Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý dự trữ ngoại hối tại ngân hàng nhà nước việt nam ...

Tài liệu Quản lý dự trữ ngoại hối tại ngân hàng nhà nước việt nam

.PDF
109
327
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN HỒNG PHƢƠNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐỨC HIỆP XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. Trầ n Đƣ́c Hiêp̣ PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn đảm bảo trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Phƣơng LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ được hoàn thành bằng nỗ lực và nghiêm túc của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và luôn được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn khoa học và các đồng nghiệp thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ, thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gia đình tôi. Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn khoa học là PGS. TS Trần Đức Hiệp đã luôn dành tâm huyết, nhiệt tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn đến các đồng chí Lãnh đạo, cán bộ, đồng nghiệp thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hỗ trợ, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện tối đa cho tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, học tập, nghiên cứu để hoàn thành Luận văn. Xin dành tình cảm và sự biết ơn đến các thành viên trong gia đình tôi đã động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cao nhất cho tôi trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu để có được kết quả này. Xin trân trọng cảm ơn./. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌ NH iii LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Kết cấu của luận văn 3 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 4 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 6 1.1.3. Đánh giá chung 8 1.2. Dự trữ ngoại hối 9 1.2.1. Khái niệm và vai trò của dự trữ ngoại hối 9 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá dự trữ ngoại hối 12 1.3. Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước 13 1.3.1. Khái niệm và nguyên tắ c quản lý dự trữ ngoại hối 13 1.3.2. Cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối 14 1.3.3. Các loại hình nghiệp vụ áp dụng trong quản lý dự trữ ngoại hối 14 1.3.4. Nô ̣i dung quản lý dự trữ ngoại hối 18 1.3.4.1. Xây dựng chính sách, chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối 18 1.3.4.2. Xác định quy mô, tiêu chuẩ n, hạn mức và cơ cấ u dự trữ ngoại hối 19 1.3.4.3. Xây dựng mô hiǹ h tổ chức quản lý 20 1.3.4.4. Đầu tư dự trữ ngoại hối 21 1.3.4.5. Hoạt động thanh toán và hạch toán, kế toán 22 1.3.4.6. Thiế t lâ ̣p hê ̣ thố ng thông tin trong quản lý dự trữ ngoại hối 23 1.3.4.7. Quản lý rủi ro trong quản lý dự trữ ngoa ̣i hố i 23 1.3.4.8. Kiể m tra, đánh giá hoa ̣t đô ̣ng quản lý dự trữ ngoa ̣i hố i 24 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoa ̣t đô ̣ng quản lý dự trữ ngoại hối 25 1.3.5.1. Cán cân thanh toán quốc tế 25 1.3.5.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước 26 1.3.5.3. Mức độ đô la hóa trong nền kinh tế 28 1.4. Kinh nghiệm của một số nước về Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước 28 1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 28 1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc 33 1.4.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý của các nước 38 Chƣơng 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.1. Cách tiếp cận 42 2.2. Các phương pháp thu thập số liệu 42 2.3. Các phương pháp xử lý thông tin 44 2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp 44 2.3.2. Phương pháp đối chiếu so sánh 45 2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả 45 Chƣơng 3 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 47 3.1. Khái quát về Dự trữ ngoại hối của Việt Nam 47 3.1.1. Quy mô Dự trữ ngoại hối 47 3.1.2. Cơ cấu Dự trữ ngoại hối 50 3.2. Tình hình quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 20112015 54 3.2.1. Xây dựng chính sách, chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối 54 3.2.2. Xác định quy mô, tiêu chuẩ n, hạn mức và cơ cấ u dự trữ ngoại hối 55 3.2.3. Mô hình tổ chức quản lý 56 3.2.4. Đầu tư dự trữ ngoại hối 59 3.2.5. Chế độ hạch toán, kế toán 62 3.2.6. Hiê ̣n đa ̣i hóa công nghê ̣ thông tin 63 3.2.7. Quản lý rủi ro 64 3.2.8. Kiể m tra, đánh giá hoa ̣t đô ̣ng quản lý dự trữ ngoa ̣i hố i 66 3.3. Đánh giá chung 66 3.3.1. Các kết quả đạt được 66 3.2.2. Những hạn chế trong quản lý dự trữ ngoại hối 70 Chƣơng 4 – ĐINH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀ N THIỆN CÔNG ̣ TÁC QU ẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƢỚC TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM 4.1. Dự báo kinh tế trong nước và thế giới có ảnh hưởng đến công tác quản lý dự trữ ngoại hối 75 75 4.1.1. Dự báo triể n vo ̣ng kinh tế thế giới 75 4.1.2. Dự báo kinh tế vi ̃ mô trong nước 80 4.2. Định hướng quản lý dự trữ ngoa ̣i hố i 82 4.2.1. Đổi mới công tác xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư và tăng cường công tác quản lý rủi ro 83 4.2.2. Đổi mới phương thức đầu tư dự trữ ngoa ̣i hố i 84 4.2.3. Nâng cấp và hoàn thiê ̣n cơ sở hạ tầng thông tin 85 4.2.4. Tăng cường dào tạo cán bộ quản lý dự trữ ngoa ̣i hố i 85 4.3. Mô ̣t số gi ải pháp chủ yế u nh ằm nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ 86 ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 4.3.1. Lựa cho ̣n chiến lược đầ u tư dự trữ ngoa ̣i hố i tố i ưu 86 4.3.2. Tăng cường công tác quản lý rủi ro chuyên nghiệp 88 4.3.3. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 89 4.3.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý dự 89 trữ ngoại hối KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT DTNH Dự trữ ngoại hối IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương WB Ngân hàng thế giới i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 1.2 3 Bảng 1.3 4 Bảng 1.4 5 Bảng 3.1 6 Bảng 3.2 7 Bảng 3.3 Nô ̣i dung Trang Cơ cấu danh mục tài sản dự trữ của Trung 30 Quốc từ 2004-2011 Cơ cấu các loại chứng khoán Mỹ do Trung Quốc nắm giữ từ 2005-2011 Danh sách 10 quốc gia, tổ chức có lượng dự trữ vàng nhiều nhất thế giới tháng 11/2016 Tổng dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc từ năm 2010-4/2014 31 32 36 Quy mô DTNH/lượng cung tiền M2 của Việt Nam từ 2011-2015 Quy mô DTNH/nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam từ 2011-2015 Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư qua các năm, %GDP ii 49 50 70 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình 1 Hình 1.1 Tên sơ đồ và bảng biểu Trang Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc từ 200628 2015 (tỷ USD) Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc giai đoạn 2 Hình 1.2 3 Hình 3.1 4 Hình 3.2 5 Hình 3.3 6 Hình 3.4 7 Hình 3.5 8 Hình 3.6 9 Hình 3.7 10 Hình 3.8 10 Hình 3.9 11 Hình 3.10 35 2000-2014 (tỷ USD) Quy mô DTNH Viê ̣t Nam 2011 - 2015 (bao gồ m cả vàng) Quy mô DTNH Viê ̣t Nam theo t háng nhập khẩ u 2011 – 2015 Cơ cấu giữa ngoại tệ và vàng trong dự trữ ngoại hối của Việt Nam (%) Tỷ trọng ngoại tệ trong tổng dự trữ ngoại hối chiń h thức của thế giới (%) Tỷ trọng ngoại tệ trong tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam (%) Sơ đồ cơ cấ u tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Viê ̣t Nam Tình hình đối tác đầu tư DTNH của NHNN giai đoa ̣n 2012-2015 Cán cân thanh toán của Việt Nam (2011 - 2015) Diễn biế n Đô la hóa ở Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 2009-2014 Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so GDP 2010-2015 (%) iii 47 48 51 52 53 57 61 66 68 71 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nề n kinh tế thế giới hiê ̣n ta ̣i mang tính hô ̣i nhâ ̣p quố c tế hóa, các nước đã xoá bỏ dần dầ n các quy định kiể m soát về ngoại hối và thực hiện tự do hóa tài khoản vốn kéo theo các luồng vố n ngoại tệ đang ngày mô ̣t tăng nhanh về quy mô và tố c đô ̣ luân chuyển vố n lớn. Do đó, biến động về tỷ giá và lãi suất trên thi ̣trường tài chính quố c tế ngày càng lớn và khó có thể lường trước được. Các nước đã trở nên chú tr ọng hơn việc quản lý dự trữ ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm sự cân đối của cán cân thanh toán quốc tế và ổn định chế đô ̣ t ỷ giá. Vì vâ ̣y, viê ̣c các Ngân hàng Trung ương phải thực hiê ̣n quản lý dự trữ ngoại hối một cách hiệu quả đã trở thành một vấn đề cấp thiết. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối đối với nền kinh tế, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp quản lý để cải thiện quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước . Bên cạnh các bư ớc tiến cả về quy mô dự trữ ngoại hối cũng như trong hoạt động quản lý, công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước cũng còn một số hạn chế nhất định như chưa có các chi ến lược đầu tư DTNH chủ đô ̣ng và dài ha ̣n , các hình th ức đầu tư còn đơn giản, mang tin ́ h truyề n thố ng ... Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, thiếu sót đồng thời nâng cao hiệu quả công tác qu ản lý dự trữ ngoại hối mang ý nghĩa vô cùng thiết thực. Với các ý nghĩa thiết thực nêu trên, từ thực trạng công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian gần đây cùng với những kiến thức lý luận được đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, với mong muốn đóng góp những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự trữ ngoại hối cho Ngành, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý dự 1 trữ ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” để làm luận văn thạc si ̃ của mình. Luận văn hướng đến trả lời câu hỏi nghiên cứu tổng quát là “Làm thế nào để hoàn thiê ̣n công tác qu ản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Viê ̣t Nam?” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở ti ếp cận đề tài theo hướng quản lý kinh tế, luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý dự trữ ngoại hối, cũng như thực tiễn về công tác quản lý dự trữ ngoại hối thời gian qua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ đó hướng tới mục đích đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới. - Nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về dự trữ ngoại hối và quản lý dự trữ ngoại hối. + Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. + Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương tiếp cận theo hướng quản lý kinh tế. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015. 2 + Về không gian: Tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. + Về nội dung: Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương tiếp cận theo hướng quản lý kinh tế. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được chia thành 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự trữ ngoại hối Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam Chƣơng 4: Đinh ̣ hướng và gi ải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Các nước trên thế giới thường có mô hình , cách thức, nguyên tắc quản lý DTNH riêng biê ̣t , phù hợp với đặc điểm tình hình nền kinh tế. Tuy nhiên, đều căn bản dựa trên tài liệu “Hướng dẫn quản lý dự trữ ngoại hối” và “Cẩm nang cán cân thanh toán quốc tế” của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế thực hiê ̣n giám sát h ệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán , cũng như thực hiê ̣n các hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ về tài chính khi có yêu cầu. Kể từ khi được thành lập (ngày 27/12/1945) cho tới nay, Quỹ Tiền tệ quốc tế đã chú trọng quan tâm trong việc phát triển và ban hành các tài liệu hướng dẫn về sự cân bằng các số liệu thống kê thanh toán. Bản “Hướng dẫn quản lý dự trữ ngoại hối” đầu tiên được IMF giới thiệu ngày 20/9/2001. Kể từ đó, tài liệu này đã được IMF xem xét và cập nhật nhiều lần, trong đó bản cập nhật cuối cùng là năm 2012 (đươ ̣c chiń h thức ban hành ngày 01/2/2013). Bản hướng dẫn này đã được thiết lập bởi IMF và một nhóm các NHTW và các cơ quan tiền tệ. Mục tiêu của nó là nhằm thúc đẩy những thông tệ tốt nhất cho quản lý DTNH. Điều này không có nghĩa là các NHTW phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn này, mà thay vào đó sử dụng nó làm cơ sở để thiết lập các nguyên tắc quản lý DTNH riêng của mình. Bản hướng dẫn này bao gồm bốn vấn đề được IMF xác định là cần thiết để quản lý DTNH, đó là: các mục tiêu quản lý dự trữ ngoại hối; tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; khuôn khổ thể chế và tổ chức; và khuôn khổ quản lý rủi ro. 4 Kể từ khi phiên bản “Cẩm nang cán cân thanh toán quốc tế” đầu tiên được xuất bản (tháng 01/1948), các phiên bản kế tiếp (phiên bản thứ 2 - năm 1950, phiên bản thứ 3 - năm 1961, phiên bản thứ 4 - năm 1977, phiên bản thứ 5 - năm 1993) đã được IMF cập nhật, nghiên cứu và cải tiến cho phù hợp với các sự kiện quan trọng xảy ra trong nền kinh tế thế giới. Đáng chú ý là phiên bản thứ 5, phát hành tháng 9/1993, lần đầu tiên giải quyết các lĩnh vực quan trọng của liñ h vự c thống kê đầu tư quốc tế. Còn phiên bản thứ 6 (phiên bản mới nhất - tháng 11/2008) được xây dựng trên sự quan tâm trong việc kiểm tra các lỗ hổng khi sử dụng số liệu bảng cân đối kế toán , cũng như bổ sung thêm các thành phần trong bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, nó đề cập tới sự phát triển của thị trường tài chính, trong đó cập nhật một loạt các vấn đề như chứng khoán và các tổ chức tài chính đặc biệt. Để hỗ trợ thống nhất và gắn kết lẫn nhau giữa các số liệu thống kê kinh tế vĩ mô, phiên bản này của IMF tập trung vào sự hài hòa giữa hệ thống tài khoản Quốc gia (SNA) với các Hướng dẫn của IMF về số liệu thống kê tiền tệ, tài chính và ngân sách của Chính phủ. Việc phát hành phiên bản thứ 6 là đỉnh cao của nhiều năm làm việc, nghiên cứu của Cục Thống kê và các Ủy ban về thống kê cán cân thanh toán của IMF. Nó cập nhật phiên bản thứ 5, cung cấp hướng dẫn cho các nước thành viên IMF trong việc lập cán cân thanh toán và dữ liệu đầu tư quốc tế. Bên cạnh hai tài liệu “Hướng dẫn quản lý dự trữ ngoại hối” và “Cẩm nang cán cân thanh toán quốc tế” của IMF, một tài liệu khác đáng chú ý liên quan đến quản lý DTNH là cuốn sách “RISK MANAGEMENT FOR CENTRAL BANK FOREIGN RESERVES” (Quản lý rủi ro trong dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương) do Ngân hàng Trung ương Châu Âu xuất bản tháng 5/2004. Cuốn sách này đã tập hợp những đóng góp quý báu của các học giả và các chuyên gia phản ánh bản chất cụ thể của quá trình quản lý DTNH của NHTW; trong đó nổi bật là vai trò quan trọng của công tác quản 5 lý rủi ro trong việc xác nhận và cải tiến các quy trình đầu tư DTNH của các NHTW. Cuốn sách bao gồm ba nội dung chính: (i) Tổng quan chung và các chiến lược đầu tư dự trữ ngoại hối; (ii) Hướng dẫn chi tiết về phương pháp đo lường và quản lý rủi ro (các công cụ đo lường và tối ưu hóa danh mục đầu tư); và (iii) Nghiên cứu các điển hình thực tế tại một số NHTW trên thế giới. Ngoài ra, liên quan đến đề tài này có một số bài nghiên cứu, đó là: - Bài nghiên cứu “Foreign exchange reserve accumulation in emerging markets: what are the domestic implications ?” của hai tác giả Mohanty và Philip Turner thảo luận về một số tác động nội tại trong nước tới việc can thiệp ngoại hối quy mô lớn giai đoạn 2000-2005 của các nền kinh tế thị trường mới nổi để nhằ m kiề m chế lạm phát (Mohanty, 2006). - Bài nghiên cứu “Intra-regional Currency Linkages and the Evolution of Exchange Rate Regime of the ASEAN Region” của tác giả Nguyen Tung (trường Đa ̣i ho ̣c Illinois Wesleyan University - Hoa Kỳ) viế t về các m ối liên hệ tiền tệ và sự phát triển của cơ chế tỷ giá hối đoái của các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Thông qua sử dụng tỷ giá hối đoái hàng tháng cho mỗi đơn vị SDR và toàn bộ dữ liệu DTNH mở rộng sau thời kỳ Bretton Woods (1973-2014), đồng thời sử dụng mô hình tính toán Frankel-Wei, kế t quả cho thấy trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á (1973-1996), đồng tiền các nước trong khu v ực ASEAN chủ yếu neo vào đồng đô la Mỹ và mối liên kết tiền tệ giữa các nước trong khu v ực ASEAN thì rất yếu. Tuy nhiên, sau thời kỳ khủng hoảng (1999-2014) đồng tiền các nước trong khu v ực ASEAN đã trở nên linh hoạt hơn và mối liên kết tiền tệ giữa các nước trong khu vực ASEAN đã tăng lên đáng kể (Nguyen Tung, 2015). 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Bên cạnh các công trình nghiên cứu ngoài nước, trong nước cũng có một số công trình liên quan đến đề tài. 6 Nghiên cứu về quản lý DTNH của NHTW là một vấn đề khó nhưng có ý nghĩa thiết thực, vì vậy đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: Nguyễn Thị Phương Mai (2012) “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” (Luận văn Thạc si ̃ kinh t ế, Học viện Ngân hàng). Đề tài này đã phản ánh được thực trạng của công tác quản lý DTNH của NHNN giai đoạn 2006 - 2011 theo Nghị định số 86/1999/NÐ-CP của Chính phủ và đưa ra được một số giải pháp về tăng quy mô Quỹ dự trữ ngoại hối và đa dạng hóa cơ cấu đầu tư ngoại tệ trong thanh toán và dự trữ quốc tế của NHNN; và Nguyễn Thị Thúy Linh (2011) “Pháp luật về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” (Luận văn Thạc si ̃ Lu ật, Đại học Quốc gia Hà Nội). Đề tài này chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra định hướng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quản lý ngoại hối của NHNN. Ngoài ra, có một số đề tài nghiên cứu, Báo cáo nghiên cứu và bài báo khoa học liên quan như: - Bài viết “Quy mô và cơ cấu dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời kỳ hậu WTO” của nhóm tác giả Lê Th ị Tuấn Nghĩa và Phạm Thị Hoàng Anh đã phân tích quy mô DTNH dựa trên một số tiêu chí chuẩn quốc tế từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương ma ̣i Thế giới , đồng thời phân tích cơ cấu DTNH của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị về mặt chính sách cho NHNN nhằm tăng quy mô cũng như nâng cao hiệu quả quản lý DTNH tại Việt Nam (Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Thị Hoàng Anh, 2013). - Phạm Thị Hoàng Anh và Bùi Duy Phú, Đánh giá mức độ can thiệp trung hòa của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối bằng mô hình tuyến tính và phi tuyến tính, Tạp chí Ngân hàng số 16, năm 2013. Trong bài viết này, các tác giả phân tích và đánh giá mức độ can thiệp trung hòa của 7 NHNN trên thị trường ngoại hối bằng mô hình tuyến tính và phi tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho th ấy, NHNN mới chỉ thực hiện được trung hòa một phần tác động của hoạt động can thiệp trên thị trường ngoại hối. - Học viện Ngân hàng (2015), Diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại tệ Việt Nam dưới tác động chính sách của Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo nghiên cứu 15/01. Nhóm tác giả nghiên cứu, xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa tỷ giá và một số biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, cán cân thương mại, mức độ đô la hóa, quy mô DTNH và nợ nước ngoài bằng một số mô hình thực nghiệm. Kết quả báo cáo nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam, tỷ giá nhạy cảm với lạm phát và kém nhạy cảm với cán cân thương mại. Ổn định tỷ giá làm giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, tăng DTNH, đồng thời giảm bớt gánh nặng nợ nước ngoài. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị, chính sách nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới. 1.1.3. Đánh giá chung Có thể nhận thấy, các nghiên cứu quốc tế đã nghiên cứu khá đầy đủ và công phu về cơ sở khoa học, cũng như đã đưa ra được các nội dung mang tính chất lý luận toàn diện về quản lý DTNH nói chung, nhưng lại thiếu các nghiên cứu mang tính áp dụng thực tiễn đối với một định chế tài chính đặc biệt là NHTW của một nước đang phát triển là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngược lại, các nghiên cứu trong nước đã chú trọng hơn trong các nghiên cứu gắn liền với thực tiễn (tại NHNN) nhưng mới chỉ tập trung ở một số khía cạnh cụ thể nào đó (pháp luật về quản lý ngoại hối, quy mô và cơ cấu dự trữ ngoại hối dựa trên một số tiêu chí chuẩn quốc tế, diễn biến tỷ giá, mức độ can thiệp thị trường ngoại hối...) mà chưa mang tính tổng thể, toàn diện. Khoảng trống nghiên cứu này đòi hỏi các nghiên cứu tiếp theo phải tập trung phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng công tác quản lý DTNH tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm quản lý DTNH 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan