Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, nƣớc cộng ...

Tài liệu Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, nƣớc cộng hõa dân chủ nhân dân lào

.PDF
117
338
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …..…/…….. ..…/….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA THALONSAY THAMMAVONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …..…/…….. ..…/….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA THALONSAY THAMMAVONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyênngành: Quảnlý công Mãsố: 60.34.04.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƢƠNG MINH VIỆT HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là do tôi viết, số liệu thu thập trong luận văn là số liệu trung thực. Tác giả luận văn THALONSAY THAMMAVONG LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia cùng các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Lương Minh Việt, những định hướng của thầy có tính quyết định tới sự thành công của luận văn. Đề tài này tôi hoàn thành trên cơ sở nỗ lực nghiên cứu của bản thân còn có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước. Nhưng do tính chất phức tạp của đề tài, trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn THALONSAY THAMMAVONG MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 5 4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .............................................. 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 6 6. Đóng góp của Luận văn ................................................................................ 6 7. Cấu trúc của Luận văn................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................................................ 8 1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................... 8 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại .............................................................. 8 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................... 12 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 15 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................... 19 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm.......................................................................... 19 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............. 24 1.2.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .. 27 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................................. 30 1.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số địa phƣơng ......................................................................................... 32 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương, Việt Nam ..................................... 33 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Sa La Văn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .. 34 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho thủ đô Viêng Chăn ....................................... 35 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 37 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................... 38 2.1.Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015 .......................................................................... 38 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thủ đô Viêng Chăn ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................ 38 2.1.2. Quá trình hình thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa.............................. 42 2.1.3. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 – 2015............................................................................ 44 2.2. Hiện trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2010 – 2015 ......................................................... 53 2.2.1. Định hướng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn ....................................... 53 2.2.2. Ban hành pháp luật về doanh nghiệp .................................................... 54 2.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................ 56 2.2.4. Ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................................................... 58 2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................................... 61 2.2.6. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................................. 65 2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn .............................................................................. 70 2.3.1. Những thành công ................................................................................. 70 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................... 73 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 83 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN TRONG THỜI GIAN TỚI ................. 84 3.1. Dự báo về thuận lợi và khó khăn đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ................................................. 84 3.1.1. Những thuận lợi..................................................................................... 84 3.1.2. Những khó khăn .................................................................................... 86 3.1.3. Định hướng và quan điểm đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới .......................... 89 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn ......................................... 91 3.2.1. Giải pháp về xây dựng môi trường thể chế minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp ............................................................................................. 91 3.2.2. Giải pháp về ban hành và thực thi các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................ 94 3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................... 98 3.2.4. Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................................... 101 3.3. Kiến nghị ............................................................................................... 103 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước... 10 Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam .............. 12 Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thủ đô Viêng Chăn chia theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 .............................................. 44 Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Thủ đô Viêng Chăn phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................. 46 Bảng 2.3: Lao động tại các khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 – 2015 .................................................... 47 Bảng 2.4: Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn phân theo các nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 ........ 48 Bảng 2.5: Doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................................................ 50 Bảng 2.6: Lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................................................ 51 Bảng 2.7: Đóng góp ngân sách của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 – 2015............................................................................ 52 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ........................................................... 65 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Hoạt động của doanh nghiệp góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo… Trong nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tỏ ra có nhiều lợi thế trong kinh doanh hơn các doanh nghiệp lớn như cần vốn ít, lao động nhiều, dễ quản lý nên dễ dàng khởi sự; có thể tận dụng dễ dàng mọi nguồn lực trong xã hội cho yêu cầu phát triển; dễ linh hoạt về thời gian giao hàng và giá cả nên dễ giao dịch; có tính linh động, có tính phản ứng nhanh trước sự chuyển biến mạnh về sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất và thị trường. Chính vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng gia tăng về số lượng và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ở các nước phát triển, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm từ 90 - 95% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế và giải quyết việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động. Chẳng hạn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thụy Điển đã tạo việc làm cho hơn 60% lao động, tỷ lệ này ở Nhật là 66,9%, Đài Loan là 78%, Chi Lê là 70,3%. Tác dụng tạo việc làm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời kỳ kinh tế suy thoái tựa như một “chiếc van an toàn” để điều chỉnh kinh tế vĩ mô nền kinh tế, hạn chế những tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong nền kinh tế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, cũng đã thể hiện là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế cũng như góp phần tích cực trong việc bảo đảm an sinh xã hội...Thủ đô Viêng Chăn1 trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trung bình tăng từ 9 - 10%/năm giai đoạn 2008 2014. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Sự tăng trưởng kinh tế cao cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực của thủ đô Viêng Chăn có sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cho nên trong thời gian qua, nhóm doanh nghiệp này đã và đang được Đảng nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước Lào và chính quyền thủ đô Viêng Chăn khuyến khích phát triển mạnh mẽ bằng nhiều chủ trương, chính sách, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các ban, ngành. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động. Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy nhiều nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang phát triển thiếu định hướng, mất cân đối. Sự khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa, một phần xuất phát từ năng lực nội tại yếu kém như quy mô vốn nhỏ bé, thiết bị công nghệ lạc hậu, một phần là do năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế, bất cập. Đó là, sự thiếu thống nhất và đồng bộ giữa nội dung và tổ chức thực hiện, giữa phương thức với công cụ quản lý, giữa quy định của pháp luật với điều kiện để thực thi pháp luật. Do vậy, trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn nói riêng đã xuất hiện một bộ phận doanh nghiệp không tuân thủ theo quy định của pháp luật, hoạt động không theo nội dung đăng ký kinh doanh, vi phạm các quy định về thuế, về chế độ và chính sách cho người lao động,… Bên cạnh đó, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề vượt quá tầm kiểm soát và khả năng giải quyết của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, đòi hỏi phải có sự quản lý và hỗ trợ tích cực của cơ quan quản 2 lý nhà nước về mọi mặt như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi; hỗ trợ thông tin pháp luật, thị trường; giải quyết tranh chấp… Để đảm bảo sự phát triển bền vững của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục những yếu kém, phát huy vai trò tích cực trong nền kinh tế, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hiện nay đã và đang trở thành nhu cầu bức thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân Lào” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài + Nguyễn Thị Kim Lý (2013), Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến sĩ Đại học Thái Bình. Luận án đã hệ thống hóa lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa; các điều kiện tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhận dạng những thành tựu, yếu kém, tìm nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Bình tiếp cận, khai thác các nguồn vốn có hiệu quả và mở rộng các giải pháp này cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung; + Đặng Thị Hương (2010), Đào tạo cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề về đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước trên thế giới. Thông qua kết quả khảo sát, tác giả đã đưa ra những kết luận về thực trạng đào tạo, các nhân tố ảnh hưởng từ đó đánh giá những ảnh hưởng đó đến kết quả hoạt động của cán bộ quản lý và doanh nghiệp. Trên cơ 3 sở đó, luận án đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừaở Việt Nam; + Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Đề án: Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Đề án chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng doanh nghiệp vi phạm pháp luật; +TS. Trần Tiến Cường(2010), Đề tài khoa học cấp Bộ: Đổi mới quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng thống nhất không phân biệt thành phần kinh tế; xác định các nội dung chính của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và kiến nghị các giải pháp giúp hình thành nội dung và cơ chế quản lý nhà nước chung thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp; + Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (2013), Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy sự quản lý có hiệu quả của nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này; + TS. Nguyễn Hồng Nhung (tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, 2003) “Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước ASEAN”. Trong bài này, tác giả đã phân tích các chính sách 4 khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các Chính phủ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Từ đó, tác giả rút ra bốn kết luận trong các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước này là: Hỗ trợ phải thường xuyên, toàn diện và rộng khắp thông qua kế hoạch, chương trình cụ thể; thu hút các cơ quan, các tổ chức, các bộ ngành liên quan; xác định nguyên nhân chủ yếu cần hỗ trợ và xây dựng quan hệ qua lại giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn, các công ty nước ngoài để tạo mạng lưới sản xuất quy mô quốc gia, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò là vệ tinh. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn tổng quát về vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa phương ở Việt Nam, các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừaở nhiều khía cạnh; các góc độ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2010 - 2015. Từ đó tìm ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó. + Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới. 5 4. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, trong đó chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước; đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. + Về không gian: luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. + Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2015. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừaở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin: chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích số liệu thứ cấp, phương pháp khảo sát,… 6. Đóng góp của Luận văn Những nội dung nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; từ đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaở thủ đô Viêng Chăn thời gian qua, tìm ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân. Đồng thời góp phần đề xuất những giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn cũng như tạo điều kiện 6 để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy hết tiềm năng, đóng góp tối đa cho sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. 7. Cấu trúc của Luận văn Luận văn bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, ngoài ra còn có danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1:Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 3: Định hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại 1.1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tên tiếng Anh viết tắt là SMEs (Small and medium enterprise) những doanh nghiệp có số lao động hay doanh số ở dưới một mức giới hạn nào đó. Từ viết tắt SMEs được dùng phổ biến ở cộng đồng các nước châu Âu, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Liên hợp quốc (UN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ. Các nước thuộc cộng đồng châu Âu truyền thống có cách định nghĩa riêng về SMEs của riêng họ, ví dụ ở Đức được định nghĩa là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người, trong khi đó ở Bỉ là 100 người. Tuy nhiên, đến nay Liên minh Châu Âu đã có khái niệm về SMEs chuẩn hóa hơn. Theo đó, những doanh nghiệp có dưới 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ, còn các doanh nghiệp có trên 250 lao động là doanh nghiệp vừa. Ngược lại, ở Mỹ những doanh nghiệp có dưới 100 lao động là doanh nghiệp nhỏ và dưới 500 lao động là doanh nghiệp. Như vậy, ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực có các định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa là khác nhau. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt đầu du nhập vào nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Ban đầu có ý kiến cho rằng, đây là loại hình kinh tế của chủ nghĩa tư bản, nhưng kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã khẳng định rõ, sự tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Nhận thức đó đã tác động lớn đến quan điểm, 8 chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước Lào đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp này không còn bị coi là “phụ trợ” như trước, mà giờ đây đã trở thành các tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế, là nhà thầu phụ quan tọng cho các doanh nghiệp lớn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được hiểu là những tổ chức sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ trong nền kinh tế, với tư cách là chủ thể có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và cần được nghiên cứu để có phương thức điều tiết, quản lý và chính sách hỗ trợ phù hợp. Ở Việt Nam, tùy theo từng giai đoạn cụ thể khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa được đưa ra để phù hợp với mục đích của việc xác định và mức độ phát triển doanh nghiệp. Đến nay, khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừavề cơ bản được hiểu trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). 1.1.1.2. Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó chúng thường được dùng làm cơ sở để tham khảo trong kiểm chứng mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế. 9 Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó: Số lao động: có thể lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế; Tài sản hay vốn: có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (vốn) cố định, giá trị tài sản còn lại; Doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này). Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động. Còn một số tiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước. Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế của một nước; tính chất ngành nghề; vùng lãnh thổ; tính lịch sử; mục đích phân loại. Như vậy có thể xác định được quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc một ngành hoặc một địa bàn cụ thể theo công thức sau: F(Sba) = Ib* Ia*Sa/ Id Trong đó: F(Sba): quy mô một doanh nghiệp thuộc một ngành và trên một lãnh thổ cụ thể. Ib, Ia, Id: tương ứng là hệ số vùng, ngành, hệ số tăng trưởng quy mô doanh nghiệp; Sa: quy mô vừa và nhỏ chung trong một nước. Bảng 1.1: Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nƣớc Quốc gia/ Phân loại doanh nghiệp Số lao động Khu vực nhỏ và vừa bình quân Vốn đầu tƣ Doanh thu A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 1. Hoa Kỳ 2. Nhật Bản 3. EU Nhỏ và vừa 0-500 Không quy định Đối với ngành sản xuất 1-300 ¥ 0-300 triệu Đối với ngành thương mại 1-100 ¥ 0-100 triệu Đối với ngành dịch vụ 1-100 ¥ 0-50 triệu Siêu nhỏ < 10 Nhỏ < 50 10 Không quy định Không quy định Không quy định Không quy định < €7 triệu < €27 triệu Vừa < 250 Nhỏ và vừa < 200 Nhỏ < 100 Vừa < 500 6. New Zealand Nhỏ và vừa < 50 Không quy định Không quy định 7. Korea Nhỏ và vừa < 300 Không quy định Không quy định 8. Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < NT$ 80 triệu < NT$ 100 triệu 4. Australia 5. Canada Không quy định Không quy định Không quy định < DNNVV$ 5 triệu DNVVN$ 5-20 triệu B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Không quy 1. Thailand Nhỏ và vừa 2. Malaysia - Đối với ngành sản xuất 0-150 3. Philippine Nhỏ và vừa < 200 4. Indonesia Nhỏ và vừa 5.Brunei Nhỏ và vừa định Không quy định 1-100 < Baht 200 triệu Không quy định Không quy định RM 0-25 triệu Peso 1,5-60 triệu Không quy định < US$ 1 triệu < US$ 5 triệu Không quy định Không quy định C. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI 1. Nga 2.Trung Quốc 3. Ba Lan 4. Hungary Nhỏ 1-249 Vừa 250-999 Nhỏ 50-100 Vừa 101-500 Nhỏ < 50 Vừa 51-200 Siêu nhỏ 1-10 Nhỏ 11-50 Vừa 51-250 Không quy định Không quy định Không quy định Không quy định Không quy định Không quy định Không quy định Không quy định (Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000) Ở Việt Nam, theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp Việt Nam được phân thành 4 nhóm tùy thuộc vào quy mô lao động, vốn và khu vực kinh tế mà họ hoạt động, cụ thể bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. 11 Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Quy mô Khu vực Doanh nghiệpsiêu nhỏ I. Khu vực nông, lâm Doanh nghiệp nhỏ Vốn Lao động Vốn Lao động Vốn Lao động (ngƣời) (tỷ) (ngƣời) (tỷ) (ngƣời) (tỷ) (ngƣời) <=10 <=20 Trên 10 Trên 20 Trên 200 Trên 100 Trên 300 đến 200 đến 100 đến 300 Trên 10 Trên 20 Trên 200 Trên 100 Trên 300 đến 200 đến 100 đến 300 Trên 10 Trên 10 Trên 50 Trên 50 Trên 100 đến 50 đến 50 đến 100 <=10 <=20 nghiệp và xây dựng III. Khu vực thương mại, dịch vụ Doanh nghiệplớn Lao động nghiệp và thủy sản II. Khu vực công Doanh nghiệp vừa <=10 <=10 (Nguồn: Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ-CP) Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy theo tính chất hoạt động, ngành kinh tế kỹ thuật, nguồn vốn sở hữu, quy mô doanh nghiệp và tính chất quản lý. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới và đánh giá thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã hình thành hệ thống tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa: doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động đến 19 người, số vốn đến 250 triệu kíp, doanh thu đến 400 triệu kíp; doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động đến 99 người, số vốn đến 1.200 triệu kíp, doanh thu đến 1.000 kíp. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Tính chất hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tập trung ở nhiều khu vực chế biến và dịch vụ, tức là gần với người tiêu dùng hơn. Trong đó cụ thể là: i) doanh nghiệp nhỏ và vừa là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn với tư cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư. ii) doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế như các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hoá, dịch vụ sinh hoạt và giải trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ. iii) 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan