Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh hải dương...

Tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh hải dương

.PDF
88
407
51

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HỒNG LIÊN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƢƠNG Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Toản HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết Luận văn của mình được thực hiện dựa trên hiểu biết và quá trình tìm tòi, cố gắng thực hiện của bản thân cùng sự hướng dẫn của TS Nguyễn Ngọc Toản. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Lê Hồng Liên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI ................................................................... 9 1.1. Những khái niệm liên quan ............................................................................. 9 1.2. Các lý thuyết sử dụng nghiên cứu ................................................................. 10 1.3. Mục đích, nguyên tắc, nội dung, quy trình và công cụ quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi .................................................................................... 14 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi ...... 21 1.5. Thể chế về quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi .......................... 24 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG .............................................. 29 2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 29 2.2. Thực trạng người cao tuổi tại tỉnh Hải Dương.............................................. 32 2.3. Thực trạng về quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi ..................... 35 2.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi tại tỉnh Hải Dương .................................................................................. 56 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG .................... 61 3.1. Định hướng quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi ........................ 61 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi ......... 64 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 77 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 80 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội CTXH Công tác xã hội LĐTBXH Lao động – Thương binh và Xã hội NCT Người cao tuổi TCXH Trợ cấp xã hội TGXH Trợ giúp xã hội UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ người cao tuổi phân chia theo độ tuổi ........................................ 33 Bảng 2.2. Số người cao tuổi năm 2016 chia theo huyện, thị ............................... 34 Bảng 2.3. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn về công tác xã hội .... 40 Bảng 2.4. Bảng thống kê vụ việc trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi ............... 47 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ người cao tuổi theo giới tính .................................................. 33 Biểu đồ 2.2. Độ tuổi của cán bộ ........................................................................... 39 Biểu đồ 2.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ .................................................... 41 Hình 3.1. Mô hình lồng ghép quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi .... 65 Bảng 3.1. Tổng cán bộ và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực công tác xã hội tỉnh ........................................................................................................................ 67 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong quốc gia được đánh giá có tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Theo thống kê tỷ lệ người cao tuổi (NCT) trong tổng dân số tăng từ 6,9% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989); 8,1% (năm 1999); 9,0% (năm 2009) và 10,5% (năm 2014). Trong vòng 50 năm nữa, theo dự báo Việt Nam sẽ có thêm hơn mười triệu NCT [1, tr.6]. Để bảo đảm quyền và nghĩa vụ cũng như phát huy vai trò NCT, Quốc hội đã ban hành Luật NCT, Chính phủ đã ban hành hệ thống các Nghị định, quyết định, các Bộ, ngành đã ban hành nhiều Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, đề án và các chính sách như chính sách trợ giúp xã hội (TGXH), chăm sóc sức khỏe, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, hỗ trợ phát huy vai trò NCT, phát triển hệ thống dịch vụ CTXH đối với NCT… Thực hiện hệ thống chính sách, đến nay cả nước có 1,585 triệu NCT hưởng trợ cấp xã hội (TCXH), nuôi dưỡng tập trung trên 10.000 NCT, hơn 2,7 triệu NCT đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), hàng năm trên 1 triệu lượt NCT được chúc thọ mừng thọ, hơn 1,9 triệu lượt NCT được phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe. Cả nước đã có 58 nghìn câu lạc bộ, thu hút 2,6 triệu NCT tham gia sinh hoạt. Trong đó, 890 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, thu hút hơn 50 nghìn NCT, thành viên hộ gia đình có NCT tham gia hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc và phát huy vai trò NCT. Các địa phương tăng cường triển khai thực hiện chính sách, pháp luật, đời sống vật chất và tinh thần của NCT từng bước được nâng lên. Song cùng với những thành công đạt được, công tác chăm sóc NCT ở cộng đồng, địa phương vẫn còn những bất cập nhất định. Việc thực hiện chính sách chưa đồng bộ, NCT vẫn chưa được bảo đảm đầy đủ về đời sống vật chất và tinh 1 thần. Đặc biệt là NCT nghèo, NCT sống ở vùng nông thôn, NCT sống cô đơn không nơi nương tựa… Hạn chế này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của NCT. Thực tiễn cho thấy, ngoài chính sách hỗ trợ trực tiếp NCT thì cần có các hoạt động CTXH hỗ trợ NCT. Trong thời gian qua công tác xã hội đã được quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau góp một phần hỗ trợ NCT. Tuy vậy, CTXH chưa chuyên nghiệp, nhất là CTXH đối với NCT. Các dịch vụ CTXH cho NCT còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Đề tài Luận văn thạc sỹ về Qu n c ng t c x h i i với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh H i Dương” là cần thiết, có thể đóng góp cơ sở lý luận, thực tiễn về công tác quản lý CTXH đối với NCT ở cấp tỉnh, làm cơ sở tham khảo cho các cơ quan, tổ chức nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đối với NCT nói chung và tăng cường công tác quản lý CTXH đối với NCT nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam lĩnh vực NCT đã và đang được quan tâm, nhất là từ năm 2000 trở lại đây. Cụ thể có thể tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến CTXH đối với NCT: Tổ chức Hỗ trợ quốc tế người cao tuổi năm 2001 đã thực hiện nghiên cứu về “Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo Việt Nam” tại 5 điểm là khu ổ chuột thành phố Hồ Chí Minh, một làng người H’mong tại tỉnh Lào Cai, một làng người Kh’me ở tỉnh Sóc Trăng, một làng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và một làng người Kinh ở tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu trình bày về những thông tin về hoàn cảnh của NCT nghèo, về những đóng góp chưa được biết đến của họ và những mối quan tâm cũng như kinh nghiệm về nghèo khổ và bị phânbiệt của họ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp có sự tham gia để khuyến khích người dân nông thôn nghèo, học vấn thấp có thể trao đổi cởi mở bằng ngôn ngữ và nhận thức của chính họ [23]. 2 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2004), công bố kết quả khảo sát NCT ở 7 tỉnh thành trên các vùng miền của cả nước với 557 phụ nữ từ 50 tuổi trở lên được phỏng vấn về các thông tin liên quan đến nhu cầu của phụ nữ cao tuổi và nhận thức của các cấp Hội phụ nữ về các vấn đề liên quan đến NCT trong cộng đồng. Khảo sát cho thấy đời sống của NCT đã có thay đổi nhờ tác động của hệ thống chính sách chăm sóc NCT. Tuy nhiên vẫn cần có các can thiệp, hỗ trợ trực tiếp như tư vấn, tham vấn, chăm sóc sức khỏe [12]. Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), “B o c o tổng quan về chính s ch chăm sóc người già thích ứng với thay ổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam” nhận định: Người cao tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tiềm ẩn, bao gồm cả nghèo đói do phải dành toàn bộ nguồn thu hạn chế của mình cho các dịch vụ chăm sóc nói chung và chăm sóc sức khoẻ nói riêng. Đói nghèo làm tăng độ nhạy của bệnh tật, ngược lại bệnh tật là nguyên nhân chính của đói nghèo. Sức khoẻ kém có thể dẫn đến nghèo khổ và kìm hãm con người trong nghèo đói kể cả ở cấp độ gia đình và quốc gia. Báo cáo cho thấy: Nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người cao tuổi Việt Nam là rất lớn trong khi những điều kiện tự thân của người cao tuổi Việt Nam có những đặc trưng rất hạn chế [22]. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2011), tổ chức điều tra quốc gia về NCT Việt Nam. Kết quả điều tra toàn quốc công bố là một cơ sở quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách đối với NCT Việt Nam. Điều tra đã thu thập số liệu hơn 4000 người cao tuổi, đại điện cho 6 vùng của Việt Nam. Số liệu điều tra mô tả các đặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình sức khỏe, xu hướng bệnh tật, đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu chăm sóc và được chăm sóc cũng như việc tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội và dịch vụ y tế của NCT Việt Nam [24]. Nguyễn Thị Kim Hoa (2012), “C ng t c x h i trợ giúp NCT”. Tác giả đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của NCT, tổng quan về NCT và 3 các chính sách liên quan đến NCT, kiến thức chung về CTXH đối với NCT, một số lý thuyết, công cụ chủ yếu của CTXH với NCT… [13]. Học viện xã hội Châu Á – Tổ chức - AP - UNICEF (2014), C ng t c x h i với những c nhân có nhu cầu ặc biệt”. Trong đó có nội dung “Công tác xã hội đối với người cao tuổi”, giúp người đọc có cái nhìn chung nhất về tình hình NCT trên thế giới và ở Việt Nam, đặc điểm và nhu cầu của NCT, luật pháp và chính sách liên quan đến NCT, các dịch vụ CTXH cho NCT trên thế giới và các mô hình, chăm sóc hỗ trợ NCT ở Việt Nam [7]. Phan Thị Kim Oanh (2015), C ng t c x h i i với người cao tuổi từ thực tiễn huyện Qu c Oai, thành ph Hà N i”, Luận văn thạc sỹ. Đề tài đã tìm hiểu về đời sống và nhu cầu của NCT, thực trạng hỗ trợ xã hội đối với NCT, nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù NCT đã được quan tâm, chăm sóc cả về sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần song các hoạt động hỗ trợ này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của NCT và thực tế đời sống NCT vẫn còn gặp khó khăn [16]. Trần Tiến Sỹ (2016), Dịch vụ c ng t c x h i i với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Hà Nam”, Luận văn thạc sỹ. Đề tài đã tổng hợp cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng hệ thống dịch vụ công tác xã hội tại gia đình, cơ sở bảo trợ xã hội và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Kết quả cho thấy các dịch vụ CTXHtrên địa bàn tỉnh được triển khai còn yếu, cả về nguồn lực vật chất và con người, từ đó cho thấy hoạt động trợ giúp xã hội đối với NCT còn gặp nhiều khó khăn [20]. Bộ LĐTBXH và Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2015) đã công bố “B o c o nghiên cứu ương hưu x h i cho người cao tuổi của B o c o nh gi 5 năm thực hiện Luật người cao tuổi” và B o c o rà so t ph p uật, chính s ch trợ giúp x h i cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay”. Các báo cáo này đã được nghiên cứu, xây dựng dựa trên quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá một cách kỹ lưỡng, đồng thời lấy ý kiến tham gia của các 4 tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan. Đây là một trong những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng trong việc hoạch định, xây dựng các chiến lược cho công tác trợ giúp NCT trong ngắn hạn và dài hạn [1; 4; 14]. Cho tới nay, đã có một số nghiên cứu về CTXH đối với NCT. Các nghiên cứu này đã đưa ra những khuyến nghị nhằm đảm bảo an sinh xã hội, hoàn thiện chính sách chăm sóc cho NCT. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về quản lý CTXH đối với NCT, nhất là ở cấp tỉnh. Chính vì vậy, cần có nghiên cứu về quản lý công tác xã hội đối với NCT. Để từ những kết quả phân tích, xác định được những điểm mạnh, phù hợp cũng như những khó khăn, thách thức và những khoảng trống của CTXH đối với NCT, nhất là công tác quản lý ở cấp tỉnh, huyện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tổng hợp về cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý CTXH đối với NCT và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý CTXH nói chung và CTXH đối với NCT nói riêng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp cơ sở lý luận CTXH, quản lý CTXH đối với NCT. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTXH đối với NCT tại tỉnh Hải Dương. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý CTXH đối với NCT tại tỉnh Hải Dương. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý CTXH đối với NCT từ thực tiễn tỉnh Hải Dương. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Quản lý CTXH đối với NCT là lĩnh vực rộng. Trong phạm vi của Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về các hoạt động quản 5 lý CTXH trong: (i) Quản lý công tác xây dựng và thực hiện các chính sách đối với NCT; (ii) Quản lý nguồn nhân lực làm CTXH; (iii) Quản lý hoạt động CTXH trên địa bàn có liên quan đến NCT; (iv) Quản lý đầu tư phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; (v) Các hoạt động quản lý khác trên địa bàn có liên quan đến CTXH đối với NCT + Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Hải Dương + Phạm vi về thời gian: giai đoạn 2012 đến nay. - Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý làm việc trong lĩnh vực NCT; cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc trong lĩnh vực NCT và cung cấp dịch vụ CTXH cho NCT (Sở LĐTBXH, Phòng LĐTBXH thị xã Chí Linh và huyện Cẩm Giàng, Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội); NCT và hộ gia đình có NCT. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác – Lê nin và các lý thuyết, phương pháp luận của CTXH. Đồng thời tiếp cận sử dụng thuyết nhu cầu, lý thuyết về vị trí – vai trò xã hội, lý thuyết hệ thống làm căn cứ luận chứng cho Luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương ph p phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn sâu cán bộ quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức làm việc trong lĩnh vực NCT, nhân viên cung cấp dịch vụ xã hội trực tiếp cho NCT để thu nhận những thông tin về việc triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp, các dịch vụ xã hội dành cho NCT, các nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn của NCT. Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn sâu 25 trường hợp. Cụ thể là: Cán bộ lãnh đạo cấp Sở, cán bộ lãnh đạo trong ban giám đốc và cấp trưởng, phó phòng; Lãnh đạo Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội và cấp trưởng, phó 6 phòng; Lãnh đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Chí Linh và huyện Cẩm Giàng (10 trường hợp). Cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc trong lĩnh vực NCT và cung cấp dịch vụ CTXH cho NCT (10 trường hợp) và 5 trường hợp NCT (02 NCT sống tại Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội và 03 NCT đang sống tại cộng đồng). - Phương ph p quan s t: Đây là một trong những phương pháp xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, qua phương pháp này có thể nắm bắt được một số thông tin trên địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình phỏng vấn sâu sẽ quan sát về thái độ, phản ứng của cán bộ quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức, cán bộ trực tiếp tiếp xúc, làm việc với NCT, nhân viên cung cấp dịch vụ xã hội cho NCT. Quan sát cơ sở vật chất phục vụ cho nhà quản lý, cán bộ làm việc. Sau đó, ghi chép và bổ sung thêm tài liệu vào công tác nghiên cứu đề tài. - Phương ph p phân tích tài iệu, phương ph p tổng hợp: Sử dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp các cuộc khảo sát, đánh giá thực trạng NCT của Cục Bảo trợ xã hội và Hải Dương để phân tích thực trạng NCT, thực trạng cán bộ làm công tác NCT, CTXH tại tỉnh Hải Dương. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý CTXH đối với NCT ở cấp tỉnh. Trong đó làm rõ các khái niệm, mục tiêu, nội dung, các nhân tố tác động, phân công, phân cấp trách nhiệm, các điều kiện bảo đảm cho công tác quản lý ở cấp tỉnh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu được thụ hưởng các chính sách trợ giúp, các dịch vụ xã hội dành cho NCT. Kết quả nghiên cứu giúp các cá nhân, các tổ chức và cộng đồng xã hội thấy được tầm quan trọng của quản lý CTXH đối với NCT trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, xu 7 hướng già hóa dân số, từ đó có sự quan tâm hơn về vật chất cũng như tinh thần với nhóm đối tượng này. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo tốt đối với các tổ chức hữu quan trong quá trình nghiên cứu để tổ chức thực hiện quản lý CTXH ở tỉnh Hải Dương, trong đó có quản lý CTXH đối với NCT. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu và phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau: - Chương 1. Những vấn đề lý luận về quản lý CTXH đối với NCT - Chương 2. Thực trạng quản lý CTXH đối với NCT tại tỉnh Hải Dương. - Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý CTXH đối với NCT tại tỉnh Hải Dương. 8 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI 1.1. Những khái niệm liên quan * Kh i niệm người cao tuổi Có nhiều cách tiếp cận định nghĩa khác nhau về NCT. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc và và trên thế giới căn cứ vào tuổi để định nghĩa NCT. Cụ thể như ở các nước phát triển (Nhật, Anh, Mỹ) định nghĩa NCT là người từ 65 tuổi, một số nước khác định nghĩa NCT là người từ 62 tuổi. Ở Việt Nam khái niệm NCT được quy định tại Điều 2 Luật người cao tuổi (năm 2009) cụ thể: “NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. Cho dù định nghĩa theo cách nào thì NCT vẫn là những người có những thay đổi về tâm sinh lý, sức khỏe nên sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, cần có trợ giúp của xã hội. * Kh i niệm qu n Quản lý là hoạt động phân bổ và sử dụng nguồn tài nguyên để đạt được mục tiêu của tổ chức. Bao gồm những nhiệm vụ thiết lập và duy trì một môi trường nội bộ trong đó con người làm việc cùng nhau trong các nhóm có kết quả và hiệu quả để đạt được mục tiêu nhóm. Như vậy, quản lý là “các chức năng được nhân viên xã hội các cấp thực hiện trong các cơ sở phục vụ con người nhằm hoàn thành mục đích của tổ chức” [6, tr.11]. * Kh i niệm c ng t c x h i Zastrow (1996) cho rằng: CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao, hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ. CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng 9 cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [15, tr.4]. * Kh i niệm qu n c ng t c x h i Theo Skidmore "Quản lý CTXH là một tiến trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội... trong một tiến trình hai chiều: (1) chuyển đổi chính sách thành các dịch vụ xã hội cụ thể và (2) dùng kinh nghiệm để khuyến nghị sửa đổi điều chỉnh chính sách". Vậy có thể hiểu quản lý CTXH là một tiến trình hành động liên tục của nhân viên xã hội trong việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng quản lý để chuyển đổi các chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội. Bao gồm hoạt động của những người lãnh đạo tổ chức và nhân viên trong tổ chức để đạt được mục đích của tổ chức. Tiến trình này gồm: quản lý, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. * Kh i niệm về qu n CTXH i với NCT Quản lý CTXH đối với NCT là một quá trình hành động liên tục của người lãnh đạo tổ chức và nhân viên xã hội trong việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng quản lý để chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội cung cấp cho NCT. Bao gồm việc quản lý, nhân sự, nguồn lực, dịch vụ, lãnh đạo và kiểm tra, đánh giá. Đồng thời liên kết năng lực quản lý (các cấp quản lý) để sử dụng tài nguyên thực hiện mục đích cung cấp cho NCT những chương trình và dịch vụ cần thiết. 1.2. Các lý thuyết sử dụng nghiên cứu * Thuyết nhu cầu của Mas ow Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu xã hội. Theo đó ông chia nhu cầu của con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao. Các nhu cầu về vật chất và sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện được sắp xếp theo thứ tự thang bậc từ nhu cầu cơ bản, có vị trí nền tảng 10 nhất đến những nhu cầu khác cao hơn. Vì vậy lý thuyết nhu cầu hay còn gọi là bậc thang nhu cầu trong cách tiếp cận của Maslow, con người thường có nhu cầu thỏa mãn những nhu cầu quan trọng nhất ở vị trí bậc thang đầu tiên rồi sau đó mới hướng tới những nhu cầu cao hơn. Để tồn tại, con người cần phải được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống như ăn mặc, nhà ở, chăm sóc y tế… Để phát triển con người cần đáp ứng nhu cầu cao hơn như: Nhu cầu được an toàn, được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và kh ng định. Xét cho cùng sự vận động và phát triển của xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người. Việc đáp ứng các nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội. Thuyết nhu cầu của Maslow là căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung. Tuy nhiên, mỗi đối tượng cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau. Trong nghiên cứu quản lý CTXH đối với NCT có hai đối tượng các chủ thể quản lý cần quan tâm, đánh giá nhu cầu để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp: (i) NCT là đối tượng hưởng lợi từ các chương trình CTXH. Nhu cầu ăn uống không còn cao, nhưng NCT lại là nhóm đặc thù và việc họ phải đối mặt với tình trạng sức khỏe, vì vậy nhu cầu được chăm sóc sức khỏe được xem là nhu cầu rất cao đối với người cao tuổi. Bên cạnh đó, do sự giảm sút năng lực và trí tuệ có phần thiếu minh mẫn, một số người già cảm thấy mất quyền tự chủ. Dù không còn trực tiếp tham gia hoạt động đóng góp cho xã hội, nhưng họ vẫn cần được công nhận những giá trị, những thành quả mà họ đã đạt được. Đối với gia đình, dù họ không còn làm ra kinh tế như trước kia nữa nhưng trong suy nghĩ của họ, tiếng nói của mình phải luôn có trọng lượng với con cháu, để họ thấy được rằng trong mắt con cháu, mình với tư cách là ông, 11 là bà - là người lớn tuổi nhất trong nhà, mình vẫn là người có vị trí quan trọng. (ii) Cán bộ, nhân viên làm CTXH là đối tượng trực tiếp chịu tác động từ các quyết định quản lý. Đây là đối tượng người lao động tham gia trong hệ thống. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý thì cần có các chế độ chính sách đảm bảo và các chế độ đãi ngộ cần được tính toán trên cơ sở nhu cầu cá nhân. [ Nguồn http://www.dinhpsy.com] Hình 1.1. Sơ đồ thuyết nhu cầu của Maslow * L thuyết về vị trí - vai trò x h i Thuyết vị trí - vai trò trong xã hội nhấn mạnh đến các bộ phận cấu thành của xã hội và cho rằng mỗi cá nhân có một vị trí xã hội nhất định, được thừa nhận trong cơ cấu xã hội, gắn liền với những quyền lợi, nghĩa vụ hay kỳ vọng để định hướng cho những hành vi xã hội của cá nhân đó. Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau. Lý thuyết về vị trí - vai trò xã hội cho rằng, mỗi cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó được 12 xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác nhau. Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và quyền hạn kèm theo. Mỗi cá nhân có vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: Vị thế đơn lẻ, vị thế tổng quát hoặc có thể chia theo cách khác là: Vị thế có sẵn - được gắn cho, vị thế đạt được, một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt được. Vai trò của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi đó luôn dựa vào các chuẩn mực của xã hội. Tùy thuộc vào đặc thù văn hóa của mỗi vùng, của mỗi dân tộc mà có những chuẩn mực riêng của nó. Vì vậy một vị thế xã hội nhưng tùy vào đặc thù của xã hội đó mà có những vai trò khác nhau. Trong công tác xã hội, thuyết này được ứng dụng để khi tiếp cận với đối tượng thì nhân viên công tác xã hội phải hiểu rõ từng vị trí mà họ được thừa nhận trong gia đình và ngoài xã hội. Khi con người có tiếng nói riêng của mình, được gia đình và xã hội coi trọng thì họ sẽ thực hiện tốt các vai trò của mình và sẽ đáp ứng được nhiều mong đợi từ người khác. Lý thuyết vị trí vai trò xã hội được sử dụng trong Luận văn này nhằm mục đích nói lên rằng trong CTXH khi hoạt động ở từng lĩnh vực cụ thể thì cũng có những vai trò cụ thể. Trong hỗ trợ NCT thì CTXH có vai trò gì và làm thế nào để hỗ trợ một cách hiệu quả nhất. * L thuyết hệ th ng Thuyết hệ thống ra đời từ năm 1940, do Ludwig Von BertaLffy phát hiện. Ông cho rằng tất cả các cơ quan đều là các hệ thống, bao gồm những hệ thống nhỏ hơn và là phần tử của các hệ thống lớn hơn. Từ một quan điểm trong ngành sinh học, ý tưởng về hệ thống đã có nhiều ảnh hưởng tới các ngành khoa học khác, kể cả công tác xã hội. Thuyết hệ thống cung cấp cho CTXH một phương tiện để tổ chức tư duy vấn đề, đặc biệt là khi vấn đề có sự 13 tương quan phức tạp giữa các thông tin và khi khối lượng thông tin lớn. Thuyết hệ thống sử dụng trong công tác xã hội chú ý tới nhiều các quan hệ giữa những phần tử nằm trong hệ thống hơn là chú ý tới trong phần tử là mỗi cá nhân với các thuộc tính của phần tử (cá nhân) đó. Vận dụng lý thuyết hệ thống trong việc nghiên cứu quản lý CTXH đối với NCT nhằm nhìn nhận sự tác động qua lại của các hoạt động quản lý, hoạt động CTXH và đối tượng hưởng lợi là NCT. 1.3. Mục đích, nguyên tắc, nội dung, quy trình và công cụ quản lý công tác xã hội đối với ngƣời cao tuổi 1.3.1. Mục đích quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi Quản lý công tác xã hội là phương pháp quan trọng để tối đa hóa tính hiệu quả của các chương trình, hoạt động công tác xã hội giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện xã hội tốt hơn. Quản lý công tác xã hội nhằm mục đích biến các mục tiêu của các chương trình CTXH và mục tiêu các chương trình chính sách chăm sóc, phát huy vai trò NCT vào cuộc sống. 1.3.2. Nguyên tắc quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi Quản lý CTXH đối với NCT thực chất là hoạt động của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm ra quyết định. Do vậy cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất à tuân thủ hệ th ng chính trị: Các quyết định quản lý phải được xây dựng trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ. Thứ hai à b o m tính hiệu ực, hiệu qu của quyết ịnh: Thực hiện nguyên tắc này là việc xem xét thiết lập mục tiêu quyết định quản lý để đạt được như mong muốn của cơ quan Nhà nước. Cụ thể như xác định phạm vi ảnh hưởng củaquyết định quản lý. Đồng thời tính toán cân đối, dự báo nguồn lực, điều kiện để thực hiện mục tiêu, bao gồm cả các yếu tố ảnh hưởng của quá trình thực thi các quyết định đó. Tính hiệu quả đòi hỏi phải được thực 14 hiện đạt kết quả mong muốn với mức chi phí hợp lý nhất trong phạm vi có thể. Thứ ba à b o m sự c ng b ng, c ng khai và minh bạch: Đặc thù công tác quản lý CTXH đối với NCT là tác động vào các chủ thể về CTXH, nhưng lại tác động và ảnh hưởng đến lợi ích của NCT. Vì vậy, ngay từ khi nghiên cứu, xây dựng các quyết định quản lý cần phải bảo đảm sự công bằng ngay trong các nhóm đối tượng hưởng lợi. Tránh sự cào bằng và chênh lệnh với các chính sách xã hội khác. Thư tư à b o m sự ổn ịnh bền vững và chia s tr ch nhiệm: CTXH là tất yếu, khách quan và lâu dài. Vì vậy các quyết định quản lý cần tính đến sự bền vững, lâu dài. 1.3.3. Nội dung quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi Xét về bản chất, mục tiêu cuối cùng của quản lý CTXH nói chung và CTXH đối với NCT nói riêng là việc các chủ thể quản lý (là các cơ quan nhà nước) ban hành và thực hiện các chính sách, giải pháp về CTXH đối với NCT. Chính vì vậy nội dung của quản lý CTXH đối với NCT bao gồm: (i) Quản lý công tác xây dựng và thực hiện các chính sách đối với NCT. (ii) Quản lý nguồn nhân lực làm CTXH (chính sách cán bộ, chính sách tiền lương, ưu đãi ngành nghề, chính sách đào tạo…). (iii) Quản lý hoạt động CTXH trên địa bàn có liên quan đến NCT. (iv) Quản lý đầu tư phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội (hệ thống trung tâm, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, hành nghề công tác xã hội, khuôn khổ pháp luật, đầu tư….). (v) Các hoạt động quản lý khác trên địa bàn có liên quan đến CTXH đối với NCT. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan