Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Qu...

Tài liệu Phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

.DOC
200
1001
63

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN THANH PH¸T TRIÓN N¡NG LùC CHØ HUY CñA SÜ QUAN CHØ HUY PH¸O BINH CÊP PH¢N §éI TRONG QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN THANH PH¸T TRIÓN N¡NG LùC CHØ HUY CñA SÜ QUAN CHØ HUY PH¸O BINH CÊP PH¢N §éI TRONG QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mã số : 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Hùng Oanh HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với những công trình đã công bố. Tác giả luận án Nguyễn Văn Thanh MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHỈ HUY CỦA SĨ QUAN CHỈ HUY PHÁO BINH CẤP PHÂN ĐỘI TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1.1. 1.2. Chương 2 2.1. 2.2. Chương 3 Thực chất phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam Những nhân tố cơ bản quy định phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHỈ HUY CỦA SĨ QUAN CHỈ HUY PHÁO BINH CẤP PHÂN ĐỘI TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY Thực trạng phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Những vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 5 10 25 25 52 72 72 99 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHỈ HUY CỦA SĨ QUAN CHỈ HUY PHÁO BINH CẤP PHÂN ĐỘI 113 TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Đổi mới công tác bồi dưỡng năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội hiện nay 113 3.2. Đổi mới tổ chức các hoạt động thực tiễn phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội hiện nay 125 3.3. Tích cực hóa nhân tố chủ quan của chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong quá trình phát triển năng lực chỉ huy hiện nay 143 KẾT LUẬN 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN 163 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 164 178 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 Chữ viết đầy đủ Công tác đảng, công tác chính trị Hạ sĩ quan, binh sĩ Năng lực chỉ huy Nhà xuất bản Nghị quyết Quân ủy Trung ương Chữ viết tắt CTĐ, CTCT HSQ, BS NLCH Nxb NQ QUTW 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tác giả tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn được tác giả quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm, được sự giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học, tác giả đã lựa chọn vấn đề trên làm luận án. Luận án có kết cấu gồm: phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, ba chương (bảy tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với kết cấu trên, đảm bảo cho tác giả triển khai nghiên cứu được những vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất ba nhóm giải pháp cơ bản phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Những nội dung đặt ra và giải quyết trong luận án là kết quả nhận thức, nghiên cứu bước đầu của tác giả, nên còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các nhà khoa học và đồng nghiệp để nâng cao chất lượng luận án. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Năng lực chỉ huy là một thành tố quan trọng cấu thành nhân cách của người chỉ huy quân sự. Nó được coi là năng lực cốt lõi trong hệ thống các năng lực của người chỉ huy các cấp và biểu hiện năng lực điều khiển của họ trên cương vị, chức trách trong các hoạt động quân sự. Sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong quân đội ta là một chủ thể trực tiếp giáo dục, quản lý, rèn luyện bộ đội và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị pháo binh vững mạnh toàn diện. Phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy nói chung và sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội nói riêng luôn là một vấn đề tất yếu khách quan trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nó bảo đảm cho bộ đội pháo binh nâng cao sức mạnh chiến đấu, đã đánh là thắng, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. 6 Trong thời gian qua, sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam đã nỗ lực học tập, rèn luyện khẳng định năng lực chỉ huy trên các cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao và đạt được những thành tích quan trọng. Từ thực tiễn chỉ huy ở các phân đội pháo binh, đã có nhiều sĩ quan chỉ huy pháo binh tiêu biểu về phẩm chất và năng lực, góp phần quan trọng vào xây dựng Binh chủng Pháo binh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn chỉ huy pháo binh trong tình hình mới hiện nay, vẫn còn một bộ phận sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội có năng lực chỉ huy hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu. Một số chỉ huy pháo binh cấp phân đội nhận thức về năng chỉ huy có mặt chưa đầy đủ, thống nhất; chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện còn ở mức trung bình. Ở một số đơn vị pháo binh hiệu quả tổ chức các hoạt động thực tiễn để rèn luyện phát triển năng lực chỉ huy cho sĩ quan cấp phân đội còn chưa cao; kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng năng lực chỉ huy có mặt chưa đồng bộ, thống nhất… Thực trạng trên, có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, nên cần được nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục kịp thời. Do đó, vấn đề phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay không chỉ mang tính cấp thiết về lý luận mà còn về cả mặt thực tiễn. Đại hội XII của Đảng nhận định: “Hòa bình và hợp tác phát triển là xu thế lớn nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố tiếp tục gia tăng. Các nước lớn tăng cường sức mạnh quân sự và cạnh tranh chiến lược trong khu vực ngày càng quyết liệt. Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp trên Biển Đông diễn biến gay gắt, phức tạp” [47, tr. 266 - 267]. Trong tình hình đó, tiếp tục xây dựng nhân tố con người nói chung, cán bộ chỉ huy pháo binh cấp phân đội nói riêng trong điều kiện hòa bình và sẵn sàng chiến đấu thắng lợi, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống luôn là vấn đề được đặt ra thường xuyên, liên tục. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật quân sự pháo binh hiện đại, tính chất chiến tranh vũ khí công nghệ cao và phương hướng 7 xây dựng quân đội ta đang từng bước tiến lên hiện đại, trong đó ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng. Thực tiễn mới đó đã, đang làm thay đổi nhiều về chỉ huy quân sự và ngày càng đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn về cả phẩm chất và năng lực của người chỉ huy các cấp nói chung, đối với chỉ huy pháo binh cấp phân đội nói riêng. Vì vậy, vấn đề phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay được đặt ra trực tiếp cấp bách. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu dưới góc độ khoa học Triết học. Từ những lý do nêu trên đã thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đề xuất các giải pháp cơ bản phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội hiện nay. * Nhiệm vụ - Làm rõ thực chất và nhân tố quy định phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Đánh giá thực trạng phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội và luận giải những vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực chỉ huy của họ hiện nay. - Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của đề tài Những vấn đề bản chất về phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. 8 * Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu quá trình phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong mối quan hệ với hoạt động thực tiễn quân sự ở cấp phân đội. - Nghiên cứu lớp đối tượng sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội gồm: trung đội trưởng, đại đội trưởng và tiểu đoàn trưởng ở các đơn vị pháo xe kéo 85mm trở lên có biên chế đủ quân; sĩ quan pháo binh cấp phân đội có cấp bậc từ thiếu úy đến thiếu tá, tuổi đời từ 22 đến dưới 40 tuổi. - Các số liệu thu thập, khảo sát điều tra và các báo cáo đánh giá ở phạm vi phân đội pháo xe kéo 85mm trở lên ở các lữ đoàn pháo binh, thuộc Binh chủng Pháo binh, thời gian từ năm 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án dựa trên hệ thống các quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người; về xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự. Các công trình khoa học nghiên cứu về năng lực; các Nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Binh chủng pháo binh về huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; về xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp phân đội. * Cơ sở thực tiễn Thực tiễn phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đồng thời, luận án còn dựa trên kết quả các báo cáo tổng kết về công tác cán bộ chỉ huy pháo binh phân đội; kết quả tổng kết tập huấn, bồi dưỡng và các kết quả kiểm tra huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của pháo binh toàn quân và dự bị. Các kết quả khảo sát điều tra thực tế của tác giả ở các lữ đoàn pháo binh thuộc Binh chủng Pháo binh. * Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: hệ thống cấu trúc; phân tích và tổng hợp; lôgíc và lịch sử; 9 phương pháp so sánh, quan sát; điều tra khảo sát xã hội học và phương pháp xin ý kiến chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã góp phần làm sáng tỏ bản chất phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội và đề xuất được hệ thống giải pháp cơ bản để phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học về phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh trong quân đội ta. Luận án bổ sung lý luận nhận thức các vấn đề triết học trong thực tiễn chỉ huy quân sự, góp phần làm sâu sắc ngành Khoa học xã hội và nhân văn trong lĩnh vực quân sự. * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để các đơn vị pháo binh, có những chủ trương, biện pháp phù hợp phát triển năng lực chỉ huy cho sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng phát triển năng lực chỉ huy cho sĩ quan chỉ huy ở các đơn vị pháo binh hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Luận án kết cấu gồm: mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; 3 chương (7 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đế đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1. Những công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến năng lực Nghiên cứu về năng lực đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước. Các công trình khoa học đã tiếp cận dưới các góc độ năng lực ở những chủ thể khác nhau như: Nhóm tác giả Hoàng Hải Bằng, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Văn Huyên, Trần Phúc Thăng, Trần Thành với công trình: “Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay” [25], đã quan niệm năng lực của người lãnh đạo, quản lý là năng lực tổ chức. Nhóm tác giả cũng cho rằng: năng lực tổ chức không thể có được ở người chưa hề quản lý, điều hành một công việc cụ thể. Do đó, khi đánh giá năng lực của một cán bộ, cần phải căn cứ vào hiệu quả công việc là chính; đồng thời cũng cần biết được trình độ học vấn và quá trình công tác của người đó. Theo các tác giả năng lực của các nhà lãnh đạo, quản lý được thực hiện bởi cơ chế thực tại của trí tuệ đã được lĩnh hội trong thực tiễn, có tư duy sáng tạo, có khả năng thực hiện tốt mọi nhiệm vụ. Người đứng đầu một cơ quan, đơn vị là người đứng mũi chịu sào trước mỗi thành bại của đơn vị, chịu trách nhiệm trước mọi quyết định quản lý của cá nhân: đúng, sai, hậu quả tốt, xấu. Là người lãnh đạo quản lý phải có những phẩm chất và năng lực nhất định, để điều hành đơn vị của mình đúng định hướng và tuân thủ đúng pháp luật. Trong công trình khoa học trên, các tác giả đều có nhận định: người lãnh đạo, quản lý cần phải có sự thông minh, có khả năng nhìn xa, trông rộng, tiên đoán và phân tích được tình hình để hoạch định cho mình một bước đi trong tương lai. Tuy nhiên, sự thông minh với ý nghĩa là một tư chất của người lãnh đạo sẽ không đồng nghĩa với sự học giỏi, sáng dạ hay học vấn cao. Sự thông minh ở một cán bộ lãnh đạo cần được hiểu là khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt trước các diễn biến của tình hình, nhạy bén trong nắm bắt và khai thác thời cơ; 11 khả năng tưởng tượng phong phú, sáng tạo nhằm đương đầu với những đòi hỏi cấp bách và phải kịp thời xử lý các tình huống trong quá trình lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị. Như vậy, công trình khoa học trên, đã chỉ ra khá toàn diện về cấu trúc và biểu hiện năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vũ Quang Tạo với công trình: “Nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ một đòi hỏi cấp bách hiện nay” [126], đã cho rằng: năng lực thực tiễn của người cán bộ là tổng thể những thuộc tính hợp thành khả năng giúp người cán bộ hoạt động thực tiễn có hiệu quả theo yêu cầu nhiệm vụ, chức trách của mình. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh năng lực thực tiễn của người cán bộ được thể hiện ở: việc xác định mục đích hoạt động đúng hay không đúng, phù hợp hay không phù hợp về mục đích, phương pháp, cách thức, lực lượng, động lực với thực tiễn; sử dụng có hiệu quả các lực lượng, phương tiện; phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn; kiểm tra đánh giá kết quả; tình cảm ... Những yếu tố này có quan hệ biện chứng tác động đến nâng cao năng lực thực tiễn của người cán bộ hiện nay. Trên cơ sở quan niệm, phân tích vấn đề tác giả đã đưa ra ba giải pháp nâng cao năng lực thực tiễn người cán bộ là: thông qua việc đảm bảo cơ chế chính sách; thông qua giáo dục, đào tạo và phát huy vai trò nhân tố chủ quan của người cán bộ. Như vậy, dưới góc độ khoa học triết học, tác giả công trình đã tiếp cận và nhấn mạnh năng lực thực tiễn của người cán bộ, một dạng năng lực đã chuyển hóa trở thành hiện thực và được bộc lộ với kết quả hoạt động tương ứng. Hồ Bá Thâm với công trình “Phát triển năng lực tư duy của người cán bộ lãnh đạo hiện nay” [144], đã coi năng lực tư duy là quá trình chuyển hóa biến đổi tri thức, thành phương pháp. Trong quan niệm tác giả cho rằng: Năng lực tư duy chính là khả năng biến tri thức thành phương pháp và sử dụng thành thạo chúng để tiếp tục nhận thức, tìm ra bản chất, quy luật, xu hướng tất yếu của sự vật và vận dụng đúng đắn quy luật đó trong cuộc sống [145, tr. 15]. Với tiếp cận ở công trình này, tác giả đã cho chúng ta thấy: trong tổng thể các năng lực con người, thì năng lực tư duy chính là khả năng biến tri thức thành phương pháp. Quá trình chủ thể 12 sử dụng và tiếp tục vận dụng tri thức đó vào hoạt động để tiếp tục nhận thức và làm cho khả năng nhận thức của chủ thể không ngừng tăng lên, bằng cách vận dụng đúng đắn vào cuộc sống. 1.2. Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến năng lực chỉ huy * Công trình nghiên cứu của nước ngoài Trong lĩnh vực hoạt động quân sự luôn có tính chất đặc thù và bí mật cao nên các công trình nghiên cứu về chỉ huy, năng lực chỉ huy trong quân đội các nước trên thế giới ít được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu có liên quan đến năng lực chỉ huy dưới các góc độ có: A.Đ. Vôncôgônốp với công trình:“Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội” [149], đã đề cập một cách có hệ thống những vấn đề lý luận mácxít về chiến tranh và quân đội. Tác giả đã luận giải khá sâu sắc các yếu tố cấu thành sức mạnh chiến đấu của quân đội cách mạng và chỉ ra mối quan hệ giữa con người với vũ khí. Theo tác giả, trong quá trình tổ chức huấn luyện bộ đội, vai trò của người chỉ huy các cấp là hết sức quan trọng. Trình độ tổ chức huấn luyện, chỉ huy bộ đội là một thành tố cấu thành sức mạnh chiến đấu quân đội. Trong đó có một yếu tố quan trọng, đảm bảo cho người chỉ huy hoàn thành nhiệm vụ chính là năng lực chỉ huy. Năng lực chỉ huy như là điều kiện bên trong để hiện thực hóa trình độ, kỹ năng tổ chức huấn luyện, chỉ huy bộ đội. Trong công trình này, tác giả đã dẫn chứng nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử để minh chứng, khẳng định tính đúng đắn cho những luận điểm của mình. Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Đ.A. Ivanốp; V.P. Xavêliép; P.V. Sêmanxky:“Những vấn đề cơ bản của chỉ huy bộ đội trong chiến đấu” [103]. Nội dung cơ bản của công trình nghiên cứu bao gồm các mặt lý thuyết chung, kỹ thuật, tổ chức và thực tiễn chỉ huy bộ đội chiến đấu. Trong công trình này, các tác giả đã tiếp cận dưới góc độ lý thuyết điều khiển học, để luận giải quá trình chỉ huy bộ đội trong chiến đấu của người chỉ huy và các cơ quan chỉ huy với những hoạt 13 động cụ thể. Theo những nghiên cứu của các tác giả: Đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chỉ huy bộ đội phải là hoạt động thực tiễn của các cán bộ chỉ huy và cơ quan chỉ huy các cấp về chỉ huy bộ đội trong chiến đấu. Mục tiêu của nó là tìm ra những tính quy luật và nguyên tắc của sự chỉ huy ấy, tìm ra các cơ chế tác động của các quy luật và nguyên tắc ấy, cũng như tìm ra những con đường và phương thức để các chỉ huy và cơ quan tham mưu các cấp vận dụng vào thực tiễn với các tình huống chiến đấu. Qua công trình này chúng ta thấy các vấn đề thuộc về lý thuyết chỉ huy bộ đội trong chiến đấu phải giải quyết rất rộng, quan trọng và phức tạp. Chỉ huy bộ đội cũng là một khoa học và không thể đem một môn khoa học nào khác thay thế cho nó, kể cả khoa học điều khiển học. I.N. Vôrôbiép với công trình: “Chiến thuật - nghệ thuật chỉ huy” [104], đã luận giải khá sâu sắc, toàn diện về lịch sử, cơ sở khoa học chỉ huy bộ đội dưới góc độ nghệ thuật chỉ huy. Theo tác giả, ngay từ thời xã hội nô lệ, người chỉ huy khi tổ chức hành quân đã phải xác định mục đích và phương pháp đạt được mục đích đó, phải tiến hành trinh sát, chọn nơi giao chiến, tiến hành bảo vệ, trang bị bộ đội, phối hợp quân... Tác giả cho rằng, C. Clauzewitz là người đã trình bày những yêu cầu rất cơ bản đối với người chỉ huy bộ đội như: Trước hết, phải có trí thông minh, có khả năng bằng ánh sáng nội tâm le lói của mình soi sáng bóng đêm dày đặc và cảm nhận được chân lý; hai là, bằng lòng dũng cảm đi theo tia sáng chỉ đường yếu ớt này... Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã phê phán Napoleon khi đánh giá về yếu tố con người trong chiến tranh là đã quá nhấn mạnh vai trò cá nhân chỉ huy, coi thường vai trò quần chúng binh sĩ. G.V. Leonevets với công trình: “Kinh nghiệm các nước trong công tác đào tạo chỉ huy sơ cấp” [76], đã nêu lên những đặc điểm của hệ thống tuyển chọn và đào tạo sĩ quan chỉ huy sơ cấp trong quân đội các nước: Mỹ, Đức, Anh và Pháp thông qua việc phân tích rất cụ thể về quy trình đào tạo. Theo tác giả, việc duy trì và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của đội ngũ chỉ huy sơ cấp là vấn đề 14 quan trọng bảo đảm cho họ hoàn thành tốt chức trách của mình trong thời bình, cũng như khi có chiến sự xảy ra. Đinh Bang Vũ với công trình: “Chỉ huy tác chiến học” [159], đã đề cập đến những lý luận cơ bản về tác chiến học. Theo tác giả, chỉ huy tác chiến học là môn khoa học nghiên cứu đặc điểm, quy luật và phương pháp chỉ huy tác chiến. Trong công trình, dưới góc độ khoa học chỉ huy tác chiến, tác giả đã chỉ rõ vai trò quan trọng của tố chất năng lực của người chỉ huy. Tác giả cho rằng: năng lực chỉ huy là phẩm chất cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chỉ huy tác chiến, là điều kiện tiền đề để tiến hành mọi hoạt động chỉ huy tác chiến, đó cũng là thành tố cơ bản nâng cao hiệu quả chỉ huy tác chiến. Theo tác giả, dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là ứng dụng ngày càng rộng rãi kỹ thuật thông tin và kỹ thuật mạng trong quân đội, thì vai trò chỉ huy thực hiện nhất thể hóa các yếu tố sẽ ngày càng tăng lên. Theo nghiên cứu của tác giả thì chiến tranh không tiếp xúc, chiến tranh không giới tuyến trong tương lai sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến trình tự chỉ huy tác chiến, phương thức điều hành tác chiến hiệp đồng của chỉ huy các cấp, cũng như năng lực của người chỉ huy quân sự. Khương Phóng Nhiên với công trình: “Tìm hiểu xu thế phát triển lý luận chỉ huy tác chiến” [105], lại cho rằng: lý luận chỉ huy tác chiến vô cùng phong phú và phát triển sinh động. Theo tác giả, vào đầu thế kỷ 21 lý luận chỉ huy tác chiến sẽ xuất hiện những xu thế mới trước sự phát triển của chiến tranh sử dụng khoa học kỹ thuật cao và khí tài chỉ huy kỹ thuật cao. Điều đó đòi hỏi nhận thức về chỉ huy tác chiến của người chỉ huy các cấp cần được mở rộng, nhận thức sâu hơn nữa để có thể hạ quyết tâm chính xác, thực hiện điều khiển bộ đội nhịp nhàng, ăn khớp, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cũng theo tác giả, người chỉ huy các cấp trong quá trình chỉ huy phải giành được ưu thế về thông tin chỉ huy tác chiến. Từ đó, tác giả đưa ra 3 yêu cầu năng lực thu thập thông tin của người chỉ huy là: phải giải quyết những “lực cản” trong việc vận dụng thông tin chỉ huy tác chiến; 15 phải giải quyết việc sử dụng chung thông tin chỉ huy; phải giải quyết tính kịp thời khi sử dụng thông tin chỉ huy tác chiến. * Công trình nghiên cứu trong nước Vấn đề liên quan đến năng lực chỉ huy thời gian qua cũng đã thu hút nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu ở nhiều đối tượng khác nhau, dưới cấp độ tiếp cận nghiên cứu cụ thể như: năng lực tư duy, năng lực giáo dục chính trị, năng lực CTĐ, CTCT, năng lực thực hành CTĐ, CTCT, năng lực công tác, năng lực thực tiễn... Các công trình khoa học liên quan đến luận án: Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự với công trình: “Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu trong quân đội ta hiện nay” [150], đã đi sâu nghiên cứu năng lực của chính trị viên và đưa ra quan niệm, cấu trúc năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu. Theo nghiên cứu của công trình trên, năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ chính trị này gồm có: tri thức, kỹ năng CTĐ, CTCT và kỹ xảo. Năng lực đó được hình thành phát triển trong quá trình đào tạo ở các học viện, nhà trường quân đội và được tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong hoạt động thực tiễn CTĐ, CTCT; là kết quả của công tác bồi dưỡng cán bộ ở đơn vị; đồng thời là kết quả của quá trình tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của mỗi chính trị viên. Nguyễn Văn Dũng với công trình: “Phát triển năng lực tư duy lý luận của cán bộ chính trị cấp trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [34], đã luận giải những biểu hiện cụ thể và đặc điểm cơ bản, vai trò của năng lực tư duy lý luận của người cán bộ chính trị cấp trung đoàn. Theo tác giả, năng lực tư duy lý luận là: tổng hợp các yếu tố thuộc về chủ thể, giúp chủ thể trong quá trình tư duy và phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, đáp ứng yêu cầu, mục đích đề ra, trên cơ sở sự nhận thức phản ánh hợp quy luật, giúp chủ thể nhận thức đạt được kết quả cao. Năng lực tư duy một là, thuộc về các yếu tố chủ quan mà chủ thể tích luỹ được; hai là các yếu tố thuộc về sự nỗ lực của chủ thể trong quá trình nhận thức, quá trình hoạt động thực tiễn, giúp chủ thể tư duy đạt đến chân lý. 16 Nguyễn Văn Huy với công trình: “Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [68], cho rằng: năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng thể các yếu tố hợp thành khả năng hoạt động vật chất theo chức trách, nhiệm vụ của người chính trị viên, góp phần xây dựng đơn vị trong đó có xây dựng về chính trị vững mạnh toàn diện. Năng lực thực tiễn của chính trị viên gồm: tư chất cá nhân và khoa học chuyên ngành chuyên sâu đáp ứng khả năng chủ trì về chính trị ở cấp cơ sở; các phẩm chất, kỹ năng, tác phong công tác. Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên là quá trình tương tác hợp quy luật của các chủ thể, làm biến đổi tổng thể các yếu tố hợp thành khả năng hoạt động vật chất của người chính trị viên, giúp họ ngày càng hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của mình. Trần Hậu Tân với công trình: “Kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [124], đã luận giải khá toàn diện về nội hàm của năng lực tư duy lý luận, năng lực thực tiễn, cũng như chỉ ra thực chất kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên. Theo tác giả, những nhân tố cơ bản quy định việc kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn là: chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; môi trường hoạt động của họ ở đơn vị; nhân tố chủ quan của họ. Trên cơ sở đó, tác giả đã khảo sát thực trạng, dự báo tình hình tác động và đề ra yêu cầu kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên. Tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản, đồng bộ và có tính khả thi để kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên hiện nay. Nguyễn Tiến Quốc và các cộng sự với công trình khoa học “Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [116], đã phân tích chỉ ra những phẩm chất, năng lực cần có của người chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam và các yêu cầu về năng lực của chính uỷ, chính trị viên. Theo các tác giả, ngoài năng lực 17 cốt lõi về CTĐ, CTCT, người chính ủy, chính trị viên còn phải có năng lực chỉ huy, quản lý đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Công trình nghiên cứu trên đã đưa ra quan niệm về nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên với việc chỉ ra chủ thể, nội dung, phương thức nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên. Từ đó, công trình nghiên cứu đánh giá thực trạng, khái quát một số kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ chính uỷ, chính trị viên hiện nay. Nguyễn Xuân Sắc với công trình khoa học: “Huấn luyện, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực quân sự trong đào tạo chính ủy, chính trị viên ở Học viện Chính trị quân sự” [120], dưới góc độ tiếp cận khoa học quản lý giáo dục cho rằng: “Năng lực quân sự là khả năng cần thiết để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chính ủy, chính trị viên sau khi ra trường. Năng lực quân sự bao gồm: năng lực tư duy lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quân sự; năng lực tư duy tổ chức thực hiện các hoạt động về quân sự; năng lực huấn luyện cơ bản về binh chủng hợp thành” [120, tr. 51]. 1.3. Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội Với vị trí chỉ huy trực tiếp ở cấp phân đội, nên năng lực của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học dưới các góc độ: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực trí tuệ, năng lực CTĐ, CTCT... Các công trình có liên quan đến đề tài luận án như: Lê Quang Hòa với công trình: “Kỷ luật quân đội và trách nhiệm của người chỉ huy” [67], đã từ thực tiễn công tác chỉ huy, quản lý nhiều năm trong quân đội, tác giả trao đổi với các sĩ quan chỉ huy trẻ về trách nhiệm của người chỉ huy đối với việc nâng cao kỷ luật quân đội, góp phần củng cố và tăng cường kỷ luật quân đội, một vấn đề cấp thiết, cơ bản, lâu dài. Theo tác giả, vấn đề quan trọng đối với người chỉ huy là tổ chức duy trì nghiêm kỷ luật quân đội, đó không chỉ là trách nhiệm và còn là vấn đề có tính nguyên tắc trong nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Phạm Xuân Nguyên với công trình: “Năng lực ra quyết định của Sư đoàn trưởng trong chỉ huy chiến đấu” [106], đã làm rõ những đặc trưng cơ bản của hoạt 18 động chỉ huy sẵn sàng chiến đấu, các yêu cầu đối với việc ra các quyết định chiến đấu dưới góc độ khoa học tâm lý. Theo tác giả, những phẩm chất cơ bản giúp người chỉ huy quân sự đưa ra quyết định chính xác, tức thời, tối ưu như: bản lĩnh chỉ huy, trí thông minh, kiến thức khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự và nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, tư duy, ý chí, tình cảm, tính sáng tạo, chủ động quyết đoán, trực giác, kinh nghiệm chiến đấu. Trên cơ sở luận giả tác giả đã đề xuất các biện pháp tâm lý phát triển năng lực ra quyết định của Sư đoàn trưởng trong chỉ huy chiến đấu. Đào Văn Tiến với công trình: “Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [128], đã nghiên cứu luận giải bản chất, vai trò và chỉ ra những đặc điểm tư duy sáng tạo; những vấn đề có tính quy luật trong việc nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội. Theo tác giả, năng lực tư duy sáng tạo của con người có được không chỉ nhờ có sự nhanh nhạy của bộ óc, của cơ quan cảm giác mà còn là kết quả của quá trình khổ luyện học tập và rèn luyện trong thực tiễn. Trên cơ sở đã luận chứng, tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nâng cao tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mới. Hoàng Ngọc Tú với công trình: “Nâng cao năng lực chính trị của người sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Binh chủng Tăng - thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [138], đã nghiên cứu và xây dựng khái niệm năng lực chính trị của người sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Tăng - thiết giáp; khái quát một số đặc điểm hình thành phát triển của năng lực chính trị người sĩ quan phân đội Tăng - thiết giáp. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, công trình đã khái quát được một số mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết để nâng cao năng lực chính trị cho người sĩ quan phân đội Tăng - thiết giáp trong tình hình hiện nay. Lê Quý Trịnh với công trình: “Phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [146], đã quan niệm năng lực trí tuệ của con người là những khả năng bên trong được thể hiện trong hoạt động thực tiễn hàng ngày của họ như: khả năng hoạt động của trí tuệ trong việc tìm kiếm, 19 khám phá, tích luỹ tri thức và vận dụng tri thức vào giải quyết những nhiệm vụ cuộc sống đặt ra, bảo đảm cho hoạt động của con người đạt chất lượng và hiệu quả cao. Tác giả cũng đã chỉ ra cấu trúc cơ bản của năng lực trí tuệ gồm các yếu tố tri thức, phương pháp tư duy và khả năng sáng tạo của con người. Công trình luận giải làm rõ bản chất của năng lực trí tuệ, phân tích đặc điểm, những vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, những yêu cầu khách quan, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ hiện nay. Nguyễn Thanh Hùng với công trình: “ Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở các binh đoàn chủ lực trong giai đoạn hiện nay” [70], đã làm sáng tỏ đặc điểm, vai trò của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở các Binh đoàn chủ lực trong tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT. Công trình đưa ra quan niệm, cấu trúc, đặc điểm hình thành, phát triển năng lực CTĐ, CTCT của sĩ quan cấp phân đội, xác định những tiêu chí và nguyên tắc bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội. Tác giả cũng xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT cho họ ở các binh đoàn chủ lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn Đức Khang với công trình “Phát huy nhân tố con người của bộ đội Pháo binh Việt Nam trong tình hình bảo vệ Tổ quốc hiện nay” [75], cho rằng: phát huy nhân tố con người bộ đội pháo binh Việt Nam là một quá trình chủ động, tự giác, bồi dưỡng nâng cao tính tự giác, tích cực, sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ pháo binh, đồng thời phải đưa những phẩm chất đó vào trong thực tiễn bảo vệ Tổ quốc. Tác giả đã chỉ ra đặc điểm, vai trò, truyền thống cơ bản của bộ đội pháo binh, những vấn đề có tính quy luật phát huy nhân tố con người bộ đội pháo binh trong bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân thành công và hạn chế, công trình đã đề xuất được một số định hướng, yêu cầu, giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người bộ đội pháo binh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan