Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phong cách nghệ thuật nguyễn quang sáng...

Tài liệu Phong cách nghệ thuật nguyễn quang sáng

.PDF
168
812
51

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ PHƢƠNG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN QUANG SÁNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ PHƢƠNG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN QUANG SÁNG Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 62 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Hà Công Tài HÀ NỘI - năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, những kết luận, nhận định trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận án Lê Thị Phƣơng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 5 7. Cơ cấu của luận án 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1.1. Về phong cách nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn 6 1.2. Về tác giả Nguyễn Quang Sáng 24 Chƣơng 2: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN 36 HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN QUANG SÁNG 2.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật 36 2.2. Những yếu tố cơ bản hình thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng 45 Chƣơng 3: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HOÁ VÀ 65 CON NGƢỜI NAM BỘ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG 3.1. Về không gian văn hoá Nam bộ 65 3.2. Về con người Nam bộ 74 Chƣơng 4: CỐT TRUYỆN - NGÔN NGỮ - GIỌNG ĐIỆU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG 4.1. Tổ chức cốt truyện 108 108 4.2. Ngôn ngữ 119 4.3. Giọng điệu 136 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Phong cách là một thuật ngữ được nói đến từ thời cổ đại. Từ đó đến nay, vấn đề phong cách đã được nhiều triết gia, nhà lí luận, nhà nghiên cứu phê bình bàn luận. Ở nước ta cũng xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về phong cách. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về bản chất của phong cách, tầm quan trọng của phong cách trong sáng tạo nghệ thuật và những phương diện biểu hiện chủ yếu của phong cách... hiện vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau. Do đó, việc hệ thống lại các quan niệm nhằm xác lập nội hàm khái niệm phong cách nghệ thuật, đặc trưng bản chất và hướng nghiên cứu phong cách nghệ thuật để áp dụng vào nghiên cứu một hiện tượng phong cách nghệ thuật cụ thể là một việc làm cần thiết. 1.2. Phong cách là một thuật ngữ không chỉ dùng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống xã hội. Phạm trù phong cách bao gồm nhiều mặt, nhiều biểu hiện. Nghiên cứu phong cách, ngoài phong cách tác giả, người ta còn nghiên cứu phong cách tác phẩm, phong cách thể loại, phong cách thời đại, phong cách trào lưu... Về phong cách nghệ thuật tác giả, tuy hiện nay tồn tại nhiều quan niệm khác nhau, nhưng xét đến cùng, trong dòng chảy của lịch sử văn học, càng lùi xa quá khứ thì nhìn lại chỉ còn thấy những đỉnh cao, những dấu ấn đậm nét, mà đỉnh cao này được định hình bởi phong cách. Phong cách được xem như là chất lượng nghệ thuật đặc trưng cá nhân của các tác giả lớn, chi phối hàng loạt sáng tác của họ. Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật của các nghệ sĩ lớn giúp người nghiên cứu thấy được tài năng của nghệ sĩ, cũng như những nét độc đáo trong sáng tác của họ, từ đó góp phần khái quát được phong cách dân tộc, phong cách thời đại, phong cách trào lưu. 1.3. Nguyễn Quang Sáng (1932-2014) là cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học Cách mạng miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Với hơn 80 năm tuổi đời và hơn 60 năm tuổi nghề, bằng tài năng, tâm huyết, sức sáng tạo và lao động bền bỉ, Nguyễn Quang Sáng đã sáng tác với nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch bản phim… và để lại những tác phẩm, những hình 1 tượng nghệ thuật đặc sắc đầy tính nhân văn, tạo được ấn tượng riêng về sức viết và lối viết. Một thứ văn chương dễ đi vào lòng người, vừa có nét duyên bẩm sinh, vừa giàu sự trải nghiệm, thể hiện một phong cách văn chương riêng biệt, đậm hồn cốt văn hoá Nam bộ. 1.4. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Quang Sáng luôn nhận được sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu văn học và bạn đọc, nhưng tiếp cận sáng tác của nhà văn dưới ánh sáng của lý thuyết phong cách nhìn chung vẫn chưa được bao quát, hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng là công việc cần thiết để khẳng định dấu ấn sáng tạo, tài năng văn chương và những đóng góp to lớn của nhà văn đối với nền văn học dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung tìm hiểu những vấn đề lí luận về phong cách, đặc biệt là phong cách nghệ thuật nhà văn để làm cơ sở tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng. Coi Nguyễn Quang Sáng như một trong những gương mặt độc đáo của văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn đã đóng góp cho văn học và điện ảnh Việt Nam những tác phẩm giá trị, nghiên cứu về ông, chỉ ra những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của ông là mục đích chúng tôi hướng tới. Từ đó, luận án khẳng định vai trò, dấu ấn của phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng đối với sự phát triển văn chương dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Giới thiệu tổng quan về vấn đề phong cách ở phương Tây, phương Đông và ảnh hưởng của lý thuyết phong cách vào Việt Nam, sau đó giới thuyết về phong cách nghệ thuật nhà văn. Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về tác giả Nguyễn Quang Sáng. Trình bày hành trình sáng tạo nghệ thuật và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới sự hình thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng. Chỉ ra sự độc đáo trong cái nhìn nghệ thuật về không gian văn hóa và con người Nam bộ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Phân tích sức hấp dẫn của văn chương Nguyễn Quang Sáng qua các phương tiện hình thức mang tính nội dung, tiêu biểu là cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của nhà văn. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi quan tâm đến dấu ấn sáng tạo và những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc mang tính ổn định được thể hiện trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Đồng thời, có sự đối sánh với các tác giả cùng thời và sau này để thấy được những sáng tạo độc đáo của riêng Nguyễn Quang Sáng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Quang Sáng sáng tác trên nhiều thể loại, trong phạm vi của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu ba thể loại với những tác phẩm tiêu biểu mà theo chúng tôi, chúng thể hiện đặc sắc văn phong, cốt cách con người Nguyễn Quang Sáng: Tiểu thuyết (Đất lửa, Nhật ký người ở lại, Mùa gió chướng, Dòng sông thơ ấu), Truyện ngắn (các tập truyện ngắn: Người quê hương, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Người con đi xa, Người bạn lính, Bàn thờ Tổ của một cô đào, Dân chơi - Tôi thích làm vua, Linh Đa, Con mèo của Foujita, Tạo hoá dưới trần gian) và Kịch (Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang - kịch bản phim). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án Luận án trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tìm hiểu vai trò và mối quan hệ biện chứng giữa thời đại, môi trường văn hóa và cá tính sáng tạo của nhà văn trong sự hình thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng. Luận án cũng linh hoạt vận dụng ưu thế của các lý thuyết nghiên cứu hiện đại trên thế giới, nhất là phê bình phong cách học, để tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc và hiệu quả. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Từ nguyên tắc phương pháp luận trên, để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp chính sau đây: - Phương pháp phê bình phong cách học: Đây là phương pháp chủ đạo để tiếp cận tất cả các vấn đề của luận án. Trên cơ sở các lý thuyết phê bình về phong 3 cách học, chúng tôi lựa chọn phương pháp phê bình phong cách học cụ thể để làm rõ những biểu hiện của phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Vận dụng những lợi thế của thi pháp học, luận án đi sâu khảo sát hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, tìm hiểu nét độc đáo riêng biệt của hệ thống hình tượng, kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, cách bài trí không gian, thời gian nghệ thuật. - Phương pháp so sánh văn học: Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên nhằm tìm ra sự khu biệt giữa đối tượng nghiên cứu của luận án với các đối tượng văn học khác nhằm thấy được những nét đặc trưng riêng biệt của đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Phương pháp này được luận án vận dụng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu những tác động của ngoại cảnh như: gia đình, quê hương, thời đại và các mối quan hệ của người nghệ sĩ đến việc hình thành cảm quan sáng tác, cách lựa chọn đề tài, thế giới nhân vật của nhà văn. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp luận án khảo sát về mặt ngôn ngữ và tần số xuất hiện của những từ đặc trưng trở đi trở lại nhiều lần trong các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng, trở thành những tín hiệu nghệ thuật khẳng định sự độc đáo, sáng tạo của nhà văn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Đồng thời, phương pháp thống kê là công cụ để người viết minh chứng các luận điểm có tính thuyết phục hơn, tính khái quát cao hơn. - Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được luận án vận dụng xem xét các yếu tố phong cách trong sự liên hệ, quy định lẫn nhau, nhằm mang lại kết quả nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, khách quan về đối tượng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Quang Sáng một cách hệ thống dưới góc nhìn lý thuyết phong cách. Luận án khẳng định những giá trị nổi bật, những dấu ấn sáng tạo và đóng góp to lớn của Nguyễn Quang Sáng đối với nền văn học Nam bộ nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 4 5.2. Việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng là cơ sở nhìn nhận vị trí nhà văn Nguyễn Quang Sáng trước và sau 1975 trong nền văn học miền Nam và văn học dân tộc với tư cách phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học. Luận án khẳng định những nét đặc sắc riêng của tác phẩm văn chương Nguyễn Quang Sáng, đồng thời khẳng định những đóng góp nhất định của nền văn hóa, văn nghệ Nam bộ nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung tạo nên phong cách nghệ thuật tác giả. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Qua nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng, luận án sẽ mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo về phong cách nghệ thuật của các tác giả cùng thời, rộng hơn là góp phần nghiên cứu phong cách thời đại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần tích cực cho các nhà nghiên cứu, các giáo viên, sinh viên khi tìm hiểu về thế giới nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng, giúp cho việc nghiên cứu giảng dạy trong các trường Đại học và Cao đẳng, Trung học có thêm tài liệu tham khảo, góp phần đóng góp vào quá trình tìm hiểu nhà văn Nam bộ. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận án được triển khai thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Hành trình sáng tạo và những yếu tố cơ bản hình thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng Chương 3. Cái nhìn nghệ thuật về không gian văn hoá và con người Nam bộ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng Chương 4. Cốt truyện - Ngôn ngữ - Giọng điệu trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Phong cách là một thuật ngữ được nói đến từ lâu và được sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Trong nghiên cứu văn học, phong cách học - một loại hình lý thuyết phê bình ra đời sớm, mang lại nhiều thành tựu trong việc chỉ ra nét độc đáo và dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ đối với sự phát triển của văn chương dân tộc. Cho đến nay, những vấn đề về phong cách vẫn gây nhiều tranh cãi, vì thế, trong phần này, luận án tổng hợp một số quan niệm của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình trong và ngoài nước về phạm trù phong cách và phong cách nghệ thuật của nhà văn, làm cơ sở lí luận tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng. 1.1. Về phong cách nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn 1.1.1. Về phong cách nghệ thuật 1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Thuật ngữ phong cách (tiếng Hy Lạp cổ: Stylos, tiếng La Mã: Stylus, tiếng Anh: Style, tiếng Pháp: Style) ra đời sớm nhất ở Hy Lạp - La Mã cổ đại với nghĩa ban đầu chỉ dụng cụ để viết, dần dần, phát triển nghĩa, chỉ nét chữ, cách viết rồi đến chỉ bút pháp, chỉ tình yêu đối với ngôn từ, nghệ thuật dùng từ. Phong cách được coi như một thuật ngữ ngôn ngữ học đã tồn tại ở nhiều nước trên thế giới trong suốt một thời kỳ lịch sử dài từ Trung cổ tới Phục hưng, thể hiện trong các công trình của Aristote (Thi pháp học, Tu từ học), của Xixeron (Các quy luật)… Việc hiểu khái niệm phong cách theo nghĩa ngôn ngữ học được tiếp tục ở các nhà hùng biện Nga thế kỷ XVII, XVIII cho tới thế kỷ XIX. Các học giả đồng nhất phong cách với cá tính sáng tạo của nhà văn hoặc các khái niệm có nội hàm hẹp hơn như văn phong, bút pháp: “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy” (Platon), “Lời nói là diện mạo của tâm hồn” (Sénèque), “Phong cách chính là bản thân con người” (Buffon),… Thời cận đại, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu theo quan điểm nghiên cứu nghệ thuật về phong cách. Các công trình đều thống nhất ở chỗ coi “phong cách là một phương hướng riêng biệt trong nghệ thuật hình thành ở thời đại nào đó và là một hệ thống xác định các dấu hiệu nghệ thuật tư tưởng” (I.Vinkenman - Lịch sử 6 nghệ thuật cổ đại). Như vậy, thời kỳ này, nội hàm khái niệm phong cách được mở rộng hơn. Không chỉ được hiểu là hệ thống thể hiện lời nói như ý nghĩa truyền thống, phong cách được coi là đặc trưng nghệ thuật của nghệ thuật, trở thành một phạm trù thẩm mĩ, như một hệ thống nghệ thuật biểu hiện hình thức của tác phẩm. Bước sang thế kỷ XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc. Dưới quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học, phong cách được xem như một hiện tượng văn học nghệ thuật, bao gồm trong đó tất cả sự đa dạng và phức tạp. Phạm trù phong cách được nghiên cứu trong mối quan hệ với tư tưởng của nhà văn, với thời đại. Ở Liên Xô trước đây, Viện sỹ M.B. Khravchenko đã thống kê tới gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách. Ông cho rằng phong cách là phương pháp, là cách thức, phương tiện nghệ thuật để nhà văn phản ánh hiện thực cuộc sống nhằm tạo ra sự hấp dẫn của tác phẩm đối với độc giả: “Nếu như dùng một công thức vắn tắt thì phong cách cần phải định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [61; tr.152]. Ngoài tác giả Khravchenko, trong giới nghiên cứu văn học Nga, các tác giả như V.V.Vinogradov, L.Novichenko, V.Turin… cũng đưa ra những quan niệm khác nhau về phong cách. Có thể khái quát những quan niệm về phong cách của giới nghiên cứu Xô viết theo hai hướng: Khuynh hướng thứ nhất coi phong cách là tính cá thể hoặc tính độc đáo. Khravchenko cho rằng với tư cách là một thước đo nghệ thuật nhất định, phong cách mang một phẩm chất đặc biệt của sự khai thác thẩm mĩ cuộc sống. Phẩm chất này nổi lên rõ nét so với sự vô bản sắc, với tình trạng vô hình thái và mơ hồ được lưu hành khá rộng rãi trong sự vận động của thực tế văn học. Tác giả L.Novichenko lại khẳng định phong cách và cá tính của người nghệ sĩ là hai khái niệm gần gũi, tính cộng đồng có ảnh hưởng tới phong cách của hàng loạt nhà văn nhưng xét cho cùng phong cách vẫn là cái đặc thù, vẻ đặc thù được quy định bởi thế giới quan của nhà văn về cuộc sống và con người, bởi những đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức của tác phẩm. Nhìn chung, các nhà lí luận và nghiên cứu văn học đều muốn nhấn mạnh cá tính sáng tạo, độc đáo mang tính thẩm 7 mĩ của nhà văn. Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống văn học, “phong cách không thể chỉ là của cá nhân, không lặp lại, vì bản thân nghệ thuật và sáng tác nghệ thuật, suy cho cùng, không tựu trung về tính cá nhân” [89, tr.28]. Khuynh hướng thứ hai xem xét phong cách theo quan điểm tổng hợp, các nhà nghiên cứu cho rằng phong cách là một hệ thống các phương tiện biểu đạt, là hình thức nghệ thuật được xem xét trong tính quy luật và các nguyên tắc hài hòa. Phạm trù phong cách không chỉ mang tính độc đáo, hình thức, mà phải là sự kết tinh nhuần nhuyễn, sự tổng hợp và thống nhất giữa nội dung và hình thức, hình thức là phương tiện đắc lực biểu đạt nội dung và ngược lại nội dung nhằm làm nổi bật hình thức thể hiện. Nói cách khác, phong cách là một phạm trù có tính bao quát và tổng thể. V. Kovalev chỉ ra: Phong cách - đó là một sự thống nhất chỉnh thể của nhà văn, đó là những liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, là sự quy định lẫn nhau của các yếu tố đó. Còn tác giả V.I.Guxev cho rằng: phong cách hay phạm trù phong cách được xuất hiện để ghi nhận tính chất tổng thể của sáng tác. Có thể nói đây là quan niệm phổ biến ở các nhà nghiên cứu lí luận văn học Xô viết tiêu biểu, kể cả những nhà nghiên cứu khác như Xocolov, Xidorov… Nội hàm khái niệm phong cách được các nhà nghiên cứu chỉ ra là sự thống nhất các yếu tố tổng thể nghệ thuật, là sự thể hiện có tính quy luật tất cả các phương tiện biểu cảm cần thiết để thể hiện nội dung nghệ thuật. Nói cách khác, đó là cách thức biểu đạt nội dung bằng nghệ thuật ngôn từ. Nói đến phong cách là nói đến sự thống nhất các yếu tố trong tác phẩm, từ nội dung đến hình thức. L.I.Timopheev đã nhận định rằng phong cách là sự thống nhất các đặc tính cơ bản vốn có của tất cả các hiện tượng nói chung, được lặp đi lặp lại trong sự đa dạng của các hiện tượng riêng biệt. Tóm lại, phong cách là sự thống nhất trong sự đa dạng. Tuy nhiên, những đặc tính căn bản về tư tưởng và nghệ thuật không nhất thiết luôn luôn phải lặp lại trong mỗi tác phẩm của nhà văn mà nó cần được năng động, biến hóa, hòa nhập, phát huy điểm nổi trội, độc đáo trong từng hình tượng nghệ thuật và từng tác phẩm. 8 Các nhà nghiên cứu Xô viết khi nghiên cứu về phạm trù phong cách thường chú ý trực tiếp đến tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn, môi trường sáng tác nghệ thuật, đến thế giới hình tượng mà nhà văn dành tâm huyết xây dựng trong tác phẩm. Những thành tựu đó sau này được các nhà nghiên cứu lí luận văn học ở Việt Nam tiếp thu, vận dụng sáng tạo vào trong từng phạm vi nghiên cứu. Song hành với những thành tựu nghiên cứu về phong cách của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nga, các nhà nghiên cứu văn học Pháp, Mĩ cũng đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm về vấn đề phong cách trên cơ sở luận giải từ hệ hình cấu trúc, ngôn ngữ và thi học. A.Compagnon, R.Jacobson, R.Barthes… là những tác giả tiêu biểu nhất. “Phong cách là sự lựa chọn tổng quát một giọng, một esthos (văn thể)” [15, tr.257] là kết luận của R.Barthes sau khi tác giả tiến hành khảo sát, so sánh giữa ngôn ngữ và phong cách. Còn tác giả A.Compagnon trên cơ sở thống kê, phân tích những quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước đã đề xuất ba tiêu chí mang tính thuyết phục để nhận diện phong cách. Ông khẳng định những tiêu chí này chưa bao giờ bị thủ tiêu: “- Phong cách là một biến hóa hình thức trên một nội dung ổn định (ít hoặc nhiều); - Phong cách là một tập hợp những nét đặc trưng của một tác phẩm cho phép qua đó nhận dạng và nhận ra tác giả (trực giác hơn là phân tích); - Phong cách là một sự lựa chọn giữa nhiều “lối viết” [15, tr.285]. Như vậy, các học giả phương Tây đưa ra những cách giải thích, khái niệm về phong cách cũng như xác định bản chất và những phương diện chủ yếu của phong cách khác nhau nhưng điểm chung là họ nhấn mạnh đến khía cạnh sáng tạo, những đặc điểm riêng biệt, độc đáo của người nghệ sĩ được thể hiện trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn, được toát lên từ nội dung tư tưởng của tác phẩm và các phương thức biểu đạt. Sự đổi mới có ý nghĩa lớn nhất của tư duy triết học ngôn ngữ hiện đại là xây dựng quan niệm nội tại về nghĩa và ý nghĩa của văn bản. Trong tư duy tiền hiện đại, khi ngôn ngữ được quan niệm như là cái ngẫu nhiên, thiết lập thông qua chủ ý của người phát ngôn, nó không nằm trong ngôn ngữ mà phụ thuộc vào các chủ thể sử 9 dụng ngôn ngữ, tức là vai trò của tác giả trong khoa học văn học được đề cao, hay vấn đề phong cách và phong cách nghệ thuật tác giả rất được chú trọng. Ngược lại, tư duy hiện đại đã nhấn mạnh tính chất độc lập và tính tự trị của ngôn ngữ. Nó xác định nghĩa độc lập với người phát ngôn. Đến lúc này, ngôn ngữ không hoàn toàn chỉ là công cụ để con người chủ định nói ra điều gì đó mà nó trở thành khả năng của sự nói ra đó. Nhân loại chuyển từ “Tôi tư duy vậy thì tôi tồn tại” sang “Tôi nói vậy thì tôi tồn tại”. Khi văn bản được xem là trung tâm tạo nghĩa thì khoa học văn học hoạt động loại bỏ tác giả và người tiếp nhận cùng với bối cảnh, nó chỉ xem tác phẩm văn học là hình thức ngôn ngữ đặc trưng, là hiện tượng ngôn ngữ. Trên thế giới xuất hiện những trào lưu lý thuyết văn học dựa vào tính ngôn ngữ để đề cao tính ký hiệu, phủ nhận tính phản ánh, khẳng định không gian ngôn ngữ và quyền tự trị ngữ nghĩa của văn bản văn học. Bakhtin quan niệm: “Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc hội thoại không bao giờ kết thúc” [13, tr.12], nghĩa là với Bakhtin, sống tức tham gia các cuộc đối thoại ngôn từ, gia nhập dàn đối thoại cuộc sống, mọi quan niệm, nỗi niềm, hạnh phúc lẫn khổ đau của con người đều được bộc lộ qua ngôn ngữ. Với giải trình ngôn ngữ của M. Foucault hay trò chơi ngôn ngữ của Wittgenstein, tư duy ngôn ngữ học hậu hiện đại đã quan tâm đến những quy ước của ngôn ngữ, nó đòi hỏi phải hiểu ngôn ngữ xuất phát từ xã hội hơn là ngôn ngữ xuất phát từ ý thức. M. Foucault cho rằng mọi hoạt động của con người đều là hoạt động “ngôn từ”, mọi thực tiễn xã hội đều là thực tiễn diễn ngôn, mẫu số chung của mọi hiện tượng văn hóa là ngôn ngữ. Ở Foucault, lịch sử khoa học là lịch sử của các quy tắc, định chế, các quy phạm ngôn ngữ. Ông xác nhận, mỗi xã hội tạo ra cho mình một chỉnh thể chân lý, một nền chính trị chung về chân lý, “đó là các diễn ngôn”. Chính quan niệm xem ngôn ngữ như là chủ thể sáng tạo và tuyệt đối hóa đến mức cực đoan vai trò của diễn ngôn, nên trong cái nhìn của chủ nghĩa hậu hiện đại, vấn đề phong cách không còn được quá chú trọng, thậm chí có thể dẫn đến việc xóa nhòa các phong cách. Nhưng vấn đề lại không đơn giản như thế, bởi một khi nhà văn mất đi sự độc đáo, mất đi bản sắc, nghĩa là mất đi phong cách, thì anh ta khó lòng tồn tại như một giá trị trong thực tiễn sáng tạo văn học. Vì thế, nghiên cứu 10 phong cách vẫn phải được tiếp tục trên một tinh thần mới. Có thể nghiên cứu phong cách từ nhiều hướng: phong cách từ góc nhìn ngôn ngữ, phong cách qua lối viết, phong cách như biểu hiện của cá tính sáng tạo… Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn bản nghệ thuật cụ thể, chúng tôi hiểu rằng quá trình mỗi người viết tạo nên được cho mình một phong cách là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực trong sáng tạo, là cuộc hành trình để khẳng định cái bản ngã cá nhân trong nghệ thuật của người cầm bút. Phấn đấu để có được một phong cách nghệ thuật cá nhân, đó là sự đóng góp đích thực của mỗi người viết cho sự phát triển chung của cả nền văn học. Bởi vì, một nền văn học càng có nhiều phong cách cá nhân thì càng có nhiều khả năng trở thành một nền văn học lớn. Còn ở phương Đông, tiêu biểu là Trung Quốc, thuật ngữ phong cách cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Vào cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ VI, Lưu Hiệp - nhà lí luận văn học nổi tiếng - đã đưa ra thuật ngữ “phong cốt” chỉ sự hợp nhất giữa phong thái (tư tưởng) và cốt cách (hình thức nghệ thuật ngôn từ). Đồng nhất cá tính sáng tạo với cá tính đời thường của nhà văn, ông làm rõ quan niệm “văn là người” trong tác phẩm Văn tâm điêu long. Lưu Hiệp cho rằng, cái quan trọng của phong cách là sự biểu hiện của cá tính sáng tạo, cá tính sáng tạo nhà văn khác nhau thì phong cách khác nhau: “Khi ngâm vịnh trình bày lời văn thì không gì quan trọng hơn cốt cách. Cho nên văn cần có cốt cách cũng như thân thể người ta có bộ xương. Tình cảm của ta chứa đựng sẵn cái phong cũng như hình hài ta chứa đựng cái khí chất vậy. Khi lời văn được xếp đặt đúng đắn và thẳng thì cái cốt cách của nhà văn đã hình thành” [1, tr.196]. Đồng thời, ông cũng khẳng định tác phẩm hoàn toàn chịu sự kiểm soát của tài năng nhà văn: “(…) Cho nên người nào trau dồi cốt cách thì việc chọn lựa lời văn thế nào cũng tinh, người nào đi sâu vào phong cách thì diễn đạt tình cảm thế nào cũng rõ” [1, tr.196-197]. Tiếp sau Lưu Hiệp, phải kể đến Viên Mai - nhà thơ, nhà lí luận phê bình văn học đời Thanh. Tuy không trực tiếp bàn về vấn đề phong cách nhưng trong Tùy Viên thi thoại - đỉnh cao của nền thi thoại Trung Quốc, qua cách lý giải về năng lực, tài nghệ sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc tạo ra những nét riêng, độc đáo ở mỗi tác phẩm, Viên Mai muốn khẳng định tính độc đáo chính là yêu cầu bắt buộc đối 11 với người nghệ sĩ. Ông nhấn mạnh: “Thơ quan hệ ở cốt chứ không phải ở cách” [94, tr.15] và “(…) làm thơ thì không thể không phân biệt giữa bình đạm và khô khan, giữa tân kì và tiêm xảo, giữa mộc mạc và vụng về, giữa cường kiện và thô bạo, giữa hoa lệ và khinh phù, giữa thanh tú và mỏng manh, giữa trọng hậu và cứng đờ, giữa tung hoành và tạp loạn, mấy cái đó cũng hình như giống nhau và kì thực khác nhau, sai một ly đi một dặm” [94, tr.29-30]. Khi nghiên cứu nghệ thuật thi ca, ông đề cao tinh thần tự do sáng tạo, thơ không thể vô ngã, khuyến khích và cổ vũ nhà thơ bộc lộ cá tính và phong cách riêng: “Làm thơ không nên không có bản ngã, không có bản ngã thì cái tệ bắt chước, phu diễn sẽ lớn” [94, tr.75]. Những tư tưởng tiến bộ của Viên Mai đã góp phần quan trọng vào sự cách tân mạnh mẽ cho thơ ca Trung Quốc đương thời, là động lực để đội ngũ nhà thơ có những chuyển biến mạnh mẽ để vượt qua sự kiềm tỏa, những luật lệ và quy định ngặt nghèo, gò bó, trói buộc của nguyên tắc sáng tác văn chương cổ, hướng tới địa hạt văn chương mới - nơi người nghệ sĩ có thể tự do bộc lộ cái tôi cá nhân, phá vỡ những nguyên tắc, chuẩn mực khuôn sáo. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của thế hệ đi trước, Lỗ Tấn - nhà văn hiện thực lỗi lạc của Trung Quốc - một lần nữa chỉ ra phong cách không chỉ là nơi hội tụ, biểu hiện cá tính sáng tạo của nhà văn, mà còn là nơi tiếp nhận, giao lưu, phát triển cùng với xu hướng sáng tác đương thời: “Phong cách cùng các loại tình cảm, khuynh hướng, không những tùy theo con người mà khác nhau, mà còn tùy theo sự vật mà khác nhau, tùy theo thời thế mà khác nhau” [187, tr.261]. Như vậy, phạm trù phong cách được giới nghiên cứu ở phương Tây và phương Đông rất quan tâm. Những quan niệm ấy đã ảnh hưởng lớn đến các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam. 1.1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước Phê bình phong cách học ở nước ta đã trải qua hai giai đoạn nghiên cứu với những quan niệm riêng. Giai đoạn thứ nhất mang tính chất tiền hiện đại, các nhà lí luận văn học Việt Nam dựa trên định nghĩa về phong cách của Buffon: “Phong cách chính là bản thân con người”, đồng nhất cá tính sáng tạo của nhà văn với phẩm chất con người nhà văn. Ý thức về phong cách nhà văn là sự thể hiện của con người cá 12 tính, con người cá nhân nhà văn đã xuất hiện từ văn chương trung đại Việt Nam. Thời kỳ này, do ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa Trung Hoa nên cách hiểu và quan niệm về phong cách không nằm ngoài cái khuôn “văn như kỳ nhân”. Bước sang đầu thế kỷ XX, thuật ngữ phong cách được các nhà nghiên cứu văn học dùng với ý nghĩa là “lối văn”, “giọng văn”, “sở trường”, “sở thích” trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, và một trong những phương diện quan trọng quyết định tài năng nghệ thuật của nhà văn cũng như giá trị của tác phẩm chính là tính cách nhà văn. Trên Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh viết: “Muốn biết giá trị một quyển sách, nên biết người làm sách sở trường về lối viết nào”. Nguyễn Bá Học trong Văn chương cũng cho thấy cá tính nhà văn bộc lộ trong văn chương: “Người cục súc hay làm văn tiểu xảo; người nhu nhược hay làm văn chi ly; người thô sơ hay làm văn sống sượng; người danh lợi hay làm những văn thù phụng; người bợm bãi hay làm văn hoa tình”. Người ta nghiên cứu phong cách trong mối quan hệ giữa văn bản với cá tính sáng tạo của nhà văn, coi cá tính sáng tạo là một trong những nhân tố quy định phong cách nhà văn. Chịu ảnh hưởng quan niệm văn chương của cổ nhân, tác giả Phan Kế Bính trong Việt Hán văn khảo (1918) chỉ ra nét đặc sắc - phong cách của các nhà Nho chủ yếu dựa trên giọng điệu nghệ thuật và văn như thế nào thì chỉ ra cốt cách nhà văn như thế ấy: “Văn cụ Thượng Trứ thì trầm hùng có khí khái, khí văn mạnh mẽ như con ngựa cất không thể ràng buộc được. Văn cụ Yên Đổ thì có ý ngông, nhưng giọng văn thì rất nhẹ nhàng, hoạt bát ra cái thú tự nhiên, tựa như con cá nhảy ở dưới nước, con chim bay nhảy ở trên cành hoa. Văn cụ Vân Đình thì hùng hậu, có khí tượng ung dung đài các tựa như ông đại thần mặc áo đại triều ngồi chốn công đường. Văn ông Tú Xương cũng tài tình mà ngông lắm” [trích theo 193, tr.64]. Nhìn chung, quan niệm đồng nhất cá tính con người với phong cách sáng tạo nghệ thuật của nhà văn có nhiều hạt nhân hợp lý song nếu coi tác phẩm là sự phản ánh trung thành của con người nhà văn sẽ dẫn đến chỗ không giải thích được nhiều điểm của phong cách nghệ thuật khi khí chất của tác phẩm, cá tính sáng tạo của tác giả khác xa với cá tính sinh hoạt ngoài đời của họ. Hơn nữa, công thức “phong cách chính là con người” sẽ khiến người nghiên cứu dễ lẫn lộn phong cách tác giả và tác 13 phẩm. Vì vậy, phạm trù phong cách cần phải được hiểu là sự tổng hợp, sự thống nhất các mặt ý thức thẩm mĩ, tư duy sáng tạo, tài năng và nhân cách nhà văn. Kế thừa những quan niệm về bản chất phong cách thời trung đại và các lý thuyết hiện đại về phong cách nghệ thuật trên thế giới, những năm gần đây, các nhà nghiên cứu văn học nước ta đã dành nhiều công sức tìm hiểu vấn đề phong cách và nội hàm thuật ngữ phong cách, nhằm hoàn thiện hơn một phạm trù cơ bản của lí luận văn học. Phê bình phong cách học từ chỗ nghiên cứu phong cách dựa trên con người nhà văn đã chuyển sang nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của tác giả. Quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hóa, văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp, các nhà nghiên cứu, lí luận phê bình Hải Triều, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trương Tửu,… trên cơ sở vận dụng lý thuyết của các trường phái phê bình như phê bình tiểu sử, phê bình xã hội học để đánh giá, thẩm định và đưa ra những kết luận về các hiện tượng văn chương đã bước đầu gọi tên được phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, xuất bản năm 1942 là công trình đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu phong cách tác giả theo hướng hiện đại. Với phương pháp nghiên cứu thiên về “bình” phong cách theo lối cảm thụ ấn tượng, Hoài Thanh đã gọi tên chính xác phong cách của các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới: rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Hoài Thanh đã mạnh dạn đề xuất một cách nhìn mới về nhà văn trên cơ sở tôn trọng tài năng nghệ thuật và cá tính sáng tạo. Trong Văn chương và Hành động, ông đưa ra quan niệm có hai loại nhà văn. Một loại là "nhà văn hoàn toàn" - tức là những người bẩm sinh chỉ biết làm văn, còn loại kia là kiểu nhà văn không chỉ biết làm văn mà còn có thể làm những việc khác nữa. Điều quan trọng trong quan niệm của Hoài Thanh về nhà văn là dù nhà văn thuộc loại nào thì tố chất không thể thiếu là phải có cá tính sáng tạo. Có thể nói, quan niệm của Hoài Thanh là sự mở đường cho một cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá mới về nhà văn trong văn học. 14 Tiếp theo Hoài Thanh, có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về phong cách trong giới nghiên cứu văn học ở nước ta. Trước hết, quan niệm về phong cách được thể hiện trong các công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề phong cách nghệ thuật như Dẫn luận phong cách học, Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà, Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử... Trong công trình Dẫn luận phong cách học, dưới góc độ ngôn ngữ học, cụ thể là tu từ học, tác giả Nguyễn Thái Hòa đã tìm hiểu về phong cách. Ông đã đưa ra những quan niệm về phong cách của các nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ của châu Âu, châu Mỹ… từ thời Hy Lạp đến thời hiện đại. Trải qua những thăng trầm của lịch sử và nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, tác giả cho thấy đến giữa thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận: ngôn ngữ là một sự kiện phong cách và chính ngôn ngữ phải được xem xét ở phương diện phong cách. Thứ hai, quan niệm về phong cách của giới nghiên cứu văn học nước ta được thể hiện cụ thể hơn ở những sách công cụ về lí luận văn học như: Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương; 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn; Lí luận văn học của nhóm tác giả Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình; Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên; Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên; Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên,… Các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan niệm phong cách là một phạm trù thẩm mĩ phản ánh sự thống nhất của hệ thống hình tượng, biểu hiện cái nhìn độc đáo của nhà văn về cuộc sống và con người. Tác giả Lại Nguyên Ân khẳng định phong cách “là những nét chung tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc nào đó” [9, tr.263]. Còn giáo trình Lí luận văn học nghiên cứu đặc điểm của phong cách và mối quan hệ phong cách với phương pháp sáng tác, trào lưu văn học, thế giới quan của nhà văn… và kết luận: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” [79, tr.482]. Các tác giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì cho rằng “phong 15 cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [41, tr.255-256]. Thứ ba, quan niệm về phạm trù phong cách được thể hiện trong các công trình đi sâu nghiên cứu phong cách tác giả cụ thể trên cơ sở áp dụng lý thuyết về phong cách nghệ thuật để nghiên cứu những hiện tượng văn học cụ thể. Tiêu biểu là các công trình như: Tác phẩm và chân dung của Phan Cự Đệ; Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc; Thi pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiểu; Nhà văn tư tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh; Giọng điệu trong thơ trữ tình của Nguyễn Đăng Điệp; Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan; Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử của Chu Văn Sơn; Văn học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long; Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải của Tuyết Nga; Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam của Nguyễn Thành Thi; Phong cách nghệ thuật Tô Hoài của Mai Thị Nhung,… Năm 1985, Phan Ngọc công bố công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Đây là công trình có tính chất bước ngoặt thể hiện rõ nhất sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn nghiên cứu phong cách học ở Việt Nam, được viết bằng thao tác luận. Thao tác luận của ông dựa nhiều vào yếu tố ngôn ngữ với trọng tâm phân tích, lý giải những cống hiến của một thiên tài. Để chứng minh đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài, Phan Ngọc đã lập luận và đưa ra minh chứng thuyết phục cho thấy Nguyễn Du có một kiểu lựa chọn riêng, không giống với kiểu lựa chọn của Thanh Tâm Tài Nhân. Tác giả cho rằng: “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm, hay một tác giả” [96, tr.31]. Như vậy, qua công trình này, Phan Ngọc đã trình bày quan niệm về phong cách học một cách rất tường minh, bước đầu xác định đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của phong cách học với tư cách là một ngành khoa học, từ đó đi sâu tìm hiểu và khẳng định phong cách Nguyễn Du trong 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan