Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trường hợp tỉnh hải dương...

Tài liệu Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trường hợp tỉnh hải dương

.PDF
181
682
96

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM ‘’ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH VĂN THIỆN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2017 -i- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH VĂN THIỆN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. BÙI QUANG TUẤN 2. PGS. TS. ĐỖ PHÚ HẢI HÀ NỘI - 2017 -ii- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực và được trích dẫn đầy đủ. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án -iii- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... i 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... i 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... iii 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... iii 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................... iii 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .............................................................. iv 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................. v 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... v CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .......................... 1 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững .................................................................................................................... 1 1.2. Định hướng nghiên cứu của luận án .................................................................. 13 CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ..................................... 16 2.1. Khái niệm, nội dung của phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ..... 16 2.2. Các lý thuyết kinh tế có liên quan đến phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững .................................................................................................................. 26 2.3. Những nhân tố tác động đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững......................................................................................................................... 34 2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ..... 44 2.5. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững. ................................................................................................................. 52 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG ..................................................... 62 -iv- 3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương ...................................................................................................................... 62 3.2. Chính sách phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương ............................................................. 67 3.3. Thực trạng phát triển các khu công nghiệptại tỉnh Hải Dương trên quan điểm PTBV....................................................................................................................... 72 3.4. Phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................ 102 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .................................................................. 117 4.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và trên thế giới ................................................... 117 4.2. Tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hải Dương trong phát triển khu công nghiệp ...... 124 4.3. Quan điểm, định hướng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Hải Dương ...................................................................................................... 126 4.4. Giải pháp phát triển các KCN theo hướng bền vững tại tỉnh Hải Dương ........ 128 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 150 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 159 -v- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á Asian Development Bank APEC : Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Asia Pacific Economics Bình Dương Cooperation BĐKH : Biến đổi khí hậu BV : Bền vững CCN : Cụm công nghiệp CNH : Công nghiệp hóa COP21 : Thỏa thuận Paris về BĐKH DN : Doanh nghiệp Conference of Paris-21 DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa GDP : Tổng sản phẩm trong nước HĐH : Hiện đại hóa KCN : Khu công nghiệp KCNST : Khu công nghiệp sinh thái KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế LHQ : Liên hiệp quốc PT : Phát triển PTBV : Phát triển bền vững SDGs : Mục tiêu phát triển bền vững SXCN : Sản xuất công nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Ủy ban nhân dân WCED WTO Gross Domestic Product Sustainable Development Goals : Ủy ban môi trường và phát triển World Commission on thế giới Environment and Development : Tổ chức thương mại quốc tế World Trade Organization -vi- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Các thách thức về môi trường, văn hóa-xã hội cho sự PT 21 Bảng 2.2. Sự khác biệt giữa phát triển và phát triển bền vững 22 Bảng 2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển KCN theo hướng BV 43 Bảng 2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển KCN theo hướng bền vững 52 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Hải Dương trong năm 2015 65 Bảng 3.2. Tổng hợp các KCN tỉnh Hải Dương 71 Bảng 3.3. Giá trị xuất nhập khẩu của Hải Dương các năm 77 Bảng 3.4. Năng suất lao động trong các KCN (2005~2012) 83 Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất tại các KCN HD 84 Bảng 3.6. Quy định thu gom và xử lý chất thải rắn 91 Bảng 3.7. Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh đến 2020 92 Bảng 3.8. Kết quả thu thập phiếu khảo sát 105 Bảng 3.9. Thông tin các mẫu nghiên cứu 105 Bảng 3.10. Kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu 106 Bảng 3.11. Tổng hợp phân tích Cronbach’s Alpha 107 Bảng 3.12. Kết quả phân tích mức độ phù hợp của mô hình 108 Bảng 3.13. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập 108 Bảng 3.14. Kết quả phân tích độ phù hợp của biến phụ thuộc 109 Bảng 3.15. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc 109 Bảng 3.16. Kết quả phân tích hồi quy 110 -vii- DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Ba thành phần của phát triển bền vững 25 Hình 2.2. Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp 31 Hình 3.1. Thống kê tổng sản phẩm của Tỉnh Hải Dương 64 Hình 3.2. Đóng góp của các KCN vào giá trị SXCN 66 Hình 3.3. Doanh thu của các KCN (2012 ~ 2016) 78 Hình 3.4. Tỷ trọng các ngành kinh tế chuyển dịch qua các năm 79 Hình 3.5. Các nhân tố tác động đến phát triển KCN theo hướng bền 101 vững -viii- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế Việt Nam đã và đang có nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa từ năm 1986. Sau gần 30 năm, chính sách đổi mới kinh tế đã có nhiều nội dung mới, phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, phát triển bền vững (PTBV) được xác định là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam quyết tâm thực hiện. Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam được Chính phủ ban hành như là một chiến lược khung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và các cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm đảm bảo PTBV đất nước. Trong nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 đã đề ra yêu cầu về “Quy hoạch các vùng, KCN tập trung”. Tiếp đó đến năm 2006, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng xác định hoàn chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên cả nước, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo điều kiện sinh sống cho người dân [11], [13], [14]. Đến năm 2016, sau hơn 20 năm triển khai xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN), cả nước đã hình thành một mạng lưới hơn 325 KCN với hơn 90 nghìn ha. Hệ thống các KCN đã mang lại những đóng góp vô cùng quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các địa phương, các vùng và trên cả nước, thể hiện vai trò đi đầu trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam. Có thể thấy định hướng phát triển các KCN đã ngày càng được hoàn thiện nhằm hướng đến mục tiêu PTBV và ổn định KCN tại Việt Nam. Mặc dù vậy, hiện nay các KCN được hình thành quá nhanh về số lượng mà không chú ý đến chất lượng. Kết quả từ việc phát triển KCN thiếu bền vững đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, phát triển trong các KCN. Thứ nhất, nhiều địa phương do mong muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư nên đã hình thành các KCN ồ ạt, thiếu đồng bộ, dẫn đến gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình phát triển (bảo vệ môi trường, đảm bảo cơ sở hạ tầng). Thứ hai, việc lạm dụng chính sách lao động giá rẻ, công nghệ thấp dẫn đến chất lượng kém, -i- gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thứ ba, tình trạng bỏ hoang đất đã buộc các chủ đầu tư phải chấp nhận kêu gọi các doanh nghiệp chất lượng kém vào KCN [6]. Tỉnh Hải Dương hiện nay có 11 KCN với tổng diện tích 2.087 ha. Nằm trong tam giác phát triển kinh tế của các tỉnh phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), sự phát triển các KCN ở Hải Dương trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, gắn nông nghiệp với công nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động địa phương [31], [69]. Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương những năm qua còn không ít những bất cập, thiếu bền vững, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, an sinh xã hội và ô nhiễm môi trường. Thứ nhất, về mặt kinh tế, chất lượng quy hoạch các KCN còn chưa cao, triển khai quy hoạch chậm, khả năng thu hút đầu tư thấp, khả năng liên kết kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN chưa cao, lực lượng lao động biến động lớn, cạn kiệt tài nguyên, chưa có hệ thống kết nối doanh nghiệp (cluster) trong các KCN [19]. Thứ hai, về mặt xã hội, quá trình phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh chưa thực sự đồng bộ với các dịch vụ hỗ trợ. Các dịch vụ y tế, giáo dục, các dịch vụ xã hội chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến các đóng góp cho xã hội và đời sống con người ở các KCN còn hạn chế. Các cơ hội việc làm và thu nhập không đồng đều dẫn đến tình trạng phát triển không đồng bộ trong nội bộ dân cư trong KCN và giữa các KCN với nhau. Thứ ba, vấn đề ô nhiễm môi trường đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống người dân quanh khu vực KCN như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, chất thải rắn, đặc biệt là ảnh hưởng từ hiệu ứng nhà kính (GHG) đang tác động trực tiếp đến cuộc sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp vùng lân cận. Làm thế nào để các KCN không rơi vào tình trạng yếu kém về khả năng thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm ổn định và PTBV, hình thành các cụm tương hỗ trong các KCN nhưng vẫn đảm bảo được các nội dung của PTBV đang là câu hỏi -ii- cấp bách đặt ra cần được giải đáp. Vì vậy, việc nghiên cứu thúc đẩy quá trình PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương là cần thiết, nhằm tạo dựng và duy trì lợi thế và thế mạnh của tỉnh. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Phát triển các KCN theo hướng bền vững: Trường hợp tỉnh Hải Dương” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án là thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp theo hướng bề n vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương tầ m nhìn đế n năm 2030. Theo đó, các mục tiêu cụ thể: 1) Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến các KCN và phát triển các KCN trên quan điểm PTBV. 2) Phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng phát triển các KCN theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 3) Đề xuất quan điể m, định hướng và giải pháp chính sách phát triể n các KCN theo hướng bề n vững cho tỉnh Hải Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển các KCN theo hướng bề n vững của tỉnh Hải Dương. Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu của luận án là từ 2010 - 2016. Không gian nghiên cứu của luận án là các KCN tinh Hải Dương. Nô ̣i dung nghiên ̉ cứu của luận án là nghiên cứu PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương trên ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, tuy nhiên có tập trung nhiều hơn về khía cạnh kinh tế. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận chung của luận án là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luâ ̣n án áp dụng cả cách tiếp cận định tính và định lượng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: Nghiên cứu và hệ thống hoá lý thuyết: Hệ thống hoá các lý thuyết về phát triển KCN, đặc biệt là lý thuyết có liên quan đến chuỗi liên kết kinh tế và lý thuyết về tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, tài nguyên, phân bổ không gian công nghiệp, lý thuyết cực tăng trưởng từ đó đưa ra các định hướng đánh giá, phân tích -iii- các nhân tố thúc đẩy PTBV các KCN. Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong chương 1 và chương 2 của luận án. Phân tích và tổng hợp dữ liệu thứ cấp: Các thông tin dữ liệu thứ cấp có liên quan đến tình hình nghiên cứu và thực trạng phát triển các KCN nói chung và tại Hải Dương nói riêng được thu thập, phân tích để làm cơ sở đánh giá những ưu nhược điểm và tồn tại hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của luận án. Phương pháp thu thập số liệu thô từ điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát thực tế tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm thu thập dữ liệu định lượng phục vụ phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển các KCN theo hướng bền vững tỉnh Hải Dương và đề xuất các giải pháp. Phương pháp này được sử dụng theo yêu cầu về điều tra khảo sát ngẫu nhiên và được thể hiện kết quả trong chương 3 của luận án. Phỏng vấn sâu (Phương pháp chuyên gia): Phỏng vấn chuyên sâu một số nhà quản lý tại một số KCN của tỉnh Hải Dương và một số chuyên gia để thu thập các dữ liệu liên quan đến định hướng chiến lược, thực hiện phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Hải Dương để làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng giải pháp. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 và chương 4. Phân tích – tổng hợp và phân tích thống kê: Luận án áp dụng phương pháp phân tích – tổng hợp sau khi đã có các số liệu và điều tra khảo sát. Luận án cũng áp dụng các phương pháp phân tích thống kê để làm rõ thực trạng của các KCN theo hướng bền vững ở Hải Dương. Luận án khái quát thực trạng và kinh nghiệm thực tiễn thành các bài học để làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp chính sách. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án gồm: Thứ nhất, luận án chỉ ra bộ các tiêu chí đánh giá phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững đầy đủ hơn so với các nghiên cứu trước. Thứ hai, luận án đã xây dựng được khung phân tích các nhân tố tác động đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững với 14 nhân tố thuộc 3 nhóm -iv- chính đã bổ sung và làm phong phú thêm cho các nghiên cứu trước về nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững. Thứ ba, luận án đã làm rõ thực trạng phát triển các khu công nghiêp theo hướng bền vững dựa trên khung phân tích đã được xác định. Thứ tư, luận án đã đề xuất được các giải pháp phát triển các khu công nghiêp theo hướng bền vững tại tỉnh Hải Dương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án đã bổ sung vào hệ thống lý luận về các tiêu chí đánh giá phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trong điều kiện Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu và giải pháp của luận án làm cơ sở tham khảo tin cậy cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách về phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Hải Dương nói riêng và là nguồn tham khảo cho các địa phương khác của Việt Nam nói chung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 4 chương gồm: Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển các KCN theo hướng bền vững Chương II: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững Chương III: Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Hải Dương trên quan điểm phát triển bền vững Chương IV: Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững. -v- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững Trên thế giới, mô hình Khu công nghiệp (KCN) đã có một quá trình phát triển từ hàng trăm năm nay, bắt nguồn từ các nước phát triển, như Anh, Mỹ cho đến những nước công nghiệp mới, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore. KCN Trafford (Manchester, Vương Quốc Anh) được thành lập vào năm 1896 được xem như là khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, các khu công nghiệp chủ yếu phân bố ở các nước châu Á và châu Phi. Quá trình hình thành, phát triển các KCN trên thế giới và Việt Nam đến nay đã trải qua nhiều bước ngoặt và đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp vào sự phát triển chung cho nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đã có những hệ quả không tốt từ quá trình phát triển công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng để lại cho môi trường và hệ sinh thái trên trái đất. Do vậy, đến nay các nghiên cứu về phát triển theo hướng bền vững được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm. Trong phạm vi của luận án này, để làm rõ hệ thống tri thức khoa học có liên quan đến phát triển các KCN theo hướng bền vững, việc rà soát lại các nghiên cứu trong và ngoài nước sẽ được tiến hành để tổng hợp, phân tích, đánh giá đồng thời chỉ ra được những khoảng trống nghiên cứu để lại làm nền tảng xây dựng nghiên cứu của luận án. Trong phần này, một số nhóm nghiên cứu có liên quan đến phát triển KCN và PTBV được rà soát. 1.1.1. Các nghiên cứu đến khu công nghiệp và phát triển bền vững nói chung Năm 1896, tại Anh xuất hiện KCN đầu tiên triên thế giới sau một thời kỳ dài tồn tại của loại hình “Đặc khu kinh tế” được Italia nghiên cứu và đưa vào thực hiện dưới dạng mô hình thương cảng tự do [30]. Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhu cầu đầu tư vào công nghiệp giữa các quốc gia ngày càng trở nên lớn và từ đó, các mục tiêu mới của KCN xuất hiện để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Trong thời kỳ những năm sau chiến tranh, hàng loạt các quốc gia đã xây dựng các KCN, khu chế xuất để đón nhận làn sóng đầu tư ồ ạt từ các quốc gia có lợi thế vốn, công -1- nghệ, thị trường vào công nghiệp. Sau thời gian đầu phát triển mạnh mẽ, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế quốc gia thì nhiều quốc gia đã nhận ra được những hệ quả từ hoạt động của các KCN đem lại, như vấn đề ô nhiễm môi trường, lực lượng lao động biến động, vấn đề an sinh xã hội... Nhiều quốc gia đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ hậu quả của việc phát triển ồ ạt các KCN mà bỏ quên các yếu tố tác động tiêu cực đến con người và môi trường. Từ đó, phát triển các KCN một cách bền vững và ổn định là mục đích mà các quốc gia quan tâm nhiều hơn và là mục tiêu hướng tới của nền công nghiệp. Cùng với đó, các nghiên cứu về phát triển bền vững các KCN cũng được tiến hành trên toàn thế giới. Từ đó khái niệm “công nghiệp sinh thái (EIP)” ra đời năm 1989 bởi Frosch & Gallopoulos và từ sự thành công rõ ràng của dự án công nghiệp Kalundborg thì thuật ngữ khu công nghiệp sinh thái (KCNST) được biết đến và phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới [74], [79]. Roberts (2004) đã phát triển và đưa ra quan điểm mới trong PTBV các KCN theo hướng KCNST (EIPs) với các tiêu chí cụ thể và minh chứng trong điều kiện Australia. Theo đó, trong nghiên cứu của mình, Roberts (2004) cũng thừa nhận rằng việc quy hoạch phát triển các KCNST là một thách thức rất lớn cho các nhà quản lý [93]. Rogers & cộng sự (2007) trong tác phẩm “Giới thiệu về phát triển bền vững” đã giới thiệu những kiến thức cơ sở về PTBV, trong đó tập trung phân tích những vấn đề đo lường các chỉ số đánh giá tính bền vững, chính sách quản lý đối với môi trường, cách tiếp cận liên kết với giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng [91]. Gibbs & Deuts (2007) trong nghiên cứu của mình cho rằng, mặc dù nhận được sự đồng thuận rộng rãi của vấn đề PTBV trong các diễn đàn quốc tế, nhưng trên thực tế, việc đạt được mục tiêu “win-win-win” trên cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường là khó đạt được toàn diện. Thông thường, tiêu chí đánh giá đầu tiên được ban quản lý các KCN quan tâm là các chỉ tiêu về kinh tế, trong khi các tiêu chí quan trọng khác có thể bị bỏ quên. Việc quy hoạch các KCN tập trung nhằm thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và áp dụng các cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư hoạt động trong KCN thường chỉ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất công nghiệp địa phương và tăng khả năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các KCN [76]. -2- Cho đến nay, các chiến lược phát triển các KCNST đang trở nên phổ biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Mô hình công nghiệp sinh thái là một mô hình được nhiều KCN hướng tới và là một thể thống nhất giữa tự nhiên và con người trong sự tương tác lẫn nhau, nhằm mục đích kinh tế, xã hội hài hòa và thân thiện với môi trường. Về cơ bản, các KCNST là một trong những tác nhân quan trọng để đạt được sự PTBV thông qua sử dụng các quy tắc tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và gia tăng hiệu quả hoạt động. Vì vậy, để đạt được sự PTBV, hệ thống quản lý phù hợp theo cách làm định hướng sinh thái tại các KCN hiện nay là rất cần thiết [93]. Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu của các tác giả về PTBV cũng đã đề cập đến các khái niệm, nguyên tắc và con đường để đạt được PTBV. - John Blewitt (2008) trong nghiên cứu về PTBV cũng đóng góp một phần quan trọng vào lý thuyết về PTBV, trong đó phải kể đến phân tích về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường; PTBV và điều hành của Chính phủ; phác thảo về một xã hội bền vững [83]. - Simon Dresner (2008) đã tổng hợp và phân tích các vấn đề có liên quan đến các nguyên tắc của PTBV, lịch sử phát triển khái niệm PTBV, các cuộc tranh luận hiện nay về con đường để đạt được PTBV; các trở ngại và triển vọng về PTBV [98]. - Simon Bell & Stephen Morse (2008) đã đóng góp về lý luận và thực tiễn trong việc sử dụng các chỉ số PTBV. Các tác giả đã giới thiệu hệ thống các quan điểm và các công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề phức tạp của PTBV, trên cơ sở tiếp cận định tính các tiêu chí [97]. Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Quang Thái (2007) trong một nghiên cứu về PTBV đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích và chỉ ra những điều kiện giúp Việt Nam đạt được những tiến bộ khả quan trong chiến lược PTBV tập trung vào tăng trưởng chất lượng cao [43]. Gần đây, chương trình nghị sự 2030 của liên hợp quốc (LHQ) về PTBV cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá triển khai để đưa ra chiến lược PTBV cho -3- Việt Nam đến năm 2030. Báo cáo này đã đưa ra 17 mục tiêu cụ thể cho Việt Nam trong kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện chương trình 2030 này [4]. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển liên kết kinh tế khu công nghiệp Vấn đề liên kết kinh tế là cốt lõi quan trọng giúp các doanh nghiệp trong KCN đạt được các hiệu quả bền vững về mặt kinh tế. Một số nghiên cứu đã khẳng định, để đạt được PTBV cần đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế giữa các thành phần của chuỗi giá trị. - Trước tiên, bàn luận về những bất cập trong quá trình phát triển kinh tế trong các KCN ở Việt Nam hiện nay, tác giả Phạm Thanh Hà (2015) chỉ rõ rằng, việc thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH và PTBV, cụ thể là tại các KCN sẽ góp phần vào chiến lược PTBV toàn diện của Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra những bất cập cần phải tháo gỡ như công tác quy hoạch tổng thể yếu kém, phát triển ồ ạt về số lượng nhưngchưa thực sự chú trọng đến chất lượng, khả năng thu hút đầu tư, cơ chế quản lý và hoạt động hành chính đối với các KCN chưa thực sự hiệu quả [22]. - Cùng chung lo lắng này, tác giả Đức Nguyễn (2015) cũng thừa nhận những hạn chế trong hoạt động của các KCN hiện nay. Bên cạnh những đóng góp to lớn của các KCN đối với nền kinh tế, còn khá nhiều hạn chế đã bộc lộ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, như thiếu sự liên kết trong sản xuất công nghiệp, quy hoạch tổng thể chưa hiệu quả, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, công tác an sinh xã hội và lao động trong các KCN chưa được chú trọng [22], [37]. Bên cạnh những phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động quản lý và phát triển các KCN, nhiều nghiên cứu cũng đã tập trung đề xuất các giải pháp hướng tới PTBV các KCN tại Việt Nam. Tác giả Lê Thế Giới (2008) đã đưa ra giải pháp PTBV các KCN Việt Nam dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá và các phân tích về thực trạng phát triển các KCN ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ rõ năm giải pháp định hướng phát triển cho các KCN. Đầu tiên, việc nâng cao chất lượng quy hoạch mạng lưới các KCN phải được thực hiện đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội -4- chung của địa phương, của vùng và của cả nước, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ gắn quy hoạch ngành, địa phương với quy hoạch vùng. Thứ hai, cần tiến hành phân loại KCN theo mục đích sử dụng, đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và xác định lại quy mô cho các loại hình KCN, làm cơ sở cho quản lý và hoạt động hiệu quả hơn. Thứ ba, xây dựng đồng bộ các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trường. Thứ tư, nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN. Thứ năm, hoàn thiện các chính sách phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường các KCN [18], [19]. Đồng quan điểm với nghiên cứu của tác giả Lê Thế Giới, tác giả Vũ Thành Hưởng (2009) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra các phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển các KCN bền vững; đồng thời coi trọng hoạt động đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm, đặc thù quản lý trong các KCN và đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm phát triển các KCN theo hướng bền vững. Đầu tiên, cần phải nâng cao chất lượng quy hoạch KCN dựa trên các tiêu chí đánh giá và tầm nhìn chiến lược dài hạn của địa phương nhằm đảm bảo đồng thời cả ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Thứ hai, cần thúc đẩy hoạt động phối hợp giữa các địa phương, các vùng trong công tác phát triển KCN. Thứ ba, cần phải nâng cao tính hấp dẫn và thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các KCN, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp và phát triển nền công nghiệp phụ trợ. Trước đó, tác giả Trần Ngọc Hưng (2004), đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển KCN ở Việt Nam trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn hình thành và phát triển KCN trong quá trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Tác giả đã đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp hoàn thiện và phát triển KCN ở Việt Nam. Trong đó, các giải pháp liên quan đến quy hoạch phát triển KCN theo hướng liên kết với phát triển vùng, lãnh thổ, cụ thể là đối với từng vùng như: Đồng Bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm ở Bắc Bộ, miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long [28]. -5- 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề an sinh xã hội khu công nghiệp Trong số các nghiên cứu tập trung đến vấn đề đảm bảo các lợi ích xã hội trong hoạt động của các KCN, tác giả Lê Xuân Bá (2007) “Cơ chế chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, khu chế xuất” đã nêu ra mối quan tâm đặc biệt đối với vấn đề an sinh xã hội, ổn định cuộc sống cho người lao động trong các KCN sau khi không còn đất canh tác nông nghiệp. Cùng quan tâm đến yếu tố xã hội trong quá trình phát triển kinh tế từ các hoạt động của các KCN, nhóm tác giả Hoàng Hà & Ngô Thắng Lợi (2009) cũng cho rằng cần có các hành động kịp thời trong vấn đề giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động và đảm bảo an ninh là yếu tố mấu chốt giúp các KCN hoạt động hiệu quả, ổn định và PTBV [1], [20]. Tiếp tục nghiên cứu về tầm quan trọng của vấn đề đảm bảo tính công bằng trong phát triển KCN theo hướng bền vững, Vũ Đại Thắng (2011) cũng chỉ ra những tồn tại trong quá trình triển khai áp dụng các cơ chế chính sách vào mỗi địa phương, như tình trạng phát triển quá ồ ạt về số lượng các KCN mà không tính toán kỹ lưỡng các yếu tố tác động về cả mặt tích cực và tiêu cực; sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương về thu hút đầu tư vào KCN dẫn đến sự phát triển không đồng đều, mặt bằng thu nhập chênh lệch khi lao động tại một số khu vực lân cận mặc dù chịu tác động từ quá trình phát triển kinh tế các KCN nhưng lại không có việc làm đảm bảo. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp thay đổi cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo cho việc phát triển các KCN theo hướng bền vững trên phạm vi cả nước, quy hoạch đồng bộ KCN và lựa chọn địa điểm xây dựng từng KCN phù hợp với đặc điểm ngành nghề và đối tượng thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch các khu chức năng, khu nhà ở, khu phục vụ công cộng trong việc xây dựng và phát triển các KCN ở mỗi địa phương, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng cũng được tác giả đề xuất thực hiện, nhằm đảm bảo các lợi ích về mặt xã hội cho địa phương nơi đặt vị trí của các KCN [3], [37]. Phát triển tiếp quan điểm của các nghiên cứu trước, Nguyễn Thị Hải Hà (2012) cũng cho rằng, để phát triển được các KCN, cụm công nghiệp theo hướng bền vững, -6- cần thực hiện một số giải pháp cả trong ngắn hạn và dài hạn, nhằm tập trung vào vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và người lao động khu vực có KCN và vùng lân cận. Trước tiên, nên phát huy các ưu thế về chi phí đầu tư, tận dụng quỹ đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như nâng cao tính linh hoạt trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng, nhằm tránh tình trạng người dân mất đất canh tác. Tiếp theo, tác giả nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của công tác bảo vệ môi trường bên cạnh hoạt động đảm bảo an sinh xã hội và đời sống người dân trong khu vực. Thứ ba, là thúc đẩy xã hội hóa đầu tư trong việc phát triển các KCN để nâng cao hiệu quả đầu tư. Thứ tư, là ưu tiên giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động địa phương, đặc biệt là những người không còn đất nông nghiệp để canh tác. Cuối cùng là chú trọng công tác xây dựng và triển khai quy hoạch KCN và tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này [21]. Tác giả Nguyễn Bình Giang (2012) cũng đã tập trung vào phát hiện, đánh giá và phân tích các tác động xã hội vùng của việc phát triển khu công nghiệp tới cộng đồng dân cư ở các địa phương xung quanh khu công nghiệp. Đồng thời cuốn sách cũng đã giới thiệu một số kinh nghiệm của các nước Đông Á về tác động xã hội vùng của khu công nghiệp, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế tác động xã hội vùng tiêu cực của các khu công nghiệp ở Việt Nam [26]. 1.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên, năng lượng và bảo vệ môi trường Nghiên cứu về phát triển các KCN theo hướng bền vững dưới góc độ đảm bảo môi trường. Tác giả Zhao Shingang (2009) trong một nghiên cứu về phát triển KCNST tại Trung Quốc cũng chỉ rõ rằng, hiện nay hầu hết các KCN, cụ thể là các KCN ở Trung Quốc thường chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế thay vì bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến khai thác tối đa các nguồn tài nguyên mới, nhưng lại bỏ qua hành động xử lý các chất thải công nghiệp, những sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất. Điều này có thể được thể hiện cụ thể bởi ba vấn đề chính gồm: (1) Doanh nghiệp còn thiếu một cơ chế có tác dụng dài hạn để thúc đẩy sản xuất bền vững. Yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp trong các KCN muốn phát triển theo hướng bền vững là thực hiện sản xuất sạch hơn (SXSH). Quá trình này bao gồm -7-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan