Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý đầu tư ra nước ngoài của tập đoàn viễn thông quân đội ...

Tài liệu Quản lý đầu tư ra nước ngoài của tập đoàn viễn thông quân đội

.PDF
114
422
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ NGỌC KIÊN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ NGỌC KIÊN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ DẬU XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................................ 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp và những vấn đề liên quan ....................................................... 4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ................................................ 4 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................. 8 1.2. Quản lý đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp ................................... 12 1.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 12 1.2.2. Nội dung quản lý ............................................................................... 19 1.2.3. Tiêu chí đánh giá ............................................................................... 25 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng ............................................................................. 26 1.3. Kinh nghiệm quản lý đầu tư ra nước ngoài của một số doanh nghiệp và bài học cho Tập đoàn Viettel ....................................................................... 31 1.3.1. Kinh nghiệm từ các doanh nghiê ̣p thành công ................................... 31 1.3.2. Kinh nghiệm từ các doanh nghiê ̣p thất bại ......................................... 32 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Viettel........................................................ 34 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 35 2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 35 2.1.1. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu .............................. 35 2.1.2. Phương pháp logic - lịch sử ............................................................... 37 2.1.3. Phương pháp thống kê, mô tả ............................................................ 38 2.1.4. Phương pháp so sánh ......................................................................... 39 2.2. Quy trình nghiên cứu đề tài .................................................................. 39 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI ........................................ 43 3.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Viễn thông Quân đội ............................. 43 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................... 43 3.1.2. Các yếu tố nguồn lực của Tập đoàn ................................................... 47 3.1.3. Bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài của Tập đoàn 50 3.2. Phân tích thực trạng quản lý ĐTRNN của Tập đoàn Viễn thông Quân đội ................................................................................................................ 54 3.2.1. Hoạch định đầu tư .............................................................................. 54 3.2.2. Xây dựng chính sách đầu tư ............................................................... 58 3.2.3. Tổ chức thực hiện .............................................................................. 62 3.2.4. Kiểm tra và đánh giá .......................................................................... 70 3.3. Đánh giá chung về quản lý đầu tư ra ngước ngoài của Tập đoàn Viettel .......74 3.3.1. Những thành công .............................................................................. 74 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 79 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI ................................................................................. 85 4.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hướng hoàn thiện công tác quản lý đầu tư ra nước ngoài của Viettel ............................................................................. 85 4.1.1. Bối cảnh kinh tế mới- Cơ hội và thách thức ...................................... 85 4.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý đầu tư ra nước ngoài .......... 88 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội ........................................................................... 92 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý đầu tư ra nước ngoài ............................ 92 4.2.2. Huy động tích tụ vốn và lựa chọn nhiều hình thức đầu tư thích hợp để mở rộng tái đầu tư, tăng sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế ........... 93 4.2.3. Tận dụng quyền thường trú tại một số quốc gia phát triển................. 94 4.2.4. Nghiên cứu kỹ các tập quán và môi trường đầu tư tại các nước mà Viettel đang đầu tư....................................................................................... 95 4.2.5. Phát triển mạnh nguồn nhân lực ....................................................... 96 4.2.6. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Viettel với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên cùng lãnh thổ nước nhận đầu tư ........................... 97 4.3. Kiến nghị đối với Nhà nước .................................................................. 98 4.3.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cấp quốc gia về ĐTRNN..... 99 4.3.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ĐTRNN ................... 100 4.3.3. Bổ sung thêm một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông xúc tiến hoạt động ĐTRNN ............................................................. 104 4.3.4. Xây dựng mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa Việt Nam với các nước mạnh về viễn thông trên thế giới ............................................................... 105 KẾT LUẬN............................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 107 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng lan tỏa đến từng quốc gia. Nhiều tập đoàn và các công ty từ các quốc gia trên thế giới luôn có nhu cầu ĐTRNN để mở rộng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời qua đó cũng khẳng định vị thế thương hiệu, hình ảnh của công ty. ĐTRNN thể hiện trên tất cả các lĩnh vực và mọi phương diện của một quốc gia trong đó lĩnh vực bưu chính viễn thông giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong thông tin liên lạc của một quốc gia, đây cũng là ngành được đánh giá mang lại rất nhiều lợi nhuận khi mà chủ đầu tư khai thác và hoạt động một cách có hiệu quả. Theo xu hướng đó, Việt Nam là một quốc gia đang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính vì thế Việt Nam đã và đang tìm cách tiếp cận những xu hướng đó một cách linh hoạt và sáng tạo. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc tìm kiếm cơ hội ĐTRNN là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội cũng không là ngoại lệ. Viettel được biết đến là một trong những tập đoàn viễn thông mạnh tại Việt Nam, với cách làm ăn mạnh bạo của mình đã tạo ra thành công vượt bậc không chỉ tại thị trường di động Việt Nam mà còn cả trên thị trường viễn thông quốc tế. Đầu tư vào thị trường Campuchia được đánh giá là bước đi đầu tiên thành công và mang lại nền tảng vững chắc trong việc đầu tư nước ngoài của Viettel. Hiện nay Viettel đã và đang vươn xa hơn ra những thị trường mới như Haiti, Mozambique, Peru… Tập đoàn hiện chính thức kinh doanh tại 10 nước ở khu vực châu Á, châu Mỹ và châu Phi với tổng dân số hơn 260 triệu người, 75 triệu khách hàng. Đặc biệt, năm 2015 doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel đạt 1,5 tỷ USD. Viettel cũng khai trương, đưa vào hoạt động 2 thị trường mới là Tanzania và Burundi, nâng tổng số thị trường kinh doanh lên thành 10 nước ở khu vực châu Á, châu Mỹ và châu Phi với tổng dân số 1 hơn 260 triệu người, 75 triệu khách hàng. Việc mở rộng ĐTRNN đã mang lại thu nhập cho Tập đoàn, bên cạnh đó hoạt động này còn có ý nghĩa xã hội cao: mở rộng giao lưu quốc tế, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ĐTRNN tại Viettel cũng còn nhiều hạn chế như: thị phần đầu tư còn eo hẹp, Viettel chưa có nhiều kinh nghiệm khi ĐTRNN, … Đặc biệt là những hạn chế liên quan đến việc hoạch định đầu tư, xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện đầu tư cũng như việc kiểm tra giám sát hoạt động ĐTRNN của Tập đoàn trong những năm qua đang là những rào cản lớn để nâng cao hiệu quả ĐTRNN của Tập đoàn. Những bất cập trên cho thấy Tập đoàn Viettel cần chú trọng hơn trong công tác quản lý để hoạt động ĐTRNN của Tập đoàn không chỉ ngày càng được đẩy mạnh, mà còn ngày càng hiệu quả hơn. Trên ý nghĩa ấy, tôi chọn đề tài: “Quản lý ĐTRNN của Tập đoàn Viễn thông Quân đội” làm luận văn thạc sỹ của mình. Đề tài là công trình giải quyết câu hỏi: Những thành công và hạn chế trong quản lý ĐTRNN của Viettel là gì? Tập đoàn cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác QL ĐTRNN giai đoạn 2016 – 2020? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Viettel, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QL ĐTRNN của Tập đoàn Viettel trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý ĐTRNN của các doanh nghiệp. - Phân tích những kinh nghiệm về quản lý ĐTRNN của FPT và rút ra các bài học cho Viettel. 2 - Phân tích thực trạng quản lý ĐTRNN của Viettel; Đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình. - Đưa ra các các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý ĐTRNN của Viettel trong giai đoạn tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác quản lý ĐTRNN của Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2010-2015 theo cách tiếp cận khoa học quản lý kinh tế. Tại Viettel, ĐTRNN chỉ có đầu tư trực tiếp, do vậy đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài là công tác QL đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Viettel. Vấn đề nghiên cứu luôn gắn với cơ chế, chính sách của Nhà nước và chiến lược sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Viettel. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý ĐTRNN của Viettel. * Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung khảo sát số liệu về công tác quản lý ĐTRNN của Tập đoàn Viettel giai đoạn 2010 - 2015, các giải pháp có giá trị định hướng đến năm 2020. 4. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn kết cấu gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp. Chương 2. Thiết kế nghiên cứu đề tài. Chương 3. Thực trạng quản lý đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông quân đội. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp và những vấn đề liên quan 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc Đây là nội dung nghiên cứu được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nhiều nhất và có nhiều công trình nghiên cứu nhất. Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này bao gồm: Nghiên cứu của De Mello (1999) lấy mẫu ở 16 nước phát triển và 17 nước đang phát triển, ông đã chỉ ra rằng: FDI ròng của các doanh nghiệp có hiệu quả tích cực và quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1970 - 1990. Song, đối với các nước đang phát triển thì FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn, còn đối với các nước phát triển thì nhỏ hơn. Nghiên cứu của Campos và Kionoshita (2002) với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn, bao gồm 25 nước Trung và Đông Âu, cùng các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thuộc Liên Xô cũ, các tác giả cho rằng “FDI của các doanh nghiệp có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi”. Bởi vì, tại các nước đang chuyển đổi có quá trình CNH diễn ra mạnh mẽ hơn và họ có lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn. Nghiên cứu của các học giả Berthelemy và Demurger (2000); Graham và Wada (2001) và Buckey et al (2002), sử dụng số liệu FDI phân theo địa phương của Trung Quốc cho thấy, FDI các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh. Các tỉnh ven biển, nơi thu hút phần lớn FDI của Trung Quốc đã sử dụng FDI có hiệu quả hơn so với các tỉnh khác. Nghiên cứu của Borensztein et al (1995 - 1998) sử dụng số liệu của 69 nước đang phát triển giai đoạn 1970 - 1989 để hồi quy. Kết quả cho thấy FDI 4 ròng chỉ có ảnh hưởng nhẹ đến tăng trưởng, nhưng khi sử dụng số nhân của FDI với trình độ của lực lượng lao động làm biến độc lập thì biến này có hệ số dương và ý nghĩa thống kê. Ông kết luận, FDI chỉ mang lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi nước nhận đầu tư có lực lượng lao động đạt đến trình độ nhất định. Dưới mức đó, FDI hầu như không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Borensztein et al (1995), lại cho rằng, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp nhận và hấp thụ công nghệ mới. Họ cũng đồng ý rằng sự đóng góp chính của FDI từ các doanh nghiệp là thúc đẩy tiến bộ về công nghệ của nước sở tại. Hermes và Lensink cho rằng, để khai thác tối đa hiệu quả của FDI, nước tiếp nhận đầu tư cần phát triển thị trường tài chính. Hệ thống tài chính cần phát triển đến một trình độ nhất định để huy động tiết kiệm, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới công nghệ. Có như vậy, doanh nghiệp trong nước mới tận dụng được công nghệ từ các doanh nghiệp FDI nhiều hơn. Nghiên cứu của Ramirez (2000) sử dụng số liệu vốn FDI tích luỹ ước lượng đóng góp FDI đến tăng trưởng kinh tế của Mexico giai đoạn 1960 - 1995. Ông thấy rằng, vốn FDI tác động tích cực đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thông qua năng suất lao động. Ramirez (2000) đưa ra kết luận, để FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì mới có thể tiếp nhận được công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý. Nghiên cứu của Li và Liu (2005) qua khảo sát 88 quốc gia có tiếp nhận FDI (bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển) đã chỉ ra rằng, FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo các tác giả FDI từ các doanh nghiệp không những trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và công nghệ. Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là, nước nhận FDI phải có nguồn nhân lực và công nghệ đạt tới trình độ nhất định. Nếu nước nhận FDI có trình độ nguồn nhân lực và công nghệ thấp hơn nước đầu tư thì sẽ tác động tiêu cực đến nước nhận FDI. Aizenman, J and Noy, I (2006) trong nghiên cứu “Examination of U .S. 5 inbound and outbound Direct Investment” [27, tr.3] đã chỉ ra các nguyên nhân khác khiến các nhà đầu tu ̛ Mỹ phải đầu tu ̛ ra nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận và tránh những rủi ro do phải ca ̣nh tranh ngay tại Mỹ. Có cùng quan điể m tre ̂n là các tác giả khác : Douglas Hotlz Eaki và cọ ̂ng sự (2005) trong nghiên cứu “Why Does U .S. Investment Abroad Earn Higher Returns Than Foreign Investment in the United States?” [30, tr.1]; Marcela Meirelles Aurelio (2006) “Going Global: The Changing Pattern of U.S. Investment Abroad” [31] các tác giả này chỉ ra rằng để tối đa hoá lợi nhuạ ̂n, các công ty xuyên quố c gia (TNC) sẽ tìm cách ta ̆ng giảm báo cáo lơ ̣i nhuạ ̂n của co ̂ng ty con ta ̣i những nước có mức thuế cao nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Ngoài ra , trong các nghie ̂n cứu của James K.Jackson (2008, 2011, 2012) [29] còn cho rằng FDI của Mỹ ra nu ̛ớc ngoài mọ ̂t phầ n là tạ ̂n du ̣ng lơ ̣i thế chi phí lao đọ ̂ng thấ p ho ̛n, còn phầ n lớn là hu ̛ớng tới phục vụ thị tru ̛ờng mà họ đặt chi nhánh và đẩ y ma ̣nh xuấ t khẩ u của công ty ho ̣ ra nước ngoài. Nghiên cứu của Buckley et al (2002) là một trong rất ít các nghiên cứu cho rằng FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với đầu tư trong nước của Trung Quốc. Nghiên cứu đi đến kết luận FDI không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế bằng các nguồn vốn khác trong nước. Khi nghiên cứu dòng vốn FDI các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư sang các nước đang phát triển, Nunnenkamp và Spatz (2003) đã đưa ra quan điểm rằng, FDI không có tác động đáng kể nào đến tăng trưởng kinh tế ở các nước tiếp nhận đầu tư, thậm chí FDI còn có tác động tiêu cực. Đặc biệt ở các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, trình độ lực lượng lao động không cao, độ mở cửa nền kinh tế thấp thì càng thu hút nhiều FDI càng ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu của Buckley et al 2002 cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Dutt (1997), khi ông kiểm định về hiệu quả của FDI đầu tư từ các nền kinh tế phương Bắc vào các nền kinh tế phương Nam. 6 Fukao et al (2003) đã phân tích các thay đổi gần đây trong hoạt động thương mại của các nước Đông Á và phân tích vai trò của FDI trong những thay đổi đó trong giai đoạn 1988 - 2000. Phân tích của họ cho thấy rằng trao đổi thương mại giữa các doanh nghiệp cùng ngành của các nước Đông Á đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian nghiên cứu. Đặc biệt là trong trường hợp ngành công nghiệp điện tử nói chung và ngành công nghiệp máy móc chính xác nói riêng. Họ cũng thấy rằng vốn FDI có tác động rất tích cực trong trao đổi thương mại trong ngành công nghiệp thiết bị điện. Cuối cùng, họ kết luận rằng trong khu vực Đông Á, FDI của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng nhanh chóng của trao đổi thương mại giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Aizenmen và Noy (2006) nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa FDI và thương mại của hai nhóm nước khác nhau: các nước phát triển và các nước đang phát triển. Họ chỉ ra rằng mối quan hệ hai chiều giữa thương mại và FDI mạnh hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. FDI thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn là xuất khẩu hàng hoá. Trong nghiên cứu của James K .Jackson (2008) về “U .S Direct Investment Abroad: Trends and Current Issues” [29, tr.2] đã cho rằ ng giai đoa ̣n từ na ̆m 2002 đến năm 2007 tổ ng số tiề n đầ u tu ̛ ra nước ngoài của Mỹ trung bin ̀ h nhiề u gấ p 2 lầ n đầ u tư cho nề n kinh tế Mỹ , nó phản ánh giai đoạn nề n kinh tế Mỹ ta ̆ng trưởng chậm và việc làm trong nu ̛ớc của họ giảm sút do các công ty xuyên quố c gia của Mỹ bi ̣mấ t dầ n thi ̣phầ n trong nu ̛ớc khi ta ̆ng đầ u tư mở rọ ̂ng chi nhánh ở nu ̛ớc ngoài. Nhưng ở mọ ̂t nghiên cứu khác của James K.Jackson (2011) [29], hầ u hế t các nhà kinh tế Mỹ đề u kế t luạ ̂n rằ ng xét một cách tổ ng thể đầ u tư trực tiế p ra nước ngoài không dẫn đế n việc làm it́ hơn hoặc thu nhập thấ p ho ̛n cho người dân Mỹ và phầ n lớn viẹ ̂c làm bi ̣mấ t giữa các co ̂ng ty sản xuấ t của Mỹ trong thạ ̂p kỷ qua là phản ánh viẹ ̂c tái co ̛ cấ u ngành co ̂ng nghiệp chế ta ̣o Mỹ mọ ̂t cách rấ t sa ̂u rộng. Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Harvard College nhu ̛ Mihir A. Desai, C. Fritz Foley, and James R. Hines Jr. (2011) [28] nghiên cứu về “Tax Policy and the 7 Efficiency of US Direct Investment Abroad” cũng kế t luận rằ ng hoa ̣t động của FDI ra nước ngoài của Mỹ trong thời gian tru ̛ớc 2011 không hiệu quả khi ho ̣ so sánh giữa khoản đầ u tu ̛ ra nước ngoài với khoản lợi nhuạ ̂n thu về nu ̛ớc trong năm 2010, do vậy, chính sách thuế hiẹ ̂n hành của Mỹ đang u ̛u đaĩ đố i với các doanh nghiệp FDI ta ̣i Mỹ [28]. U.S. Chamber of Commerce (2015) trong “Secure U.S. Investment Overseas” [31] cho rằ ng các TNC khi tiế n hành FDI ra nu ̛ớc ngoài cũng gián tiế p ta ̣o the ̂m việc làm cho lao đọ ̂ng Mỹ . Đa số các co ̂ng việc này là do các TNC đầ u tu ̛ vào các hoạt đọ ̂ng nghiên cứu và phát triể n , là co ̂ng việc dành cho các chuyên gia Mỹ có kỹ na ̆ng cao với mức lu ̛ơng tương ứng. Ngoài ra, U.S. Chamber of Commerce còn cho biế t the ̂m rằ ng Chiń h phủ Mỹ khá chú trọng tới đàm phán các hiệp đinh ̣ đầ u tư song phương (BIT) nhằ m bảo đảm lơ ̣i ích và bảo vệ nhà đầu tu ̛ Mỹ khi đầu tu ̛ ra nước ngoài. BIT được Chính phủ Mỹ thực hiện không chỉ với mu ̣c đić h bảo vẹ ̂ tài sản của các nhà đầu tu ̛ Mỹ ở nước ngoài mà còn nhằm tạo ra sa ̂n chơi bình đẳ ng cho các nhà đầ u tư Mỹ bằ ng cách nghie ̂m cấ m hoạ ̆c ha ̣n chế tố i đa pha ̂n biệt đố i xử với các co ̂ng ty Mỹ. Ngoài ra, BIT còn đảm bảo tiń h minh ba ̣ch đố i với luạ ̂t và các quy đinh ̣ liên quan đế n đầ u tu ̛, BIT đưa ra các giải pháp trong tranh chấ p đầ u tư trong trường hợp bị tước quyền sở hữu. Có thể nói, Chính phủ Mỹ sử dụng BIT như một công cu ̣ để khuyế n khić h các nhà đầ u tu ̛ Mỹ đầu tu ̛ ra nước ngoài phù hơ ̣p với đinh ̣ hướng của Chính phủ. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc Đỗ Hoàng Long (2006) có công trình: “Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” - Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Đề tài nghiên cứu tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và tác động của tiến trình này đối với sự vận động của dòng vốn FDI trên thế giới và Việt Nam; với phạm vi những tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với giá trị và cơ cấu của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ giữa thập kỷ 1980 tới cuối năm 2006. Đề 8 tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và khẳng định toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, vừa có tính hệ thống, kế thừa, vừa có tính đột biến của nền kinh tế thế giới. Phân tích tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và cơ hội đối với Việt Nam trong việc tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, trong đó có nguồn vốn FDI; phân tích tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với việc cải thiện môi trường thu hút vốn FDI của Việt Nam, đối với giá trị và cơ cấu FDI vào Việt Nam qua các kênh môi trường đầu tư, thị trường và các yếu tố nguồn lực sản xuất; phân tích một số bất cập trong quá trình thu hút FDI của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc Việt Nam đã chưa thành công trong việc sử dụng các yếu tố nội lực để thu hút và định hướng dòng FDI vào những lĩnh vực mong muốn và để phát huy được lợi thế so sánh của mình; trên cơ sở các phân tích về tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với sự vận động của dòng FDI vào Việt Nam trong thời gian qua và một số dự báo về xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới thời gian tới, Luận án gợi ý một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu hút FDI vào Việt Nam thông qua cải thiện môi trường đầu tư, thị trường và nguồn lực sản xuất. Công trình của Phạm Thị Thanh Phương (2006): “Giải pháp tăng cường thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thái Nguyên” - Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Đề tài nghiên cứu hoạt động thu hút và hỗ trợ triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 1993-2006. Đề tài đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về thu hút và triển khai các dự án FDI, phân tích và đánh giá thực trạng quá trình thu hút và triển khai các dự án FDI tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến những vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp tỉnh Thái Nguyên hoàn thành tốt các mục tiêu về thu hút và triển khai các dự án FDI. Công trình của Nguyễn Ngọc Quang (2007): “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tỉnh Bắc 9 Ninh” - Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Đề tài nghiên cứu hoạt động thu hút FDI vào ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến năm 2007. Đề tài đã hệ thống hoá và góp phần làm rõ một số vấn đề lý thuyết về FDI và thu hút FDI; phân tích, đánh giá những thành công, những bất cập còn tồn tại trong hoạt động thu hút FDI vào ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, qua đó đề xuất các giải pháp tích cực tăng cường thu hút FDI vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Đề tài của Nguyễn Văn Duân (2014): “Đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang” - Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. Đề tài nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2009-2014. Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Công trình đã đề cập đến vấn đề thu hút vốn FDI tại tỉnh Bắc Giang, công trình này mới chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc Giang, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nhưng đề tài chưa đi sâu, tập trung nghiên cứu có hệ thống về hoạt động thu hút, triển khai các vốn FDI vào tỉnh Bắc Giang để làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng tới nền công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh và thời gian nghiên cứu chỉ đến năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Tác giả Nguyễn Hải Đăng, 2013 có công trình: “Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quôc tế”. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. Luận án đã khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như các khái niệm, hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; lý thuyết về ĐTRNN, tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển; mục tiêu 10 ĐTRNN của các doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng; tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trên cơ sở khái quát kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số quốc gia và một số công ty xuyên quốc gia, luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam và công tác quản lý ĐTRNN ở nước ta. Luận án đã khái quát về quá trình hội nhập và hệ thống pháp lý của Việt Nam về ĐTRNN; khái quát và phân tích được thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam theo thời gian, địa bàn, lĩnh vực, hình thức, chủ thể đầu tư; đi sâu phân tích những lợi ích của hoạt động ĐTRNN đối với doanh nghiệp và lợi ích của đất nước;phân tích những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam và của Nhà nước trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đồng thời phân tích và chỉ rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến những thành công và hạn chế đó. trêncơ sởkhái quát bối cảnh kinh tế trong nước, quốc tế, dự báo xu thế, những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, luận án đã xác định mục tiêu, đưa ra các quan điểm, định hướng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để đảm bảo lợi ích chung của đất nước. Như vậy, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề ĐTRNN nói chung, đầu tư của các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và cập nhật về ĐTRNN của Tập đoàn Viettel theo cách tiếp cận của khoa học quản lý kinh tế, từ vấn đề hoạch định, chính sách phát triển, đến vấn đề tổ chức thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn. Đây là khoảng trống khoa học mà luận văn này tập trung giải quyết. 11 1.2. Quản lý đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Đầu tư ra nước ngoài ĐTRNN là phương thức đầu tư vốn và tài sản ở nước ngoài, để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận và mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Dưới góc độ tài chính quốc tế thì đó là sự chuyển một luồng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để kinh doanh với mục đích là kiếm lợi nhuận cao. ĐTRNN bao gồm đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp: Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là hình thức đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền điều hành, quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này nhằm mục đích thu lợi nhuận. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn ĐTRNN để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài. Bản chất của của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Đó chính là hình thức xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận cao. Do đi kèm với đầu tư vốn là đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh nên hình thức này thúc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước nhận đầu tư. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 12 Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có sự tham gia hay bên hợp doanh là nước nhận đầu tư, hợp đồng này khác với hợp đồng khác đó là nó phân chia kết quả kinh doanh và trách nhiệm của các bên cụ thể được ghi trong hợp đồng không áp dụng đối với hợp đồng thương mại, hợp đồng giao nhận sản phẩm, mua thiết bị trả chậm và các hợp đồng khác không phân chia lợi nhuận. Nội dung chính của hợp đồng này bao gồm: - Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên hợp danh. - Mục tiêu và phạm vi kinh doanh. - Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trong nước. - Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh. - Đóng góp của các bên hợp doanh, phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng. Trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh được phép thỏa thuận thành lập ban điều phối để theo dõi giám sát công việc thực hiện hợp đồng, những ban điều phối không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp doanh. Mỗi bên hợp doanh phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước pháp luật và có nghĩa vụ tài chính tùy theo bên nước nhận đầu tư quy đình. Trong quá trình hoạt động các bên hợp doanh được quyền chuyển nhượng vốn cho các đối tượng khác nhưng cũng phải ưu tiên cho đối tượng đang hợp tác. Hình thức này có đặc điểm: - Hai bên hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng phân định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi. - Thời hạn hợp đồng do hai bên thỏa thuận. 13 - Vấn đề nguồn vốn kinh doanh không nhất thiết phải đề cập trong bản hợp đồng. Hình thức doanh nghiệp liên doanh Hình thức doanh nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau. Trên cơ sở góp vốn cùng kinh doanh, nhằm thực hiện cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên doanh, phù hợp với khuôn khổ luật pháp nước nhận đầu tư. Nhiều công ty thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách xây dựng một liên doanh với những công ty đóng tại thị trường đó. Hầu hết các liên doanh cho phép hai công ty tận dụng được các lợi thế so sánh tương đối riêng của chúng trong một đề án nhất định. Chẳng hạn hãng General Mill tiến hành liên doanh với Nestle SA, nhờ đó ngũ cốc được General Mill sản xuất có thể bán ra nước ngoài thông qua mạng lưới phân phối bán hàng do Néstle thiết lập. Hãng Xerox và Fuji của nhật đã tiến hành một liên doanh cho phép Xerox thâm nhập vào thị trường nhật và cho phép Fuji tham gia vào kinh doanh Photocopy. Hình thức này có đặc điểm: Về pháp lý: Hình thức liên doanh là một pháp nhân của nước nhận đầu tư. Hoạt động theo luật pháp của nước nhận đầu tư. Hình thức liên doanh do các bên tự thỏa thuận, phù hợp với các quy định của luật pháp của nước nhận đầu tư. Như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm vô hạn, các hiệp hội góp vốn… Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên và quyền quản lý Doanh nghiệp liên doanh phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn và được ghi trong hợp đồng liên doanh và điều lệ của doanh nghiệp. Về tổ chức: Hội đồng quản trị của doanh nghiệp là mô hình chung cho mọi doanh nghiệp liên doanh, không phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực, ngành nghề. Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh. 14 Về kinh tế: Luôn có sự gặp gỡ và phân chia lợi ích giữa các bên trong liên doanh và cả các bên đứng phía sau các liên doanh. Đây là vấn đề hết sức phức tạp. Điều hành sản xuất kinh doanh: Quyết định sản xuất kinh doanh dựa vào các quy định pháp lý của nước nhận đầu tư về việc vận dụng nguyên tắc nhất trí hay quá bán. Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh quốc tế có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài đóng góp 100% vốn pháp định, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm cơ bản của hình thức này là: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một pháp nhân của nước nhận đầu tư nhưng toàn bộ doanh nghiệp lại thuộc sở hữu của người nước ngoài. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo nước nhận đầu tư và điều lệ của doanh nghiệp. Hình thức pháp lý của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ của pháp luật. Quyền quản lý doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm. - Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phần kết quả của doanh nghiệp sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nước sở tại là thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài. - Nhà đầu tư nước ngoài tư nước ngoài tự quyết định các vấn đề các vấn đề trong doanh nghiệp và các vấn đề liên quan để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ của pháp luật cho phép. Ngoài ra, tùy từng quốc gia có thể có các hình thức đầu tư trực tiếp khác như hình thức BOT; BTO; BT; Hình thức cho thuê - bán thiết bị; công ty cổ phần; công ty quản lý vốn. ĐTTTRNN là một hình thức đầu tư quốc tế, đưa vốn ra nước ngoài tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều mục đích khác nhau, có thể 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan