Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm giấy bãi bằng tại tổng công ty giấy việt nam...

Tài liệu Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm giấy bãi bằng tại tổng công ty giấy việt nam

.PDF
116
314
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- NGUYỄN NĂNG TUẤN QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM GIẤY BÃI BẰNG TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- NGUYỄN NĂNG TUẤN QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM GIẤY BÃI BẰNG TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ANH TÀI XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của công tác quản lý Hệ thống phân phối Giấy Bãi bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Ngày 15 tháng 01 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Năng Tuấn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm Giấy Bãi bằng của Tổ ng công ty Giấ y Viê ̣t Nam ”, cá nhân tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Qua đây, tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Phòng Quản lý Đào tạo Khoa sau Đại học, các khoa, phòng của Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Cho phép tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Trần Anh Tài đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ , đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình thực hiện đề tài, cá nhân tôi còn đƣợc nhiều sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, quan đây cho phép tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng, xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Năng Tuấn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIÊU ̣ , CHƢ̃ VIẾT TẮT ........................................................i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ...................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................iv PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP...............4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................4 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống phân phối trong doanh nghiệp ..................7 1.2.1. Những vấn đề chung về hệ thống phân phối sản phẩm .........................7 1.2.2. Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm trong các doanh nghiệp .........19 1.3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống phân phối sản phẩm của một số doanh nghiệp ...28 1.3.1. Quản lý hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn .................................................................29 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý HTPPSP của Công ty sữa TH true MILK..........31 1.3.3. Kinh nghiệm quản lý HTPPSP của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà .........................................................................................................32 1.3.4. Bài học cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam ...........................................34 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..36 2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu. ...............................................................................36 2.2 Thiết kế quy trình nghiên cứu .........................................................................36 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................37 2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................37 2.3.2 Phương pháp xử lý tài liệu, dữ liệu .......................................................37 2.3.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .........................................................39 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM GIẤY BÃI BẰNG TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM - VINAPACO ......40 3.1. Tổng quan về Tổng công ty Giấy Việt Nam - Vinapaco ...............................40 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam .....40 3.1.2. Quy mô, cơ cấu tổ chức của Tổ ng công ty Giấ y Viê ̣t Nam ..................42 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh ...............................48 3.1.4 Đặc điểm nguồn lực của Tổng công ty..................................................49 3.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của VINAPACO ............51 3.2. Thực trạng công tác quản lý hệ thống phân phối sản phẩm Giấy Bãi Bằng tại Tổng công ty Giấy Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015 ...........................................57 3.2.1 Hoạch định hệ thống phân phối sản phẩm............................................57 3.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch...................................................................68 3.2.3 Công tác kiểm tra, đánh giá: .................................................................72 3.3 Đánh giá hoạt động quản lý hệ thống phân phối sản phẩm tại TCT ..............74 3.3.1. Những thành tựu đạt được của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong công tác quản lý hệ thống phân phối Giấy Bãi Bằng ....................................75 3.3.2. Những tồn tại trong quản lý hệ thống phân phối giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) ...................................................76 3.3.3. Nguyên nhân chính ảnh hưởng tới công tác quản lý hệ thống phân phối sản phẩm của Tổng công ty. ...................................................................79 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI GIẤY BÃI BẰNG CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM ......83 4.1. Dự báo về thị trƣờng giấy trong thời gian tới ................................................83 4.2. Định hƣớng hoạt động của Tổng công ty tới năm 2020 ................................83 4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý hệ thống phân phối giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam .........................................86 4.3.1.Giải pháp về quản lý lập kế hoạch ........................................................86 4.3.2. Giải pháp vềquản lý tổ chức thực hiện ................................................96 4.3.3: Giải pháp về kiểm tra giám sát ............................................................98 4 .3.4. Giải pháp về bộ máy quản lý HTPP..................................................102 KẾT LUẬN .............................................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................106 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU , CHƢ̃ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CTCP Công ty cổ phần 2 DN Doanh nghiệp 3 HTPP Hệ thống phân phối 4 HTPPSP Hệ thống phân phối sản phẩm 5 TCT Tổng công ty 6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn i DANH MỤC BẢNG, BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 Bảng cân đối kế toán năm 2013-2015 49 2 Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ 50 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 9 Bảng 3.7 Các kho giấy do VINAPACO quản lý (đơn vị : tấn) 66 10 Bảng 4.1 Bảng đánh giá hoạt động của thành viên kênh 87 11 Bảng 4.2 Đánh giá tổng quát thành viên kênh phân phối 88 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cổng công ty Giấy Việt Nam các năm 2013- 2015 Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2013 đến 2015 Tình hình tiêu thụ sản phẩm giấy Bãi bằng từ 2013 - 2015 Tình hình tiêu thụ sản phẩm giấy Bãi bằng theo các kênh năm 2015 ii Trang 53 53 54 58 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Sơ đồ Nội dung 1 Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu 35 2. Sơ đồ 3.1 Tổ chức hoạt động 41 3 Sơ đồ 3.2 Các kênh phân phối sản phẩm giấy cuộn đang đƣợc sử dụng 58 4 Sơ đồ 3.3 5 Sơ đồ 3.4 Hệ thống phân phối sản phẩm giấy chế biến phòng xuất nhập khẩu Biểu diễn cấu trúc hệ thống phân phối của VINAPACO đối với thị trƣờng nƣớc ngoà iii Trang 62 63 DANH MỤC CÁC HÌ NH STT Hình Nội dung 1 Hình 1.1 Dạng kênh phân phối trực tiếp 13 2 Hình 1.2 Dạng kênh phân phối gián tiếp 15 3 Hình 1.3 Mối quan hệ trong hoạt động phân phối 16 4 Hình 1.4 Dạng hệ thống kênh phân phối doanh nghiệp có thể sử dụng iv Trang 21 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt không chỉ ở những đối thủ cạnh tranh trong nƣớc mà còn cả những đối thủ canh tranh từ nƣớc ngoài với tiềm lực sẵn có về vốn, máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại hơn, trình độ quản lý tiên tiến hơn… Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt AFTA) vào năm 2003 và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) vào năm 2007; . Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam dần vận hành theo cơ chế thị trƣờng nên yếu tố cạnh tranh là một quy luật tất yếu. Hệ thống kênh phân phối đƣợc coi là con đƣờng vận động của hàng hoá và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng tiếp cận đƣợc sản phẩm mình mong muốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ đƣợc hết các sản phẩm của mình. Thông qua hệ thống phân phối sản phẩm các doanh nghiệp có phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh cho chu kỳ sau. Hệ thống phân phối hiệu quả góp phần tiêu thụ sản phẩm nhanh mà tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định quá trình sản xuất, doanh thu, lợi nhuận… của doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao năng lực quản lý hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, nó là cầu nối quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nƣớc do Bộ Công thƣơng quản lý, với ngành nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, kinh doanh giấy, bột giấy, các sản phẩm từ giấy; Trồng rừng và khai thác rừng nguyên liệu giấy. Là đơn vị sản xuất giấy và bột giấy hàng đầu Việt Nam, sau 30 năm hoạt động Tổng công ty đã có nhiều đóng góp to lớn cho quá trình phát triển của nền kinh tế đất nƣớc nói chung và ngành giấy nói riêng. Tổng công ty, là đơn vị duy nhất của Việt Nam có 1 các sản phẩm giấy in, viết có thể đáp ứng tối đa sự thỏa mãn và nhu cầu của thị trƣờng, trong đó điển hình là các loại giấy viết dùng để sản xuất sổ vở cho văn phòng và học sinh; giấy in cho các nhà in, nhà xuất bản.. Tuy nhiên, Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng nhƣ các doanh nghiệp khác khi bƣớc sang cơ chế mới, đƣợc tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song luôn phải đối mặt với không ít khó khăn vì những yêu cầu khắt khe của thị trƣờng, hơn thế nữa Tổng công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thƣơng mại và luật pháp quốc tế, bên cạnh đó còn phải cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nƣớc đang không ngừng đầu tƣ mở rộng... Do đó, để tồn tại và đứng vững trong một thị trƣờng giấy sôi động nhƣ vậy, không còn cách nào khác là Tổng công ty phải tìm ra hƣớng đi vững chắc cho mình và tìm mọi cách để đƣa sản phẩm của mình ra thị trƣờng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần chiếm lĩnh thị trƣờng. Đây là, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Hội đồng thành viên và Ban lãnh đạo Tổng công ty. Xuất phát từ tình hình nêu trên ; từ những thực tế hiện tại trong công tác phân phối sản phẩm của Tổ ng công ty Giấ y Viê ̣t Nam và với nhƣ̃ng kiế n thƣ́c đã đƣơ ̣c trang bi ̣sau thời gian ho ̣c tâ ̣p và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại họcQuốc gia tôi đã lƣ̣a cho ̣n đề tài “ Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm Giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam ” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học, chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Câu hỏi nghiên cứu: Hiện tại có những bất cập gì tồn đọng trong quản lý hệ thống phân phối sản phẩm tại Tổng công ty Giấy Việt Nam? Ban lãnh đạo Tổng công ty Giấy Việt Nam cần có định hƣớng và giải pháp gì nhằm hoàn thiện quản lý hệ thống phân phối sản phẩm? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích: Từ cơ sở lý luận, thực tiễn, thực trạng hoạt động hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam, Luận văn đƣa ra những 2 đề xuất, kiến nghị góp phần quản lý tốt hơn hệ thống phân phối sản phẩm giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020. 3.2 Nhiệm vụ Với mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hệ thống phân phối sản phẩm giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam - Phân tích thực trạng việc quản lý hệ thống phân phối giấy Bãi Bằng ở Tổng công ty Giấy Việt Nam - Trên cơ sở đó, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hệ thống phân phối Giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam.. 4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng: Nghiên cứu hoạt động quản lý hệ thống phân phối sản phẩm Giấy Bãi bằng tại Tổng công ty Giấy Việt Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động về quản lý hệ thống phân phối sản phẩm. - Về không gian: Giới hạn nghiên cứu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. - Về thời gian: Nghiên cứu qua các năm từ 1.1.2013 đến 31.12.2015. 5. Kết cấu luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục bảng, biểu, mô hình, sơ đồ luận văn đƣợc kết cấu làm 04 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm ở doanh nghiệp Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Chương 3:Thực trạng hoạt động Quản lý hệ thống phân phối Giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam - VINAPACO Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý hệ thống phân phối Giấy Bãi Bằng của Tổ ng công ty Giấ y Việt Nam . 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các giải pháp nhằm phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và một số nghiên cứu về lĩnh vực phân phối, tiêu thụ sản phẩm Giấy nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu về tiêu thụ sản phẩm; nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối; kênh phân phối sản phẩm giấy nhƣng chƣa có nghiên cứu toàn diện nào. Luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Thị Quỳnh Trang (2008):“Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực” đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và thách thức của ngành Giấy Việt Nam. Nghiên cứu đã nêu lên thực trạng về chất lƣợng Giấy của ngành Giấy Việt Nam, trong đó nghiên cứu cũng đề cập nhiều về những điểm yếu của Ngành Giấy Việt Nam về toàn bộ hệ tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên hệ thống tiêu thụ sản phẩm cũng chỉ là khía cạnh nhỏ của nghiên cứu này. Luận văn thạc sỹ của tác giả Hà Thế Anh (2009): “Một số giải pháp về Marketing để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Giấy Việt Nam” đã nêu rõ cơ sở lý luận của hoạt động marketing, thực trạng của công tác marketing tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu cho biết công tác phân tích thị trƣờng còn yếu, hệ thống phân phối còn chƣa hiệu quả, nhất là các đại lý. Khó kiểm soát đƣợc hoạt động của các đại lý do phạm vi bao phủ về địa lý rộng. Sự phân bố hệ thống phân phối của Tổng công ty không đồng đều ở các khu vực. Chƣa tận dụng hết tiềm năng và cơ hội của thị trƣờng; hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng của Tổng công ty chƣa đƣợc coi trọng và đầu tƣ thoả đáng, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty không nhƣ mong đợi. Bài báo của Hƣơng Nguyễn Vinane “Ngành giấy Việt Nam trước hiệp định thương mại FTA”. Từ trƣớc đến nay, thực trạng của ngành giấy vẫn là nhiều doanh 4 nghiệp nhỏ lẻ, sản phẩm không đạt chất lƣợng, phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Vì thế, đứng trƣớc các Hiệp định Thƣơng mại tự do (FTA), nếu muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp ngành giấy phải có những nỗ lực để thay đổi. Bài báo “Ngành giấy không tận dụng được nhiều cơ hội xuất khẩu với thế xuất 0%” Tin ngành giấy 01/01/2015 của Hải Yến - Chi hội II. Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam. Bộ Công thƣơng cho biết, hiện nay, giấy sản xuất trong nƣớc chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu với số lƣợng rất nhỏ. Hơn nữa, sản lƣợng xuất khẩu 9 tháng năm 2015 giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, trong 9 tháng, Tổng công ty Giấy xuất khẩu ƣớc đạt 21,9 triệu USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất kinh doanh của ngành giấy mặc dù gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất, cạnh tranh trên thị trƣờng, giá cả ngƣng trệ nhƣng ngành giấy đã nỗ lực để đảm bảo phát triển ổn định. “Ngành Giấy – đối diện thách thức” của Việt Nga (Tạp chí Công Thƣơng, số 5- 2013) đã phân tích những thách thức ngành Giấy Việt Nam phải đối mặt khi cộng đồng kinh tế Asian đƣợc thành lập vào năm 2015. Cùng với đó, sản phẩm giấy xuất khẩu vào Việt Nam từ các nƣớc trong khu vực sẽ đƣợc hƣởng thuế 0% và làn sóng giấy nhập khẩu sẽ tràn vào Việt Nam mạnh mẽ. Các DN Giấy trong nƣớc hầu hết có dây chuyền công nghệ lạc hậu, hầu nhƣ xuất khẩu dăm mảnh thô và nhập khẩu bột giấy dẫn tới chi phí sản xuât tăng cao, khó cạnh tranh với các sản phẩm giấy nhập khẩu chất lƣợng cao hơn mà giá cả cạnh tranh. Nghiên cứu: “Assessing domestic a distribution channels of Viet Nam Paper Corporation in Phu Tho Province, Viet Nam” (2012) của tác giả Phạm Thanh Hùng là một nghiên cứu khá toàn diện về các kênh phân phối của Tổng công ty Giấy Việt Nam, nghiên cứu có cái nhìn bao hàm tổng thể về thực trạng hoạt động cũng nhƣ các chính sách quản lý các kênh phân phối, từ đó đƣa ra một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các kênh phân phối trong tiêu thụ sản phẩm nhƣ: cải thiện các chính sách hỗ trợ để đào tạo nhân lực cho các kênh phân phối bởi hầu hết các nhà bán buôn, bán lẻ không đƣợc đào tạo qua bất cứ trình độ nào về bán hàng và quản lý bán hàng,…. 5 Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hƣơng “Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối của Tổng công ty Giấy Việt Nam VINAPACO” đã cho thấy một bức tranh tổng thể về tầm quan trọng của hệ thống phân phối sản phẩm. Nghiên cứu đã chỉ ra những mặt đƣợc, những mặt chƣa đƣợc. Trong đó cần chú trọng hoàn thiện hơn tổ chức lƣu kho, bãi theo thƣơng thức hiện đại; cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình phân phối; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên trong hệ thống phân phối….. Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình nghiên cứu nhƣ:“Thị trường Giấy 6 tháng đầu năm 2014” (Viananet – Bộ Công Thƣơng) đã đƣa ra dự báo thị trƣờng giấy ở Việt Nam vẫn đƣợc đánh giá là có tiềm năng lớn vì dân số đông, mức tiêu thụ bình quân đầu ngƣời còn thấp so với thế giới. Trong tƣơng lai, nhu cầu sử dụng giấy và các sản phẩm giấy sẽ tăng cao khi nền kinh tế phục hồi. Đây là cơ sở để ngành giấy Việt Nam nói chung và Tổng công ty giấy nói riêng cần tăng cƣờng mở rộng thị phần, tâng cƣờng tiêu thụ sản phẩm. Đề tài: “Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu Giấy ở Việt Nam” đề cập tới nhu cầu và khả năng cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nƣớc, tình hình rừng nguyên liệu để sản xuất cũng nhƣ tình hình nhập khẩu bột giấy. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu, hạn chế nhập khẩu bột giấy để giảm chi phí sản xuất. Cũng đề cập đến chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp giấy Ngày 11-4, tại Hội nghị giới thiệu Paper Chem Vietnam 2012 tại TP. Hồ Chí Minh ông Vũ Ngọc Bảo – Tổng Thƣ ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhận định: “Chúng ta có một thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, với 88 triệu dân, tài nguyên rừng trù phú và có thể phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp giấy. Tuy nhiên những lợi thế này cho đến nay vẫn chƣa có chiến lƣợc phát triển hiệu quả, hoặc gặp rào cản về vốn, công nghệ...”. Theo ông Vũ Ngọc Bảo, hiện Việt Nam chƣa có chiến lƣợc cụ thể về thu hồi giấy loại. Ƣớc tính, hiện trên cả nƣớc chỉ có khoảng 7% là giấy thu hồi và Việt Nam bị xếp vào danh sách các nƣớc thu hồi, tái chế giấy thấp nhất thế giới. "Bình thƣờng, giấy có thể sử dụng và tái chế lại khoảng 6 lần. Việc tái chế giấy giúp giảm khí thải độc hại ra môi trƣờng, tránh phải 6 chặt cây, chi phí chôn lấp... do đó cần phải coi thu hồi giấy là một chiến lƣợc của ngành công nghiệp giấy. Trên thực tế, Nhật và Đức là 2 quốc gia hàng đầu trên thế giới về tái chế các sản phẩm từ giấy để phục vụ trở lại cho nhu cầu trong nƣớc, với năng lực thu hồi từ 70 – 80% giấy phế loại từ cộng đồng. Nhƣ vậy có thể thấy, họ là những nƣớc giàu nhƣng họ biết tiết kiệm tài nguyên, còn nƣớc ta dù nghèo nhƣng lại đang lãng phí rất nhiều tài nguyên”. Các chuyên gia trong và ngoài nƣớc cũng gợi ý ngành công nghiệp Việt Nam nên đầu tƣ vào mạng lƣới thị trƣờng theo phƣơng châm "Nguồn cung mạnh – Nguồn cầu cao”, từ đó tạo cơ hội cho việc thiết lập quan hệ, đầu tƣ dự án; tăng cƣờng sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp giấy và tính năng cạnh tranh quốc tế. Đây là định hƣớng để Tổng công ty Giấy đầu tƣ phát triển thị trƣờng tiêu thụ hơn nữa. Mặc dù các nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn, đã đƣa ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu; hạn chế, tồn tại cũng nhƣ đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay trong các công trình nghiên cứu chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết về “quản lý hệ thống phân phối giấy Bãi bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam”. Do đó, với mục đích nghiên cứu thực trạng quản lý hệ thống phân phối sản phẩm giấy trong thời gian qua để tìm ra những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của công tác này tại VINAPACO, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý hệ thống phân phối giấy Bãi bằng cho Tổng công ty là mục tiêu của luận văn. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống phân phối trong doanh nghiệp 1.2.1. Những vấn đề chung về hệ thống phân phối sản phẩm 1.2.1.1. Khái niệm về hệ thống phân phối sản phẩm Ngày nay, phần lớn các nhà sản xuất đều cung cấp hàng hóa của mình cho thị trƣờng thông qua những ngƣời trung gian. Tầng lớp trung gian này bao gồm những ngƣời bán buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới, những đại diện của ngƣời bán và ngƣời mua và kể cả các công ty vận tải, các đại lý quảng cáo…có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động phân phối của doanh nghiệp. 7 Các quyết định về kênh phân phối là một trong những quyết định quan trọng nhất của các nhà quản lý. Các kênh phân phối mà công ty lựa chọn sẽ ảnh hƣởng đến tất cả các quyết định Marketing khác. Vì vậy, mỗi nhà sản xuất đều cố gắng hình thành kênh phân phối riêng của mình một cách hiệu quả nhất. Theo quan điểm Stern và EI. Ansary (1996): Kênh phân phối là một hệ thống các tổ chức độc lập liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng cho sử dụng hoặc tiêu dùng. Theo quan điểm của Philipe Kotler (2003) cho rằng: Kênh phân phối là một tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Từ những khái niệm về kênh phân phối sản phẩm thì trên quan điểm của các doanh nghiệp - chủ thể kinh doanh, hệ thống phân phối hàng hoá là các hình thức liên kết của các doanh nghiệp trên thị trƣờng để cùng thực hiện một mục đích kinh doanh. Ngƣời sản xuất (hay nhập khẩu) phải qua các trung gian thƣơng mại (TGTM) nào để đƣa sản phẩm của họ đến ngƣời tiêu dùng, vì vậy hệ thống phân phối hàng hoá là các hình thức lƣu thông sản phẩm qua các trung gian khác nhau. Dƣới quan điểm quản lý việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, HTPPHH là một sự tổ chức hệ thống các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối hàng hoá nhằm đạt các mục tiêu kinh doanh. HTPPHH là hệ thống các quan hệ của một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đƣa hàng hoá từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Nó là một chuỗi các mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán hàng hoá. Mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh chắc chắn tham gia vào một hoặc một số HTPPHH nhất định. * Các thành viên của hệ thống phân phối hàng hoá Các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hệ thống phân phối đƣợc chia làm hai nhóm là các thành viên chính thức và các tổ chức bổ trợ. Các thành viên hệ thống phân phối tham gia đàm phán phân chia công việc phân phối và chuyển 8 quyền sở hữu hàng hoá. Các tổ chức bổ trợ cung cấp các dịch vụ phân phối chuyên môn hoá trên cơ sở tái hợp đồng với các thành viên của hệ thống. Họ không sở hữu hàng hoá vì vậy họ không chịu trách nhiệm trƣớc kết quả hoạt động cuối cùng của quá trình phân phối. Nhƣ vậy, các thành viên hệ thống phân phối đƣợc xác định dựa trên những công việc phân phối mà họ đảm nhiệm trong hệ thống phân phối.  Các thành viên của HTPPHH trên thị trƣờng nội địa bao gồm : (1) Ngƣời sản xuất (hoặc ngƣời nhập khẩu) (2) Ngƣời trung gian (3) Ngƣời tiêu dùng cuối cùng.  Người sản xuất (hay người nhập khẩu) Ngƣời sản xuất hay nhập khẩu là ngƣời khởi nguồn của các hệ thống phân phối hàng hoá trên thị trƣờng nội địa. Họ cung cấp cho thị trƣờng những sản phẩm và dịch vụ. Các doanh nghiệp sản xuất và các nhà nhập khẩu đều nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trƣờng tiêu dùng cuối cùng. Muốn vậy, sản phẩm của họ phải sẵn sàng cho các thị trƣờng đó. Hơn nữa, ngƣời sản xuất phải đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng những thị trƣờng mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, phần lớn các công ty sản xuất không thể bán sản phẩm của họ trực tiếp cho ngƣời sử dụng cuối cùng. Bằng việc chuyển các công việc phân phối cho các thành viên khác nhƣ nƣời bán buôn và ngƣời bán lẻ, ngƣời sản xuất có thể tiết kiệm đƣợc chi phí. Những trung gian thƣơng mại phân phối sản phẩm của nhiều ngƣời sản xuất khác nhau và vì vậy có thể chia sẻ các chi phí cố định cao trong phân phối cho khối lƣợng sản phẩm đƣợc phân phối lớn hơn. Điều này cho phép họ giảm đƣợc chi phí phân phối hàng hoá.  Người trung gian Ngƣời trung gian bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh thƣơng mại độc lập trợ giúp ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng cuối cùng thực hiện các công việc phân phối sản phẩm và dịch vụ. Họ đƣợc chia làm hai loại là bán buôn và bán lẻ. + Các trung gian bán buôn: bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân mua hàng hoá để bán lại cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác (các nhà bán lẻ, các nhà bán 9 buôn khác, các doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nƣớc). Trong thực tế các doanh nghiệp có thể vừa bán buôn vừa bán lẻ; họ đƣợc coi là nhà bán buôn nếu tỷ trọng bán buôn là chủ yếu trong doanh số. Những ngƣời bán buôn đƣợc chia làm 3 loại chính: - Ngƣời bán buôn sở hữu hàng hoá thực sự - Đại lý, môi giới và nhà bán buôn hƣởng hoa hồng. - Chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất. Sở dĩ coi chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất nhƣ ngƣời bán buôn là do họ thực hiện các chức năng bán buôn là chủ yếu. Mỗi trung gian bán buôn có quy mô, phƣơng thức kinh doanh và sức mạnh thị trƣờng riêng vì vậy họ có thể đóng những vai trò khác nhau trong HTPPHH. + Các trung gian bán lẻ: Ngƣời bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hoá trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Vai trò của ngƣời bán lẻ trong các HTPPHH là phát hiện nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm và bán những hàng hoá mà các khách hàng này mong muốn, ở thời gian, địa điểm và theo cách thức nhất định. Ngƣời bán lẻ hình thành các tập hợp hàng hoá phù hợp với ngƣời tiêu dùng, sẵn có ở mọi thời gian cho ngƣời tiêu dùng. Các chức năng chủ yếu của ngƣời bán lẻ là: - Tiếp xúc với khách hàng, phát hiện nhu cầu tiêu dùng, thu thập thông tin thị trƣờng và chuyển các thông tin này trở lại ngƣời sản xuất. - Thực hiện bán hàng, quảng cáo và trƣng bày sản phẩm. - Phân chia và sắp xếp hàng hoá thành những khối lƣợng phù hợp với ngƣời mua. - Dự trữ hàng hoá sẵn sàng cung cấp cho ngƣời tiêu dùng. - Cung cấp dịch vụ khách hàng.  Người tiêu dùng cuối cùng Ngƣời tiêu dùng cuối cùng bao gồm cả ngƣời tiêu dùng cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp là điểm đến cuối cùng của hàng hoá và dịch vụ. Chỉ khi nào hàng hoá tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng, quá trình phân phối mới hoàn thành. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan