Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển hoạt động bán các sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lị...

Tài liệu Phát triển hoạt động bán các sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lịch việt nam

.DOC
192
614
140

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Đạt MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................8 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu..........................................................................................8 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................10 4. Tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu.......................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................11 6. Kết cấu nghiên cứu........................................................................................................22 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN SẢN PHẨM LỮ HÀNH QUA INTERNET......................................................................................................................23 1.1. Tổng quan lý thuyết về hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet..........................23 1.1.1. Khái niệm hoạt động bán qua internet...................................................................23 1.1.2. Công ty du lịch và sản phẩm lữ hành......................................................................27 1.1.3. Hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet......................................................31 1.2. Các công cụ phát triển hoạt động bán hàng qua internet...............................................38 1.2.1. Website....................................................................................................................38 1.2.2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Content – SEO /Search Engine Optimization)........39 1.2.3. Thư tiếp thị điện tử (Email).....................................................................................40 1.2.5. Quan hệ công chúng trực tuyến (Online PR)..........................................................41 1.2.6. Truyền thông qua mạng xã hội (Social Media).......................................................42 1.2.7. Hệ thống quản lý điểm đến (Destination Management Systems – DMS)...............43 1.3. Điều kiện phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet...............................46 1.3.1. Hệ thống pháp luật..................................................................................................46 1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng...........................................................................................48 1.4. Kinh nghiệm bán sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lịch trên thế giới 49 1.4.1. Kinh nghiệm bán sản phẩm lữ hành qua internet của các ông ty du lịch trên thế giới....................................................................................................................................49 1.4.2. Kinh nghiệm bán sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lịch tại Việt Nam...................................................................................................................................51 1.5. Cơ sở lý thuyết về hành vi chấp nhận hoạt động bán....................................................57 1.5.1. Khái niệm về hành vi chấp nhận hoạt động bán.....................................................58 1.5.2. Các mô hình đánh giá hành vi chấp nhận hoạt động bán......................................58 CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................67 2.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.................................................................................67 2.2. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................................72 2.3. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................73 2.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi và lựa chọn thang đo...........................................................73 2.3.2. Tổng thể mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu..................................77 2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................................78 2 2.4.1. Thống kê mô tả mẫu................................................................................................78 2.4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo.........................................................................................78 2.4.3. Phân tích khám phá nhân tố...................................................................................79 2.4.4. Phân tích tương quan và hồi quy............................................................................80 2.4.5. Đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về việc chấp nhận hoạt động bán.....................................................................................................................................81 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN SẢN PHẨM LỮ HÀNH TẠI VIỆT NAM & KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT.....................................................................................82 3.1. Tổng quan về hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet tại Việt Nam...................82 3.1.1. Môi trường vĩ mô đối với hoạt động bán hàng qua internet của các công ty du lịch Việt Nam............................................................................................................................82 3.1.2. Giới thiệu chung và khái quát xu hướng của hoạt động bán sản phẩm lữ hành của các công ty du lịch Việt Nam.............................................................................................91 3.2. Thực trạng hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet tại Việt Nam........................95 3.2.1. Tổng quan về hoạt động bán sản phẩm lữ hành.....................................................95 3.2.2. Thực trạng hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lịch Việt Nam..........................................................................................................................106 3.3. Kết quả nghiên cứu về đánh giá của khách hàng về hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lịch Việt Nam....................................................................111 3.3.1. Kết quả mô tả mẫu nghiên cứu..............................................................................111 3.3.2. Kết quả kiểm định tin cậy thang đo.......................................................................116 3.3.3. Kết quả phân tích khám phá nhân tố....................................................................117 3.3.4. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy.............................................................119 3.3.5. Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm đối tượng......................................126 3.3.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu...............................................................................130 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN SẢN PHẨM LỮ HÀNH QUA INTERNET CHO CÁC CÔNG TY DU LỊCH..........................................134 4.1. Kết luận kết quả nghiên cứu........................................................................................134 4.2. Các giải pháp phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet cho các công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội................................................................................................135 4.2.1. Giải pháp định hướng cho quá trình phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet.....................................................................................................................135 4.2.2. Nâng cao tính hữu ích của dịch vụ đối với khách hàng........................................137 4.2.3. Tạo thái độ thiện cảm từ khách hàng đối với các sản phẩm................................139 4.2.4. Gia tăng tính dễ sử dụng của dịch vụ đối với khách hàng....................................140 4.2.5. Cải thiện sự tiện ích trong hoạt động mua sắm của khách hàng..........................142 4.2.6. Xây dựng và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp......................................................143 4.2.7. Đẩy mạnh an toàn thông tin và giảm thiểu rủi ro cảm nhận khách hàng.............144 4.2.8. Củng cố sự tin tưởng trong cung cấp dịch vụ.......................................................146 3 4.3. Kiến nghị với nhà cung cấp và các cơ quan quản lý nhà nước về việc phát triển hoạt động bán sản phẩm du lịch..................................................................................................147 4.3.1. Kiến nghị với các nhà cung cấp............................................................................147 4.3.2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước.......................................................149 4.4. Đóng góp của đề tài.....................................................................................................150 4.5. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo................................................151 KẾT LUẬN.............................................................................................................................152 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................1 PHỤ LỤC..................................................................................................................................11 PHỤ LỤC 01: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA....................................................................................11 PHỤ LỤC 02: CÂU HỎI PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC SAU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG....................................................................................................................................15 PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN...................16 PHỤ LỤC 04: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TỪ PHẦN MỀM SPSS............................................17 4 DANH MỤC HÌNH Hình 0. Sơ đồ quy trình nghiên cứu tông quát 17 Hình 1.1. Sơ đồ quy trình bán sản phẩm lữ hành qua internet 30 Hình 1.2. Phân biệt ba định dạng quảng cáo trực tuyến 36 Hình 1.3. Các nền tảng của Truyền thông quan mạng xã hội (Social Media) 37 Hình 1.4. Ứng dụng hệ thống quản lý điểm đến (DMS) 40 Hình 1.5. Số lượt khách du lịch của Vietravel (2007 – 2015) 50 Hình 1.6. Doanh thu của Vietravel (2007- 2015) 50 Hình 1.7. Mô hình đơn giản hành vi của người mua 53 Hình 1.8. Mô hình chi tiết hành vi của khách hàng 53 Hình 1.9. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý 54 Hình 1.10. Mô hình hành vi dự định 55 Hình 1.11. Mô hình chấp nhận công nghệ 56 Hình 1.12. Mô hình chấp nhận thông tin 57 Hình 1.13. Mô hình về an toàn thông và ý định hành vi 59 Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 63 Hình 2.2. Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu 67 Hình 3.1. Lượng người sử dụng internet tại Viê êt nam giai đoạn 2006 – 2015 83 Hình 3.2. Các phương tiện truy cập internet của người dân (2013-2015) 84 Hình 3.3. Tỷ lệ và lượng người mua hàng qua internet 85 Hình 3.4. Doanh thu từ khách du lịch (2008 -2015) 91 Hình 3.5. Tỷ trọng trong mua sắm online và lượng người mua vé máy bay và đặt phòng khách sạn/tour du lịch 100 Hình 3.6. Tỷ lệ các sản phẩm lữ hành khách du lịch lựa chọn 110 Hình 3.7. Kết quả phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu 116 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Số lượng khách của Kangaroo Café (2010 – 2015) 48 Bảng 2.1. Các biến quan sát trong mô hình 69 Bảng 3.1. Mức chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch trong nước 79 Bảng 3.2. Mức chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch quốc tế đến 79 Bảng 3.3. Cơ sở lưu trú tại Viê êt Nam giai đoạn 2011-2015 80 Bàng 3.4. Thống kê doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế tại Việt Nam 86 Bảng 3.5. Khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 90 Bảng 3.6. Mục đích của du khách quốc tế khi đến Viê êt Nam 92 Bảng 3.7. Khách quốc tế đến Viê êt Nam phân theo mô êt số quốc tịch 93 Bảng 3.8. Các website lữ hành có số lượng truy câp cao 96 Bàng 3.9. Phân bổ truy cập đến từ các mạng xã hội 97 Bảng 3.10. Tình hình truy cập website từ thiết bị tìm kiếm 98 Bảng 3.11. Mô êt số phần mềm được sử dụng tại các công ty du lịch Việt Nam 102 5 Bảng 3.12. Doanh thu của mô êt số công ty du lịch lớn Việt Nam 103 Bảng 3.13. Mô tả các đối tượng quan sát 107 Bảng 3.14. Thông tin khảo sát về sản phẩm lữ hành.108 Bảng 3.15. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 111 Bảng 3.16. Kết quả phân tích khám phá nhân tố 112 Bảng 3.17. Ma trận tương quan 114 Bảng 3.18. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố tính hữu ích cảm nhận 117 Bảng 3.19. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố tính dễ sử dụng cảm nhận 117 Bảng 3.20. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố cảm nhận rủi ro 118 Bảng 3.21. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố tính sự tin tưởng 118 Bảng 3.22. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố thái độ với dịch vụ 119 Bảng 3.23. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố ý định sử dụng dịch vụ 120 Bảng 3.24. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố chấp nhận hoạt động bán120 Bảng 3.25. Kết quả phân cho nhóm giới tính 121 Bảng 3.26. Kết quả phân cho nhóm học vấn 122 Bảng 3.27. Kết quả phân cho nhóm mức độ sử dụng internet 122 Bảng 3.28. Kết quả phân tích cho nhóm thời gian sử dụng internet 123 Bảng 3.29. Kết quả phân cho nhóm nghề nghiệp 123 Bảng 3.30. Kết quả phân tích cho nhóm tuổi tác 123 Bảng 3.31. Kết quả phân cho nhóm thu nhập 124 Bảng 3.32. Kết quả phân tích cho thu nhập 124 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ANOVA ASEAN EFA IACM MXH Tiếng Anh Tiếng Việt Analysis of Variance Phân tích phương sai Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Nations Á Công nghệ thông tin và truyền thồng Exploratory factor analysis Phân tích khám phá nhân tố Information Acceptance Model Mô hình chấp nhận thông tin Mạng xã hội PR OLS Public Relations Odinary least squares SEO SPSS Search Engine Optimization Statistical Package for Social Sciences Technology Acceptance Model Mô hình chấp nhận công nghệ Thương mại điện tử Trách nhiệm hữu hạn Theory of planned behaviour Lý thuyết hành vi có kế hoạch CNTT-TT TAM TMĐT TNHH TPB TPP TRA TTXVN UNDP VECITA VIF WTO TIC ICT STB FDI Quan hệ công chúng Phương pháp bình phương nhỏ nhất Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Theory of Reasoned Action Lý thuyết hành vi dự định Thông tấn xã Việt Nam United Nations Development Chương trình phát triển Liên hợp Programme quốc Vietnam E-commerce and Cục Thương Mại Điện Tử Và Công Information Technology Agency Nghệ Thông Tin Variance Inflation Factor Nhân tử phóng đại phương sai World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới Travel Information center Trung tâm Thông tin du lịch Information and Communications Công nghệ thông tin và truyền Technology thông Singapore Tourism Board Tổng cục Du lịch Singapore Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Việt Nam là nước có tài nguyên du lịch phong phú, với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng, truyền thống văn hóa phát triển lâu đời, cùng các lễ hội, phong tục độc đáo, các di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Đó là cơ sở, tiềm năng to lớn để nhiều doanh nghiệp du lịch mở rộng khai thác sản phẩm lữ hành, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2016 số lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt 10.012.735 lượt, tăng 26,0% so với năm 2015, trong khi đó tốc độ tăng trưởng khách quốc tế năm 2015 và năm 2014 chỉ dừng lại ở mức xấp xỉ 0,9% và 4%. Như vậy, bên cạnh việc vượt chỉ tiêu du lịch là 8,5 triệu lượt khác quốc tế, con số 26% thực sự vô cùng ấn tượng, điều này cho thấy so với những năm trước thì ngành du lịch Việt Nam năm 2016 có nhiều sự tiến bộ. Tình hình hoạt động du lịch trên cho thấy sau ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và một loạt các vấn đề về tranh chấp Biển Đông, các dịch bệnh Ebola, Zika, tình hình du lịch Việt Nam đã tăng trưởng lại khá khả quan. Lý giải cho “kỳ tích tăng trưởng” trong hoạt động du lịch, bên cạnh công tác quản lý, hệ thống cơ sở vật chất tăng cường và chính sách miễn visa cho một số nước, thì hoạt động bán hàng trực tuyến, việc quảng bá du lịch và triển khai chiến dịch e-marketing đã giúp nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam (Tạp chí Tài chính, 2016). Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế Việt nam Theo một cuộc khảo sát 1.200 nhà quản lý du lịch trên khắp thế giới về các xu hướng du lịch toàn cầu công bố tại thị trường du lịch thế giới 2014 tại London, Việt Nam đã được xếp hạng thứ hai ở châu Á về tiềm năng phát triển du lịch, chỉ sau Trung Quốc. Các "ngành công nghiệp không khói" hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Số lượng khách quốc tế đã tăng từ 250 nghìn khách lên hơn 10 triệu khách từ 1990 đến năm 2016 (Tổng cục Du lịch, 2016). Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành trong vòng 20 năm qua đạt mức trên 10%, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 6%. Chỉ riêng năm 2015, ngành du lịch đóng góp trực tiếp 12.7 tỷ đô USD, chiếm hơn 6.5% GDP và tạo ra 2,782 triệu việc làm trực tiếp (World Travel & Tourism Council, 2016). Xu hướng sử dụng mạng internet trong ngành du lịch Việt Nam được coi là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử và các dịch vụ trực tuyến nói chung và cho các công ty du lịch nói riêng. Giá cước viễn thông và internet của Việt Nam xếp thứ 8/148, tức là gần như thấp nhất thế giới (Châu An, 2014). Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến hết năm 2015, tỷ lệ người dùng internet tại Việt Nam đã đạt 52% dân số. Bên cạnh 8 đó, hoạt động kinh doanh lữ hành của các công ty du lịch Việt nam cũng ngày càng khởi sắc, với hơn 329 doanh nghiệp du lịch quốc tế và 2.462 doanh nghiệp du lịch nội địa. Nổi bật lên là một số công ty du lịch quốc tế như: Saigontourist, Fiditour… đây đồng thời là các đơn vị bước đầu áp dụng có hiệu quả mô hình kinh doanh qua mạng internet vào hoạt động song song với mô hình kinh doanh truyền thống của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng, con số các công ty sử dụng internet như một công cụ bán hàng không nhiều, có thể kể đến Saigontourist, Vietravel, TST Tourist, Công ty cổ phần Truyền thông Du lịch Việt (Viet Media Travel), và việc bán hàng qua mạng tại các công ty này cũng mới chỉ được thực hiện một phần, tức là khách hàng chỉ có thể đặt tour, xác nhận chỗ rồi đến công ty để thanh toán tiếp. Trong khi các doanh nghiệp du lịch nước ngoài khác đang thực hiện vô cùng hiệu quả hệ thống bán sản phẩm lữ hành qua internet để tăng lợi thế cạnh tranh, tiếp cận tốt hơn đến người tiêu dùng cho doanh nghiệp và cắt giảm tối thiểu những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh để có thể tối đa hóa lợi nhuận và mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm lữ hành có giá cả cạnh tranh trên thị trường thì các công ty du lịch Việt Nam vẫn chủ yếu thu hút khách du lịch nước ngoài và thực hiện các giao dịch bán sản phẩm lữ hành thông qua các đại lý của mình tại nước ngoài. Theo thông tin từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam, thì hiện tại chi phí hoạt động của 1 văn phòng tại Nhật bản nói riêng cũng đã lên tới số tiền là 300.000 đô la Mỹ/năm (Đào Loan, 2013). Chi phí hoạt động ngày càng tăng, cộng thêm việc cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ khiến cho nhiều công ty du lịch Việt nam bị đuối sức trong việc phát triển mở rộng. Chính những chi phí phát sinh này khiến cho các sản phẩm lữ hành của các công ty du lịch Việt nam có giá cao và mất đi lợi thế cạnh tranh khi so sánh với chính những sản phẩm lữ hành và các công ty du lịch đến từ các nước bạn trong khu vực Asian nói chung và Đông nam á nói riêng như Thái Lan, Singapore hay thậm chí là Lào và Campuchia. Đặt ra mục tiêu năm 2017 sẽ là 11,5 triệu lượt khách quốc tế và 66 triệu khách du lịch nội địa (Hiền Minh, 2016), tổng cục Du lịch xác định việc triển khai các chương trình hành động của ngành đều hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam "An toàn, Thân thiện, Chất lượng," gắn với các nội dung trong Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Điều này cũng đặt ra không ít thách thức và sức ép cho các công ty du lịch trong việc khắc phục khó khăn và phải áp dụng nhiều hơn nữa những hình thức mới vào việc bán các sản phẩm lữ hành để thu hút khách du lịch và từng bước giành vị thế trên thị trường trong và ngoài. Hơn nữa, để duy trì được sự tăng trưởng đều đặn của ngành du lịch Việt Nam thì rất cần có một sự nắm bắt kịp xu hướng của việc phát triển đồng bộ hệ thống các mô hình, quy trình hoàn thiện, các công cụ phần mềm hỗ trợ mua - bán 9 tour, các biện pháp thúc đẩy và thực hiện hoạt động bán sản phẩm lữ hành theo những xu hướng mới qua mạng internet để có thể giúp cho các công ty du lịch Việt Nam tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với các nước bạn và tiến đến sự phát triển bền vững trong thời đại internet. Đó chính là những lý do để tác giả lựa chọn cho việc thực hiện nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện nhằm đề xuất giải pháp phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua mạng internet của các công ty du lịch Việt Nam. Nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được các mục tiêu:  Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về hoạt động bán hàng qua mạng internet; các sản phẩm lữ hành của các công ty du lịch.  Phân tích thực trạng hoạt động bán sản phẩm lữ hành của các công ty du lịch Việt Nam;  Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet của người tiêu dùng.  Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua mạng internet của các công ty du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu  Chủ thể nghiên cứu: Hoạt động bán hàng qua internet cho các sản phẩm lữ hành. (Hoạt động bán là bán cho khách hàng cá nhân)  Khách thể nghiên cứu: gồm những vấn đề sau (1) Cơ sở lý thuyết về hành vi chấp nhận hoạt động bán (2) Thực trạng hoạt động bán và việc triển khai hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet (3) Xác định và đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi chấp nhận hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet (điều tra thực nghiệm)  Phạm vi nghiên cứu  Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2013 đến 2017. Do nghiên cứu nằm trong thời gian ngành du lịch có tốc độ phát triển và tăng trưởng ngành du lịch cũng như những tình hình thay đổi và biến động xã hội có nhiều phức tạp. Hoạt động nghiên cứu và điều tra khảo sát tiến hành từ tháng 07 đến tháng 11 năm 2016.  Không gian: Đối tượng khảo sát là các cá nhân sử dụng dịch vụ lữ hành qua Internet của các công ty du lịch. Nghiên cứu tập trung trên địa bàn Hà Nôi, Vinh, Đã Nẵng, Hồ Chí Minh và 1 số thành phố lớn khác có thể thông qua việc khảo sát trực tuyến mở rộng sang một số khách hàng ở vùng lân cận. 4. Tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Cho dù hoạt động bán hàng qua mạng internet đã có lịch sử hình thành và phát triển gần hai thập kỷ, tuy nhiên hoạt động nghiên cứu và áp dụng hình thức này vào 10 ngành du lịch vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Vì thế tác giả mới chỉ tìm thấy có một số đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học và các hội thảo khoa học có liên quan: Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trong thời gian qua, có nhiều học giả nghiên cứu về việc ứng dụng internet vào việc bán sản phẩm của doanh nghiệp du lịch. Những công trình nghiên cứu nổi bật về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch và lữ hành là của các học giả du lịch nổi tiếng như Buhalis, El – Gohary... Những nghiên cứu đầu tiên được tác giả tham khảo là về ngành công nghiệp du lịch:  Nghiên cứu của Samwel Sizya (2009) về “Quản lý chuỗi cung ứng cho các công ty du lịch” (Nguyên gốc: “Supply Chain Management for Tour operators”): Nghiên cứu đã chỉ rõ ra được những nhược điểm về chi phí, thời gian và tính thuận tiến trong các kênh phân phối truyền thống của các công ty du lịch. Từ nghiên cứu này của tác giả nhận thấy rõ ràng hơn sự cần thiết phải sử dụng hệ thống bán hàng mới đối với các công ty du lịch qua hệ thống internet.  Nghiên cứu của Symon, Nkonoki (2013) “Các thách thức của các công ty du lịch” (Nguyên gốc: “Challenges of Tour Operators”): Nghiên cứu này mới chỉ đưa được những thách thức của các công ty du lịch trong thời đại internet toàn cầu như hiện nay chứ chưa nói đến giải pháp để biến thách thức thành cơ hội như thực hiện việc bán hàng qua mạng mà tác giả đang nghiên cứu.  Nghiên cứu của Surugiu, M. R., & Surugiu, C. (2015). “Tinh thần doanh nghiệp du lịch di sản và truyền thông: Cơ hội và Thách thức” (Nguyên gốc: “Heritage tourism entrepreneurship and social media: opportunities and challenges”). Nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra được vai trò của truyền thông đến sự phát triển ngành du lịch di sản, cụ thể là ở Roman. Không những thế, nghiên cứu đã chỉ ra được những cơ hội và thách thức của Ngành du lịch di sản văn hoá, đặc biệt là trong thế kỉ 21 với sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ thông tin, để qua đó các doanh nghiệp có thể xây dựng được những chiến lược marketing mix phù hợp, nhằm nâng cao nền kinh tế. Nghiên cứu cũng đưa ra những hàm ý chính sách cho ngành du lịch trong tương lai, với sự bổ trợ của truyền thông.  Một nghiên cứu của Huang, A., - Gallegos, L., & Lerman, K. (2017). “Nghiên cứu du lịch: Thông hiểu về việc lựa chọn điểm đến và các nhóm kinh doanh kết hợp với nhau dựa trên dữ liệu truyền thông” (Nguyên gốc: “Travel analytics: 11 Understanding how destination choice and business clusters are connected based on social media data”). Nghiên cứu đã mô hình hoá được mối quan hệ giữa các nhóm kinh doanh và hoạt động check-in, và qua đó, các nhóm kinh doanh được phân tích dưới hai ống kính Cung (dữ liệu nhân viên trong ngành) và Cầu (dữ liệu check-in trực tuyến). Không chỉ vậy, nghiên cứu sử dụng nghiên cứu dữ liệu thống kê để chỉ ra rằng việc phân bổ đất và mạng lưới giao thông có ảnh hưởng đến các nhóm kinh doanh, và qua đó đưa ra ngụ ý có lợi cho các nhóm kinh doanh ở khu vực du lịch. Nghiên cứu còn gợi ý rằng các nhà hoạch định có thể thiết kế thành phố, địa điểm du lịch để tăng sự thu hút của các nhóm kinh doanh. Sau đó là việc tác giả kết hợp tham khảo những nghiên cứu về hướng phát triển mới của ngành du lịch khi kết hợp với mạng internet thông qua những nền tảng mới như Website, Blog, mạng xã hội (Social Network)…  Nghiên cứu của Narges Homayooni (2006) “Tác động của internet trong việc phân bố chuỗi giá trị, Trường hợp nghiên cứu: Ngành công nghiệp du lịch ở Iran” (Nguyên gốc: “The impact of internet on distribution value chain, the case of Iranian tourism industry”): Đây là một trong những nghiên cứu công phu và trực tiếp nhất về ảnh hưởng của internet đối với một công ty du lịch. Nghiên cứu tập trung vào xác định các nhân tố trong hệ thống mạng internet ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra được cơ hội của việc kết hợp giữa internet và Ngành du lịch.  Nghiên cứu của Buhalis, D., and Law, R. (2008). “Sự phát triển của công nghệ thông tin và quản trị du lịch: 20 năm sau khi có internet - theo trình bày của nghiên cứu về Du lịch điện tử. Quản trị Du lịch” (Nguyên gốc: “Progress in information technology and tourism management: 20 years after the internet – The state of eTourism research. Tourism Management”): Nghiên cứu này đã có những đánh giá một cách toàn diện và phân tích các điển hình đi trước về việc kết hợp internet với việc kinh doanh dịch vụ du lịch. Nghiên cứu cũng đưa ra những dự báo về sự phát triển trong tương lai của e-tourism và chứng minh rằng nó sẽ là sự thay đổi quan trọng trong Ngành Du lịch. Đóng góp lớn nhất của nghiên cứu này đã tổng hợp được những nghiên cứu và những nỗ lực phát triển trong lĩnh vực du lịch và nêu ra được những thách thức, cơ hội mà một nhà nghiên cứu về Ngành du lịch sẽ phải đối mặt. 12  Nghiên cứu của Dimitrios Buhalis, Ph.D., và Soo Hyun Jun, Ph.D., (2011) “Du lịch điện tử” (Nguyên gốc: “E-Tourism”): Nghiên cứu đã chỉ ra được những biện pháp, công cụ và tổng hợp được những điển hình của các công ty du lịch bán hàng trực tuyến hàng đầu thế giới như Expedia.com, Booking.com, Agoda.com.  Ngoài ra, còn có nghiên cứu của El – Gohary (2012) “Các yếu tố tác động đến việc triển khai và vận dụng marketing điện tử trong doanh nghiệp lữ hành: Điều tra trường hợp của các tổ chức lữ hành nhỏ tại Ai Cập” (Nguyên gốc: “Factors affecting e-marketing adoption and implementation in tourism firms: An empirical investigation of Egyptian small tourism organisations”) đã đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng marketing điện tử và ứng dụng trong trường hợp doanh nghiệp lữ hành như năng lực chủ doanh nghiệp, nguồn lực của doanh nghiệp, văn hóa, quy mô doanh nghiệp, chi phí áp dụng, khả năng tương thích marketing điện tử cảm nhận…  Nghiên cứu của Bizirgianni, I., & Dionysopoulou, P. (2013): Ảnh hưởng đến xu hướng du lịch trong giới trẻ của Social Media (SM) và phương tiện thông tin liên lạc (ICT) (Nguyên gốc: “The Influence of Tourist Trends of Youth Tourism through Social Media (SM) & Information and Communication Technologies (ICTs)”). Nghiên cứu đã đi sâu phân tích đặc điểm của đối tượng chịu ảnh hưởng chính của SM (giới trẻ, sử dụng SM tích cực) qua các đặc điểm: (1) Thông tin chung (giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa, công việc); (2) Đặc tính về độ tuổi và mức độ sử dụng SM; (3) Hành vi lên kế hoạch cho chuyến đi (nguồn thông tin, ảnh hưởng của SM…); (4) Mức độ chia sẻ hoạt động trong chuyến đi của nhóm đối tượng qua SM; (5) Mức độ chia sẻ về hoạt động của cả chuyển đi sau khi kết thúc. Qua đó, mục tiêu chính là nghiên cứu về những ảnh hưởng mà SM và CNTT & TT vào du lịch của nhóm thanh thiếu niên. Đặc biệt, nghiên cứu này khảo sát hồ sơ của các khách du lịch trẻ tham gia tích cực vào SM, cũng như những ảnh hưởng của thông tin thu hút qua SM và CNTT & TT vào các quyết định đi du lịch của họ.  Nghiên cứu của Munar, A. M., & Jacobsen, J. K. S. (2014): Đô ông lực để chia sẻ kinh nghiê ôm du lịch thông qua phương tiên truyền thông xã hô ôi (Nguyên gốc ô “Motivations for sharing tourism experiences through social media”). Nghiên cứu chỉ ra mô ôt vài điểm mới rằng các yếu tố tạo đô ông lực khác nhau tùy thuô ôc vào loại nô ôi dung và loại phương tiê ôn truyền thông xã hô i. Mạng xã hô ôi cho phép kiểm soát đối ô tượng phổ biến nhất để chia sẻ trực tuyến. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 13 khách du lịch thích chia sẻ nô ôi dung liên quan đến hình ảnh hơn là nô ôi dung được trình bày qua từ ngữ, văn bản.  Nghiên cứu của Zeng, B., & Gerritsen, R. (2014): Những điều chúng ta biết về phương tiê ôn truyền thông xã hô ôi trong du lịch (Nguyên gốc “What do we know about social media in tourism? A review”). Nghiên cứu khẳng định vai trò của mạng xã hô ôi trong du lịch ngày càng quan trọng, đă ôc biê ôt là viê ôc tìm kiếm thông tin, quyết định điểm đến, thúc đẩy du lịch và viê c trao đổi gắn kết với khách hàng. Thông qua ô việc rà soát tài liệu toàn diện, bài viết này xác định những gì chúng ta biết về phương tiện truyền thông xã hội trong du lịch, và đề xuất một chương trình nghiên cứu tương lai về hiện tượng này. Báo cáo cho thấy nghiên cứu về phương tiện truyền thông xã hội trong du lịch vẫn còn rất mới mẻ. Điều quan trọng là khuyến khích nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội (như một phần của chiến lược quản lý/tiếp thị du lịch) lên tất cả các khía cạnh của ngành du lịch, bao gồm cộng đồng địa phương và để chứng minh sự đóng góp kinh tế của truyền thông xã hội cho ngành.  Nghiên cứu của Chung, N., & Koo, C. (2015): Viê ôc sử dụng các phương tiê ôn truyền thông xã hô ôi trong tìm kiếm thông tin du lịch (Nguyên gốc: “The use of social media in travel information search”). Điểm mới của nghiên cứu là viê ôc áp dụng mô hình VAM dựa trên lý thuyết về tinh thần về kế toán từ quan điểm của viê ôc tối đa hóa giá trị lợi ích so với sự hi sinh của mô ôt công nghê ô mới, kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng nhâ n thức của khách du lịch về giá trị của phương tiê ôn truyền thông xã ô hô ôi là yếu tố quyết định chính của cách sử dụng phương tiê n truyền thông xã hô ôi của ô khách du lịch.  Nghiên cứu của Nezakati, H., Amidi, A., Jusoh, Y. Y., Moghadas, S., Aziz, Y. A., & Sohrabinezhadtalemi, R. (2015) “Đánh giá tiềm năng của phương tiện truyền thông khi cộng tác và chia sẻ tri thức trong ngành du lịch” (Nguyên gốc: “Review of social media potential on knowledge sharing and collaboration in tourism industry”). Điểm nổi bật của nghiên cứu là đã đào sâu vào việc chia sẻ tri thức trong khu vực du lịch thông qua các phương tiện truyền thông, vì đánh giá tài liệu hiện tại cho thấy các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra vai trò của công nghệ thông tin trong du lịch, nhưng vẫn còn thiếu một nghiên cứu để cho thấy các phương tiện truyền thông xã hội thúc đẩy quá trình chia sẻ kiến thức như thế nào. Đặc biệt, nghiên cứu tập trung vào việc hợp nhất tri thức ngầm (integration of tacit knowledge sharing) vào quyết 14 định trước đi du lịch. Kết quả của nghiên cứu đã góp phần quan trọng giúp các nhà nghiên cứu, các tổ chức và các nhà hoạch định chính sách trong ngành du lịch.  Nghiên cứu của Xiang, Z., Magnini, V. P., & Fesenmaier, D. R. (2015) Công nghệ thông tin và hành vi người tiêu dùng trong du lịch & ngành du lịch: Bên trong kế hoạch du lịch sử dụng internet (Nguyên gốc: “Information technology and consumer behavior in travel and tourism: Insights from travel planning using the internet”). Nghiên cứu này tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, thảo luận về bản chất việc sử dụng Internet của du khách Mỹ. Nhìn chung, việc áp dụng Internet đã đạt đến mức bão hòa và một số kênh truyền thống như các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) đã và đang tiếp tục thống trị quy hoạch du lịch. Khi việc dùng Internet một cách truyền thống để lên kế hoạch du lịch được sử dụng phổ biến rộng rãi có vẻ như trên tất cả các phân đoạn khách hàng, thì việc sử dụng Internet ở mức độ cao hơn (sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, cổng thông tin du lịch, các cộng đồng ảo, trang web chính thức của điểm du lịch...) kết hợp với các nguồn thông tin ngoại tuyến (phim ảnh, tài liệu, đài báo, tạp chí du lịch...) hiện đang phổ biến trong một số phân đoạn. Mặc dù phần đông người tiêu dùng trực tuyến truyền thống vẫn không thay đổi mô hình sử dụng các công cụ trực tuyến của họ, tuy nhiên xu thế xuất hiện càng ngày càng nhiều các nhóm áp dụng các nguồn thông tin khẩn cấp và các kênh trao đổi thông tin. Nghiên cứu này trình bày chi tiết về các xu hướng này và đưa ra các gợi ý về quản lý và hướng nghiên cứu trong tương lai. Việc tích hợp sử dụng Internet làm nền tảng để phát triển kinh doanh (cụ thể là du lịch) là rất cần thiết, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ này cần phải có sự thấu hiểu bản chất thị trường và người tiêu dùng. Mặc dù đây là một thử thách lớn, nhưng nếu được quản lý một cách chu đáo và cẩn thận, thì sẽ cung cấp cho khách hàng những tiêu chuẩn dịch vụ cạnh tranh hàng đầu trong lĩnh vực ngành du lịch và dịch vụ.  Kiráľová, A., & Pavlíčeka, A. (2015): Sự phát triển của các chiến lược về mạng xã hội trong điểm đến du lịch (Nguyên gốc: “Development of Social Media Strategies in Tourism Destination”). Nghiên cứu đã phân tích đặc điểm vai trò của SM trong du lịch và những chiến lược truyền thông xã hội hiệu quả để quảng bá du lịch. Trong đó có Campaign được phân tích là Sunshine Moment ở Florida (2011) qua các hoạt động quả bá trên SM (facebook, AOL, Yahoo), nhóm đối tượng hướng tới và kết quả. Tương tự với Campaign Meet the Reef, Send Us your Facebook Profile, Visit a Sweden…và tổng hợp ra các yếu tố của chiến dịch truyền thông hiệu quả có thể giúp 15 các điểm đến vẫn còn cạnh tranh. Nghiên cứu cũng đề cập đến những thay đổi trong hành vi khách hàng ảnh hưởng đến tiếp thị điểm đến.  Nghiên cứu của Chuang (2016) “Từ định hướng thị trường đến đồng sáng tạo giá trị: vai trò điều chỉnh của ứng dụng E- marketing” (Nguyên gốc: “Facilitating the chain of market orientation to value co-creation: The mediating role of e-marketing adoption”) nêu lên một đặc điểm nữa của marketing điện tử là khả năng tạo ra giá trị cho người mua và người bán. Nghiên cứu được thực hiện tại Đài loan với 166 khách sạn quốc tế và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Tuy nhiên với phạm vi và khu vực nghiên cứu tại thị trường Đài Loan, kết quả nghiên cứu không thực sự có thể áp dụng hoàn toàn cho thị trường Việt Nam.  Nghiên cứu của Sung-Eun Kim, Kyung Young Lee, Soo Il Shin, SungByung Yang (2017): “Ảnh hưởng của chất lượng thông tin du lịch trên các phương tiện truyền thông xã hội đối với việc hình thành điểm đến: Trường hợp của Sina Weibo” (Nguyên gốc: “Effects of tourism information quality in social media on destination image formation: The case of Sina Weibo”). Nghiên cứu này khảo sát vai trò của các yếu tố chất lượng của thông tin có nội dung và phi nội dung đến việc hình thành hình ảnh điểm đến của người dùng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Phân tích thực nghiệm dựa trên dữ liệu thu thập được từ người sử dụng Sina Weibo gợi ý một số yếu tố có nội dung và yếu tố phi nội dung (như thiết kế của trang web) có liên quan tích cực đến cảm xúc và nhận thức hình ảnh, từ đó dẫn đến tác động hình ảnh. Nghiên cứu này đã chứng minh được vai trò của chất lượng thông tin du lịch trên các phương tiện truyền thông xã hội bằng cách cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cụ thể về việc hình thành hình ảnh điểm đến. Mặc dù việc khách du lịch sử dụng các thông tin du lịch trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội hiện nay đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên có rất ít mối liên hệ giữa IQ du lịch và việc hình thành điểm đến, mà thực ra do các yếu tố như giá trị gia tăng, độ liên quan, độ hoàn thiện, tính thú vị và thiết kế trang web mới là yếu tố quyết định IQ du lịch, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành điểm đến trong khách hàng. Bài báo đưa ra các ảnh hưởng của phương tiện truyền thông mạng xã hội đến IQ du lịch và ngành du lịch, cũng như tác động của IQ du lịch và các thiết kế trang web đến việc hình thành điểm đến, từ đó giúp các nhà quản lý du lịch xây dựng chiến lược tiếp thị của họ để thu hút khách du lịch thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội.  Nghiên cứu của Harrigan, P., Evers, U., Miles, M., & Daly, T. (2017): Tương tác của khách hàng với các Thương hiệu truyền thông mạng xã hội về du lịch 16 (Nguyên gốc:” Customer engagement with tourism social media brands”): Nghiên cứu đã đưa ra 11 tiêu chí đánh giá Độ tương tác của khách hàng đối với các Thương hiệu du lịch (CETB- Customer Engagement with Tourism Brands), cải tiến hơn nhiều so với phiên bản 5 tiêu chí của So, King & Sparks vào năm 2014 trước đó. Từ bảng tiêu chí, nhóm tác giả đã thực hiện điều tra trên các trang như TripAdvisor, Expedia, Priceline, Kayak, Orbitz... đồng thời dự đoán hành vi của khách hàng từ ý tưởng đến thực thi, qua đó khẳng định tính đúng đắn của mô hình khuôn khổ 11 tiêu chí đối với sự cam kết của khách hàng. Trong khi phương tiện truyền thông mạng xã hội là một kênh lý tưởng để truyền cảm hứng cho khách hàng sử dụng, nhận diện và tương tác với một thương hiệu, thì việc sử dụng khuôn khổ này làm 1 công cụ đắc lực sẽ giúp cho các nhà quản lý thương hiệu du lịch có thể hiểu rõ bản chất và điều chỉnh sự tương tác của khách hàng với thương hiệu đó, không chỉ trong phạm vi ngành du lịch mà thậm chí cả phi du lịch.  Nghiên cứu của Li, Y., Hu, C., Huang, C., & Duan, L. (2017): Khái niệm du lịch thông minh trong thời đại của các dịch vụ thông tin du lịch (Nguyên gốc: “The concept of smart tourism in the context of tourism information services”). Nghiên cứu đã chỉ ra khái niệm du lịch thông minh tại Trung Quốc theo quan điểm của nghiên cứu: Hệ thống thông tin hỗ trợ cho du khách và công nghệ hiện đại. Trong đó, ảnh hưởng của Smart Tourism là mang lại thay đổi trong cách du khách tìm kiếm thông tin và hành vi của họ (tự do và không bị giới hạn bởi các dịch vụ có sẵn), thay đổi trong cách phân tích nhu cầu marketing của các công ty du lịch (Big Data analysis). Hơn nữa, nghiên cứu còn liên kết Smart Tourism với chính sách thương mại điện tử của chính phủ.  Nghiên cứu của Uşaklı, A., Koç, B., & Sönmez, S. (2017). “Điểm đến gần gũi ra sao? Kiểm nghiệm việc dùng phương tiện truyền thông của DMO – Châu Âu” (Nguyên gốc: “How'social'are destinations? Examining European DMO social media usage”). Nghiên cứu này đã khám phá ra cách các tổ chức marketing điểm đến (Destination Marketing Organizatíons - DMOs) sử dụng truyền thông để quảng bá hình ảnh điểm đến, đồng thời nghiên cứu truyền thông trong du lịch, với 4 loại kênh mạng xã hội phổ biến trên thế giới. Nghiên cứu này khác với các nghiên cứu trước, là thêm 2 mạng xã hội và Youtube và Instagram, thay vì chỉ tập trung vào Facebook hay Twitter như nhiều nghiên cứu hiện hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DMOs rất thích dùng các kênh truyền thông này để quảng bá hình ảnh của lịch, và dùng đa dạng 17 các loại hình như tranh ảnh, video, blogs... Nghiên cứu cũng gợi ý rằng, các nhà chính sách nên dùng truyền thông như một công cụ marketing thay vì chăm sóc khách hàng để giảm thiểu các vấn đề với khách hàng. Điểm hạn chế chung trong những nghiên cứu này: Những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại trên khía cạnh lý thuyết và đứng dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu và chưa chỉ ra được những góp ý cụ thể về việc bán hàng qua mạng internet cho một công ty kinh doanh dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, khu vực thị trường mà các nghiên cứu tiến hành điều tra đều là tại các nước không hoàn toàn tương đồng và phù hợp với tình hình phát triển và thị trường Việt Nam. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về khả năng áp dụng những phương thức nhằm nâng cao hoạt động bán sản phẩm trong du lịch vụ lữ hành qua mạng internet.  Một số nghiên cứu của các tác giả tại trường đại học như Đại học Kinh tế quốc dân về thực trạng này của doanh nghiệp du lịch nhưng chỉ mới đề cập tới một vài khía cạnh của lĩnh vực này, chưa có được những nhận định, đánh giá sâu sắc, toàn diện về năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh lữ hành. Năm 2006, UNDP đã tài trợ cho nhóm nghiên cứu của Trường Đại học kinh tế quốc dân do Bộ Kế hoạch đầu tư chỉ định triển khai xây dựng đề tài “Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá ngành du lịch”, trong đó tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của ngành du lịch nói chung và tác động của quá trình tự do hoá ngành du lịch đối với nền kinh tế của đất nước. Cuối năm 2006, Chủ nhiệm đề tài này đã thực hiện tiếp nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên về việc nâng cao hoạt động bán sản phẩm qua internet trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam.  Đáng chú ý nhất là đề tài nhánh “Thử nghiệm Thương mại điện tử trong kinh doanh một số dịch vụ du lịch” thuộc đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật, công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm” của nhóm tác giả tại công ty cổ phần HaNoi Redtours (2007): Đề tài đã chỉ ra được tình hình ứng dụng thương mại điện tử nói chung tại các nước trên thế giới và tại Việt nam, cũng như đã tổng hợp ra các điển hình ứng dụng cơ bản cho Ngành du lịch nước nhà. 18  Nghiên cứu của tác giả Ngô Đức Anh (2007) “Triển khai ứng dụng Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử trong kinh doanh Lữ hành”: Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở góc độ ứng dụng kinh doanh điện tử (E-Business) và thương mại điện tử (E-Commerce) đối với một doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ tại Việt nam chứ chưa đi sâu vào hoạt động bán hàng trên mạng internet nói chung và đặc biệt là đối với sản phẩm lữ hành nói riêng.  Sách chuyên khảo của nhóm tác giả PGS. TS. Phạm Thu Hương và TS. Nguyễn Văn Thoan (2009) “Ứng dụng marketing điện tử trong kinh doanh”: Cuốn sách đã tổng hợp được tất cả những nội dung cơ bản nhất về thương mại điện tử và marketing điện tử. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đã đưa ra được nhiều điển hình thành công trong ứng dụng marketing điện tử và các giải pháp để vận dụng xu hướng này vào kinh doanh.  Các nghiên cứu thực chứng về “Giải pháp internet marketing hiệu quả cho ngành du lịch” (2013) do Công ty đào tạo internet marketing EQVN phối hợp với các đối tác Grand Palace, VNG Digital Ads, 24h, Facebook Việt Nam tổ chức. Các tài liệu này tuy chỉ đề cập tới vấn đề marketing cho ngành du lịch thông qua mạng internet nhưng cũng đã đề ra được các giải pháp cho việc điều chỉnh chi phí kênh bán hàng đến khách lữ hành thông qua mạng internet toàn cầu. Và chỉ ra được xu hướng mới trong việc sử dụng hệ thống mạng xã hội như facebook để có thể thực hiện tốt hơn việc bán sản phẩm lữ hành thông qua mạng internet.  Theo báo cáo nghiên cứu – trao đổi “Hoạt động thông tin du lịch qua mạng” (2013) của tác giả Phan Thị Huệ - tại trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch Lai Châu thì để xác định vai trò của website trong việc cung cấp thông tin du lịch, tháng 2/2012 tác giả đã tiến hành phương pháp điều tra xã hội học bằng việc phát phiếu khảo sát nhu cầu thông tin dành cho đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước và tiến hành việc đo lường định lượng đối với bảng hỏi về sự kết hợp giữa internet và việc xúc tiến du lịch. Báo cáo đã chỉ ra được những điểm mới cần thay đổi để thích nghi với việc kết hợp trong thời đại internet này đối với cơ quan quản lý du lịch, đối với Trung tâm thông tin du lịch và các cơ quan doanh nghiệp. Tuy nhiên báo cáo mới chỉ dừng lại ở hoạt động đưa và xúc tiến các thông tin về du lịch, chứ chưa chỉ ra được việc thu hút khách hàng tiến tới bước quan trọng trong hoạt động marketing là hoạt động mua sản phẩm lữ hành thông qua mạng internet. 19  Nghiên cứu “Internet và du lịch trong nước” của nhóm tác giả nghiên cứu thị trường của công ty TNHH W&S (2014): Đề tài đã thực hiện nghiên cứu định lượng theo phương pháp trực tuyến nhằm khảo sát tìm hiểu mức độ sử dụng internet đối với các dịch vụ du lịch khác nhau của du khách trong nước. Nhóm tác giả đã thành công trong việc khảo sát và phân tích nhu cầu du lịch và các thông tin tìm kiếm online của nhóm du khách nam, nữ trên 20 tuổi có du lịch trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại tìm hiểu nghiên cứu thói quen sử dụng các dịch vụ internet trước, trong và sau khi đi du lịch như: Tham khảo thông tin qua internet của du khách, thói quen sử dụng dịch vụ internet trong quá trình đi du lịch và việc chia sẻ kinh nghiệm du lịch trên mạng xã hội sau khi kết thúc tour du lịch.  Theo báo cáo “Người dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến” thuộc đề tài “Du lịch trực tuyến - Online travel” tác giả Nguyễn Xuân Đông (2015): Bản báo cáo và đề tài đã khái quát được xu hướng và cách thức sử dụng các công cụ online marketing trong việc xúc tiến bán cho các sản phẩm lữ hành. Chính vì chỉ nhắc đến bức tranh tổng thể trong việc sử dụng online marketing của các công ty du lịch nên nghiên cứu chưa đi sâu vào việc tìm hiểu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua đặt mua tour du lịch online của khách du lịch nói riêng và cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán các sản phẩm lữ hành của các công ty du lịch Việt Nam. Khoảng trống của những nghiên cứu trên: Những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các công ty du lịch sử dụng mạng internet như là một kênh quảng cáo, đưa thông tin tới khách hàng chứ chưa chú trọng vào việc bán hàng qua mạng internet. Những nghiên cứu trên đều chưa đề cập cụ thể đến cách thức để phát triển hoạt động này đối với ngành du lịch. Tuy hoạt động bán hàng qua mạng internet đã có mặt gần hai thập kỷ tuy nhiên tác giả mới chỉ thấy những nghiên cứu, nguồn tài liệu tham khảo trong việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động bán hàng qua mạng internet nói chung. Ngoài ra, tác giả cũng đã thấy một số nghiên cứu có việc đề cập tới các cơ hội trong việc liên kết giữa hoạt động bán hàng qua internet với ngành du lịch, tuy nhiên hoạt động này hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là với các nội dung nghiên cứu về hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua mạng internet. Thông qua các nghiên cứu trong nước kể trên thì tác giả cũng thấy đây cũng là hoạt động mới ở Việt nam nên cũng chưa có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu và số liệu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan