Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nƣớc về phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng tiểu học trên địa bà...

Tài liệu Quản lý nhà nƣớc về phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện đan phƣợng, thành phố hà nội

.PDF
27
506
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2016 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THÚY Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Đào Phản biện 2: TS. Lê Văn Dương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ ngày 20 tháng 1 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học được xem là bậc học nền tảng, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Như vậy, giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước. Đội ngũ giáo viên tiểu học phải hội tụ được một cách đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, kỹ năng sư phạm, trình độ chuyên môn…để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học. Theo tác giả Nguyễn Lân Dũng, không có phần thưởng nào có thể khơi gợi tinh thần ham học thực sự, không có chế tài nào có thể bắt ép con người ta ham học, yêu học, mà chính những người thầy, bằng chính tấm gương sáng về lòng ham học, tinh thần tự học, đam mê nghiên cứu khoa học… là nguồn cảm hứng tuyệt vời và sâu sắc nhất, bền bỉ nhất đối với học trò. Một người thầy giỏi sẽ biết cách chọn lọc những kiến thức thực sự cần thiết, phù hợp với trình độ, năng lực tiếp thu của học trò, truyền cho các em lòng đam mê nghiên cứu khoa học và tinh thần học tập suốt đời. Nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi. Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhà nước ta. Huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội là một huyện ngoại thành với 15 xã và 01 thị trấn, có 19 trường Tiểu học. Thực tiễn quản lý giáo dục tiểu học huyện Đan Phượng cho thấy: đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng trong những năm qua, tuy đã dần đáp ứng yêu cầu về số lượng và bước đầu có tiến bộ về chất lượng, nhưng trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là: - Chất lượng đội ngũ giáo viên nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thực tiễn giáo dục đầy biến động. Đặc biệt, số lượng và chất lượng của 1 giáo viên ngoại ngữ (tiếng Anh) chưa đáp ứng yêu cầu của việc triển khai thực hiện Đề án quốc gia “Dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông giai đoạn 2008 – 2020”. - Công tác đào tạo đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập. Các trường Sư phạm chưa đón đầu được xu thế phát triển của giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Tình trạng thiếu giáo viên dạy chuyên Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục vẫn còn diễn ra. Trong bối cảnh đó, giáo viên tiểu học phải dạy đủ các môn của cấp tiểu học kể cả các môn chuyên (trừ môn ngoại ngữ). Điều này đã dẫn đến tình trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên đối với các môn chuyên sẽ kém hiệu quả. - Sự phân bố giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện chưa hợp lý. Ở những địa phương có điều kiện thuận lợi thì giáo viên tiểu học thừa, trong khi đó tại một số địa phương khó khăn, tình trạng thiếu giáo viên tiểu học tiếp tục diễn ra. Những bất cập này phần lớn xuất phát từ sự thiếu hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên. Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên cần phải được nghiên cứu cụ thể, xác định được thế mạnh và những hạn chế, có những giải pháp mang tính chiến lược và những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng một cách đồng bộ, có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên và quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên trong ngành GD&ĐT nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu… Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên các sách, báo, tạp trí và các ấn phẩm chuyên ngành. Các công trình đã đề ra phương hướng, giải pháp quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên có hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển GD&ĐT và kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như: 2 Các sách đã xuất bản: - Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề về giáo viên – Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. - Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. - TS Vũ Xuân Hùng (2012), Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, Nhà xuất bản Quốc gia, Hà Nội. - Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa, Giáo dục học tiểu học 1, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội. - Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp, Giáo dục học tiểu học 2, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội. - TS Nguyễn Đình Chỉnh, TS Nguyễn Văn Lũy, TS Phạm Ngọc Uyển, Sư phạm học tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục. Các tạp chí: - Đặng Huỳnh Mai (2004), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Tạp chí Giáo dục. - Nguyễn Thị Thấn (2007), Chương trình giáo dục tiểu học ở Nhật Bản và đôi điều suy nghĩ về chương trình giáo dục tiểu học ở nước ta, Tạp chí Giáo dục. - Trần Diên Hiển (2008), Đổi mới phương thức đào tạo giáo viên tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, Tạp chí Giáo dục. - Dương Giáng Thiên Hương (2008), Các cách tiếp cận giải quyết vấn đề trong dạy học tiểu học, Tạp chí Giáo dục. - Ngô Hiền Tuyên (2016), Đổi mới giáo dục tiểu học – Những yếu tố làm nên thành công, Website của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các luận văn thạc sĩ: - Bùi Anh Tuấn (2008), “Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Từ Liêm – Hà Nội đến năm 2015”, Học viện Quản lí giáo dục; 3 - Nguyễn Tấn Phát (2008), “Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015”, Học viện Quản lí giáo dục; - Vũ Thị Vân Hà (2010), “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010 – 2015”, Học viện Quản lí giáo dục. - Nguyễn Thị Thu Hương (2011),“Quản lý nhà nước về nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học thành phố Hà Nội”, Học viện Hành chính, Hà Nội. - Vũ Văn Ninh (2014), “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Nam Định tỉnh Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhìn chung, những cuốn sách và tạp chí nêu trên đã cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức bổ ích liên quan tới giáo dục tiểu học, giáo viên tiểu học. Các luận văn thạc sĩ đã chỉ ra được thực trạng phát triển giáo dục tiểu học, thực trạng phát triển giáo viên tiểu học ở một số địa phương, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục thực trạng đó. Như vậy, cho đến nay, theo những tài liệu mà tác giả bao quát được, vẫn chưa có luận văn nào đề cập đến công tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở huyện Đan Phượng. Là một người con của quê hương Đan Phượng, với sự tâm huyết, tinh thần trách nhiệm và mong muốn sự nghiệp giáo dục của huyện nhà có nhiều đổi mới tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài luận văn Thạc sỹ "Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội". Kế thừa và chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn tập trung phân tích, luận giải những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 4 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, tìm ra nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế để từ đó đưa ra đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục tiểu học đã đề ra. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả tập trung vào nghiên cứu ba nhiệm vụ cơ bản sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng; Khẳng định sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp cơ bản dựa trên cơ sở cụ thể để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đó là các nội dung hoạt động quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng trên các mặt: Triển khai các văn bản quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện, môi trường, đảm bảo chế độ, chính sách và thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học. Về không gian: Nghiên cứu tại 19 trường tiểu học của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. 5 Về thời gian: Các số liệu về giáo dục tiểu học của huyện Đan Phượng từ năm 2012 – 2015. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt đối với giáo dục Tiểu học. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn: phân tích các số liệu thu thập được từ phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng liên quan đến giáo dục tiểu học từ năm 2012 – 2015; - Phương pháp điều tra xã hội học: Thiết kế bảng hỏi dành cho CBQL, chuyên viên, GVTH trên địa bàn thành phố Hà Nội; Lấy ý kiến chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm những lý luận cơ bản về quản lý nhà nước trong phát triển đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn, tác giả đã xác định được hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Căn cứ vào đó, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. 6 Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục, các nhà quản lý của địa phương, các nhà nghiên cứu trong việc quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học nói riêng và đội ngũ giáo viên nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, viết tắt, bảng biểu sơ đồ và phụ lục, nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. 7 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Quản lý Theo Thuật ngữ hành chính thuộc Viện nghiên cứu hành chính - Học viện Hành chính Quốc gia định nghĩa về quản lý: "Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra...các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất". 1.1.2.Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. 1.1.3.Phát triển Theo từ điển Tiếng Việt (2001) của Viện Ngôn ngữ học: "Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp". 1.1.4. Giáo dục và giáo dục tiểu học Khái niệm giáo dục Từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa đã định nghĩa về giáo dục như sau: “Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội”. 8 Khái niệm giáo dục tiểu học Theo Điều 26 – Luật Giáo dục năm 2005: “Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào lớp 1 là 6 tuổi”. Điều 28 – Luật Giáo dục chỉ rõ: “Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.” 1.1.5. Giáo viên và đội ngũ giáo viên tiểu học Khái niệm giáo viên Theo Từ điển Tiếng Việt (2001) của Viện Ngôn ngữ học thì: "Giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương"; Khái niệm đội ngũ Trong Từ điển Tiếng Việt (2001) của Viện Ngôn ngữ học, "Đội ngũ" được định nghĩa: "Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng”. Khái niệm đội ngũ giáo viên Từ điển Giáo dục học nhà xuất bản Từ điển Bách khoa đã định nghĩa đội ngũ giáo viên như sau: "Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức chuyên môn và nghiệp vụ quy định”. Khái niệm đội ngũ giáo viên tiểu học Từ khái niệm về đội ngũ giáo viên, ta có thể hiểu: Đội ngũ giáo viên tiểu học là tập hợp những người làm công tác giáo dục và dạy học ở một trường tiểu học hay cấp tiểu học nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà trường tiểu học nói riêng và mục tiêu giáo dục tiểu học nói chung. Đối tượng giáo dục, giảng dạy là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. 1.1.6. Phát triển đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học Phát triển đội ngũ giáo viên 9 Là một bộ phận của hệ thống phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giáo viên là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp, cả tăng tiến về số lượng và chất lượng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ này. Phát triển đội ngũ giáo viên là nhằm mục đích tăng cường hơn nữa đến sự phát triển toàn diện của người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp và mang tính đón đầu, chứ không mang tính nhất thời. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học. 1.1.7.Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học: Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể kết luận: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học. 1.2.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng tiểu học Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GD & ĐT thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương. 10 1.3.Nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nƣớc về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 1.3.1.Nhà nước ban hành các văn bản quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học Thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII, nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản QLNN về giáo dục, điều đó thể hiện sự quan tâm sát sao của Đảng, và nhà nước đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học. Luật Phổ cập giáo dục tiểu học do Quốc hội khóa VIII, kì họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 9 năm 1991 Luật giáo dục năm 2005, được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 Điều lệ trƣờng tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐBGDĐT, ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Cùng với Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, Luật Giáo dục và Điều lệ trường tiểu học là một loạt các văn bản quy phạm khác được nhà nước ban hành, liên quan tới vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. 1.3.2. Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên 1.3.3. Tuyển dụng giáo viên mới 1.3.4. Sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có 1.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 1.3.6. Tạo điều kiện, môi trường và đảm bảo cơ chế, chính sách cho đội ngũ phát triển 1.3.7. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên 1.4.Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phƣợng 1.4.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng Từ khi huyện Đan Phượng sát nhập về Thủ đô Hà Nội, việc phát triển kinh tế, xã hội đã có rất nhiều thuận lợi, đó là: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội. 11 Có nhiều cơ hội trong việc hỗ trợ vốn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, các dự án kinh doanh nhất là đầu tư xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chế độ an sinh xã hội. Nhân dân có điều kiện thụ hưởng các thành tựu phát triển kinh tế và các giá trị văn hóa tinh thần, có điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng trong những năm qua tương đối ổn định và đang trên đà phát triển. Điều này có tác động trực tiếp tới vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn bởi lẽ: Kính tế địa phương phát triển tạo điều kiện ban đầu đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển sẽ có điều kiện ủng hộ cho các trường học về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ủng hộ các hoạt động của nhà trường, công tác bồi dưỡng giáo viên. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc người dân không phải quá chú trọng vào vấn đề cơm áo gạo tiền nữa. Thay vào đó, họ sẽ có nhiều điều kiện hơn, nhiều thời gian hơn trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con em mình. Tâm lý của những người làm cha làm mẹ là luôn muốn con cái được học tập, vui chơi trong môi trường giáo dục lành mạnh và chất lượng, được dạy dỗ bởi những nhà giáo tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao cũng như có kĩ năng sư phạm vững vàng. Bên cạnh đó, yếu tố xã hội của huyện Đan Phượng đang được quan tâm phát triển đồng nghĩa với việc trình độ dân trí của người dân đang ngày càng được nâng cao. Thực tế cho thấy, tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên của người dân trong huyện là tương đối thấp so với mặt bằng chung cả nước. Việc có chỉ một hoặc hai con đã giúp các gia đình thuận lợi hơn trong việc quan tâm chu đáo tới từng đứa con của mình, và tất nhiên, việc giáo dục của trẻ luôn được bố mẹ quan tâm, chú trọng hàng đầu. 1.4.2.Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Đan Phượng Dù ở mỗi ngành, mỗi địa phương có đặc điểm khác nhau song việc phát triển đội ngũ GV phải là một bộ phận nằm trong chiến lược chung của toàn ngành nhằm đảm bảo tính thống nhất và phát triển đúng định hướng. Trong Đề án phát triển giáo dục của huyện Đan Phượng về phát triển quy mô giáo dục và 12 mạng lưới trường lớp, với giáo dục tiểu học sẽ tiếp tục xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, mở rộng mô hình bán trú, mô hình học 2 buổi/ngày, đưa tin học, ngoại ngữ vào 100% các trường để giảng dạy, bố trí đủ số giáo viên dạy chuyên nhạc, mỹ thuật, thể dục cho các trường tiểu học. Tiếp tục triển khai hiệu quả, đảm bảo chất lượng Chương trình tiếng Anh theo Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”; Chuẩn hóa, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên dạy ngoại ngữ; Triển khai các hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, thi cấp chứng chỉ B2, C1; Phát huy hiệu quả vả mở rộng mô hình liên kết với các công ty, trung tâm ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài để tăng cường dạy bổ trợ ngoại ngữ trong các trường (Tiểu học, THCS) và Chương trình làm quen Tiếng Anh cho trẻ Mầm non; Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học thiết yếu, ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong dạy học ngoại ngữ. 1.4.3.Các yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học trên cả nước nói chung, tại huyện Đan Phượng nói riêng Hiện nay, sự nghiệp đào tạo ở các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam nói chung, của huyện Đan Phượng nói riêng đang đứng trước đòi hỏi của sự phát triển mới có tính xu hướng thời đại, xu hướng hình thành và phát triển “nền kinh tế tri thức”. Từ thực tế này, ngành GD&ĐT huyện Đan Phượng đã đề ra chủ trương "phát triển đội ngũ là khâu then chốt" trong chiến lược "đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT". Nhiệm vụ của giáo dục tiểu học huyện Đan Phượng cũng thay đổi cho phù hợp với chiến lược. 1.4.4.Vấn đề về chính sách, về quản lý đối với đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng Tình trạng chưa đủ về số lượng, yếu về chất lượng, thiếu đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn còn yếu, ít am hiểu kiến thức về cuộc sống và khoa học cơ bản vẫn còn tồn tại trong đội ngũ GVTH. Nguyên nhân của thực trạng này một phần do vấn đề về tiền lương cùng các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên tiểu học còn nhiều bất cập. Tiền lương và các chế độ, chính sách có liên quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đội ngũ giáo viên. Nếu tiền 13 lương chưa đủ thì người giáo viên phải làm thêm nhiều công việc ngoài việc dạy học để tăng thu nhập, ít dành thời gian tự học, tự nghiên cứu khoa học và chưa chuyên tâm cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, công tác quản lý có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển đội ngũ, từ công tác quản lý của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, của UBND huyện, của Phòng GD&ĐT và của cán bộ quản lý nhà trường. Người CBQL có trình độ chuyên môn vững vàng, có tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo sẽ tạo ra một môi trường làm việc có sức hút đối với GV. GV sẽ có điều kiện, cơ hội tiếp cận với những nội dung chuyên môn mới, cập nhật được những thay đổi một cách kịp thời. Tuy nhiên, thực tế ở huyện Đan Phượng vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ quản lý có tư duy giáo dục chậm đổi mới, ngại thay đổi, nặng về chỉ đạo, quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh, chưa gần gũi, thân thiện, chưa có ý thức lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, chưa thực sự công bằng, khách quan trong công tác khen thưởng. 14 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về GD&ĐT và giáo dục tiểu học huyện Đan Phƣợng thành phố Hà Nội 2.1.1. Tình hình phát triển GD&ĐT huyện Đan Phượng giai đoạn 2012 – 2015 2.1.1.1. Phát triển quy mô, chất lượng giáo dục Phát triển quy mô Trong 3 năm học qua (2012-2015), quy mô giáo dục huyện Đan Phượng ngày càng được mở rộng, mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày càng tăng. Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh của huyện Đan Phượng từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015. Bậc học Mầm non Số Số Tiểu học Số Tổng THCS Số Số Số lớp HS lớp Năm học trƣờng 2012-2013 52 266 9.339 388 13.326 233 8.515 887 31.180 2013-2014 52 268 10.025 390 13.352 241 9.024 899 32.401 2014-2015 52 275 10.564 397 13.807 246 9.265 918 33.636 lớp Số HS lớp Số HS Số HS (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục đại trà liên tục giữ vững và duy trì với tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng cao (từ 99 – 99,8%), tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS hàng năm đạt từ 99,8 đến 100%. Chất lượng mũi nhọn được nâng lên qua các năm học. Chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng quan tâm. Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục đại trà trong giai đoạn 2012 - 2015 Năm học Học lực (%) Giỏi Khá TB Yếu 15 Hạnh kiểm (%) Kém Tốt Khá TB Yếu 2012 – 2013 36 44 19,97 0,03 0 82,5 14,9 2,6 0 2013 – 2014 36,8 45 18,18 0,02 0 82,6 15 2,4 0 2014 - 2015 38 43,25 18,73 0,02 0 83,2 15 1,8 0 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Bảng 2.3. Chất lượng học sinh giỏi giai đoạn 2012 – 2015 Năm học Cấp huyện Cấp thành phố Cấp Quốc gia 2012 – 2013 800 339 60 2013 – 2014 825 342 65 2014 - 2015 922 486 69 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) 2.1.1.2. Công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên Đội ngũ giáo viên trong những năm qua phát triển khá nhanh về số lượng. Năm học 2014-2015 tăng 118 giáo viên so với năm học 2012-2013. Bảng 2.4. Số lượng giáo viên trực tiếp đứng lớp Bậc học Mầm non Tiểu học Tỷ lệ Số Tỷ lệ GV/lớp GV GV/lớp THCS Số GV Tỷ lệ Tổng số Năm học Số GV 2012-2013 532 2 601 1.5 458 1.96 1591 2013-2014 536 2 604 1.5 473 1.96 1613 2014-2015 612 2.2 614 1.5 483 1.96 1709 GV/lớp GV (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) 2.1.1.3. Về công tác xây dựng cơ sở vật chất Trong 04 năm (2012 – 2015), huyện Đan Phượng đầu tư trên 50 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, 100% các trường phổ thông đã được xây dựng cao tầng hóa. Hiện nay, 100% các trường từ mầm non đến phổ thông đã được trang bị máy tính có nối mạng internet để phục vụ công tác quản lý và dạy học. 100% các trường phổ thông đã có phòng máy tính từ 20 – 30 máy để phục vụ cho công tác đào tạo trình độ tin học cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Các trang thiết bị khác như máy chiếu, thiết bị nghe nhìn hiện đại, 16 máy in, máy scan, máy phô tô… phục vụ dạy và học cũng đều được mua sắm đủ. Kết thúc năm học 2014 – 2015, 100% các trường phổ thông đều có kho, phòng đồ dùng dạy học hoặc tủ bảo quản thiết bị. 95% các trường trên địa bàn huyện đã xây dựng trang Web của nhà trường. Về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, giai đoạn 2012 – 2015, toàn huyện có 39/52 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 19 trường tiểu học, 11 trường mầm non và 09 trường Trung học cơ sở. 2.1.2. Thực tiễn phát triển giáo dục Tiểu học huyện Đan Phượng 2.1.2.1. Quy mô phát triển giáo dục Bảng 2.5. Số lượng học sinh tiểu học từng khối lớp từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015. Khối Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Tổng Năm học Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp 2012-2013 76 2670 77 2695 79 2778 78 2741 78 2442 388 13326 2013-2014 80 2810 78 2745 81 2848 77 2681 74 2268 390 13352 2014-2015 82 2894 79 2779 80 2799 79 2753 77 2582 397 13807 HS Lớp (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) 2.1.2.2. Chất lượng giáo dục Qua 3 năm học, chất lượng học sinh đã có những thay đổi rõ rệt. Về chất lượng đại trà Bảng 2.6. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Giỏi 46,9% 48,2% 50,7% Khá 35,5% 37,7% 38,65% TB 17,3% 13,85% 10,55% Yếu 0,3% 0,25% 0,1% Xếp loại (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Về chất lượng mũi nhọn 17 HS Bảng 2.7. Số lượng giải học sinh giỏi các cấp Giải HS giỏi Năm học Cấp huyện Tổng số Cấp Thành phố Nhất Nhì Ba KK Tổng số Cấp Quốc gia Nhất Nhì Ba KK Tổng số Ba KK 2012-2013 968 115 230 301 322 141 15 20 35 71 5 1 4 2013-2014 1216 156 227 388 445 150 19 26 40 65 4 2 2 2014-2015 1061 159 162 329 411 175 24 31 47 73 7 2 5 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và tổ chức các hoạt động tập thể Bên cạnh nhiệm vụ giáo dục kiến thức, tất cả các trường trên địa bàn huyện Đan Phượng đều quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Một số chỉ tiêu khác Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm tăng lên, tỷ lệ học sinh lưu ban ngày càng giảm, không có học sinh bỏ học. Bảng 2.8. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, lên lớp, lưu ban, bỏ học Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Học sinh lên lớp 99,7% 99,8% 99,92% Học sinh lưu ban 0,3% 0,2% 0,08% Học sinh bỏ học 0 0 0 Tỷ lệ (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Qua đó cho ta thấy chất lượng giáo dục 3 năm học vừa qua đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kết quả này còn chưa đồng đều ở các trường trên địa bàn. Hiệu quả giáo dục huyện Đan Phượng còn ở mức trung bình so với các quận nội thành. 2.1.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị Toàn huyện có 410 phòng học, trong đó 385 phòng đạt chuẩn với đầy đủ các trang thiết bị dạy học theo quy định, có đầy đủ các phòng chức năng và các 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan