Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển mạng lưới xe bus trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc...

Tài liệu Phát triển mạng lưới xe bus trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

.PDF
99
399
56

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG TÚ UYÊN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI XE BUS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG TÚ UYÊN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI XE BUS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÍ VĨNH TƯỜNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tên đề tài : Phát triển mạng lưới xe bus trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Học viên thực hiện: Hoàng Tú Uyên Lớp: Quản lý kinh tế - Khóa I năm 2015 – Học viện Khoa học xã hội. Số điện thoại liên lạc : 0974133308 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phí Vĩnh Tường. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo, tôi không sao chép bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc, nếu có sự vi phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017 Học viên Hoàng Tú Uyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUS ......................................................... 6 1.1. Những vấn đề lý luận về vận tải hành khách công cộng trong đô thị. ............... 6 1.2. Mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng: khái niệm, phân loại và các chỉ tiêu đánh giá ........................................................................................................ 14 1.3. Kinh nghiệm thế giới về giải pháp tăng cường tính kết nối mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe bus.............................................................. 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUS TẠI VĨNH PHÚC ..................................... 39 2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và hệ thống giao thông vận tải đô thị. ....................................................................................................................... 39 2.2. Hiện trạng mạng lưới vận tải hành khách công cộng tại Vĩnh Phúc. ............... 48 CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUS TẠI VĨNH PHÚC…………………………………………..………60 3.1. Những căn cứ để xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe bus tại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. ................................................................ 60 3.2. Các giải pháp phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe bus tại Vĩnh Phúc. ..................................................................................................... 69 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 77 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 78 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BX Bến xe BRT Xe bus nhanh CP Chính phủ MC Chi phí biên GTVT Giao thông vận tải GTĐT Giao thông đô thị GTNT Giao thông nông thôn HK Hành khách KT - XH Kinh tế - xã hội MPB Lợi ích biên MEB Lợi ích ngoại biên NĐ Nghị định LRT Xe điện nhẹ trên cao QĐ Quyết định QL Quốc lộ PTVT Phương tiện vận tải TP Thành phố TX Thị xã UBND Ủy ban nhân dân VTHK Vận tải hành khách VTCC Vận tải công cộng VTHKCC Vận tải hành khách công cộng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. GRDP tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2015 ............................................. 41 Bảng 2.2. Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015. ................................................................................................ 46 Bảng 2.3. Khối lượng hành khách vận chuyển tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015. ............................................................................................................ 47 Bảng 2.4. Các tuyến xe bus tại Vĩnh Phúc ................................................................... 50 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu khai thác trên tuyến ............................................................. 51 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá cơ sở hạ tầng......................................................... 52 Bảng 2.7. Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh VTHKCC bằng xe bus tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015.................................................................................... 57 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các yếu tố của vận tải hành khách công cộng ................................................ 7 Hình 1.2. Các loại tuyến VTHKCC bằng xe bus. ........................................................ 14 Hình 1.3. Tính không hiệu quả của ngoại ứng tích cực. .............................................. 27 Hình 1.4. Trợ cấp cho ngoại tác tích cực...................................................................... 28 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................... 39 Hình 2.2. Tổng sản phẩm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015 phân theo nghành kinh tế. ................................................................................................................. 42 Hình 2.3. Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc. ......................................... 44 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế, giao thông vận tải nói chung và vận tải hành khách công cộng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách đầu tư khuyến khích phát triển loại hình giao thông vận tải đường bộ đặc biệt là vận tải hành khách công cộng bằng xe bus. Quyết định 280/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe bus giai đoạn 2012 đến năm 2020” là một tiền đề để các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển vận tải công cộng bằng xe bus cho riêng địa phương mình. Tỉnh Vĩnh Phúc thành lập năm 1950 và được tái lập vào năm 1997. Hiện nay Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ Đô. Kinh tế Vĩnh Phúc những năm qua có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13-15%/ năm(2); các khu công nghiệp lớn, các cụm dân cư, các điểm du lịch được hình thành với quy mô ngày càng lớn tạo ra nhiều công ăn việc làm không chỉ cho người dân trong tỉnh mà còn cho người dân tỉnh ngoài.Với sự phát triển không ngừng về kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân Vĩnh Phúc cũng ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh hiện nay xếp 13/63 tỉnh thành(2). Đây là tín hiệu vui đối với phát triển kinh tế Vĩnh Phúc nhưng nó cũng đặt lên gánh nặng lớn đối với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đặc biệt là mạng lưới giao thông công cộng. Sự ra tăng nhanh chóng của số lượng dân cư đô thị, sự phát triển không ngừng của các cụm khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm gia tăng nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh cũng như người dân tỉnh ngoài, hệ quả đó là sự tăng nhanh của lượng phương tiện cá nhân gây ùn tắc giao thông và hao phí xã hội. Trong điều kiện đô thị Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, xe bus vẫn được coi là phương tiện chủ yếu và có vai trò quan trọng trong phát triển mạng lưới giao thông công cộng trong đô thị. Với bài học kinh nghiệm từ các đô thị như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, việc nhanh chóng phát triển mạng lưới xe bus là cần thiết và cần nhanh chóng được triển khai thực hiện. 1 Mạng lưới VTHKCC của Vĩnh Phúc hiện nay đã và đang được xây dựng dựa trên “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do Sở GTVT Vĩnh Phúc kết hợp cùng Viện chiến lược và phát triển GTVT hoàn thành năm 2010. Được bắt đầu triển khai vào năm 2005, đến nay mạng lưới VTHKCC bằng xe bus cơ bản được hình thành và phát triển đa dạng các loại hình. Đến năm 2015, mạng lưới xe bus hình thành được 8 tuyến với tổng chiều dài tuyến đạt 312km và vận chuyển đạt hơn 45 triệu lượt người(2). Cùng với những kết quả bước đầu đã đạt được trong phát triển vận tải công cộng đặc biệt là vận tải hành khách công cộng bằng xe bus, việc phát triển mạng lưới xe bus hiện nay tại Vĩnh Phúc còn rất nhiều hạn chế. Theo kết quả thống kê của Sở GTVT Vĩnh Phúc từ năm 2013 đến nay, lượng hành khách sử dụng dịch vụ xe bus liên tục sụt giảm từ 5.7 triệu lượt người năm 2012 xuống còn 4.7 triệu lượt năm 2015. Lý giải điều này là do hệ thống VTHKCC bằng xe bus tại Vĩnh Phúc còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhân dân địa phương như : Tỉnh chưa có quy hoạch tổng thể mạng lưới VTHKCC bằng xe bus để làm cơ sở triển khai các tuyến một cách đồng bộ và hiệu quả. Độ bao phủ mạng lưới tuyến còn thấp và chất lượng dịch vụ chưa cao, tính kết nối giữa các tuyến còn yếu. Cơ sở hạ tầng phục vụ xe bus trên tuyến còn thiếu về quy mô và yếu về chất lượng và thường xuyên bị chiếm dụng bởi các loại phương tiện cá nhân. Quỹ đất dành cho các điểm đầu - cuối, điểm trung chuyển và cơ sở hậu cần còn thiếu. Hầu hết đoàn phương tiện xe bus của tỉnh chưa đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng của hành khách cũng như tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Năng lực quản lý điều hành của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp còn hạn chế; hệ thống công cụ quản lý và điều hành còn lạc hậu. Trên cơ sở những số liệu thực tế, những tài liệu tham khảo, tôi chọn đề tài “Phát triển mạng lưới xe bus trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” là hết sức cần thiết, góp phần tổng kết những lý luận và đúc rút những kết quả thực tiễn để hoàn thiện mạng lưới xe bus một cách hoàn chỉnh và phù hợp hơn. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây có nhiều đề tài nghiên cứu về vận tải hành khách công cộng bằng xe bus tại các đô thị lớn như Luận án Tiến sĩ của TS Nguyễn Văn Điệp, 2011 “Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe bus ở các đô thị Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của TS. Nguyễn Thị Hồng Mai,2014 về “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách trong đô thị”… Tại các đô thị loại 2, loại 3 cũng có 1 số luận văn cao học nghiên cứu về vấn đề này như: Luận văn Cao học của ThS. Trần Đình Lưu, 2011 “Hoàn thiện mạng lưới vận tải công cộng tại Khánh Hòa”; Luận văn Cao học của ThS. Lê Cao Duẩn, 2015 “Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”…. Tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã có những tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội; nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao của tỉnh, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu đi lại người dân, việc phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe bus là không thể thiếu. Hiện nay, Vĩnh Phúc đã xây dựng mạng lưới VTHKCC bằng xe bus tại tỉnh tuy nhiên hiệu quả chưa cao, tính kết nối giữa các tuyến còn hạn chế. Bởi vậy, đề tài kế thừa và phát huy những công trình hiện đã nghiên cứu về vấn đề này và áp dụng để phát triển mạng lưới xe bus tại Vĩnh Phúc trong tương lai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a, Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận phát triển mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe bus nói chung và thực trạng mạng lưới xe bus tại Vĩnh Phúc nói riêng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mạng lưới tuyến xe bus, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống xe bus trong tương lai theo Quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn 2030. b, Nhiệm vụ nghiên cứu: Kế thừa và phát triển những nghiên cứu trước đây về cơ sở khoa học về mạng lưới tuyến xe bus và phát triển mạng lưới tuyến xe bus; các chính sách khuyến khích phát triển mạng lưới cũng như vai trò của các bên tham gia phát triển hệ thống xe bus tại Vĩnh Phúc. 3 Phân tích, đánh giá thực trạng mạng lưới xe bus tại Vĩnh Phúc; các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành và phát triển mạng lưới cũng như đánh giá của hành khách sử dụng về chất lượng dịch vụ xe bus hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp phát triển mạng lưới xe bus… trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Chủ thể phát triển mạng lưới xe bus Vĩnh Phúc là nhà nước và các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe bus. Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Vĩnh Phúc, số liệu nghiên cứu được tập hợp từ năm 2010 đến năm 2015 do Sở GTVT Vĩnh Phúc cung cấp và nguồn số liệu từ Đề án Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 của Uy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung như phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử cùng với các phương pháp khác như phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phân tích yếu tố, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp,…cụ thể như sau: Phương pháp định tính : Phỏng vấn sâu người dân cả nam và nữ, đầy đủ các thành phần như học sinh – sinh viên, người lao động, hành khách sử dụng xe bus….đang sinh sống và làm việc tại Vĩnh Phúc. Phương pháp định lượng: Sử dụng bảng hỏi phỏng vấn cả nam và nữ, đầy đủ các thành phần như học sinh – sinh viên, người lao động,… hành khách có thời gian sử dụng dịch vụ xe bus trên 6 tháng. Xử lý số liệu: Sử dụng 1 số phương pháp thống kê đơn giản để xử lý số liệu, sử dụng chương trình SPSS để xử lý bảng hỏi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn a, Ý nghĩa lý luận: Đề tài kế thừa và bổ sung cơ sở khoa học về mạng lưới tuyến xe bus nhằm nghiên cứu về VTHKCC bằng xe bus. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển 4 mạng lưới tuyến xe bus và huy động các nguồn lực cho phát triển mạng lưới tuyến bus tại Vĩnh Phúc. b, Ý nghĩa thực tiễn. Phát triển mạng lưới tuyến xe bus bao gồm phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Việc tăng lên của số lượng tuyến trong mạng lưới phải được thực hiện cùng với việc duy trì chất lượng dịch vụ VTHKCC. Vì vậy, tác giả thông qua việc thu thập và xử lý các dữ liệu để đánh giá tình hình phát triển VTHKCC bằng xe bus nói chung và đánh giá của người dân về dịch vụ xe bus nói riêng. Từ đó hoàn thiện các giải pháp phát triển mạng lưới tuyến xe bus Vĩnh Phúc. Cụ thể các ý nghĩa của nghiên cứu như sau: Đối với người dân sử dụng dịch vụ xe bus : Phục vụ hầu hết tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp và nhu cầu thường xuyên di chuyển trên các tuyến cố định. Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe bus : Được sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời của nhà nước để phát triển đồng thời thỏa mãn nhu cầu của hành khách sử dụng xe bus. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc: góp phần giải quyết vấn đề tăng nhanh của phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường...Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân góp phần tiết kiệm chi phí cho xã hội. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài mục mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương1: Cơ sở lý luận về phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng. Chương 2: Thực trạng mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe bus tại Vĩnh Phúc. Chương 3: Phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe bus tại Vĩnh Phúc 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUS 1.1. Những vấn đề lý luận về vận tải hành khách công cộng trong đô thị 1.1.1. Hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị. Vận tải hành khách công cộng là một bộ phận cấu thành của hệ thống vận tải đô thị, nó là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, lien tục theo thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định. Hành khách chấp nhận chi trả mức giá theo quy định. Ở Việt Nam, theo quy định về vận chuyển hành khách công cộng trong các đô thị của Bộ GTVT thì vận tải hành khách công cộng là tập hợp các phương thức, PTVT vận chuyển hành khách đi lại trong đô thị có cự ly nhỏ hơn 50km và có sức chứa lớn hơn 8 hành khách. Hệ thống VTHKCC là tập hợp các phương thức VTHKCC cùng toàn bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của phương tiện vận tải và các dịch vụ hỗ trợ phục vụ nhu cầu đi lại của cộng đồng dân cư đô thị. Hệ thống VTHKCC hoàn chỉnh là sự kết hợp hữu cơ của ba hệ thống con là: - Các loại phương tiện VTHKCC. - Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm: Cơ sở hạ tầng trên tuyến, Cơ sở hậu cần của doanh nghiệp, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, vận hành phương tiện và điều hành toàn mạng. - Các dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ phục vụ hành khách gồm: Các dịch vụ phục vụ nằm ở khâu chuẩn bị và tác nghiệp đầu cuối của quá trình vận tải; Các dịch vụ bổ sung phục vụ hành khách nhằm nâng cao tính tiện nghi và khả năng tiếp cận của hành khách sử dụng dịch vụ VTHKCC. 6 HỆ THỐNG VẬN TẢI CÔNG CỘNG Hệ thống cơ sở hạ tầng Phương tiện vận tải HKCc Hệ thống quản lý điều hành Hệ thống đường Tàu điện ngầm Hệ thống thông tin Hệ thống bến xe, nhà Tàuđiệnbánhsắt Thông tin cho HK Hệ thống điểm dừng đỗ Trolley bus Phát triển nhân lực Hệ thống công trình GT Xe bus, BRT Phương tiện khác Hình 1.1. Các yếu tố của vận tải hành khách công cộng Một hệ thống VTHKCC trong đô thị vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao được quyết định bởi sự tương thích giữa loại phương tiện vận tải với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ phục vụ phương tiện cũng như hành khách. Một số phương thức vận tải hành khách trong đô thị. a, Tàu điện ngầm. Tàu điện ngầm là phương tiện vận tải hành khách mà cơ sở hạ tầng phần lớn được đặt ngầm dưới đất. Tàu điện ngầm được xây dựng ở các đô thị có quy mô lớn (thường trên 1triệu người), có công suất luồng hành khách từ 12.000 đến 60.000 hành khách/ giờ theo một hướng vào giờ cao điểm. Hình thức vận tải này có nhiều ưu điểm như: - Tiết kiệm đất đô thị, đảm bảo cảnh quan môi trường. - Không gian kiến trúc thoáng đãng trên mạng lưới giao thông mặt đất. - Giải quyết được ách tắc giao thông do điều tiết được khối lượng và mật độ phương tiện. - Tốc độ giao thông rất cao, khả năng thông qua lớn và đảm bảo an toàn vận chuyển. 7 Tuy nhiên vốn đầu tư xây dựng tàu điện ngầm rất lớn đặc biệt ở những nơi địa hình, địa chất phức tạp. Phạm vi áp dụng có hiệu quả đối với những tuyến có công suất luồng hành khách lớn và quy mô đô thị và dân số trên 1 triệu người. b, Tàu điện bánh sắt. Tàu điện bánh sắt là phương tiện vận tải hành khách khá phổ biến ở các đô thị có quy mô trung bình và lớn.Nó là loại hình vận tải có khả năng thông qua lớn nhất so với các phương tiện vận tải trên mặt đất, hơn nữa lại không gây ô nhiễm môi trường.Những năm gần đây xu hướng hiện đại hóa tàu điện bánh sắt bằng cách nâng cao tốc độ khai thác được gọi là tàu điện bánh sắt cao tốc. Tàu điện bánh sắt cao tốc được chạy trên đường riêng không có giao cắt với các loại hình vận tải khác nên đảm bảo tốc độ cao (80 – 100km/h) và an toàn. c, Monorail. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1904 tại Đức, monorail là một phương tiện vân tải hành khách hiện đại, có tốc độ cao (trung bình 60km/h) với khả năng chuyên chở lớn (25.000 HK/ giờ theo một hướng). Ưu điểm của phương thức này là diện tích chiếm dụng không gian không lớn nên thường được sử dụng để vận chuyển hành khách từ các vệ tinh về trung tâm thành phố có luồng khách lớn.Monorail hiện nay được sử dụng ở các nước phát triển và ngày càng được hoàn thiện.Ngoài việc để sử dụng trong thành phố, monorail còn được sử dụng để vận chuyển hành khách liên tỉnh. d, Xe điện nhẹ trên cao LRT Xe điện nhẹ trên cao là đoàn tàu gồm một hay nhiều xe, chạy trên đường phố hoặc đường tách biệt, hoặc hỗn hợp cả hai. LRT có khả năng chuyển chở từ 25.000 đến 30.000/ HK/ giờ theo một hướng và đạt tốc độ từ 35-40km/h. Ưu điểm của phương thức này là không giao cắt với đường phố, tiết kiệm quỹ đất đặc biệt là khi không có khả năng mở rộng đường. Nó còn là công trình kiến trúc đô thị làm tăng lên mỹ quan của thành phố hiện đại. e, Tàu điện bánh hơi. Tàu điện bánh hơi là phương tiện VTHK vận hành trên đường phố giống như xe bus, song nguồn động lực dùng năng lượng điện do vậy phải có hệ thống 2 dây dẫn để truyền dẫn điện và các trạm biến thế. Tàu điện bánh hơi chỉ thích ứng với những vùng 8 có mạng lưới giao thông kiểu hướng tâm, mặt đường rộng rãi, công suất luồng hành khách không lớn lắm. Trong các đô thị lớn thì phương thức này chỉ là loại hình bổ sung cho các phương thức khác mà thôi. f, Xe bus nhanh BRT. Là các xe bus tiêu chuẩn hoặc lớn vận hành trên các làn đường dành riêng. Nó có đặc điểm là tốc độ cao, đi lại thoải mái hơn nhưng khoảng cách giữa các điểm dừng dài hơn và mức giá cao hơn xe bus thông thường. Độ tin cậy của dịch vụ này phụ thuộc vào các điều kiện giao thông vận tải dọc tuyến. BRT cho khả năng vận chuyển từ 25.000 đến 30.000 HK/ giờ theo một hướng với vận tốc khoảng 25-30km/giờ. g, Ô tô bus. Xe bus là một phương tiện vận tải hành khách phổ biến.Đặc điểm nổi bật cơ bản của loại hình phương tiện này là tính cơ động cao, thích ứng với những tuyến có công suất luồng hành khách không lớn lắm. Kinh nghiệm phát triển giao thông của các đô thị trên thế giới cho thấy ở các thành phố quy mô dân số < 1 triệu dân thì xe bus là phương thức đi lại chủ yếu của người dân. Đối với các đô thị vừa và nhỏ, vận tải xe bus thường đảm nhận 60-80% khối lượng vận chuyển của cả hệ thống VTHKCC. Vận tải xe bus thường có vốn đầu tư nhỏ nhất so với các loại hình vận tải công cộng khác, chi phí khai thác tương đối thấp, thích hợp với phần lớn khách có thu nhập thấp và trung bình. Ngoài chức năng vận chuyển hành khách độc lập, xe bus còn có khả năng làm cầu nối giữa các phương thức vận tải trong hệ thống VTHKCC, đảm bảo sự liên thông trong hệ thống VTHKCC trong các đô thị. 1.1.2. Hệ thống VTHKCC bằng xe bus trong đô thị. 1.1.2.1. Khái niệm Hệ thống VTHKCC bằng xe bus là tất cả các yếu tố cấu thành để góp phần vận chuyển hành khách bằng xe bus an toàn, thỏa mãn tối đa nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị. Như vậy, hệ thống VTHKCC bằng xe bus là hệ thống nhỏ trong hệ thống VTHKCC lớn. 9 1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống VTHKCC bằng xe bus. Hệ thống VTHKCC bằng xe bus được cấu thành từ 2 nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: - Mạng lưới tuyến xe bus để vận chuyển hành khách. - Phương tiện vận tải. - Cơ sở hạ tầng phục vụ việc vận chuyển hành khách : Điểm dừng, nhà chờ, bến xe, điểm trung chuyển. Nhóm yếu tố về con người gồm: - Các cơ quan thực hiện việc vận chuyển hành khách. - Cơ quan quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe bus. - Cơ sở đào tạo nhân lực. Đối với các đô thị hiện đại, quy mô dân số lớn, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, ngoài VTHKCC bằng xe bus còn cần có những phương thức khác. Khi đó, phương thức VTHKCC bằng xe bus cần đáp ứng những tiêu chí sau: - Hệ thống VTHKCC bằng xe bus phải có sự phát triển đồng bộ với hệ thống VTHKCC nói chung. Hệ thống VTHKCC là một hệ thống lớn, bao gồm nhiều phương thức vận tải, được cấu thành bởi các hệ thống con như: vận tải xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện bánh sắt…Các hệ thống này luôn luôn có mối quan hệ lẫn nhau trong sự tồn tại và phát triển, mỗi hệ thống con trong hệ thống lớn lại là tiền đề và điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống khác. - Hệ thống VTHKCC bằng xe bus phải có hệ thống tuyến, điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển hợp lý để tạo sự liên hoàn với các điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển của các phương thức khác.Đảm bảo vai trò kết nối quan trọng giữa các phương thức vận tải. - Hệ thống VTHKCC bằng xe bus phải có khả năng thay thế một phần khi mà hệ thống vận tải khác gặp sự cố không hoạt động được. Để làm được điều này, cần có sự dự trữ về năng lực vận chuyển của hệ thống xe bus như phương tiện, lao động và khả năng điều hành… - Kế hoạch và chiến lược phát triển VTHKCC bằng xe bus phải có sự thống nhất với chiến lược phát triển đô thị nói chung và chiến lược phát triển các loại hình 10 phương tiện khác. Điều này hạn chế tối đa những đầu tư không cần thiết gây lãng phí, thiếu hiệu quả. - Hệ thống VTHKCC bằng xe bus cần ngày càng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng khả năng phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong đô thị hiện đại ngày nay. 1.2.2.3. Đặc điểm và vai trò của VTHKCC bằng xe bus trong đô thị. a, Đặc điểm của VTHKCC bằng xe bus. Về phạm vi hoạt động (Theo không gian và thời gian) - Không gian hoạt động: Các tuyến vận tải hành khách bằng xe bus thường có cự ly ngắn và trung bình trong phạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của vận tải hành khách bằng xe bus chủ yếu vào ban ngày do phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên của hành khách như đi làm, đi học… Về phương tiện vận tải: - Phương tiện có kích thước nhỏ hơn so với các phương tiện cùng loại dùng cho vận chuyển đường dài nhưng không đòi hỏi tính việt dã cao như xe khách chạy liên tỉnh. - Phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, chạy qua nhiều điểm giao cắt có mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên phải đòi hỏi tính năng động lực và gia tốc cao. - Lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên những khoảng cách ngắn nên phương tiện được bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng. Thông thường chỗ ngồi không quá 40% sức chứa của phương tiện. Phương tiện được bố trí cửa, cửa sổ, bậc lên xuống phù hợp để hành khách di chuyển nhanh chóng và an toàn. Về tổ chức vận hành: Yêu cầu hoạt động cao đòi hỏi phương tiện phải chạy với tần suất lớn, đồng thời vẫn đảm bảo tính chính xác về thời gian, không gian và chất lượng dịch vụ hành khách, an toàn GTĐT. Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành: - Chi phí vận hành lớn đặc biệt là chi phí nhiên liệu và chi phí cố định khác. - Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện cần đầu tư 11 trang thiết bị phục vụ vận hành như nhà chờ, điểm dừng – đỗ, hệ thống thông tin, bến bãi… Về hiệu quả tài chính: Năng suất vận tải thấp do cự ly ngắn, phương tiện phải dừng đỗ tại nhiều điểm, tốc độ thấp…nên giá thành vận chuyển cao. Giá vé do nhà nước quy định và thường thấp hơn giá thành để có thể cạnh tranh với các phương tiện cá nhân khác, phù hợp với thu nhập bình quân của người lao động. Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp từ những nhà doanh nghiệp tư nhân không cao, không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy, nhà nước thường có chính sách trợ giá cho vận tải xe bus tại các thành phố lớn. b, Ưu nhược điểm của VTHKCC bằng xe bus. Ưu điểm: - Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hay đường ray, không cản trở và dễ hòa nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố. - Tần suất chạy xe lớn, yêu cầu chính xác về mặt thời gian, không gian để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách. Đồng thời cũng nhằm để giữ gìn trật tự và an toàn GTĐT. - Khai thác vận hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến, lượt, thay xe trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến toàn hệ thống. - Hoạt động có hiệu quả với luồng hành khách có công suất nhỏ và trung bình. Đối với các tuyến có luồng hành khách lớn có thể giải quyết bằng cách sử dụng phương tiện có sức chứa lớn hơn và tần suất chuyến cao hơn. - Chi phí đầu tư cho xe bus tương đối thấp so với các phương tiện công cộng khác cho phép sử dụng tối đa mạng lưới đường giao thông thành phố. Chi phí vận hành thấp, nhanh chóng đem lại hiệu quả. - Đầu tư vào vận tải hành khách nói chung và vận tải công cộng nói riêng không đơn thuần chỉ tìm kiếm lợi nhuận mà còn vì mục tiêu xã hội và tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đô thị. Nhược điểm: - Độ dài các tuyến bus ngắn, trên tuyến có nhiều điểm dừng đỗ cách nhau một khoảng cách ngắn (400-600m). Điều này làm cho xe bus phải thường xuyên tăng giảm tốc độ để đến và rời khỏi điểm dừng đỗ một cách nhanh chóng nhất. 12 - Chi phí vận tải lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác. - Khả năng vượt tải trong giờ cao điểm thấp do xe bus sử dụng bánh hơi và hạn chế về không gian trên xe bus. - Sử dụng động cơ đốt trong với nguyên liệu là xăng, dầu,…gây ô nhiễm môi trường, gây tiếng ồn, khói bụi. c, Vai trò của VTHKCC bằng xe bus trong đô thị. Vận tải hành khách công cộng có ý nghĩa to lớn trong thành phố nói chung và trong giao thông vận tải đô thị nói riêng, do có các vai trò chủ yếu sau: - VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong thành phố. Nhu cầu đi lại ngày càng tăng tại các thành phố do dân số phát triển nhanh và đời sống được nâng cao, mặt khác đô thị ngày càng được mở rộng với tốc độ đô thị hóa cao cho nên khoảng cách đi lại ngày càng lớn. Trên các đường phố công suất luồng hành khách rất lớn, cho nên nếu sử dụng phương tiện cá nhân thì sẽ không đáp ứng nổi, khi đó chỉ có thể dùng phương tiện VTHKCC bởi vì công suất vận chuyển lớn, có thể đạt 6000-8000 HK/giờ. - VTHKCC bằng xe buýt đóng vai trò chủ yếu trong VTHKCC ở các thành phố trung bình và nhỏ, được sử dụng thích hợp ở các khu vực mới xây dựng, trong thời kỳ xây dựng đợt đầu của thành phố khi số lượng hành khách còn ít. Trong các thành phố cải tạo thì sử dụng xe buýt cũng rất thích hợp vì có thể thay đổi các tuyến dễ dàng khi có sự biến động về luồng hành khách. - VTHKCC bằng xe buýt là biện pháp hữu hiệu để giảm mật độ phương tiện giao thông trên đường. Trong đô thị việc mở rộng lòng đường là hạn chế, thực tế là khó có thể thực hiện ngay được, trong khi đó nhu cầu đi lại ngày càng tăng, mật độ phương tiện trên đường ngày càng lớn, điều này dẫn đến tốc độ lưu thông thấp. - VTHKCC bằng xe buýt là giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Trong giao thông vận tải, ngoài hệ thống cầu, đường còn có bến bãi, gara để cho phương tiện dừng đỗ (hệ thống giao thông tĩnh). Diện tích chiếm dụng giao thông tĩnh của phương tiện cá nhân cũng cao hơn phương tiện VTHKCC bằng xe buýt. - VTHKCC bằng xe buýt là giải pháp nhằm giảm tai nạn và giảm ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng rộng rãi phương tiện VTHKCC bằng xe buýt không những làm 13 giảm mật độ giao thông trên đường, giảm tình trạng ùn tắc giao thông, mà còn làm giảm chủng loại phương tiện trên đường, nhất là giảm được các loại phương tiện thô sơ, do đó hạn chế được số vụ tai nạn giao thông. Mặt khác khi số lượng phương tiện trên đường giảm thì sự ô nhiễm môi trường do khí thải phương tiện giao thông sẽ được hạn chế. - VTHKCC bằng xe buýt góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội. Chi phí để mua sắm phương tiện cá nhân, tiết kiệm quỹ đất của thành phố, tiết kiệm chi phí xây dựng mở rộng, cải tạo mạng lưới đường sá trong thành phố và tiết kiệm được số lượng xăng dầu tiêu thụ cho đi lại trong khi nguồn năng lượng này là có hạn. 1.2. Mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng: khái niệm, phân loại và các chỉ tiêu đánh giá 1.2.1. Khái niệm và phân loại mạng lưới tuyến VTHKCC Tuyến vận tải HKCC là đường đi của phương tiện để thực hiện chức năng vận chuyển xác định. Tuyến VTHKCC là một phần của mạng lưới giao thông thành phố được trang bị các cơ sở vật chất chuyên dụng như: nhà chờ, biển báo để tổ chức các hành trình vận chuyển bằng phương tiện VTHKCC thực hiện chức năng vận chuyển hành khách trong thành phố đến các vùng ngoại vi và các trung tâm đô thị vệ tinh nằm trong quy hoạch tổng thể của thành phố. Căn cứ vào vị trí của các tuyến xe buýt (điểm đầu cuối của tuyến) mà chia ra các loại sau: VTHKCC bằng xe buýt Tuyến nội thành Tuyến Tuyến nội đô nội tỉnh Tuyến kế cận Hình 1.2. Các loại tuyến VTHKCC bằng xe bus. 14 Tuyến quốc tế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan