Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển cn chế biến rau của tỉnh lâm đồng trong bối cảnh việt nam hội nhập ki...

Tài liệu Phát triển cn chế biến rau của tỉnh lâm đồng trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng

.PDF
81
394
65

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ SÂU RỘNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM S HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn của mình được thực hiện dựa vào sự hiểu biết và quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, cố gắng thực hiện của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm S (Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng). Công trình nghiên cứu này của tôi không sao chép bất kì nghiên cứu của cá nhân hay tổ chức nào. Các thông tin, tư liệu, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và được trích dẫn nguồn gốc tài liệu tham khảo rõ ràng. Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017 Học viên thực hiện Trần Minh Nghiệm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU ....................................................................................... 9 1.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp chế biến rau ..........................................................9 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn, các bài học về phát triển ngành công nghiệp chế biến rau ..............................................................................................................................23 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU 27 CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG........................................................................................27 2.1. Các chính sách tác động đến phát triển công nghiệp chế biến rau của Lâm Đồng ...................................................................................................................................27 2.2. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau ở Lâm Đồng ...............................29 2.3. Những thành tựu và hạn chế của công nghiệp chế biến rau ở Lâm Đồng .........40 2.4. Phân tích SWOT ngành công nghiệp chế biến rau của Lâm Đồng trong bối cảnh hội nhập .....................................................................................................................44 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ SÂU RỘNG ........................................................................ 47 3.1. Quan điểm phát triển công nghiệp chế biến rau của tỉnh Lâm Đồng trong quá trình HNKTQT ..........................................................................................................47 3.2. Dự báo sản lượng rau chế biến XK giai đoạn 2016-2020..................................48 3.3. Định hướng phát triển CNCBR ở Lâm Đồng ....................................................50 3.4. Các biện pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến rau ở Lâm Đồng trong bối cảnh hội nhập KTQT .................................................................................................50 KẾT LUẬN ..............................................................................................................68 1. Kết luận .................................................................................................................68 2. Kiến nghị ...............................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNCBR Nghĩa tiếng Việt Công nghiệp chế biến rau CN Công nghiệp Viết tắt Nghĩa tiếng Anh EU European Union Cộng đồng kinh tế Châu Âu FAO Food and Agricaltural Organisation Tổ chức lương thực thế giới FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GAP Good Agricaltural Pratices Công nghệ nông nghiệp tiên tiến GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn Hội nhập kinh tế quốc tế HNKTQT ISO Internation Standard Organisation Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế về chất lượng GTXK Giá trị xuất khẩu NN Nông nghiệp NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao SWOT Strengths/ Weaknes/ Opportunies/ Threats Ma trận kết hợp phân tích chiến lược bên trong và bên ngoài TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương V.A/G.O Value Added/ Gross Ouput Tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất công nghiệp VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm XK Xuất khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Chính sách của nhà nước tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ............................................................................................................ 23 Bảng 2.1: Hiện trạng diện tích gieo trồng rau huyện/thành phố (ha) ...................... 29 Bảng 2.2: Diện tích gieo trồng (canh tác) rau ứng dụng công nghệ cao tính đến năm 2015 ........................................................................................................................... 30 Bảng 2.3: Sản lượng rau tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 (tấn) ....................... 31 Bảng 2.4: Tỷ lệ các loại rau được trồng tỉnh Lâm Đồng .......................................... 31 Bảng 2.5: Phân bố diện tích gieo trồng các loại rau trong các vụ chính .................. 32 Bảng 2.6: Kim ngạch XK rau tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2015 ........................ 39 Bảng 3.1: Kết quả dự báo GTXK của tỉnh Lâm Đồng ............................................. 49 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow ........................................................................ 15 Hình 1.2: Nhân tố ảnh hưởng theo mô hình kim cương của M. Porter .................... 16 Hình 3.1: Hệ thống phân phối thương mại rau toàn cầu ........................................... 54 Hình 3.2: Dây chuyền giá trị theo M. Porter ............................................................. 64 Hình 3.3: Năm lĩnh vực thuộc giá trị gia tăng ngoại sinh ......................................... 66 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận như Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà có nhiều lợi thế về khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển quanh năm các loại rau, hoa. Năm 2015, diện tích trồng rau của toàn tỉnh Lâm Đồng vào khoảng 57.481 ha, với tổng sản lượng đạt trên 1,910 triệu tấn, với sản lượng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng luôn được cải thiện. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành rau còn thiếu đồng bộ; hệ thống bảo quản, cơ sở chế biến còn hạn chế nên làm giảm giá trị của rau sau khi thu hoạch. Rau sau thu hoạch không được xử lý, bảo quản đúng cách nên tỷ lệ hư hỏng hàng năm chiếm 15-25%. Phát triển công nghiệp chế biến rau (CNCBR) là một định hướng chiến lược được ưu tiên hàng đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp (CN); nâng cao hơn nữa chất lượng hàng rau, một trong những điều kiện khá căn bản mang tính quyết định đó là khâu chế biến,... Hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), một trong những điều kiện được đặt ra một cách khá gay gắt cho nông sản Việt Nam nói chung và nông sản Lâm Đồng nói riêng đó là vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm rau chế biến, chất lượng đủ khả năng để cạnh tranh với chất lượng rau cùng loại của các quốc gia khác không chỉ trên thị trường xuất khẩu (XK) mà ngay cả thị trường trong nước với bối cảnh hàng ngoại nhập tràn vào Việt Nam. Từ thực tế này, vấn đề nâng cao năng lực chế biến rau đối với tỉnh Lâm Đồng càng trở nên cấp thiết. Nhưng cũng từ thách thức đó lại là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành hàng rau đổi mới công nghệ, tích cực tìm kiếm và phát triển được một số thị trường mới như Nhật bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ,... Một câu hỏi lớn được đặt ra là tỉnh Lâm Đồng có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh về vùng nguyên liệu rau của vùng nhiệt đới, nguồn nhân lực khá dồi dào, thị trường đầu ra của sản phẩm rau chế biến vẫn còn rộng mở, nhưng ngành CNCBR của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế cạnh tranh so với một số nước trong khu vực và trên thế giới có cùng điều kiện. Trong điều kiện cạnh tranh mới của bối cảnh Việt Nam HNKTQT sâu rộng 1 CNCBR phải có những thay đổi mang tính cách mạng về các mặt như đổi mới công nghệ chế biến phù hợp, bảo đảm nguyên liệu rau cho chế biến cũng như thực hiện có hiệu quả, khâu tiêu thụ sản phẩm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài đều phải được quan tâm đúng mức. Nhằm giải quyết những vấn đề thực tế nêu trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Phát triển CN chế biến rau của tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh Việt Nam HNKTQT sâu rộng”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng đã có một số nghiên cứu liên quan chế biến rau là các công trình đã nghiên cứu và được công bố, tuy vậy tùy mục tiêu nghiên cứu những đề tài cụ thể khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác của loại chủ đề phát triển ngành CNCBR của nước ta và thế giới. Mặt khác, các hội thảo, tọa đàm liên quan đến vấn đề vấn đề chế biến rau mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng tình hình chế biến cụ thể mà đơn vị tổ chức đang quản lý. Có thể liệt kê một số nghiên cứu như sau: Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản XK của Việt Nam hiện nay” (2005), của Bộ Thương mại, do GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ Chủ nhiệm đề tài: nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về giá trị gia tăng, một phạm trù kinh tế rất được chú ý nghiên cứu thời gian gần đây. Đề tài đã phân tích và đánh giá về thực trạng giá trị gia tăng của một số nông sản XK chủ yếu như gạo, chè, cà phê, thuỷ sản. Từ đó đề tài đã có những đề xuất về các chính sách và giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho những ngành hàng tương ứng. Tôi rất đồng tình với những giải pháp về các chính sách vĩ mô hỗ trợ. Theo chúng tôi ngoài cơ sở lý luận về giá trị gia tăng theo tiếp cận chuỗi, cũng cần nhấn mạnh hơn nữa đến tiếp cận hệ thống trong giải quyết vấn đề giá trị gia tăng không riêng gì với các ngành hàng nông sản, mà còn đúng với các ngành hàng khác. Trong đề tài nghiên cứu ngành hàng rau cũng chưa được đề cập nghiên cứu. Đề tài “Một số biện pháp thúc đẩy XK một số rau đến năm 2005” (Mã số 9778- 083), do CNKT. Hoàng Tuyết Minh - Viện nghiên cứu Thương mại- Bộ Thương mại làm chủ nhiệm, nghiệm thu 17/2/2000: nghiên cứu tổng quan thực 2 trạng XK các sản phẩm của ngành hàng rau, qua đó đánh giá những ưu điểm và những hạn chế về XK rau của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả của đề tài đã có những đề xuất nhằm thúc đẩy công tác XK nhóm sản phẩm rất tiềm năng này đến năm 2005. Đề tài chỉ tập trung vào thị trường XK. Nếu quá nhấn mạnh đến XK và sản phẩm XK lại không có sức cạnh tranh, trong khi đó thị trường nội địa đầy tiềm năng lại bỏ qua là một hạn chế cần giải quyết. Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, của PGS. TS. Võ Thanh Thu (5/2001), nghiên cứu chiến lược thâm nhập vào thị trường Mỹ trong điều kiện hội nhập của nhóm mặt hàng rau, củ và quả trong đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại ViệtMỹ được ký kết. Nghiên cứu này dự báo các yếu tố tác động trong quá trình hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường. Một số biện pháp thúc đẩy XK một số nông sản đến năm 2005 của tác giả Hoàng Tuyết Minh - Viện nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan thực trạng XK các sản phẩm của ngành hàng nông sản từ đó đánh giá những ưu điểm và những hạn chế về XK nông sản của Việt Nam trong giai đoạn sau đó. Hạn chế là nghiên cứu chỉ tập trung vào thị trường XK. Đề án đẩy mạnh XK nông sản thời kỳ 2001-2010 - Bộ Thương mại (2/2001) là bước đi triển khai Quyết định số 182/1999/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010 với mục tiêu XK vào năm 2010 là 1 tỷ USD. Đề án này cũng được tổ chức nghiên cứu sau khi Chính phủ đã thông qua Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, trong đó phấn đấu đạt kim ngạch 1,85 tỷ USD bao gồm cả kim ngạch XK hạt tiêu là 250 triệu USD. Để góp phần triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Bộ Thương mại xây dựng Đề án đẩy mạnh XK rau hoa quả thời kỳ 2010-2010 nhằm kiến nghị xử lý các vấn đề có liên quan trong sản xuất - trồng trọt - chế biến và XK nông sản, đặc biệt là các vấn đề về chính sách, biện pháp tạo nguồn hàng có khả năng cạnh tranh cao và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. Tuy nhiên đối với nhóm mặt hàng nông sản trong đó có sản phẩm chế biến chưa được nghiên cứu, giải quyết đồng bộ với thị trường nội địa ở đề án quan trọng này; 3 Đề tài của tác giả Lê Thế Hoàng - Viện KTNN - Bộ NN &PTNT (2001) nghiên cứu chính sách và giải pháp hướng tới bảo quản, chế biến và tiêu thụ một số sản phẩm NN. Đối tượng nghiên cứu là SMEs thực hiện quá trình bảo quản và chế biến các loại nông sản chủ yếu, trong đó có nhóm sản phẩm nông sản. Đề tài của cố tác giả Nguyễn Thế Nhã và một số cộng tác viên (2002) - Bộ KH&ĐT - Vụ NN &PTNT về điều kiện để đẩy mạnh phát triển nông sản ở Việt Nam nghiên cứu ở khía cạnh sản xuất NN, giai đoạn quan trọng để tạo nguồn nguyên liệu cho CN chế biến nông sản. Tuy nhiên sự phát triển ngành hàng nông sản ngoài giải quyết tốt khâu sản xuất nguyên liệu thì phải bảo đảm phát triển CN chế biến. Giá trị hàng nông sản có được nâng cao hay không chính là ở chế biến và thương mại. Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản XK của Việt Nam hiện nay (2005) của tác giả Lương Xuân Quỳ nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về giá trị gia tăng. Trên cơ sở lý luận, đề tài đã phân tích và đánh giá về thực trạng giá trị gia tăng của một số nông sản XK chủ yếu như gạo, chè, cà phê, thuỷ sản. Từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho những ngành hàng tương ứng. Nghiên cứu của TS. Bùi Thị Minh Hằng với bài viết “Nhận diện một số nhân tố xác định thành công trong phát triển ngành sản phẩm tại Việt Nam”: Với quan điểm của tác giả với vai trò chủ đạo của mắt xích cầu trong mô hình kim cương của M.Porter đối với sự phát triển của một số ngành CN ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nhân tố khác trong mô hình kim cương (đầu vào, cạnh tranh hiện tại trong ngành, ngành có liên quan và hỗ trợ) cũng cần đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau chứ không thuần tuý chỉ là nhân tố cung như tác giả đã khẳng định; Đề tài của ThS. Phạm Đình Dũng - Ban Quản Lý khu Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) Thành phố Hồ Chí Minh (2012): Nghiên cứu quy trình công nghệ sơ chế, bảo quản và chế biến một số loại rau phổ biến, từ đó thiết kế - chế tạo và triển khai ứng dụng một hệ thống xử lý và đóng gói sau thu hoạch cho một số loại rau tại 4 Lâm Đồng. Điều tra tình hình sản xuất, thu hoạch, xử lý, đóng gói, bảo quản và tiêu thụ rau tại tỉnh Lâm Đồng; Đề tài của Thạc sỹ Nguyễn Văn Sơn - Sở NN & PTNT Lâm Đồng (2015): Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP. Nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật để có thể thay thế ít nhất 50% thuốc hóa học độc hại, đồng thời giúp nông dân tuân thủ đầy đủ các quy định để sản xuất rau thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP; Đề tài của ThS. Nguyễn Bích Thu - Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Phía Nam (2010): Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường đất NN vùng chuyên canh rau, hoa tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục. Nhằm đánh giá, đề xuất các biện pháp phòng tránh và khắc phục ô nhiễm có hiệu quả môi trường đất chuyên canh rau hoa của tỉnh Lâm Đồng; Đề tài của cố GS. TS. Nguyễn Thế Nhã - Bộ KH&ĐT (2002): Điều kiện để đẩy mạnh phát triển rau ở Việt Nam. Đề tài được nghiên cứu ở khía cạnh sản xuất NN, giai đoạn quan trọng để tạo nguồn nguyên liệu cho CNCBR. Theo chúng tôi muốn phát triển ngành hàng rau thì ngoài vấn đề giải quyết ở khâu sản xuất nguyên liệu thì phát triển CN chế biến là cần thiết. Giá trị hàng nông sản có được nâng cao hay không chính là ở chế biến và thương mại; Nghiên cứu của TS. Chu Tiến Quang với bài viết “Một số vấn đề về chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”: Với quan điểm của tác giả là trong những điều kiện nhất định, nêu các tác nhân mới hình thành và tham gia vào công đoạn phân phối, thì tác nhân đó phải đủ sức tạo ra mạng lưới phân phối riêng có hệ thống tiêu thụ tốt, thuận tiện và có tính cạnh tranh cao. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu sâu đối với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu ở nước ngoài và những chuỗi đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam để tìm ra những ngách thị trường mà các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế Việt Nam có đủ sức tham gia lâu dài. Ở phạm vi quốc tế, tại Hội nghị quốc tế về chuỗi giá trị vùng Đại Tây Dương được tổ chức tại Dartmonth (Nouvelle Ecosse, Canada), tham luận của GS. David Hughes, thuộc Đại học Luân Đôn đề cập đến giá trị gia tăng đối với CN chế biến 5 quả. Đây là những tài liệu bổ ích để tôi có cái nhìn toàn diện hơn khi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, tác giả lại chỉ nhấn mạnh đến mối liên kết giữa nhà sản xuất với thị trường đầu ra nhờ hệ thống thương mại bán lẻ để phát triển CN đồ hộp mà không đề cập và nhấn mạnh đến khâu giải quuyết nguyên liệu đầu vào là chưa thoả đáng. Ngoài ra, cũng có thể kể đến tài liệu nghiên cứu tiêu dùng nước uống bình quân đầu người từ trái cây của một số nước trên thế giới (International Trade Centre UNCTAD/WTO). Những thông tin của tài liệu giúp so sánh, đối chiếu với thực tế của Việt Nam, đồng thời cũng thấy rõ hơn về xu hướng phát triển của thị trường nông sản chế biến trên thế giới. Trên đây là các công trình đã nghiên cứu và được công bố, thuộc những đề tài cụ thể khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác của loại chủ đề phát triển ngành CN chế biến nông sản của nước ta và thế giới. Tuy nhiên việc nghiên cứu phát triển CN chế biến nông sản trong những bối cảnh mới của nền kinh tế mở, mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực phát triển thì chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Hơn nữa việc phát triển CN chế biến nông sản theo yêu cầu về chất lượng, bền vững cũng chưa được đề cập nhiều. Những tư duy về chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong bối cảnh hội nhập còn chưa được nghiên cứu nhiều. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến rau của tỉnh Lâm Đồng, luận văn đề xuất một số giải pháp phát triển ngành này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến rau và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế; - Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển công nghiệp chế biến rau; - Thực trạng ngành CNCBR của tỉnh Lâm Đồng; - Giải pháp phát triển ngành CNCBR tỉnh Lầm Đồng trong bối cảnh hội nhập. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu ngành CNCBR trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung phát triển CNCBR từ bảo đảm nguyên liệu chế biến, đầu tư cơ sở vật chất, tình hình chế biến rau, phát triển thị trường tiêu thụ cũng như những vấn đề liên kết kinh tế nhằm phát triển CNCBR. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung và không gian: nghiên cứu sự phát triển CNCBR qua các khía cạnh kinh tế, tổ chức sản suất và kế hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Về thời gian: nghiên cứu và khảo sát chủ yếu trong giai đoạn 2010-2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Thu thập tài liệu thứ cấp: Đề tài thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo tài liệu thống kê của ban, ngành, đoàn thể, tổ chức cá nhân hoặc gián tiếp liên quan đến CNCBR ở nước ta nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng. Đồng thời, đề tài thu thập các tài liệu của các tổ chức và các học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài trong thời gian qua. Đề tài kết hợp cùng các phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn, phương pháp phân tích định tính, đối chiếu kinh nghiệm thực tiễn, các bài học về phát triển ngành CNCBR của các nước có một số điều tương đồng và so sánh với thực trạng của tỉnh, từ đó phân tích, và đề xuất các nhóm giải pháp áp dụng cho Lâm Đồng. Để thu thập số liệu mới luận văn tiến hành điều tra thực địa, trong đợt điều tra thực địa, luận văn sử dụng phương pháp chính là phương pháp phỏng vấn sâu Giám đốc, nhà quản trị một số doanh nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Sở NN&PTNT, Sở Công Thương,... Đây thực chất là phương pháp chuyên gia đã được vận dụng khi nghiên cứu luận văn. Luận văn cũng đã nghiên cứu và vận dụng một số mô hình trong kinh tế, cụ thể là vận dụng mô hình dự báo cầu thị trường với chỉ tiêu giá trị xuất khẩu (GTXK) rau. Phương pháp dự báo theo mô hình phân tích định lượng được lựa 7 chọn, phần mềm Stata được sử dụng nhằm đưa ra những kết quả nhanh chóng và có hiệu quả. Ngoài ra các mô hình chuỗi giá trị cũng được vận dụng nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Hệ thống hoá những lý luận chung về phát triển CNCBR trong điều kiện hội nhập quốc tế, trong đó sử dụng mô hình kim cương của M. Porter được vận dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển CNCBR đưa ra những cơ sở khoa học có tính thuyết phục cao; - Phân tích và đánh giá đúng thực trạng phát triển CNCBR của tỉnh Lâm Đồng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển CNCBR, đặc biệt là những điểm yếu và thách thức, chỉ ra những nguyên nhân làm cơ sở thực tiễn cho các biện pháp phát triển ngành CN này nhanh và bền vững trước những yêu cầu hội nhập quốc tế. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển CNCBR trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị đã được vận dụng nghiên cứu như những công cụ để xác lập những căn cứ cho các biện pháp phát triển CNCBR, đặc biệt là biện pháp liên kết sản xuất ở trong nước và với nước ngoài trong ngành hàng rau. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả luận văn là tài liệu có tính thực tiễn cao là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, trường Đại học phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo; là tài liệu quan trọng giúp công tác đào tạo nghề và công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phẩn mở đầu, kết luận, phụ lục,… luận văn bao gồm 3 chương chính như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về CNCBR - Chương 2: Thực trạng phát triển CNCBR của tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua - Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển CNCBR của tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU 1.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp chế biến rau 1.1.1. Các khái niệm Chế biến thực phẩm (food processing) là sự chuyển đổi các nguyên liệu tươi sống bằng các phương pháp lý tính hoặc hóa tính thành thực phẩm hoặc hình thức thực phẩm khác. Chế biến thực phẩm thường kết hợp các thành phần nguyên liệu tươi sống để sản xuất sản phẩm thực phẩm mang tính thị trường, có thể dễ dàng cung cấp và phục vụ người tiêu dùng. Theo tổ chức Nông lương thế giới (FAO), chế biến thực phẩm thường bao gồm các hoạt động như: - Đóng hộp (canning) - Sấy khô/tách nước (drying/dehydration) - Đông lạnh (freezing) - Ngâm (pickling), ép nước (syruping), tinh thể hóa (crystallizing – đối với các nguyên liệu như mía đường), và bảo quản bằng hóa chất (chemical preservation) Mục đích của các hoạt động trên là: - Tăng thời gian lưu trữ thực phẩm - Phát triển các chế độ ăn mới đối với thực phẩm như: mùi, vị, màu sắc, hình dáng, kết cấu (hướng đến chất lượng khi ăn vào (eating quality), cảm giác khi ăn vào (sensory characteristics) và cảm quan khi ăn vào (organoleptic quality), thậm chí là thay đổi dạng của thực phẩm để có thể sử dụng với mục đích khác (ví dụ: xay hạt gạo thành bột gạo). - Cung cấp dưỡng chất (nutrients) cần thiết cho sức khỏe. - Giúp doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thành cao hơn. Công nghiệp chế biến rau là một nhánh trong công nghiệp chế biến thực phẩm, do đó cũng mang đầy đủ các đặc điểm trên. Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên 9 của cây rau là mau hỏng (perishable), do đó, công nghiệp chế biến rau thường tập trung vào các mục đích là tăng thời gian lưu trữ thực phẩm và cung cấp dưỡng chất (nutrients) cần thiết cho sức khỏe. Ngành công nghiệp chế biến rau sử dụng các thiết bị máy móc, người lao động ở quy mô công nghiệp để bảo quản rau tươi và chế biến rau (bao gồm cả quá trình chuẩn bị nguyên liệu nhưng không bao gồm quá trình trồng rau) thành các dạng đông lạnh, sấy khô, tạo sản phẩm đóng gói/hộp/bao bì nhằm làm tăng hạn sử dụng và duy trì giá trị dinh dưỡng của rau. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của ngành công nghiệp chế biến rau CNCBR là một trong những phân ngành hẹp của ngành CN chế biến nông sản. Theo cách phân loại của Tổng cục Thống kê trên cơ sở phân theo danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007[46], Chế biến và bảo quản rau sản bao gồm 02 phân ngành: phân ngành Chế biến và đóng hộp rau; phân ngành Chế biến và bảo quản rau khác; Như vậy cách phân loại chủ yếu đang được sử dụng trong quản lý và thống kê kinh tế trên, đối tượng “CNCBR” được sử dụng chính thống trong luận văn này. So với ngành CN chế biến nói chung và CN chế biến nông sản nói riêng, CNCBR có một số đặc điểm sau: Sản phẩm rau là loại nông sản có tính thời vụ trong gieo trồng và thu hoạch. Thời gian thu hoạch rau ngắn, thậm chí có những loại chỉ từ nửa tháng đến một tháng, nhưng cũng có những loại một năm trồng và thu hoạch từ hai vụ trở lên trong năm, chẳng hạn cà chua, dưa chuột, khoai tây, cà rốt,... Tuy nhiên dưới tác động và vận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ người ta có thể hạn chế bớt được tính thời vụ của một số nông sản, trong đó có một số loại rau. Nguyên liệu rau không giống như các nguyên liệu CN khác để có thể dự trữ lâu được, nó thuộc nhóm vẫn được xếp vào loại “sáng tươi, trưa úa, chiều héo”. Nhóm nguyên liệu rau vừa tập trung vừa có tính phân tán. Là sản phẩm thuộc nhóm lương thực thực phẩm nên thời gian bảo quản từ sau khi sản xuất đến khi tiêu dùng không phải là dài như một số hàng CN tiêu dùng 10 khác. Từ đặc điểm này đòi hỏi quá trình chế biến, bảo quản cần tuân thủ những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) rất cao. Có như vậy sản phẩm mới giữ được uy tín thoả mãn những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của thị trường. Công nghệ chủ yếu của ngành CNCBR là công nghệ bảo quản sau thu hoạch, cấp đông, sấy, sinh hoá. Do sản phẩm của ngành là rất đa dạng và phong phú nên quy trình công nghệ chế biến cũng bao gồm nhiều dạng khác nhau. Khác với một số ngành chế biến nông sản khác, đối tượng nguyên liệu đưa vào bảo quản và chế biến của ngành rau có đến hàng chục loại khác nhau, như trên đã nói đây là loại nguyên liệu nhanh mất phẩm cấp và chóng hư hỏng nếu không được xử lý kịp thời. Do vậy công nghệ chế biến rất phức tạp và đa dạng (Phụ lục1). Cũng cần nói thêm rằng những năm gần đây công nghệ đông lạnh cấp đông rời (IQF), cấp đông cục (BQF) đã phát huy hiệu quả trong bảo quản nông sản nói chung và rau nói riêng. Công nghệ này không có sự liên kết lại với nhau do quá trình kết tinh của nước. Ưu thế của IQF, BQF là kích thước không tăng như cấp đông khối, thời gian làm đông ngắn và tiết kiệm nhiều chi phí so với những phương pháp đông lạnh truyền thống (cấp đông không khí lạnh, cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc, cấp đông bằng tủ đông băng chuyền…). Như vậy chúng ta thấy quy trình bảo quản, chế biến sản phẩm rau rất đa dạng và phong phú. Tính đa dạng và phong phú này vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến đa dạng hoá mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhưng đồng thời với tính đa dạng và phong phú này cũng tạo nên nhu cầu và chi phí đầu tư ban đầu cho những dây chuyền chế biến đồng bộ là tương đối lớn. Qua đó có thể tạo ra một cơ cấu sản xuất tương đối phức tạp làm hạn chế đến khả năng chuyên môn hoá, nếu các doanh nghiệp trong ngành chế biến rau đi vào đầu tư theo hướng chuyên môn hoá từng mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng, chẳng hạn rau cấp đông, rau sấy khô, hoặc sản phẩm rau đóng hộp, sản phẩm rau ăn liền thì quy mô của các nhà máy chế biến sẽ khác. Trái lại, nếu doanh nghiệp xác định một cơ cấu sản phẩm bao gồm nhiều mặt hàng của ngành từ sản phẩm rau cấp đông, rau sấy khô, hoặc 11 sản phẩm rau đóng hộp, sản phẩm rau ăn liền thì cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp chế biến sẽ phức tạp. Hơn thế nữa đây sẽ có thể là điều kiện để các doanh nghiệp có cơ cấu mặt hàng dễ giống nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn gần nhau. Điều này tạo ra sự bất lợi trong cạnh tranh, trong XK bởi sự phân tán ở nhiều đầu mối của cả ngành CNCBR. Phát triển CN chế biến nông sản trong đó có CNCBR có một thuận lợi lớn là nhu cầu vốn đầu tư không lớn như nhiều ngành CN chế biến khác như cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng, hoá chất. Suất vốn đầu tư của ngành CNCBR là thấp và thời gian thu hồi vốn được thực hiện nhanh. Cũng từ đặc thù về suất vốn đầu tư thấp, ngành CNCBR sử dụng nhiều lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm, một vấn đề có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế - xã hội ở nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Ngành hàng rau trong đó có rau chế biến ở Việt Nam được Bộ NN và Phát triển nông thôn xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Điều đó cũng có nghĩa đây là ngành có vị trí quan trọng trong nhóm có năng lực cạnh tranh cao. Phát triển CNCBR nói riêng và nông sản nói chung vừa có ý nghĩa về kinh tế, vừa có những ý nghĩa sâu sắc về chính trị và xã hội, thể hiện qua các vai trò sau: Phát triển CNCBR có ý nghĩa trực tiếp trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành CN. Vai trò này thể hiện rõ ở việc thông qua phát triển CNCBR sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng của nhóm ngành CN chế biến trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). CN chế biến nông sản thực phẩm thường chiếm 25% trong cơ cấu CN ở các nước đang phát triển và từ 10-15 % ở các nước phát triển. Hơn thế nữa, một nước được coi là nước CN khi tỷ lệ CN chế biến có tỷ trọng từ 35 % trong GDP. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định phản ánh mức độ phát triển cao của ngành CN hay nói cách khác là nền kinh tế của đất nước đã là nước CN hay chưa là nước CN. Phát triển CNCBR góp phần quan t r ọ n g trong chiến lược s ả n xuất trong quá trình CN hoá, hiện đại hoá. Trong quá trình hội nhập hiện nay, Đảng ta đã xác định quan điểm: “chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập 12 với khu vực và thế giới, hướng mạnh về XK đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu”. Thực chất của quan điểm trên là định hướng chiến lược cho sự phát triển CN, trong đó có CNCBR. Đây chính là chiến lược kết hợp hay còn gọi là chiến lược dung hoà giữa hai mô hình chiến lược hướng nội và mô hình chiến lược hướng ngoại. Dẫu rằng là mô hình hỗn hợp nhưng chúng ta vẫn giành ưu tiên cho XK. Mô hình chiến lược hướng về XK có căn cứ là phát huy lợi thế so sánh để phát triển mạnh một số ngành phục vụ XK. Phát triển CNCBR góp phần thoả m ã n nhu cầu đa dạng của đời sống nhân dân. Xét thuần tuý thị trường trong nước thì chính sự phát triển CN rau chế biến đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống người tiêu dùng của các thành phố, khu CN. Phát triển CNCBR góp phần tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm rau trên thị trường, giảm nhanh tỷ trọng XK thuần nông sản và nông sản sơ chế, tạo điều kiện phát huy ưu thế của NN nhiệt đới. Thu nhập từ sản xuất kinh doanh rau thường cao hơn các loại nông sản khác. Rau chế biến có điều kiện bảo quản và lưu thông tốt hơn cả ở phương diện không gian và thời gian. Thực vậy rau chế biến có thể tiêu dùng quanh năm, nhưng đối với rau tươi chỉ tiêu dùng ở những thời gian nhất định vì tính thời vụ. Đó là một trong những ưu thế của sản phẩm chế biến so với sản phẩm không chế biến. Phát triển CNCBR góp phần thực hiện mối quan hệ giữa CN và NN, một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động CN lúc đầu nằm trong NN, sau đó tách ra khỏi sản xuất NN và trở thành ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân. Tuy đã tách ra khỏi sản xuất NN nhưng giữa hai ngành sản xuất này luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. CN sản xuất và cung cấp các yếu tố thuộc tư liệu lao động mà cụ thể là các máy móc thiết bị, phân bón, hàng tiêu dùng cho NN. NN sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho lao động trong CN. Hơn nữa NN sản xuất và cung cấp các loại nguyên liệu nông sản đặc biệt là CN chế biến nông sản, trong đó có ngành CNCBR. Thực hiện và giải quyết mối quan hệ này, qua đó tạo điều kiện cho người nông dân khai thác, sử dụng 13 có hiệu quả đất đai, tiền vốn, sức lao động. Phát triển CNCBR cũng góp phần thay đổi cơ sở hạ tầng nông thôn, thu hút các ngành CN, dịch vụ khác phát triển. Trên cơ sở đó hình thành các khu, cụm CN gắn liền với NN; thúc đẩy quá trình CN hoá hiện đại hoá và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. 1.1.3. Sản phẩm và thị trường Sản phẩm rau chế biến là mặt hàng thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người, phân theo công dụng kinh tế của sản phẩm thì sản phẩm rau chế biến đa số thuộc nhóm tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên có một số ít sản phẩm rau chế biến cũng có vai trò là sản phẩm trung gian để chế biến một số loại sản phẩm cuối cùng khác, chẳng hạn rau sấy khô được dùng làm gia vị để sản xuất các loại mỳ ăn liền,... Sản phẩm rau chế biến là nhóm mặt hàng rất đa dạng và phong phú, có thể phân thành một số loại chủ yếu sau: sản phẩm sơ chế, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô, muối,... Sản phẩm rau chế biến thuộc nhóm mặt hàng thực phẩm nên thời gian bảo quản và sử dụng có thời hạn nhất định. Những sản phẩm rau chế biến góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất. Tuy nhiên có thể xếp những mặt hàng này vào nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như một số lương thực, thực phẩm khác, chẳng hạn như gạo, thịt, cá tươi ăn hàng ngày. Đầu tư vào sản xuất sản phẩm rau chế biến có tính rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Đặc điểm này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô cần tính đến trong sự khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực CNCBR. Theo Maslow nhu cầu của con người được phân thành 5 loại và được xếp theo các bậc như hình tháp. Nhìn chung con người ta thường mong muốn được thoả mãn các nhu cầu bậc thấp trước rồi mới mong muốn được thoả mãn các nhu cầu ở bậc thang trên. Nhưng trên thực tế xu hướng đó không phải lúc nào và không phải bất cứ ai cũng đúng. Bởi lẽ cũng có thể cầu về vật chất chưa được thoả mãn tốt nhưng người ta vẫn có nhu cầu được an toàn, vẫn có nhu cầu giao lưu với công đồng bên ngoài. Đây là một hạn chế của cách nhận định và đánh giá của Maslow về cầu của con người đối với sản phẩm tiêu dùng. Nếu theo cách phân loại nhu cầu của Maslow thì sản phẩm rau thuộc nhóm nhu cầu vật chất và nằm ở đáy. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan