Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý chi ngân sách nhà nước cho các bệnh viện thuộc sở y tế trên đị bàn hà nộ...

Tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho các bệnh viện thuộc sở y tế trên đị bàn hà nội

.PDF
94
329
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VƢƠNG THỊ HẢI ANH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH THUỘC SỞ Y TẾ TRÊN ĐIA ̣ BÀ N HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VƢƠNG THỊ HẢI ANH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH THUỘC SỞ Y TẾ TRÊN ĐIA ̣ BÀ N HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Vƣơng Thị Hải Anh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình này được hoàn thành với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các Thầy cô giáo, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc PGS. TS Phạm Thị Hồng Điệp –Người trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Nhân dịp này cho tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác trong ngành Y tế thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả Vƣơng Thị Hải Anh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH................ 1 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................... 1 1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập....................................................................................................................... 4 1.2.1. Khái quát về chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập ........... 4 1.2.2. Quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên điạ bàn cấp tỉnh ............................................................................................................... 8 1.3. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tại một số địa phƣơng ................................................................................................... 22 1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tại một số địa phương ................................................................................. 22 1.3.2. Bài học về quản lý chi ngân sách nhà nước cho cơ sở khám chữa bệnh thuộc sở y tế Hà Nội ......................................................................................... 25 Chƣơng 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 27 2.1. Các phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................. 27 2.2. Các phƣơng pháp xử lý dữ liệu ....................................................................... 27 Chƣơng 3 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH THUỘC SỞ Y TẾ TRÊN ĐIA ̣ BÀ N HÀ N ỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015......................................................................................... 30 3.1. Khái quát về các cơ sở khám chữa bệnh và những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội .......... 30 3.1.1. Khái quát về các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở y tế Hà Nội ............. 30 3.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bện thuộc Sở Y tế Hà Nội ........................................................................ 31 3.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội ............................................................................................... 36 3.2.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế .................................................................................................... 36 3.2.2. Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế................................................................................... 38 3.2.3. Tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế................................................................................... 45 3.2.4. Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế .............................................................................................................. 46 3.2.5. Kiểm tra, kiểm soát trong sử dụng chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế ......................................................................... 48 3.3. Đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội ............................................................................................... 50 3.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 50 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 51 Chƣơng 4 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH THUỘC SỞ Y TẾ TRÊN ĐIA ̣ BÀ N HÀ NỘI ................................................................................................... 56 4.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển của cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội ................................................................................................................... 56 4.1.1. Mục tiêu phát triển của cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội .. 56 4.1.2. Định hướng phát triển của cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội trong thời gian tới ............................................................................................. 58 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội ............................................................................ 60 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện lập dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế ......................................................................... 60 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội ............................................ 64 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội ............................................ 66 4.2.4. Giải pháp hoàn thiện quyết toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội ...................................................................... 72 4.2.5. Giải pháp hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát trong sử dụng ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội ............................ 73 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 79 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 HĐND Hội đồng nhân dân 2 KBNN Kho bạc nhà nước 3 NSNN Ngân sách nhà nước 4 UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình giường bệnh các cơ sở khám chữa bệnh trên TP. Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015..................................................................................... 30 Bảng 3.2. Tình hình khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên TP. Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.............................................................................. 31 Bảng 3.3. Tình hình dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 .................... 35 Bảng 3.4. Dự toán chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 ......................................................... 37 Bảng 3.5. Kết quả chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế được phân bổ giai đoạn 2011 – 2015 ............................................... 39 Bảng 3.6. Định mức chi cho sự nghiệp y tế thành phố Hà Nội ................................ 41 Bảng 3.7. Cơ cấu dự toán chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế các cấp giai đoạn 2011 – 2015.......................................... 42 Bảng 3.8. Nội dung phân bổ chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế phân theo địa bàn hành chính năm 2015 .......................... 42 Bảng 3.9. Phân bổ dự toán chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế cấp thành phố giai đoạn 2011 – 2015 ...................................................... 44 Bảng 3.10. Kết quả quyết toán chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 ......................................................... 47 Bảng 3.11. Công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng nguồn chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội ................................................... 48 Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2016 .................................................... 57 Bảng 3.13. Mức chi thường xuyên và chi đầu tư của ngành Y tế Hà Nội................ 59 ii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 ........................ 34 Hình 3.2. Tình hình cán bộ quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữ bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội năm 2015 (người)........................................................... 33 Hình 3.3. So sánh chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội được phê duyệt và phân bổ giai đoạn 2011 – 2015 (triệu đồng) ............. 40 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới là chiến lược phát triển con người. Nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đồng thời cũng là nguồn lực năng động nhất trong mọi nguồn lực của sự phát triển. Để phát huy hết vai trò và ưu điểm của nguồn lực này, việc chăm sóc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đối với con người là điều rất cần thiết, trong đó, sức khoẻ của con người được ưu tiên hơn cả, bởi vì có sức khoẻ, con người mới có thể học tập, nghiên cứu, lao động... để tạo ra những sản phẩm có ích phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự nghiệp y tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong khám chữa bệnh và thực hiện các chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, cho nên phần lớn nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước. Nhận rõ được tầm quan trọng của sức khoẻ và vai trò của các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, hàng năm, thành phố Hà Nội đã dành một phần từ Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế. Nhưng do Ngân sách Nhà nước cấp phát còn hạn chế, các khoản chi Ngân sách Nhà nước cho cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội cũng có những thay đổi theo hướng “Đảm bảo các khoản chi có trọng tâm trọng điểm, đúng mục đích” nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là “Nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân”. Trong những năm qua, cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội đứng trước nhiều thử thách do diễn biến phức tạp của thời tiết, bệnh dịch cũng như tình hình kinh tế xã hội, nhưng cán bộ nhân viên ngành Y tế Hà Nội với tinh thần trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề tận tụy với việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tiếp tục 1 phát huy những thành quả đã đạt được, không ngừng tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đa dạng hoá các loại hình phục vụ, đổi mới trang thiết bị, nâng cao kỹ thuật chuyên môn, đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân Thủ đô. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội còn có một số những tồn tại như: Trang thiết bị hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành, nguồn cán bộ có tay nghề chuyên môn cao còn thiếu nhiều, đặc biệt là cán bộ Dược. Phần Ngân sách Nhà nước cho hoạt động y tế, trong quá trình phân bổ, quản lý và sử dụng còn nhiều kẽ hở dẫn tới lãng phí và giảm hiệu quả. Những tồn tại trên đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. Nhận thức được tầm quan trọng của chi Ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội và đứng trước những khó khăn, tồn tại trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội tôi đã chọn đề tài “Quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ này. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho luận văn là: Sở Y tế Hà Nội thế nào để có thể hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hoá lý thuyết và phân tích thực trạng quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội, luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội.  Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN và quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập. + Phân tích, đánh giá thực trạng, quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. 2 + Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội.  Phạm vi nghiên cứu: Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố là vấn đề rộng. Do khuôn khổ luận văn có hạn, thời gian tiến hành nghiên cứu không nhiều nên việc nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý chi thường xuyên ngân sách cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội theo chu trình ngân sách, với chủ thể quản lý chi thường xuyên ngân sách Sở Y tế Hà Nội. + Phạm vi không gian: các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. + Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2015; đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội đến năm 2020. + Phạm vi nội dung: công tác quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế là một đề tài khá rộng; do nguồn lực hạn chế, vì vậy, tác giả chỉ nghiên cứu nội dung quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế dưới góc độ quản lý chi thường xuyên bao gồm: Chi lương cho cán bộ nhân viên Y tế và đội ngũ bác sĩ, chi bù lỗ bù giá, chi công tác phí, chi hội nghị phí, công vụ phí, chi đào tạo và chi khác. 4. Những đóng góp khoa học của đề tài  Khái quát được thực trạng quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội trong những năm gần đây.  Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế, góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. 3 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng, danh mục hình, nội dung luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn cấp tỉnh Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Chi NSNN có vai trò rất quan trọng trong ổn định, tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội và nó càng quan trọng hơn khi nguồn lực ngân sách bị thiếu hụt nhưng đòi hỏi các khoản chi đó phải hiệu quả. Các nhà nghiên cứu lĩnh vực quản lý chi NSNN nói chung, chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập nói riêng cũng chứng minh rằng nếu quản lý chi NSNN không hiệu quả sẽ dẫn đến nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn. Vì vậy, vấn đề quản lý chi NSNN trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến trong các đề tài khoa học, các sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, …Có thể tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài chi NSNN trên các lĩnh vực như sau: Nguyễn Ngọc Hải (2012), Hoàn thiện cơ chế chi NSNN cho việc cung ứng hàng hoá công cộng ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Học viện Tài chính. Đề tài đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về hàng hoá công cộng; vai trò của Nhà nước đối với việc cung ứng hàng hoá công cộng và phương thức tổ chức cung ứng. Khẳng định tính tất yếu của việc sử dụng công cụ chi NSNN cho việc cung ứng hàng hoá công cộng. Đồng thời, luận án cũng trình bày có hệ thống về cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng hoá công cộng. Nghiên cứu xu hướng và kinh nghiệm ở các nước có nền kinh tế phát triển về quản lý chi NSNN. Dựa trên các luận cứ khoa học đã nêu trên, luận án đã trình bày một cách khái quát thực trạng nhiệm vụ chi NSNN và cơ chế quản lý chi ngân sách cho việc cung ứng hàng hoá công cộng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta trong những năm vừa qua (trước và sau khi có Luật Ngân sách và quá trình hoàn thiện, sửa đổi Luật). Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho cho việc cung ứng hàng hóa công cộng. 1 Nguyễn Thị Minh Thuần (2013), Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế Trường Đại học tài chính – Ngân hàng Hà Nội. Đề tài đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách, cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Đặc biệt, khẳng định được vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt Nam đến 2020 và những năm tiếp theo cùng với những quan điểm đổi mới chi NSNN, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi NSNN. Trong đó, giải pháp đẩy mạnh triển khai phương thức quản lý NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cần thiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chi NSNN hiện nay. Trần Quang Thái (2013), Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh Học viện Tài Chính. Đề tài đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội; NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường với những nội dung cụ thể: mục tiêu, nguyên tắc, phương thức của quản lý chi NSNN,...; quản lý chi NSNN với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh về hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý chi NSĐP. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua. Rút ra 5 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đề xuất một hệ thống gồm 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSĐP. Trong đó, giải pháp áp dụng 2 quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra; hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách. Nguyễn Đức Tuấn (2014), Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I. Luận văn nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước và quản lý thu - chi ngân sách cấp huyện, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng quản lý thu chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và đề xuất hệ thống các giải pháp căn bản nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Hồ Thị Mai Hương (2015), Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Mục đích nghiên cứu cơ bản của Luận án là đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển mới kết cấu hạ thầng giao thông đô thị Hà Nội trên sơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý Nà nước về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ thầng giao thông đô thị Hà Nội thời gian vừa qua. Nguyễn Hải Sơn (2015), Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Nội dung chủ yếu của Luận văn là hệ thống hóa các sơ sở lý luận dựa trên phân tích thực tế quản lý, sử dụng nguồn vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về quản lý chi ngân sách cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn cấp tỉnh. Trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được trong các công trình nghiên cứu đã công bố, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu quản lý chi ngân sách thông qua quá trình lập, chấp hành, quyết toán, kiểm soát chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. 3 1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập cấp tỉnh 1.2.1. Khái quát về chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập 1.2.1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước Theo quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Quốc hội, 2015, trang 1). Quỹ NSNN luôn được phân chia thành các quỹ tiền tệ nhỏ hơn trước khi đưa vào sử dụng, chủ thể sử dụng các quỹ này là những đơn vị sử dụng NSNN được quyền sử dụng Ngân sách theo chức năng, nhiệm vụ và các quy định về Ngân sách do Nhà nước ban hành. Việc phân phối NSNN thành các quỹ nhỏ với mục đích khác nhau chính là quá trình sử dụng NSNN nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước, không trực tiếp chi dùng từ quỹ tiền tệ tập trung. Hoạt động thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Tính không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại bằng các khoản chi của NSNN. Điều này được quyết định bởi các chức năng tổng hợp về kinh tế - xã hội của Nhà nước. Đặc điểm này phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng (Nguyễn Thị Minh Thuần, 2013, trang 14). 1.2.1.2. Khái quát về chi NSNN a. Khái niệm chi NSNN Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Như vậy có thể hiểu chi NSNN là các khoản chi tiêu của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sử dụng Ngân sách để duy trì sự hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận. Quy mô, cơ 4 cấu chi NSNN như thế nào là tuỳ thuộc vào từng Nhà nước và mục tiêu phát triển của quốc gia trong từng thời kỳ. Chi NSNN có quan hệ chặt chẽ với thu NSNN. Thu NSNN là nguồn vốn đảm bảo nhu cầu chi NSNN. Ngược lại vốn NSNN chi cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế là điều kiện để phát triển và tăng nhanh nguồn thu của NSNN. Do vậy, việc sử dụng vốn, chi tiêu NSNN một cách tiết kiệm, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội và tăng sản phẩm quốc dân (Trần Quang Thái, 2013, trang 14). b. Phân loại chi NSNN Phân loại chi NSNN là sự sắp xếp các khoản chi vào các nhóm theo tiêu thức nhất định, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và định hướng chi NSNN (Nguyễn Đức Tuấn, 2014, trang 16). Thông thường phân loại chi NSNN được dựa trên các tiêu thức chủ yếu sau: Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động: Chi đầu tư kinh tế: là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền sản xuất xã hội. Khoản chi này có vai trò điều tiết quan trọng, được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, tạo ra sự tác động tổng hợp, kích thích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, tạo thế cân bằng cho nền kinh tế. Chi cho y tế bao gồm các khoản chi để duy trì và mở rộng hoạt động y tế. Chi cho giáo dục: bao gồm các khoản chi cho việc duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, đào tạo Chi cho phúc lợi xã hội: là những khoản chi mà xã hội cần chính phủ quan tâm, giúp đỡ. Đó là các khoản trợ cấp cho người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người lao động chưa có việc làm, nhân dân các vùng thiên tai, địch họa, cho thương binh, gia đình liệt sĩ. Chi cho quản lý hành chính: là những khoản chi nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan quản lý thuộc chính quyền các cấp, quốc hội, Hội đồng nhân dân, viện kiểm soát nhân dân, tóa án nhân dân, chi về ngoại giao... Chi cho An ninh và quốc phòng: là những khoản chi dành cho các lực lượng vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước. 5 Căn cứ vào mục đích kinh tế - xã hội, chi NSNN được phân thành: Chi tích lũy: bao gồm các khoản chi xây dựng cơ bản, chi cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước, chi dự trữ. Chi tiêu dùng: Chi tiêu dùng đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với chi tích lũy bao gồm: chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi bù giá và chi khác Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi, chi NSNN được phân thành 3 nhóm: Chi thường xuyên: Là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn, bao gồm: chi lương và các khoản có tính chất tiền lương, cho bổ sung quỹ hưu trí, chi công vụ phí, chi mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sửa chữa thường xuyên, chi trợ cấp, bù giá, chi trả lãi tiền vay trong và ngoài nước, chi cho quỹ dự trữ thường xuyên, dự bị phí. Chi đầu tư phát triển: Là những khoản chi có thời hạn tác động dài, bao gồm: chi đầu tư các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các địa phương, chi dự trữ cho mục đích đầu tư, chi viện trợ, đầu tư cho nước ngoài... Chi trả khác: bao gồm, chi cho vay (cho vay các tổ chức Nhà nước, cho vay nước ngoài...) và trả nợ gốc (trả nợ trong nước, trả nợ ngoài nước). 1.2.1.3. Khái quát về chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập Chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập là các khoản chi tiêu của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sử dụng Ngân sách dành cho các sơ sở khám chữa bệnh công lập để duy trì sự hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh công lập trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ đảm bảo sức khỏe người dân trên địa bàn. Phân loại chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập: Theo tính chất các khoản chi: Nội dung chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập gồm: Chi Đầu tư như: Chi xây lắp, chi thiết bị, chi khác về đầu tư. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan