Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh an giang h...

Tài liệu Phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh an giang hiện nay (tóm tắt)

.PDF
27
543
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- MẠCH THỊ KHÁNH TRINH PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở TỈNH AN GIANG HIỆN NAY Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62.22.80.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016 Luận án đƣợc hoàn thành tại: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Cán bộ hƣớng dẫn khoa học 1. TS. HỒ ANH DŨNG 2. TS. TRẦN CHÍ MỸ Chủ tịch hội đồng: Phản biện độc lập 1: Phản biện độc lập 2: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vào lúc … giờ… phút … ngày … tháng … năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh Thƣ viện Khoa học Tổng hợp, Số 9 Lý Tự Trọng, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Mạch Thị Khánh Trinh (2016),Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở của tỉnh An Giang – thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học chính trị, số 1+ 2. 2. MạchThị Khánh Trinh (2014),Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh An Giang đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, Tạp chí Tuyên giáo, số 6. 3. Mạch Thị Khánh Trinh (2014), Nâng cao chất lượng cán bộ cấp cơ sở ở An Giang, Tạp chí Mặt trận, số 7+8. 4. Mạch Thị Khánh Trinh (2014), Nâng cao chất lượng nguồn lực cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, Kỷ yếu hội thảo khoa học“ Sức sống của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay”,Trung tâm lý luận chính trị -Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 5. Mạch Thị Khánh Trinh (2013), Những yêu cầu riêng biệt đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở vùng dân tộc Khmer của tỉnh An Giang, Kỷ yếu hội thảo khoa học“ Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay”,Trƣờng Đại học Ngân Hàng và Tạp chí Cộng sản (cơ quan thƣờng trú tại miền Nam) tổ chức. 6. Mạch Thị Khánh Trinh (2012), Phát huy nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam trước bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học “ Bối cảnh thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên Lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nộ ivà Đề tài cấp Nhà nƣớc KX 04 – 20/11 – 15, tổ chức. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gần ba mƣơi năm trôi qua, sự nghiệp đổi mới của Đảng ta đã tiếp tục khẳng định và chứng minh chân lý: Sau khi có đƣờng lối đúng, cán bộ đóng vai trò quyết định trong mọi công việc. Cán bộ thời nào, ở bất cứ đâu, trong các hệ thống và bộ phận nào cũng đều quan trọng. Song, cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay bởi vì cơ sở xã phƣờng, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân ta cƣ trú và sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Tăng cƣờng đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cƣ. Để đảm bảo cho cấp cơ sở hoàn thành nhiệm vụ của mình, việc phát triển nguồn lực cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở cấp cơ sở đóng vai trò then chốt. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội, An Giang và hệ thống chính trị cấp cơ sở ở tỉnh An Giang vừa có những nét tƣơng đồng vừa có những nét khác biệt so với các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh nền tảng nông thôn và hoạt động nông nghiệp, An Giang còn là địa bàn miền núi, biên giới với sự đan xen phức tạp của yếu tố dân tộc, tôn giáo. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Hệ thống chính trị ở cơ sở có bƣớc phát triển vững chắc, góp phần tạo nên thành quả khá toàn diện, kinh tế - xã hội phát triển, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ đƣợc phát huy, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân đƣợc nâng lên, bộ mặt nông thôn và đô thị biến đổi mạnh mẽ. 2 Tuy nhiên, việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều bất cập về cơ cấu, trình độ, năng lực, phẩm chất, số lƣợng cán bộ trong nguồn lực. Vì vậy, việc nghiên cứu, nhận thức đúng về lý luận, về vai trò và thực trạng của nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang hiện nay, cũng nhƣ những ƣu điểm và hạn chế trong quá trình phát triển nguồn lực này ở An Giang trong thời gian qua sẽ góp phần xây dựng cơ sở cho việc xác định phƣơng hƣớng, giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển hiệu quả nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở An Giang trong thời gian tới luôn luôn là việc làm rất quan trọng và cần thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề phát triển nguồn lực con ngƣời, nguồn lực cán bộ và phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở nƣớc ta, có thể phân chia các công trình liên quan thành ba hƣớng chính: Một là, các công trình nghiên cứu về nguồn lực con ngƣời, nguồn lực cán bộ và phát triển nguồn lực cán bộ; Hai là, các công trình liên quan đến đề tài hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Việt Nam; Ba là, các công trình nghiên cứu về vai trò của nguồn lực cán bộ cấp cơ sở và việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở ở các địa phƣơng. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, trực tiếp, có hệ thống về việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang; đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển nguồn lực này trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ của luận án: Thứ nhất, phân tích, làm rõ quan niệm hệ 3 thống chính trị, cấp cơ sở trong hệ thống chính trị; quan niệm về cán bộ và nguồn lực cán bộ cấp cơ sở; quan niệm về phát triển và những nội dung của việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang trong những năm qua, chỉ ra nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở của tỉnh. Thứ ba, đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp để phát triển có hiệu quả nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh An Giang nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn việc nghiên cứu là phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang hiện nay (giai đoạn từ năm 2002 đến nay). 5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu của luận án Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về hệ thống chính trị cấp cơ sở và nguồn lực cán bộ cấp cơ sở. Phương pháp nghiên cứu: Luận án đƣợc thực hiện chủ yếu theo hƣớng tiếp cận triết học chính trị, sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp, thống kê, loại suy, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lƣợng, điều tra xã hội học,… Nguồn tài liệu: Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc, của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang; các công trình nghiên cứu của các tập thể, cá nhân các nhà khoa học có liên quan đến đề tài; 4 các tài liệu, số liệu thống kê của các ban, ngành, đoàn thể các cấp ở Trung ƣơng và tỉnh An Giang; các số liệu, tài liệu do tác giả điều tra, khảo sát thực tế. 6. Cái mới của luận án Thứ nhất, luận án đã phân tích, đánh giá và chỉ ra đƣợc thực trạng của quá trình phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống trị ở tỉnh An Giang trong những năm qua; Thứ hai, luận án đã đề xuất đƣợc một số phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu có tính khả thi, nhằm phát triển có hiệu quả nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về ý nghĩa lý luận, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về cấp cơ sở và việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh An Giang nói riêng. Từ thực trạng phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở của tỉnh An Giang thời gian qua, đề xuất những giải pháp phát triển nguồn lực này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang hiện nay. Về ý nghĩa thực tiễn, những phƣơng hƣớng và giải pháp mà luận án đề xuất sẽ góp phần vào việc hoạch định, chính sách phát triển hợp lý nguồn lực cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh An Giang nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở trong hệ thống chính trị trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề hệ thống chính trị, về nguồn lực cán bộ và phát triển, phát huy nguồn lực cán bộ cấp cơ sở. 5 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤP CƠ SỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM 1.1. QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ CẤP CƠ SỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM 1.1.1. Quan niệm về hệ thống chính trị ở Việt Nam Thuật ngữ hệ thống chính trị Việt Nam đƣợc hiểu là một chỉnh thể, bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đƣợc pháp luật thừa nhận cùng cơ chế vận hành và mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận đó nhằm tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay có các đặc điểm: Tính nhất nguyên chính trị; tính thống nhất toàn hệ thống; gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân; sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị. 1.1.2. Quan niệm về cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam Tƣơng ứng với sự phân cấp hành chính, hệ thống chính trị ở nƣớc ta chia thành 4 cấp, cấp xã, phƣờng, thị trấn là cấp cuối cùng trong đơn vị hành chính, nên đƣợc gọi là cấp cơ sở. Về mặt tổ chức, hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm ba bộ phận cấu thành là tổ chức Đảng, Chính quyền và Mặt trận Tổ quốc ở xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc bao gồm Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh. Cấp cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng xét trong toàn bộ hệ thống. Bởi vì: Cấp cơ sở là nền tảng của chế độ chính trị và đời sống xã hội; cơ sở là nơi diễn ra cuộc sống của ngƣời dân, là nơi chính 6 quyền và các đoàn thể tổ chức cuộc sống, hoạt động và các phong trào của cộng đồng dân cƣ; cơ sở cũng chính là tầng sâu nhất mà sự vận hành của thể chế từ vĩ mô phải tác động tới; cơ sở là cấp hành động và tổ chức hành động để đƣa đƣờng lối, nghị quyết, chính sách vào cuộc sống. 1.2. QUAN NIỆM VỀ NGUỒN LỰC CÁN BỘ VÀ NGUỒN LỰC CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Quan niệm về nguồn lực và nguồn lực cán bộ Quan niệm về nguồn lực Nguồn lực là hệ thống các yếu tố cả vật chất và tinh thần đã, đang và sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần thúc đẩy quá trình cải biến tự nhiên và xã hội của một quốc gia, dân tộc hay một địa phƣơng, một đơn vị. Nguồn lực con ngƣời là tổng thể số lƣợng và chất lƣợng con ngƣời với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con ngƣời và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Quan niệm về cán bộ Cán bộ là khái niệm dùng để chỉ những người ở trong cơ cấu của một cơ quan, tổ chức nhất định của hệ thống chính trị; có trọng trách hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công. Để đảm bảo cho người cán bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao họ sẽ được lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm có được những phẩm chất và năng lực cần thiết để có thể thực thi nhiệm vụ của mình. Ngƣời cán bộ ở Việt Nam hiện nay có bốn đặc trƣng cơ bản là: Cán bộ là ngƣời đƣợc sự ủy thác của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị - xã hội, lấy danh nghĩa của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức đó để hoạt động; cán bộ là ngƣời giữ một chức 7 vụ, một trọng trách nào đó trong hệ thống chính trị nói chung; ngƣời làm cán bộ phải thông qua bầu cử, tuyển chọn, bổ nhiệm, đề bạt hay phân công của tổ chức chính trị - xã hội; ngƣời cán bộ đƣợc hƣởng lƣơng và các chính sách đãi ngộ căn cứ vào nội dung, chất lƣợng hoạt động của họ. Quan niệm về nguồn lực cán bộ Nguồn lực cán bộ là tổng thể các yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, có thể huy động vào quá trình hoạt động nghiệp vụ của từng cán bộ, của mỗi tổ chức, của cả bộ máy để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy đó. Nguồn lực cán bộ còn bao gồm cả lực lƣợng kế thừa, ở thời điểm hiện tại đây là lực lƣợng thanh niên, học sinh, sinh viên đang học tập, tham gia vào các hoạt động kinh tế - văn hóa- xã hội. 1.2.2. Quan niệm về nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam Nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị Việt Nam Nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay là tổng thể các yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, có thể huy động vào quá trình hoạt động nghiệp vụ của từng cán bộ và của các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam còn bao gồm cả lực lƣợng kế thừa. Lực lƣợng này có thể đang là học sinh, sinh viên, thanh niên, là con em của các gia đình có công với cách mạng, gia đình thƣơng binh, liệt sĩ; các thanh niên ƣu tú trong các phong trào hoạt động thanh niên, đoàn hội. Đặc điểm và yếu tố cấu thành nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam Đặc điểm của nguồn lực cán bộ cấp cơ sở: Nguồn lực cán bộ cấp cơ sở quyết định trực tiếp, hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở trong hệ 8 thống chính trị; Là nguồn lực ít về số lƣợng xét trên từng đơn vị cơ sở và thấp về chất lƣợng xét trong toàn bộ hệ thống chính trị; nguồn lực có sự biến động thƣờng xuyên, chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị cơ sở ở các địa phƣơng. Yếu tố cấu thành nguồn lực cán bộ cấp cơ sở Số lƣợng cán bộ Số lƣợng cán bộ trong đơn vị cơ sở đƣợc quy định theo Nghị định số 92/2009 của Chính phủ, bố trí theo loại đơn vị hành chính tối đa là từ 21 ngƣời (đối với đơn vị cơ sở loại 3) đến 25 ngƣời (đối với đơn vị cơ sở loại 1). Chất lƣợng cán bộ Yêu cầu thuộc về phẩm chất của cán bộ cấp cơ sở Phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nƣớc, luôn bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. Gƣơng mẫu chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc và trong đạo đức lối sống. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Yêu cầu thuộc về năng lực của cán bộ cấp cơ sở Có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. Có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Những cán bộ công chức cấp cơ sở công tác tại các nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phải biết ít nhất tiếng của một dân tộc thiểu số. Tuỳ thuộc vào vị trí, nhiệm vụ của mình trong hệ thống chính trị cơ sở mà mỗi cán bộ, viên chức còn phải đáp ứng những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng. 9 Cơ cấu cán bộ Việc bố trí cơ cấu cán bộ trong mỗi đơn vị cơ sở phải đảm bảo sự hài hòa, hợp lý giữa các cơ cấu thành phần xuất thân, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu phân bố, cơ cấu dân tộc, cơ cấu giới tính... Vai trò của nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam Nguồn lực cán bộ cấp cơ sở là lực lƣợng trực tiếp tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; trực tiếp quản lý địa bàn, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình; là lực lƣợng nòng cốt đi đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng; là nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ cấp trên trong hệ thống chính trị. 1.3. PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM 1.3.1. Quan niệm về phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam Phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở là quá trình nâng cao phẩm chất và năng lực về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở; sử dụng có hiệu quả những phẩm chất và năng lực của từng cán bộ vào quá trình hoạt động nghiệp vụ của bản thân và cả bộ máy nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. 1.3.2.Thực chất của việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam Một là, nâng cao phẩm chất, năng lực mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thông qua hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng Hai là, sử dụng có hiệu quả những phẩm chất và năng lực của từng cán bộ vào quá trình hoạt động nghiệp vụ của bản thân và cả bộ máy nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở nƣớc ta hiện nay. 10 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Cấp cơ sở hệ thống chính trị là hình ảnh thu nhỏ của hệ thống chính trị cấp quốc gia, bao gồm: tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, hay vẫn thƣờng đƣợc gọi là các Đoàn thể nhân dân ở địa phƣơng. Nguồn lực cán bộ cấp cơ sở hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay đƣợc xác định là tổng thể các yếu tố về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở, có thể huy động vào quá trình hoạt động nghiệp vụ của từng cán bộ và của các đơn vị cấp xã, phƣờng, thị trấn để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cấp cơ sở hệ thống chính trị Việt Nam. Thực chất của việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay là thực hiện song song, đồng bộ cả hai việc: Một là, đào tạo và bồi dƣỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Hai là, sử dụng có hiệu quả những phẩm chất và năng lực hiện có của từng cán bộ vào quá trình hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của từng đơn vị cũng nhƣ của cả hệ thống chính trị cấp cơ sở. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở TỈNH AN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1. KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG VÀ NGUỒN LỰC CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở TỈNH AN GIANG 2.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh An Giang Tỉnh An Giang nằm ở phía tây nam của Tổ quốc Việt Nam, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh biên giới, có nhiều dân tộc và tôn giáo. Địa hình An Giang đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi tạo nên cảnh quan sắc thái độc đáo. An 11 Giang là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, An Giang có những thuận lợi to lớn trong việc phát triển một nền kinh tế nông nghiệp toàn diện trong đó thế mạnh là trồng lúa và nuôi cá nƣớc ngọt. Vùng Bảy núi với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo và huyền thoại bí ẩn, mang đến lợi thế cho An Giang trong việc phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ. Ngoài ngƣời Kinh, ở An Giang còn có các dân tộc khác nhƣ ngƣời Khmer, ngƣời Chăm, ngƣời Hoa và một ít ngƣời thuộc các dân tộc khác. Dân số toàn tỉnh đến năm 2014 là 2.150.999 ngƣời. Đến nay vẫn còn 70,2% dân số của tỉnh sống ở nông thôn,58% dân số có việc làm trong đó số làm việc trong các ngành nông, lâm thủy sản chiếm tỉ lệ 58% lao động. Không chỉ là tỉnh đa dân tộc, An Giang còn là tỉnh đa tôn giáo, bên cạnh sự có mặt của các tôn giáo lớn nhƣ Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo… An Giang còn là nơi xuất phát của nhiều tôn giáo bản địa nhƣ: Đạo Hòa Hảo, đạo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng; đạo Tứ ân hiếu nghĩa… Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của An Giang không chỉ quy định đặc điểm, nhiệm vụ của hệ thống chính trị cấp cơ sở của tỉnh mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn lực cán bộ cấp cơ sở cũng nhƣ yêu cầu nhiệm vụ của việc phát triển nguồn lực này nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở trong hệ thống chính trị của tỉnh hiện nay. 2.1.2. Khái quát về cấp cơ sở và nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang hiện nay Cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang hiện nay Đƣợc thành lập từ năm 1832, An Giang ngày nay là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II theo Quyết định số 1428/QĐ – TTg ngày 03/10/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 2 thành phố,1 thị xã và 8 huyện. Với 156 12 đơn vị hành chính cấp cơ sở, An Giang hiện nay có 21 phƣờng, 13 thị trấn và 122 xã, toàn tỉnh có 888 khóm và ấp.Trong số 156 đơn vị cấp cơ sở có 78 đơn vị đƣợc xếp vào xã trọng điểm quốc phòng, 18 xã biên giới, 35 xã thuộc diện khó khăn và 37 đơn vị dân tộc, miền núi. Tỉnh An Giang hiện nay có 156 đảng bộ cơ sở với 3310 đảng viên.Chính quyền cơ sở, bao gồm Hội đồng nhân dân (với 156 đơn vị và 4580 đại biểu), đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã là 3.575 ngƣời. Với 772 cán bộ lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, các đoàn thể nhân dân. Nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang hiện nay Về số lƣợng: Tính đến ngày 31/12/2014, tổng số cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh An Giang là 3.575 ngƣời, bao gồm 1.723 cán bộ và 1.852 công chức. Về chất lƣợng Trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống Có 2.483 ngƣời (chiếm tỉ lệ 69,4%) đã qua đào tạo, bồi dƣỡng đạt chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị (trung cấp và cao cấp). Có 53,9% trên tổng số công chức cấp cơ sở đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.Trong tổng số cán bộ cấp cơ sở của tỉnh, có 92,5% cán bộ là đảng viên. Về kiến thức và năng lực chuyên môn Số cán bộ đạt trình độ trung học phổ thông chiếm 95,8%, có 3361 cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, đạt tỉ lệ 94,%. Số cán bộ cấp cơ sở có chứng chỉ ngoại ngữ hiện nay là 2009 ngƣời, chiếm tỉ lệ 56,1% tổng số cán bộ và 68% có chứng chỉ tin học. Về cơ cấu Có 63% cán bộ chuyên trách dƣới 45 tuổi, trong lực lƣợng công chức cấp cơ sở chiếm đến 90,8%. Hơn 2/3 cán bộ là nam, số cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số khác chiếm tỉ lệ rất ít, chƣa đến 4% (có 124 ngƣời thuộc các dân tộc khác). 13 2.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở TỈNH AN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA – THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 2.2.1. Thực trạng phát triển số lƣợng nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang trong những năm qua Tăng cƣờng cán bộ ở những nơi còn khó khăn, vùng sâu, biên giới, dân tộc bằng cách luân chuyển cán bộ đang công tác ở các cơ quan cấp huyện, tỉnh về công tác ở cơ sở lâu dài hoặc từng thời gian 3 năm, 5 năm nhất là ở vùng sâu, vùng dân tộc, biên giới. Trong công tác quy hoạch, An Giang luôn gắn trách nhiệm với ngƣời đứng đầu đơn vị cơ sở. Việc tuyển dụng công chức cấp cơ sở trong tỉnh thông qua kỳ thi tuyển công chức do Sở Nội vụ tổ chức. Đối với các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, các xã biên giới vẫn tiếp tục áp dụng hình thức xét tuyển.Ngƣời tham gia dự tuyển phải có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ từ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh cần tuyển, có chứng chỉ tin học văn phòng từ trình độ A trở lên. Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp. Tỉnh chỉ đạo, quan tâm tạo nguồn cán bộ cơ sở, hƣớng vào các đối tƣợng là con em các gia đình cách mạng, đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật, trƣờng Dân tộc nội trú; thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những ngƣời sản xuất, kinh doanh giỏi. Đến nay, công tác quy hoạch đã dần đi vào nề nếp, từng bƣớc nâng cao đƣợc chất lƣợng cán bộ, đủ về số lƣợng, đảm bảo tính liên tục, tính phát triển, khắc phục đƣợc tình trạng hẫng hụt, bị động, chấp vá, không đồng bộ... trong nguồn lực cán bộ cấp cơ sở.Tỉ lệ bình quân cán bộ trên một đơn vị cơ sở trong toàn tỉnh là 22,9 ngƣời về cơ bản đảm bảo số lƣợng theo quy định của Chính phủ và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị cơ sở. 14 2.2.2. Thực trạng phát triển chất lƣợng nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang trong những năm qua Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực mọi mặt nguồn lực cán bộ cấp cơ sở Năm 2002, An Giang xác định: Tập trung chuẩn hóa cán bộ và công chức cấp cơ sở, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Tổ chức các lớp bồi dƣỡng chuyên đề nhằm phổ biến các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng. Trang bị kiến thức, văn hóa công sở, kiến thức quốc phòng, an ninh, kỹ năng ngoại ngữ, tin học văn phòng. Đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo tiếng dân tộc Khmer cho cán bộ, công chức đang công tác tại vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer và vùng tiếp giáp Vƣơng quốc Campuchia. Năm 2011, tỉnh xác định: Tiếp tục đào tạo để chuẩn hóa về chuyên môn và lý luận chính trị trình độ trung cấp trở lên cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, từng bước đào tạo một tỉ lệ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học. Đến năm 2013, chất lƣợng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh đã đƣợc nâng lên rất nhiều, tỉ lệ cán bộ, công chức cơ sở của tỉnh đạt chuẩn tăng gần gấp đôi. Đến nay, về cơ bản, đội ngũ cán bộ xã đã đƣợc đào tạo đáp ứng yêu cầu cho trƣớc mắt và lâu dài, góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên, một số địa phƣơng chậm cụ thể hóa thành kế hoạch, thiếu phân công trách nhiệm nên có phần chậm chạp trong sắp xếp, tổ chức, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Do vậy, vẫn tồn tại, bất cập về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trên nhiều mặt: Về trình độ lý luận chính trị; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… Thứ hai, thực trạng việc sử dụng những phẩm chất và năng lực của từng cán bộ vào quá trình hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của từng đơn vị cũng như của cả hệ thống chính trị cấp cơ sở 15 Các đơn vị cơ sở thực hiện việc rà soát chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh và cán bộ để sắp xếp hợp lý, sử dụng hết thời gian hành chính. Khuyến khích thực hiện chế độ kiêm nhiệm trong phân công, bố trí cán bộ. Chủ trƣơng trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở cũng đƣợc tỉnh An Giang chú trọng và triển khai thực hiện. Lấy kết quả đánh giá cuối năm này làm cơ sở để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, bố trí, sắp xếp, điều chuyển đội ngũ cán bộ hiện có cho phù hợp với trình đội và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Năm 2002, An Giang xác định: Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Trung ương ban hành đối với cơ sở. Trong phạm vi quyền hạn, tỉnh tiếp tục nghiên cứu vận dụng để có các chính sách ƣu tiên, đãi ngộ, đảm bảo tốt nhất cho các hoạt động của hệ thống chính trị và cán bộ cấp cơ sở trong khả năng của địa phƣơng. Mức lƣơng của Bí thƣ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đƣợc xếp bằng hoặc cao hơn mức lƣơng trƣởng phòng cấp huyện. Đến năm 2006, An Giang thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung chính sách cho cán bộ cơ sở với mục tiêu tạo mặt bằng chung trong hệ thống tiền lương cũng như trợ cấp địa phương. Thực hiện theo chế độ tiền lƣơng của Trung ƣơng quy định, bỏ phần phụ cấp địa phƣơng bằng tiền và chuyển sang thực hiện phụ cấp theo hệ số cho các chức danh. 2.2.3. Thực trạng phát triển cơ cấu nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang trong những năm qua Từ năm 2002, tỉnh có chủ trƣơng, trong quy hoạch kịp thời phát hiện ngƣời tốt, trẻ, có triển vọng và quan tâm tạo nguồn cán bộ ngƣời Khmer, Chăm ở các vùng có đông đồng bào dân tộc. Ƣu tiên cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong quy hoạch, bổ nhiệm, nâng dần độ tuổi cán bộ cơ sở bằng chủ trƣơng trẻ hóa đội ngũ, ƣu tiên cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo bài bản. 16 2.2.4.Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang trong những năm qua Những thành tựu và hạn chế chủ yếu Những thành tựu chủ yếu Khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ cơ sở tồn tại trong thời gian dài ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới, dân tộc và miền núi của tỉnh. Cơ bản thực hiện đƣợc mục tiêu đạt chuẩn đối với đội ngũ cán bộ trên địa bàn tỉnh, từng bƣớc thực hiện mục tiêu nâng chuẩn đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân của nguồn lực cán bộ cấp cơ sở đặc biệt là công chức cơ sở trên địa bàn tỉnh ngày càng cải thiện, giải quyết kịp thời và hiệu quả những đề xuất, nguyện vọng chính đáng của nhân dân và đƣợc ngƣời dân đánh giá cao. Nguồn lực cán bộ cấp cơ sở của tỉnh hiện nay đã đƣợc đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cho trƣớc mắt và lâu dài. Những hạn chế chủ yếu Sự chuyển biến nhận thức trƣớc yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chƣa đồng đều, có nơi thiếu mạnh dạn, chần chừ trong việc chuẩn hóa. Vẫn còn một bộ phận cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh chƣa đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; về lý luận chính trị; về kiến thức quốc phòng, an ninh, về quản lý hành chính Nhà nƣớc… Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tuy đƣợc đào tạo, thông qua hoạt động thực tiễn, song trình độ học vấn, chuyên môn và chính trị vẫn còn thấp so với yêu cầu, làm việc theo kinh nghiệm, sự vụ, nhiều nơi tùy tiện.Tình trạng xa dân, ít xuống địa bàn để tiếp xúc với dân và nắm tình hình ở địa bàn cơ sở của nguồn lực cán bộ cấp cơ sở vẫn còn phổ biến. Nguyên nhân của những thành tựu Thứ nhất, từ đƣờng lối đúng đắn của Đảng, chính sách kịp thời 17 của Nhà nƣớc về cán bộ, công tác cán bộ; Thứ hai, sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang; Thứ ba, từ hoạt động của các đơn vị cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang; Thứ tư, sự nỗ lực vƣơn lên của chính nguồn lực cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang. Nguyên nhân của những hạn chế Xuất phát điểm thấp về kinh tế - xã hội khó thu hút và giữ chân cán bộ từ nơi khác đến đây công tác. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, không tích cực tham gia vào các chƣơng trình, mục tiêu, hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Chƣa xây dựng, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn phù hợp đối với từng chức danh cán bộ trong nguồn lực cán bộ cấp cơ sở làm căn cứ tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Chƣa chú trọng tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng riêng về chuyên môn, nghiệp vụ, những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt cho những cán bộ cấp cơ sở công tác ở những địa bàn chuyên biệt. Đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang còn nhiều khó khăn. Tâm lý an phận trì trệ, ngại học tập, ngại phấn đấu hoặc tự mãn bằng lòng với mình. Không có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc, công tác dân vận không đạt hiệu quả cao.Tác phong làm việc quan liêu, thủ tục hành chính rƣờm rà gây khó khăn cho ngƣời dân nhất là đồng bào dân tộc Khmer, Chăm vốn không rành tiếng Việt KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong những năm qua, bên cạnh việc duy trì số lƣợng cán bộ hợp lý điều chỉnh những điểm bất cập trong cơ cấu cán bộ cấp cơ sở hiện có, tỉnh An Giang tập trung vào việc phát triển yếu tố chất lƣợng nguồn lực, thực hiện mục tiêu chuẩn hóa và nâng dần chất lƣợng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tỉnh cũng đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan