Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển du lịch di sản văn hóa dưới nước ở quảng nam...

Tài liệu Phát triển du lịch di sản văn hóa dưới nước ở quảng nam

.PDF
108
509
57

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------- LÊ THỊ THANH HUYỀN PHÁT TRIỂN DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA DƯỚI NƯỚC Ở QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội – 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------- LÊ THỊ THANH HUYỀN PHÁT TRIỂN DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA DƯỚI NƯỚC Ở QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Xuân Trung Hà Nội – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép bất cứ tài liệu nào và chưa từng được công bố nội dung ở đâu, bất kỳ nơi nào; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình! Tác giả Lê Thị Thanh Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC, KINH DOANH DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA DƯỚI NƯỚC ...........................11 1.1. Một số vấn đề lý luận .....................................................................................11 1.2. Một số vấn đề thực tiễn ..................................................................................30 Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ KINH DOANH DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA DƯỚI NƯỚC Ở QUẢNG NAM ...............................................41 2.1. Tổng quan phát triển du lịch UCH ở Quảng Nam: phân tích theo mô hình FTS ........................................................................................................................41 2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch UCH ở Quảng Nam từ góc độ các nhà đầu tư và chuyên gia du lịch .................................................................................................47 2.3. Nhận thức xã hội về UCHT qua thực tiễn điều tra ........................................49 2.4. Thực trạng phát triển du lịch di sản văn hóa dưới nước ở Quảng Nam .........50 2.5. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng khai thác và kinh doanh du lịch UCH ở Quảng Nam ........................................................................................................54 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ KINH DOANH DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA DƯỚI NƯỚC Ở QUẢNG NAM ..........................................57 3.1. Quan điểm, cơ hội và thách thức đối với khai thác, kinh doanh du lịch UCH ở Quảng Nam ........................................................................................................57 3.2. Giải pháp khai thác, kinh doanh UCHT ở Quảng Nam .................................59 3.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ............................................72 KẾT LUẬN ..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78 PHỤ LỤC .................................................................................................................83 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt CTHĐQT - FTS The functioning Tourism System Hệ thống các chức năng du lịch GDP Gross Domestic Product ICOMOS International Council Monuments and Sites KDDL Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng sản phẩm quốc nội on Hội đồng Di chỉ và Di tích quốc tế Kinh doanh du lịch OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển Cooperation and Development kinh tế PADI Professional Association Diving Instructors PR Public Relations Quan hệ công chúng UCH Underwater Cultural Heritage Di sản văn hóa dưới nước UCHT Underwater Cultural Heritage Du lịch Di sản văn hóa dưới nước Tourism UNESCO United Nations Educational Tổ chức Giáo dục Khoa học và Scientific and Cultural Văn hóa của Liên hiệp quốc Organization VHTTDL - of Hiệp hội Hướng dẫn viên lặn biển chuyên nghiệp Văn hóa thể thao và du lịch DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP HÌNH Hình 1.1: Nguồn thu nhập của bảo tàng Mary Rose năm 2008 ................................33 Hình 2.1: Mô hình FTS - C.A.Gunn’s “The Functioning Tourism System”, 1988. .42 Hình 2.2: Nhận thức xã hội về du lịch UCH .............................................................50 Hình 3.1: Các liên kết quan trọng của Nhà đầu tư gắn với UCH .............................64 Hình 3.2: Các liên kết quan trọng của Doanh nghiệp KDDL với các bên liên quan........ 67 HỘP Hộp 1.3: Đến năm 2016, Việt Nam vẫn chưa có khái niệm “Du lịch Di sản văn hóa dưới nước” .................................................................................................................27 Hộp 1.4: Doanh thu bảo tàng Vasa ước tính 300 triệu USD mỗi năm .....................31 Hộp 1.5: Những con số ấn tượng tại bảo tàng Viking, Roskilde, Đan Mạch ...........38 Hộp 2.1: Những con số đáng kể cho ngành du lịch ở Quảng Nam năm 2015 ..........43 Hộp 2.2: Đánh giá tiềm năng du lịch UCH ở Quảng Nam của các nhà đầu tư và chuyên gia .................................................................................................................48 Hộp 2.3: Nhà trưng bày di sản biển Cù Lao Chàm miễn phí vé vào cửa .................50 Hộp 2.4: Nhà trưng bày Lâm Dũ Xênh hoạt động mang tính chất phi lợi nhuận .....52 Hộp 2.5: Chưa có hoạt động lặn biển liên quan đến Tàu đắm ..................................53 Hộp 3.1: Cần nâng cao nhận thực của cộng đồng về vai trò to lớn của du lịch UCH ...... 58 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di sản văn hóa dưới nước (UCH) gồm có UCH vật thể và phi vật thể đã và đang được các nhà nghiên cứu khoa học nói riêng và Chính phủ các nước trên thế giới nói chung vô cùng quan tâm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị vốn có của nó (trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ xét đến văn hóa vật thể - cụ thể là các con tàu đắm và thương cảng cổ). Tuy nhiên, ở Việt Nam cho tới tận ngày nay, các UCH chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển đúng mức. Vì thế, du lịch di sản văn hóa dưới nước (UCHT) ở nước ta lại càng chưa phát triển hoặc chỉ mới manh nha ý tưởng phát triển một cách đơn lẻ, tự phát của một số các cá nhân, tổ chức nhỏ cụ thể như ở tỉnh Quảng Nam. Trong những năm gần đây, các vấn đề về biển Đông căng thẳng cùng sự phát triển nền kinh tế du lịch, đã kéo theo sự chú ý của một số các nhà đầu tư (kéo theo sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nước) đối với UCH. Và nhờ các tác động của họ cùng các cơ quan quản lý văn hóa, đã làm thay đổi tầm nhìn và sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đối với UCH. Cụ thể: Các cuộc “Hội thảo Quốc tế Khảo cổ học dưới nước” được tổ chức vào năm 2014 tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, ngày 05-07/01/2017 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; các chương trình nghiên cứu Khảo cổ học dưới nước được tổ chức thường niên bởi Viện Khảo cổ học, các cuộc Khai quật tàu đắm ở biển Bình Châu (Quảng Ngãi), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), biển Phú Quốc (Kiên Giang) … đã được triển khai. Đặc biệt, Quyết định thành lập Trung tâm Khảo cổ học dưới nước (năm 2013) thuộc Viện Khảo cổ học đã làm thay đổi toàn bộ cục diện của ngành nghiên cứu Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam. Như vậy, Chính phủ Việt Nam đã thực sự có cái nhìn cấp thiết về việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị UCH; điều này đã đem đến cho ngành du lịch Việt Nam một hướng đi rất tốt trong việc không những có thể quảng bá sâu rộng hơn về UCH của Việt Nam mà song song theo đó, là việc phát triển tiềm lực kinh tế du lịch thông qua phát triển kinh doanh văn hóa di sản dưới nước. 1 Với sự phát triển ngành du lịch liên quan đến các UCH của các nước trên thế giới như Thụy Điển, Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc … bỏ xa Việt Nam hàng nửa thế kỷ, thì việc nghiên cứu sâu về các UCH đồng thời với việc bảo tồn, quảng bá, phát huy các giá trị vốn có của UCH là vô cùng cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay. Trong xu thế toàn cầu hóa, nhu cầu được hiểu biết, khám phá văn hóa thế giới của con người nói chung ngày càng tăng đã khiến Việt Nam không thể lãng phí thời gian thêm nữa trong việc đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tuyệt vời trong ngành du lịch. Bên cạnh sự đáp ứng nhu cầu hiểu biết của khách du lịch về UCH, đó còn là sự giáo dục một cách trực tiếp đến họ về ý thức bảo tồn và gìn giữ các Di sản nói chung, UCH nói riêng. Nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý về kinh tế - du lịch, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phát triển về du lịch nhìn nhận một cách toàn cục về tiềm năng kinh tế vô cùng to lớn của Việt Nam, để có thể đưa ra các định hướng phát triển tốt cho nền kinh tế du lịch Việt Nam nói chung, du lịch UCH nói riêng trong tương lai. 2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Công trình nghiên cứu về UCH: - Arthur de Graauw, Ancient Ports and Harbours (Thương cảng và bến cảng cổ): Đây là một công trình nghiên cứu của tác giả Arthur de Graauw, trình bày việc thu thập, nhận diện và xác định hơn 4000 các bến cảng và cảng cổ đại dựa trên các tác phẩm của 68 tác giả cổ xưa và một số các tác giả hiện đại. Tác phẩm là một tài liệu tuyệt vời cho các nhà lịch sử học, khảo cổ học nhằm nghiên cứu sâu hơn về bề dày lịch sử và các giá trị của các di sản biển. - Thuyền truyền thống Việt Nam – Viện nghiên cứu Di sản Văn hóa biển Quốc gia Hàn Quốc; Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam: Đây là nghiên cứu của Viện nghiên cứu Di sản Văn hóa biển Quốc gia Hàn Quốc về văn hóa biển Việt Nam và các loại thuyền truyền thống của Việt Nam. Trong đó, có mô tả về các con tàu đắm ở biển Đông Việt Nam đã được khai quật. Nghiên cứu này cho tác giả hiểu 2 biết sâu sắc hơn về các con tàu cổ xưa bị đắm ở bờ biển Việt Nam và tiềm năng về UCH ở Việt Nam là rất lớn. - Roxanna M. Brown, History of Shipwreck Excavation in Southeast Asia (Lịch sử các cuộc khai quật tàu đắm ở Đông Nam Á): Nghiên cứu cho biết lịch các cuộc khai quật tàu đắm ở Đông Nam Á trong đó con tàu phát hiện được ở Hội An có niên đại khoảng (1500 – 1510). - ICOMOS, Charter on the Protection and Management of Underwater Cultural Heritage (Điều lệ Bảo vệ và Quản lý di sản văn hóa dưới nước): Đây là Điều lệ về bảo vệ và quản lý UCH được phê chuẩn bởi ICOMOS vào năm 1996. Điều này được thiết kế để khuyến khích các hành động bảo vệ và quản lý UCH. Công trình nghiên cứu về khai thác du lịch UCH - UNESCO, The benefit of the Protection of Underwater Cultural Heritage for Sustainable Growth, Tourism and Urban Development (Những lợi ích từ việc bảo tồn Di sản văn hóa dưới nước đối với sự tăng trưởng bền vững, du lịch và phát triển đô thị): Đây là một tư liệu quý giá đối với đề tài nghiên cứu của tác giả. Công trình nghiên cứu này của UNESCO đã chỉ ra rất rõ về các lợi ích mang lại từ việc bảo tồn các UCH (nói rõ hơn là UCH có giá trị rất lớn trong việc kinh doanh du lịch, kéo theo việc phát triển đô thị và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho địa phương/ quốc gia). Nghiên cứu cho tác giả thấy rõ tiềm năng để phát triển du lịch gắn với UCH ở Quảng Nam hiện nay. - Lluís Abejez, Pere Izquierdo, Jordi Tresserras, Opportunities arising for national economies from the valorization of underwater cultural heritage though a sustainable development strategy (Cơ hội tăng trưởng các nền kinh tế quốc dân từ việc gìn giữ giá trị di sản văn hóa dưới nước thông qua chiến lược phát triển bền vững): Nghiên cứu cho tác giả hiểu biết về các giá trị của UCH, các cơ hội tăng trưởng và phát triển nền kinh tế thông qua việc gìn giữ các giá trị UCH; và phát triển du lịch gắn với UCH chính là chiến lược phát triển bền vững. - UNESCO, Underwater Cultural Heritage and Its Potentials for Sustainable Maritime and Coastal Tourism (Di sản văn hóa dưới nước và tiềm năng đối với Du 3 lịch biển bền vững): Nghiên cứu cho thấy UCH là rất quan trọng đối với du lịch. UCH là tài sản của nhân loại nói chung, cần được bảo vệ. Các UCH là rất phong phú, đa dạng. UCH có ý nghĩa rất lớn và thúc đẩy du lịch. Cần phải đầu tư vào UCH, bảo tồn nó và điều đó sẽ thúc đẩy phát triển ngành du lịch. 2.2. Các nghiên cứu ở trong nước Công trình nghiên cứu về UCH: Đỗ Thanh Bình và Nguyễn Thị Thu Thủy, Thương điếm các nước phương Tây ở Đại Việt Thế kỷ 17: Đây là nghiên cứu của hai tác giả về sự ra đời, đặc điểm và hoạt động của các thương điếm các nước phương Tây ở nước Đại Việt vào thế kỷ 17 trong đó có thương điếm Hội An của người Hà Lan (1633 – 1654). Nghiên cứu này cho thấy một phần các hoạt động thương mại của thương cảng cổ Hội An xa xưa. Công trình của Trần Kì Phương, “Đại Chiêm Hải Khẩu – Hội An: Một cảng - thị quốc tế sầm uất thời vương quốc Champa”. Đây là một nghiên cứu cho biết Đại Chiêm Hải Khẩu – Hội An (thương cảng cổ Đại Chiêm, Hội An) là một trong những cảng thị sớm nhất ở Đông Nam Á cổ đại đặc biệt là thời vương quốc Champa. Đây là những tài liệu khẳng định bề dày lịch sử và giá trị văn hóa – lịch sử rất cao của thương cảng cổ Hội An. Công trình nghiên cứu về khai thác du lịch UCH: Cho đến nay, ngoài một vài bài báo mang tính thông tin, tác giả chưa tiếp cận được bất kỳ một nghiên cứu bài bản, tổng thể nào về du lịch UCH ở Việt Nam cũng như ở Quảng Nam. 2.3. Nhận xét, đánh giá tổng quan các tài liệu nghiên cứu đã có Bình luận về các nghiên cứu liên quan: Các nghiên cứu là các tài liệu tham khảo vô cùng quý giá mà tác giả đã có thể tiếp cận được. Nhờ các nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về UCH và các vấn đề liên quan đến UCH, mà tác giả có thể hiểu biết được một cách sâu sắc và rõ rệt nhất về các giá trị UCH. Tác giả còn có kiến thức và hiểu biết rằng các nước trên thế giới đã đi trước chúng ta từ rất lâu trong việc gìn giữ, bảo tồn UHC để từ đó, dựa vào UCH, là việc phát triển nền kinh tế bền vững, là việc gia tăng các cơ hội tăng trưởng nền kinh tế và GDP quốc gia. Và phát triển du lịch gắn với UCH là một tầm nhìn mới, xu thế mới không phải của riêng Việt Nam mà còn là của cả thế giới. 4 Bình luận về kết quả và giá trị của các nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước là các kết quả nghiên cứu có tính tin cậy rất cao, có giá trị và thậm chí là những tư liệu hết sức quý giá đối với nhân loại. Các nghiên cứu có giá trị không chỉ riêng trong vấn đề nghiên cứu, trên phương diện lý thuyết mà còn có giá trị sâu trong việc ứng dụng thực tiễn. Tác giả cảm thấy rất hài lòng khi được thừa kế các kết quả và giá trị của các nghiên cứu đó trong nghiên cứu của mình. Bình luận về vấn đề sẽ được nghiên cứu trong luận văn: Vấn đề sẽ được nghiên cứu trong luận văn là vấn đề hết sức cấp thiết cho việc phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Nam nói riêng. Nghiên cứu sẽ đưa ra cho các nhà quản trị du lịch, các doanh nghiệp thấy được các khái niệm, các giá trị, các hoạt động ứng dụng thực tiễn của thế giới đối với về UCH, về UCHT. Nghiên cứu sẽ cho thấy tiềm năng của UCH trong việc phát triển kinh tế du lịch, đưa ra các ứng dụng và phương pháp khai thác và kinh doanh du lịch gắn với UCH đối với quốc gia Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng và thực trạng khai thác các di sản văn hóa dưới nước ở Quảng Nam (Việt Nam) cho mục tiêu phát triển du lịch, từ đó đề xuất các mô hình khai thác và kinh doanh loại hình du lịch này, nhằm góp phần đa dạng hóa loại hình du lịch của Việt Nam đồng thời góp phần bảo tồn các di sản văn hóa dưới nước ở Quảng Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về UCH (cụ thể là Tàu đắm và Thương cảng cổ) và các mô hình kinh doanh du lịch gắn liền với UCH. + Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác và kinh doanh du lịch, các mô hình du lịch gắn với các UCH trên thế giới hiện nay; qua đó rút ra những kinh nghiệm về kinh doanh du lịch UCH ở Quảng Nam. 5 + Phân tích, khảo sát, đánh giá tình hình khai thác và kinh doanh du lịch UCH ở Quảng Nam hiện nay và tiềm năng về du lịch UCH ở Quảng Nam. + Đề xuất các mô hình khai thác và giải pháp kinh doanh du lịch UCH ở Quảng Nam song song với việc bảo tồn và phát huy các UCH đó. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là Phát triển du lịch dưới góc độ Khai thác và kinh doanh du lịch UCH ở Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Do tiếp cận dưới góc độ của doanh nghiệp và nhà đầu tư kinh doanh du lịch, luận văn này phân tích phát triển du lịch dưới góc độ khai thác, kinh doanh du lịch di sản văn hóa dưới nước ở Quảng Nam. + Về nội dung: Di sản văn hóa dưới nước rất đa dạng, có nhiều loại hình khác nhau. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu về các tàu đắm và thương cảng cổ. + Về không gian: Luận văn nghiên cứu toàn bộ các tàu tắm và thương cảng cổ thuộc khu vực tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, các khảo sát của tác giả tập trung chủ yếu ở Quảng Nam. Trong một số trường hợp, tác giả có mở rộng khảo sát ở các địa phương lân cận thuộc khu vực miền Trung (Việt Nam) để có những đánh giá so sánh và xem xét khả năng kết nối giữa các địa phương về phát triển du lịch. + Về thời gian: Các con tàu bị đắm và các thương cảng cổ tồn tại từ xưa đến nay ở Quảng Nam và thực trạng khai thác, kinh doanh UCHT ở Quảng Nam tính đến năm 2016. Do đó, các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập là những dữ liệu từ trước đến nay. Riêng hoạt động khảo sát thực địa của đề tài được thực hiện từ giữa năm 2016 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận của luận văn Thứ nhất, đề tài luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc nhìn của doanh nghiệp. “Phát triển du lịch UCH” được xem xét dưới góc độ khai thác và kinh 6 doanh du lịch UCH của các nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh du lịch. Thuật ngữ “Phát triển” ở đây còn hàm ý là kinh doanh và khai thác một cách bền vững. Thứ hai, đề tài luận văn tiếp cận đa ngành, liên ngành: văn hóa học, nhân học, khảo cổ học, lịch sử học, kinh tế học – quản trị kinh doanh và xã hội học. Luận văn có cách tiếp cận như vậy bởi vì chủ đề nghiên cứu mang đậm tính chất đa ngành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Vì luận văn tiếp cận đa ngành và liên ngành nên các phương pháp nghiên cứu cũng mang đậm tính chất liên ngành. Cụ thể các phương pháp nghiên cứu sau: (i) Các phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (nghiên cứu tại bàn- desk study) Các tài liệu được sử dụng ở phương pháp này được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là các sách, báo, các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam từ mạng internet, các Viện nghiên cứu như Trung tâm Khảo cổ học dưới nước – Viện Khảo cổ học Việt Nam, Viện nghiên cứu Italy, Đại học Quốc gia Hàn Quốc, Bảo tàng Quốc gia Thái Lan, các tài liệu từ UNESCO, các tư liệu từ cá nhân các nhà khoa học thế giới: Ph.D Damien Leloup – Giám đốc Trung tâm Khảo cổ học dưới nước Scripps – Institute of Oceanography – USA and France, Ph.D Sahabhum Bhumtitterat – Phó giám đốc Ban Nghệ thuật – Viện Khảo cổ học Thái Lan, Kiến trúc sư – Nhà nghiên cứu bảo tàng James Thomas Hicks – Hiệp hội Kiến trúc sư New York – Mỹ… Sau khi thu thập các tài liệu, tác giả tiến hành phân loại, sàng lọc và tiến hành phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh các dữ liệu liên quan để luận giải cho vấn đề nghiên cứu của luận văn. Phương pháp nghiên cứu này được áp dụng chủ yếu ở chương 1 của luận văn. Để có cơ sở phân tích, luận văn còn áp dụng mô hình FTS Gunn để phân tích về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch UCH: đây là khung lý thuyết được Gunn trình bày năm thành tố quan trọng cấu thành một hệ thống du lịch nói chung. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm: Dùng phương pháp này để tổng hợp toàn bộ các kinh nghiệm có được để đưa ra các kết luận tổng quan nhất. 7 (ii) Các phương pháp nghiên cứu thực địa - Phương pháp quan sát và trải nghiệm: Tác giả đã tiến hành quan sát khu vực tập trung nhiều khách du lịch đến Hội An, Quảng Nam để có cái nhìn tổng thể về vấn đề phát triển du lịch UCH ở đây, đã tham quan một số di sản dưới nước ở Quảng Nam. Bản thân tác giả cũng đã trải nghiệm việc lặn biển để quan sát các di sản và thử cảm giác du lịch với tư cách là một người khách du lịch. Cụ thể: Tác giả tham gia tour lặn biển tại đảo Cù Lao Chàm (Phụ lục 2.1.3a); tác giả tham quan Nhà trưng bày di vật tàu đắm Cù Lao Chàm (Phụ lục 2.1.3b); tác giả tham quan Nhà trưng bày di vật tàu đắm tư nhân Lâm Dũ Xênh (Phụ lục 2.1.3c); tác giả tham quan vùng thương cảng cổ Hội An (Phụ lục 2.1.3d). Các hoạt động này được tác giả thực hiện vào mùa hè năm 2016. Phương pháp này giúp cho tác giả có cái nhìn thực tế, sâu sắc và rõ rệt về đối tượng nghiên cứu, từ đó mở lối cho tác giả có thêm được các tư duy và kiến thức sâu sắc, cụ thể về di sản văn hóa dưới nước, về thực trạng khai thác và kinh doanh UCHT ở Quảng Nam và các vùng lân cận và rất nhiều các kiến thức thực tế khác nhằm góp phần nghiên cứu tốt hơn luận văn này. - Phương pháp điều tra: tác giả đã sử dụng phương pháp này để nắm bắt số lượng khách du lịch và số lượng lao động đã và đang tham gia vào lĩnh vực này. Cụ thể: tác giả chọn thời điểm mùa hè (mùa du lịch) và hai ngày cuối tuần, thời tiết đẹp để tham gia tour du lịch lặn biển ở đảo Cù Lao Chàm. Trong khoảng thời gian đó, tác giả có chủ động đếm số lượng khách trên tàu trong một chuyến đi là bao nhiêu (trung bình 40 người), tổng số tàu đang hoạt động/ngày (khoảng 10 tàu – số liệu do các thuyền trưởng/ thuyền viên trên tàu cung cấp), điều tra số lao động (trung bình 6 người/ tàu); số khách du lịch tham quan bảo tàng Cù Lao Chàm khoảng 50 người/ngày, bảo tàng Lâm Dũ Xênh trung bình 3 người/ngày … - Tác giả sử dụng bảng hỏi để điều tra nhu cầu thị trường về du lịch di sản văn hóa dưới nước (UCHT). Kết quả khảo sát 100 người (ở các ngành nghề lĩnh vực khác nhau), thì có 1% là có nghe đến “di sản văn hóa dưới nước”, 0% người biết đến khái niệm “du lịch di sản văn hóa dưới nước” (xem phụ lục 2.1.4). 8 - Phương pháp chuyên gia: tác giả đã tham vấn các chuyên gia trong nước và một số các chuyên gia trong và ngoài nước như Hàn Quốc, Mỹ, Pháp: Ông James Thomas Hicks – chuyên gia Bảo tàng học, kiến trúc sư thuộc Hiệp hội Kiến trúc sư New York, Hoa Kỳ, thiết kế trưởng của công ty Thiết kế THINC, New York, Hoa Kỳ; Ông Damien Leloup – Giám đốc trung tâm khảo cổ học dưới nước, Viện nghiên cứu Hải dương học, UC San Diego, California, Hoa Kỳ; Ông Sahabhum Bhumtitterat – Phó giám đốc Ban Nghệ thuật, Viện khảo cổ học Thái Lan; Ông Jongin Choi – chủ tịch tập đoàn Naver, Hàn Quốc; Ông Lee Dong Hyun – Chuyên gia, Giảng viên, Học viện lặn biển Seoul, Hiệp hội Hợp tác Thương mại Lặn biển, Hàn Quốc; Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Tổng giám đốc công ty cổ phần Hanoi Red Tours (thuộc tập đoàn HVG); Ông Nguyễn Hai – Phó Giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam; Ông Nguyễn Nay – Giám đốc Bảo tàng Quảng Nam; Ông Võ Văn Thơ – Phó giám đốc Sở thông tin và truyền thông Quảng Nam; Ông Đoàn Sung, chuyên gia lặn biển, chuyên gia cổ vật – Chủ tịch HĐQT công ty Đoàn Ánh Dương; Ông Trần Thịnh, chuyên gia khảo cổ học dưới nước – Viện khảo cổ học Việt Nam. Ông Đoàn Long – chuyên gia marketing, giám đốc truyền thông – công ty CP Traconimex JSC (xem Phụ lục 2.1.5). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Đề tài phân tích và làm rõ tiềm năng về du lịch UCH; đánh giá thực trạng khai thác và kinh doanh du lịch UCH ở Quảng Nam. - Đề tài nêu gợi ý các mô hình, định hướng, cách thức khai thác và phát triển kinh tế du lịch gắn liền với các Di sản Tàu đắm và thương cảng cổ. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch di sản văn hóa dưới nước (UCHT). 9 Chương 2: Thực trạng khai thác và kinh doanh du lịch Di sản văn hóa dưới nước (UCHT) ở Quảng Nam. Chương 3: Một số giải pháp khai thác và kinh doanh du lịch Di sản văn hóa dưới nước (UCHT) ở Quảng Nam. 10 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC, KINH DOANH DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA DƯỚI NƯỚC 1.1. Một số vấn đề lý luận 1.1.1. Du lịch di sản văn hóa Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học) [15]. Thuật ngữ “Di sản văn hóa” được thay đổi nội dung đáng kể trong những thập niên gần đây, một phần nhờ vào các tư duy và cách thức của UNESCO đã đưa ra. Di sản văn hóa không dừng lại ở đền chùa hay tập hợp các đối tượng liên quan. Nó cũng bao gồm các truyền thống hay các hoạt động sống được thừa kế từ tổ tiên chúng ta và truyền lại cho con cháu chúng ta như truyền miệng, nghệ thuật biểu diễn, tập quán xã hội, các nghi lễ, các lễ hội, các kiến thức, các hoạt động có liên quan đến thiên nhiên và vũ trụ hay các kiến thức, kỹ năng để sản xuất đồ thủ công truyền thống. [52]. Di sản văn hóa bao gồm vật thể và phi vật thể, tự nhiên và văn hóa, các tài sản động và không động được kế thừa từ quá khứ. Nó vô cùng có giá trị đối với một đất nước ở hiện tại và trong tương lai. Cập nhật, bảo tồn và giáo dục về Di sản văn hóa là điều thiết yếu cho sự tiến hóa của con người và văn hóa của họ [16]. Các địa điểm hay khu vực có Di sản văn hóa là những nơi đại diện cho tập hợp rộng lớn và phong phú các sáng tạo của con người trên toàn cầu và trong suốt tiến trình lịch sử loài người. Cùng với sự phát triển to lớn của tri thức nhân loại, sự vận động không ngừng và khả năng ảnh hưởng của du lịch ngày càng gia tăng, đó chính 11 là sự hiếu kỳ và ham hiểu biết về thế giới, nhu cầu rộng lớn để được tham quan và trải nghiệm cá nhân về những xã hội khác nhau của con người [18]. Một số ví dụ về Di sản văn hóa trên thế giới Thị trấn cổ Cuenca: là một đô thị trong tỉnh Cuenca, cộng đồng tự trị Castile-La Mancha, Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là 911,06 km2. Thành lịch sử Cuenca được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới tại kỳ họp thứ 20, năm 1996. Di chỉ mộ đá Antequera: là một quần thể các mộ đá nằm gần Antequera, tỉnh Málaga, miền Nam Tây Ban Nha. Quần thể này bao gồm mộ đá Menga, Viera nằm ngay ngoài thị trấn và El Romeral cách đó vài km. Cả ba khu mộ đá này khác nhau về độ tuổi cũng như cấu trúc thiết kế nhưng đều là những đại diện cho cấu trúc cự thạch lớn nhất và đầy đủ nhất ở châu Âu. Quần thể di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào ngày 15 tháng 7 năm 2016. Cảng hải quân Karlskrona: được thành lập vào cuối thế kỷ 17, trên hai hòn đảo Wamo và Trosso, Thụy Điển; được biết đến như là một hải cảng ra vào và là một căn cứ hải quân. Với nhà máy đóng tàu, âu tàu, những ngôi nhà theo lối kiến trúc Baroque, những khu vực sản xuất lương thực bao quanh và những công sự, Karlskrona đã trở thành thành phố lớn thứ 3 ở Thụy Điển vào giữa thế kỷ 18. Chiến tranh thế giới và trận cháy đã thiêu hủy gần như toàn bộ thành phố. Là Di sản Văn hóa Thế giới vào kỳ họp thứ 22, năm 1998 của UNESCO. Cung điện và pháo đài của Nữ hoàng ở Thủ đô của Vương quốc Anh (Tháp Luân Đôn): là một di tích lịch sử nằm ở trung tâm Luân Đôn, Anh, trên bờ Bắc của sông Thames. Tháp là một pháo đài, cung điện hoàng gia và nhà tù (dành cho các tù nhân hoàng gia có địa vị cao, chẳng hạn Nữ hoàng Elizabeth I từng bị giam tại đây). Nơi đây còn có một khu vực hành hình và tra tấn, một kho vũ khí, một kho bạc, một vườn thú, Royal Mint – xưởng đúc tiền của hoàng gia Anh, một đài quan sát, và từ năm 1903 là nơi lưu giữ Các Vương miện của Vương quốc Anh. Năm 1988, UNESCO công nhận Tháp Luân Đôn là Di sản Văn hóa Thế giới. Pompeii là tàn tích một thành bang La Mã bị chôn vùi một phần gần Napoli, Italia hiện nay trong vùng Campania, thuộc địa giới công xã Pompei. Cùng với 12 Herculaneum, thành phố chị em của nó, Pompeii đã bị phá huỷ, và bị chôn vùi hoàn toàn, trong một vụ phun trào hai ngày của núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên. Một số ví dụ về Di sản văn hóa ở Việt Nam Thánh địa Mỹ Sơn: thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chămpa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chămpa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới tại phiên họp thứ 23, năm 1999. Phố cổ Hội An: là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam. Hội An từng là thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. UNESCO công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới tại kỳ họp lần thứ 23, ngày 4 tháng 12 năm 1999. Quần thể di tích Cố đô Huế: là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, Việt Nam. Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hoàng thành Thăng Long: là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Ngày 1/8/2010, UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (xem Phụ lục 1.7). 13 Du lịch di sản văn hóa (hay còn gọi là du lịch di sản): theo The National Trust for Historic Preservation, Hoa Kỳ, Du lịch Di sản giống như “đi du lịch để trải nghiệm những địa điểm, di tích, di vật và các hoạt động mà chúng mô tả một cách chân thực về những câu chuyện và con người ở trong quá khứ” và “du lịch Di sản bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên”. Theo Jascha M. Zeitlin và Steven W. Burr: “Du lịch di sản là du lịch tập trung vào khía cạnh lịch sử và di sản văn hóa. Nó bao gồm các sự kiện và lễ hội cũng như là các khu di tích và các địa điểm tham quan/ địa điểm du lịch có liên quan đến con người, lối sống và các truyền thống trong quá khứ.”[30]. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng “Du lịch Di sản là một kiểu hình du lịch cho những trải nghiệm và kiến thức thực tế về tất cả những gì thuộc về quá khứ có liên quan đến sự sống của muôn loài hay các hoạt động vật chất và tinh thần của con người đã mất đi hoặc vẫn còn tồn tại đến ngày nay.” Lợi ích của Du lịch di sản văn hóa Du lịch di sản văn hóa mang lại lợi ích cho cộng đồng và một đất nước, về tổng thể là: - Tạo việc làm và phát triển kinh doanh: ngành du lịch hiện là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp tỉ lệ lớn GDP quốc gia đối với các nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ… Đối với Việt Nam, du lịch đang là ngành kinh tế đóng góp 6,6% GDP quốc gia. Trong đó, du lịch đóng góp khoảng 6.035 triệu việc làm, chiếm khoảng 11,2% trong tổng số việc làm của các ngành cộng lại. Du lịch di sản văn hóa là một trong những ngành kinh tế hẹp có tiềm năng đóng góp rất lớn số lượng việc làm cho đất nước, đặc biệt là đối với các vùng miền có nhiều di sản văn hóa. - Đa dạng hóa nền kinh tế địa phương: ngoài các ngành phát triển kinh tế địa phương như: nông – lâm – ngư nghiệp, xây dựng, cơ khí … thì du lịch di sản không chỉ góp phần đa dạng hóa ngành nghề cho địa phương mà còn tạo nên nguồn thu nhập lớn cho địa phương đó. - Tạo cơ hội cho các quan hệ đối tác: du lịch di sản tạo nên các cuộc gặp gỡ và giao lưu cho các đối tác từ các chương trình hội nghị, hội thảo, hay các chương trình du lịch, tham quan, trải nghiệm … từ đó, các tổ chức, doanh nghiệp có cơ hội 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan