng điện tử và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật [3, tr.191] và một số giải pháp khác về hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử v.v… Trên cơ sở nhận thức lý luận, khảo sát thực tiễn, Luận án của tác giả Lại Kiên Cƣờng [4] với đề tài “Phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử” đã đƣa ra những nhận định, đánh giá, kết luận có căn cứ, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân tồn tại, dự báo những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động phòng ng a tội phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử. Luận án đã đề xuất 06 nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ng a tội 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan