Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở nghệ an...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở nghệ an

.PDF
190
655
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẢI YẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẢI YẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở NGHỆ AN Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 62.31.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRẦN KIM CHUNG 2. TS. TRẦN TÖ CƢỜNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ................................................................................................................ i Mục lục ........................................................................................................................ii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iii Danh mục hình ........................................................................................................... iv Danh mục bảng .......................................................................................................... iv Danh mục hộp ............................................................................................................. v MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................ 8 1.2. Những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................................................ 21 1.3. Khung phân tích của luận án ................................................................ 22 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .................................... 24 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với đất đai ............................... 24 2.2. Quản lý nhà nƣớc về đất đai trong quá trình đô thị hóa ....................... 33 2.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa .............................................................................................. 53 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở NGHỆ AN ............................................... 65 3.1. Tổng quan về tình hình đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An .... 65 3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............................................................. 79 3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An ............................................................ 99 Chƣơng 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở NGHỆ AN ............................ 116 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc có ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với đất đai ở Nghệ An trong quá trình đô thị hóa ............... 116 4.2. Định hƣớng về quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An ......................................................................... 121 4.3. Một số kiến nghị giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với đất đai ở Nghệ An .................................................................. 129 4.4. Kiến nghị............................................................................................. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 153 PHỤ LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản CNH Công nghiệp hóa ĐTH HĐH Đô thị hóa Hiện đại hóa GCN Giấy chứng nhận GPMB Giải phóng mặt bằng KCN Khu công nghiệp KĐT Khu đô thị KH Kế hoạch KKT Khu kinh tế KT-XH Kinh tế - Xã hội KTTT Kinh tế thị trƣờng NĐT Nhà đầu tƣ NN Nhà nƣớc NSDĐ Ngƣời sử dụng đất QH Quy hoạch QLĐĐ Quản lý đất đai QLNN Quản lý Nhà nƣớc SDĐ Sử dụng đất SH Sở hữu SHTD Sở hữu toàn dân TĐC Tái định cƣ THĐ Thu hồi đất TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng TP Thành phố TW Trung ƣơng UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) XNCN Xã hội chủ nghĩa iii DANH MỤC HÌNH Hình Hình 2.1. Nội dung Trang Kinh nghiệm của Hàn Quốc: các ƣu tiên khác nhau về chính sách cơ sở hạ tầng trong tiến trình đô thị hóa ................................................ 58 Hình 3.1. Cơ cấu lao động trên 15 tuổi có việc làm chia theo khu vực kinh tế..... 69 Hình 3.2. Biến động tỷ lệ đô thị hóa của Nghệ An so với cả nƣớc ....................... 70 Hình 3.3. Biến động diện tích đất qua các năm 2005, 2010, 2014 ........................ 72 Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất đến ngày 31/12/ 2014 ................. 73 Hình 3.5. Xu hƣớng biến động nhóm đất nông nghiệp thời kỳ 2010 - 2014 ........ 74 Hình 3.6. Cơ cấu đất ở thành thị, nông thôn giai đoạn 2005 - 2014...................... 76 Hình 3.7. Biến động diện tích đất chƣa sử dụng qua các năm .............................. 77 Hình 3.8. Nhận xét về việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đất đai của Nghệ An .............................................................................. 82 Hình 3.9. Đánh giá về việc thực hiện QH, KH SDĐ ở khu vực thành phố, khu trung tâm các huyện, thị trên địa bàn Nghệ An .............................. 87 Hình 3.10. Nhận xét về tình trạng không thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................. 96 Hình 4.1. Biểu đồ diện tích, cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 ......................... 125 DANH MỤC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 3.1. Tăng trƣởng kinh tế của Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015 ..................... 66 Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015.... 67 Bảng 3.3. Cơ cấu dân số tỉnh Nghệ An các năm 2010, 2014................................. 68 Bảng 3.4. Cơ cấu lao động tỉnh Nghệ An phân theo vùng..................................... 68 Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất ở Nghệ An năm 2005, 2010 và 2014................. 71 Bảng 3.6. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Nghệ An .................................... 73 Bảng 3.7. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp ở Nghệ An .............................. 75 Bảng 3.8. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp ở Nghệ An 2005-2014 ........... 75 Bảng 3.9. Hệ thống văn bản liên quan đến Luật đất đai 2013 ............................... 80 Bảng 3.10. Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................... 89 Bảng 3.11. Nguồn thu ngân sách từ đất của Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015 ......... 93 Bảng 4.1. Định hƣớng sử dụng đất đến năm 2020 ............................................... 126 iv DANH MỤC HỘP Hộp Nội dung Trang 2 Hộp 3.1: Cán bộ bị tố cung cấp thông tin sai, làm dân mất cả ngàn m đất ......... 83 Hộp 3.2: Vì sao hàng trăm dự án đất vàng tại Nghệ An “trùm mền"? ................. 86 Hộp 3.3: Nhiều „ông lớn‟ bất động sản ở Nghệ An nợ tiền sử dụng đất .............. 94 Hộp 3.4: Nghệ An - Chính quyền xã tiếp tay cho ngƣời dân lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình kiên cố ................................................................... 95 Hộp 3.5: Nghệ An: Có phán quyết của tòa, HĐND tỉnh vẫn ra Nghị quyết thu hồi đất! ........................................................................................... 102 Hộp 3.6: Dân chƣa nhận tiền đền bù vì chính quyền hứa miệng........................ 107 Hộp 3.7: Nghệ An: Bị thu hồi đất, ngƣời dân làm đơn kêu cứu ......................... 108 Hộp 3.8: Di dân tái định cƣ Nhà máy thủy điện Hủa Na, ngƣời dân vẫn chƣa thể an cƣ ..................................................................................................... 109 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một trong những nguồn lực đầu vào vô cùng quan trọng của nền sản xuất xã hội, tạo ra tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Vì thế, quản lý nhà nƣớc đối với đất đai là vấn đề kinh tế - chính trị lớn, phức tạp và rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia. Đất đai không chỉ đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cho sản xuất và đời sống, mà còn là hàng hóa đặc biệt đƣợc khai thác nhằm tạo ra nguồn vốn đầu tƣ cho xây dựng và phát triển đô thị trong quá trình đô thị hóa. Việt Nam là quốc gia đất chật, ngƣời đông, tài nguyên đất đai rất hạn chế, diện tích tự nhiên khoảng 331.698 km2. Do dân số đông (hơn 90 triệu ngƣời, xếp thứ 13 trên thế giới), nên bình quân diện tích tự nhiên trên đầu ngƣời rất thấp (khoảng 0,38 ha), chỉ bằng 1/5 mức bình quân chung của thế giới (1,96 ha). Là quốc gia đang phát triển, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó có quá trình đô thị hóa ở Việt Nam là tất yếu khách quan và diễn ra rất mạnh mẽ. Vì thế, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ quỹ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, diễn ra với một quy mô rộng lớn ở hầu khắp đất nƣớc. Việc phân bổ lại nguồn lực đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là bổ sung quĩ đất cho phát triển đô thị là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã làm cho quan hệ lợi ích gắn với đất đai do phân phối địa tô giữa nhà nƣớc và ngƣời sử dụng đất (bao gồm cả ngƣời đang có quyền sử dụng đất bị thu hồi và nhà đầu tƣ có nhu cầu sử dụng đất thông qua hình thức cho thuê đất hay giao đất của nhà nƣớc) ngày càng trở nên phức tạp. Đã xuất hiện khá nhiều những điểm nóng trong xã hội do ngƣời sử dụng đất phản ứng các quyết định giao đất, thu hồi đất và chính sách đền bù giải phóng mặt bằng. Đơn thƣ khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất ngày càng tăng và chiếm tới trên 70% tổng số vụ việc đơn thƣ của các cấp (Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003). Cùng với việc phát sinh mâu thuẫn xã hội, vấn đề tiêu cực tham nhũng liên quan tới lĩnh vực đất đai cũng vô cùng trầm trọng và trở thành tệ nạn xã hội phổ biến. Vì vậy, để đảm bảo ổn định xã hội, phát huy đƣợc tiềm năng đất đai cho phát triển theo hƣớng bền vững, vấn đề hoàn thiện thể chế đất đai, trong đó đặc biệt là đổi mới, hoàn thiện chức năng quản lý của nhà nƣớc đối với đất đai cho phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế thị trƣờng là vô cùng quan trọng. Tăng cƣờng quản lý của nhà nƣớc đối với đất đai chính là một trong 1 những yếu tố then chốt của mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong quản lý, sử dụng tài nguyên, có tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị của đất nƣớc và đời sống của nhân dân. Trƣớc tình hình đó, nhà nƣớc Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong định chế quản lý nhà nƣớc về đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Kể từ khi Luật Đất đai ban hành lần đầu tiên năm 1987, đến nay đã có 2 lần sửa đổi (1998 và 2001) và 3 lần ban hành luật mới (1993, 2003 và 2013). Công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai vì vậy đã có những tiến bộ rõ rệt, góp phần tạo ra những biến đổi có tính bƣớc ngoặt về kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho dân cƣ, cải thiện môi trƣờng sống chung, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Cùng với quá trình đô thị hóa trên cả nƣớc, tốc độ đô thị hóa ở Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng diễn ra ngày càng nhanh, đặc biệt từ năm 2008 khi thành phố Vinh chính thức trở thành đô thị loại I. Đất đai ở Nghệ An biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối tƣợng sử dụng. Sau 7 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2003 (từ năm 2004 - 2011), tỉnh Nghệ An đã thu hồi 33.357 ha đất (chiếm 4,58% diện tích đất thu hồi cả nƣớc, đứng thứ tƣ trong 63 tinh, thành phố), để thực hiện 458 dự án, trong đó có 102 dự án khu đô thị mới và dự án nhà ở. Diện tích đất đô thị tăng lên nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp nông thôn (đặc biệt diện tích đất lâm nghiệp) bị thu hẹp dần.1 Trong quá trình đô thị hóa, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Nghệ An phát sinh nhiều hạn chế và vƣớng mắc. Mâu thuẫn về lợi ích giữa chính quyền với ngƣời dân, giữa doanh nghiệp với ngƣời dân trong quá trình thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ngày càng gay gắt, đe dọa ổn định xã hội, làm xói mòn lòng tin của ngƣời dân với Đảng và Nhà nƣớc. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa làm tốt vai trò định hƣớng, dự báo quá trình dịch chuyển đất đai, thƣờng xuyên điều chỉnh quy hoạch chạy theo các lợi ích kinh tế, theo nhu cầu của nhà đầu tƣ vẫn còn phổ biến. Trong quá trình chuyển đổi hình thái sử dụng đất, ở nhiều dự án giá trị của đất đem lại quá lớn, nên việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất là cả một quy trình khép kín không mang tính công khai, thiếu dân chủ, dẫn tới nhiều vụ tham nhũng đất đai đã xảy ra trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác định giá đất không 1 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, công văn số 193/BC-BTNMT, tháng 9/2012. 2 theo nguyên tắc thị trƣờng. Giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định vẫn chỉ bằng từ 30% tới 70% giá đất chuyển nhƣợng thực tế, gây thiệt hại cho ngƣời dân bị thu hồi đất. Ngoài ra, sự phát triển của thị trƣờng đất đai đôi khi còn mang tính tự phát, bị các yếu tố đầu cơ chi phối, tạo nên những biến động một cách cực đoan, đặc biệt tại các khu vực đô thị và những nơi mà sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đang diễn ra mạnh mẽ đã làm cho giá đất đô thị ở thành phố Vinh tăng cao, vƣợt qua khả năng chi trả của đại đa số dân cƣ. Từ những phân tích tình hình đất đai cả nƣớc và cụ thể của tỉnh Nghệ An cho thấy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, nông thôn sang đất đô thị làm thay đổi cơ bản hình thái tài sản đất. Giá trị tài sản đất tăng lên rất nhanh làm phát sinh tính phức tạp trong quan hệ kinh tế đất giữa các chủ thể sử dụng đất và nhà nƣớc, đòi hỏi hoạt động quản lý của nhà nƣớc đối với đất đai phải đổi mới, hoàn thiện cả về nội dung, phƣơng pháp và công cụ quản lý. Vì thế, hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai phải đƣợc nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện, đầy đủ ở các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó, việc phân tích, đánh giá hoạt động quản lý của nhà nƣớc đối với đất đai cần phải đƣợc tiếp cận từ góc độ của khoa học kinh tế chính trị (không thể đơn thuần từ góc độ của khoa học quản lý), nhằm phát hiện các rào cản, hạn chế trong hoạt động quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng của hoạt động quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và ngƣời sử dụng đất, giữ vững ổn định xã hội trong quá trình phát triển. Với ý nghĩa đó, NCS chọn vấn đề: "Quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An" làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2015 - Đề xuất quan điểm định hƣớng và các giải pháp đồng bộ để tăng cƣờng quản lý của nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa, đảm bảo lợi ích của Nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và lợi ích của ngƣời sử dụng đất, để đất đai thực sự là nguồn lực đầu vào quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần hoàn thành mục tiêu đô thị 3 hóa, công nghiệp hóa tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án này có 4 nhiệm vụ nghiên cứu gồm: Một là, góp phần làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận: đô thị hóa và quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa, cùng với yêu cầu đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa (làm rõ những nội dung, các vấn đề cần thực hiện để tạo ra sự chuyển biến từ chính phủ chỉ đạo, điều hành, giám sát sang chính phủ kiến tạo, khởi nghiệp) Hai là, xem xét nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa. Ba là, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An trong giai đoạn 2005 - 2015, làm rõ nguyên nhân của những thành tựu cũng nhƣ yếu kém, không hiệu quả. Bốn là, đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cƣờng quản lý của nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Quản lý nhà nƣớc về đất đai trong quá trình đô thị hóa (bao gồm cả đất đai dành cho công nghiệp hóa) ở Nghệ An, gắn với sự biến đổi hình thái tài sản đất và yêu cầu đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án 3.2.1. Phạm vi về nội dung Luận án nghiên cứu nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với đất đất đai, các tác động của quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa nói chung Việt Nam, trong đó có tỉnh Nghệ An. Luận án còn đề cập đến thực tiễn quản lý nhà nƣớc về đất đai một số nƣớc trên thế giới và một số địa phƣơng trong nƣớc, góp phần làm rõ hơn thực trạng về quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An. Từ đó luận án nghiên cứu những giải pháp đặt ra trong việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An. 3.2.2. Phạm vi về không gian Luận án lấy phạm vi về không gian nghiên cứu là địa bàn tỉnh Nghệ An. 4 3.2.3. Phạm vi về thời gian Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2005 - 2015, tức là xem xét thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với đất đai của tỉnh nghệ An kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 cho đến hiện nay (năm 2015, tuy nhiên do trong thời gian hoàn thành luận án xuất hiện một số sự kiện quan trọng, luận án có bổ sung cập nhật thông tin mới ), đồng thời dựa vào những dự báo về chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội và qui hoạch sử dụng đất cho đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở phƣơng pháp luận để nghiên cứu luận án chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lênin; Đồng thời luận án còn vận dụng các qui luật kinh tế và quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và của Nhà nƣớc làm cơ sở phân tích, đánh giá và xây dựng các giải pháp, kiến nghị. Từ đó, để giải quyết những nội dung nghiên cứu đã đặt ra, Luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích so sánh; phƣơng pháp phân tích thống kê; phƣơng pháp diễn giải và qui nạp; phƣơng pháp thu thập số liệu, tƣ liệu, tài liệu. Cụ thể: 4.1. Phương pháp phân tích so sánh Nội dung nghiên cứu của đề tài đƣợc xem xét đánh giá trên cơ sở so sánh đối chiếu với công tác quản lý đất đai của một số nƣớc trên thế giới và một số địa phƣơng trong nƣớc, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và cho tỉnh Nghệ An. Ngoài ra căn cứ vào tình hình sử dụng đất, so sánh kết quả sử dụng đất và biến động đất đai qua các năm để phân tích mức độ ảnh hƣởng của các chỉ tiêu này đến vai trò quản lý nhà nƣớc đối với đất đai. Các kết quả so sánh đƣợc lấy làm cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa. 4.2. Phương pháp thống kê Đề tài sử dụng các số liệu, tài liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích đánh giá toàn diện nội dung nhiệm vụ, và kết quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai trong từng giai đoạn, từng năm cụ thể ở Nghệ An. Kết quả phân tích sẽ giúp tác giả có cơ sở khoa học cho các giải pháp, tập trung vào nhân tố có tác động lớn nhất để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An. 4.3. Phương pháp diễn giải và quy nạp Trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với đất 5 đai và thực tế quản lý sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An, đề tài sử dụng phƣơng pháp quy nạp để đƣa ra những đánh giá mang tính khái quát về thực trạng quản lý và sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An, đặt trong bối cảnh chung của cả nƣớc và dƣới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa và cơ chế kinh tế thị trƣờng. 4.4. Phương pháp thu thập số liệu, tư liệu, tài liệu Đối với việc sƣu tầm và tổng hợp số liệu, tƣ liệu, Luận án sử dụng: - Các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân là đối tƣợng bị thu hồi đất. Phỏng vấn các doanh nghiệp là đối tƣợng nhận đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Phỏng vấn các cán bộ quản lý nhà nƣớc ở các Sở, ban, ngành, đơn vị đƣợc giao quản lý về đất đai, những ngƣời tham gia vào quá trình thực hiện dự án quy hoạch đô thị, xây dựng các khu đô thị... - Các số liệu, tài liệu từ các cơ quan thống kê Trung Ƣơng, Tỉnh; các báo cáo chuyên ngành và các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố nhƣ báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, đề tài khoa học, tạp chí, bài báo,...của các chuyên gia trong và ngoài nƣớc; các tài liệu do các cơ quan ở Tỉnh Nghệ An cung cấp (Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Xây dựng, Cục thống kê, …) nhƣ các báo cáo tổng kết tình hình quy hoạch sử dụng đất, tình hình cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, niên giám thống kê tỉnh Nghệ An. Kết quả của của bƣớc thu thập tài liệu này sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc phân tích, đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đất đai ở Nghệ An trong thời gian tới. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có 3 đóng góp mới về khoa học: Một là, phân tích, làm rõ nội dung quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa, cùng với yêu cầu đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết TW VI khóa VIII đến Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. Vận dụng để xem xét đối với tỉnh Nghệ An từ 2005 đến nay. Hai là, đánh giá những kết qủa đạt đƣợc và những hạn chế về công tác quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa, trong bối cảnh đẩy mạnh hoàn thiện kinh tế thị trƣờng ở Nghệ An. 6 Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa, trong bối cảnh đẩy mạnh hoàn thiện kinh tế thị trƣờng ở Nghệ An. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần bổ sung, hoàn thiện luận cứ khoa học về đô thị hóa và quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp tỉnh ở Việt Nam, theo hƣớng xây dựng nền KTTT định hƣớng XHCN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai, cho sinh viên, học viên cao học và những nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Đồng thời, kết quả này cũng có thể chuyển giao áp dụng vào thực tiễn tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An khi Luật Đất đai 2013 còn hiệu lực. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án còn có 4 chƣơng. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Nghệ An 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới Đất đai luôn có một vị trí đặc biệt với con ngƣời bởi dù ở bất kỳ quốc gia nào và chế độ nào thì mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con ngƣời đều dựa trên đất đai. Do các ảnh hƣởng của lịch sử, văn hóa, thể chế, chính trị, kinh tế cũng nhƣ cấu trúc pháp luật của mỗi nƣớc lại có những đặc thù riêng. Tuy nhiên hệ thống pháp luật, cũng nhƣ hệ thống chính sách đất đai trên thế giới đều hƣớng đến giữ gìn và phát huy mọi tiềm năng từ đất. Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý của các quốc gia, nhất là với những quốc gia có kinh nghiệm tốt trong quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để có các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn lực đất đai là rất quan trọng, nên đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Các bài viết “Some Aspects of Land Administration in Indonesia: Implications for Bank Operations” (1994) của Behuria Sutanu, Manila - Một số khía cạnh về quản lý đất đai ở Indônêsia [103]; “Kinh nghiệm một số nước trong quản lý đất đai” (2012) của Phạm Việt Dũng [23], “Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới và vấn đề đối với Việt Nam” (2010) của Nguyễn Trọng Tuấn [72]; “Các mô hình sở hữu đất đai trên thế giới” (2013) của Đỗ Sơn Tùng [73] đã giới thiệu một số kinh nghiệm trong quản lý đất đai (QLĐĐ) của một số nƣớc trên thế giới: Quy hoạch phân bổ sử dụng đất (SDĐ) và chính sách thuế của Anh, Pháp, Mỹ; Quy hoạch, định giá đất và chính sách thu hồi đất (THĐ) của Hàn Quốc; kinh nghiệm về quan hệ sỡ hữu (SH) đất đai, công tác thống kê phân loại đất của Trung Quốc, thông tin về sự đa dạng hình thức SH đất đai ở Châu Âu, Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Phi, Trung Đông, Châu Á... Hay bài viết “Kinh nghiệm quản lý đất đai ở Xin-ga-po” (2011) của Nguyễn Thị Hoa [32] cho thấy trải qua chặng đƣờng 50 năm phát triển, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia phát triển năng động nhất Châu Á và thế giới. Những bƣớc tiến kỳ diệu này là kết quả của tầm nhìn chiến lƣợc đúng đắn, những chính sách phù hợp trong quy hoạch (QH), sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển đô thị của quốc đảo này. Qua đó khái quát một số kinh nghiệm có thể vận dụng trong QLĐĐ ở Việt Nam. 8 Để đánh giá hệ thống QLĐĐ, bài viết “Evaluation of Land Administration Systems” (2004) của các tác giả Daniel Steudler, Abbas Rajabifard, and Ian P. Williamso [105] đã mô tả sự phát triển của một khung đo lƣờng về hệ thống QLĐĐ. Từ đó đề xuất một mô hình quản lý - liên kết các khía cạnh hoạt động QLĐĐ với chính sách đất đai. Năm 2005 các tác giả lại có bài viết “Evaluation of Land Administration Systems in Switzerland” [106] đƣợc áp dụng cho một trƣờng hợp nghiên cứu đánh giá hệ thống QLĐĐ quốc gia của Thụy Sĩ. Từ đó cung cấp cho một cái nhìn sâu sắc vào các hệ thống QLĐĐ từng quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho phép ứng dụng khảo sát và đánh giá trên phạm vi quốc gia, trong phạm vi QLĐĐ ở địa phƣơng thì không đủ điều kiện để ứng dụng toàn bộ. Vấn đề quản lý nhà nƣớc (QLNN) về đô thị, trong đó có quản lý đất đô thị trong quá trình đô thị hóa (ĐTH) cũng đƣợc nghiên cứu khá đầy đủ nhƣ: “Những biên giới đô thị mới: quá trình ven đô hóa và tái lãnh thổ ở Đông Nam Á” (2008) của Micheal Leaf [42]; “Urbanization, Urban Environment and Land Use: Challenges and Opportunitie” - đô thị hóa, môi trƣờng đô thị và sử dụng đất: thách thức và cơ hội (tháng 1/2003) của tác giả Masakazu Ichimura [109]; đã phân tích những thách thức của ĐTH và các đô thị lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Quá trình ĐHT ngày càng phức tạp hơn khi xuất hiện việc chiếm dụng quỹ đất nông nghiệp, nạn đầu cơ đất đai đã phá vỡ QH, kế hoạch (KH) SDĐ đô thị và các vùng miền. Từ đó đề xuất các nguyên tắc và giải pháp phát triển đô thị gắn liền với công tác QH đất đai nói chung và chiến lƣợc phát triển đô thị nói riêng. Qúa trình ĐTH diễn ra ngày càng nhanh thì mâu thuẫn về quyền lợi giữa ngƣời sử dụng đất (NSDĐ) bị THĐ với quyền lợi của Nhà nƣớc (NN) trong các chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ khi THĐ giải phóng mặt bằng (GPMB) là điều khó tránh khỏi. Bàn về vấn đề này đã có các nghiên cứu “Land valuation and compensation in Australia, Australian Institute of Valuers and Land Economists” Định giá đất và đền bù thiệt hại về đất ở Oxtraylia (1993) của R.O. Rost and H.G. Collins [113]; “Land valuation taxation in Ireland: information implementation issues” (2010) của Elaine Monaghan [107]; “The materialization of protection of property rights through just compensation - Experiences from Taiwan and California” (2008) Tzu- Chin Lin, Stephen D. Roach [117]. Một trong những đề tài luôn nóng đối với các nƣớc đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trên thế giới là vấn đề SH, chiếm hữu, SDĐ, cải cách ruộng 9 đất, QLĐĐ. Trong đó, chế độ chiếm hữu và QLĐĐ có vai trò rất lớn trong phát triển nông nghiệp và CNH ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Trong cuốn sách của “The Mystery of Capital - Sự bí ẩn của vốn” của tác giả Hernando de Soto (2003) [108] đã đề cập đến việc các nƣớc chậm phát triển có thể giải quyết vấn đề nan giải trong phát triển là thiếu vốn thông qua việc giải quyết vấn đề SH, cụ thể là biến nguồn tài nguyên, trong đó có đất đai, nhà cửa thành nguồn lực và từ đó thành tài sản và vốn của nền kinh tế. Về những thách thức và cơ hội trong vấn đề quản lý bền vững đất đai trên thế giới có nghiên cứu “Sustainable Land Management: Challenges, Opportunities, and Trade-offs“ (2006) của World Bank (WB) - Quản lý đất đai bền vững: Những thách thức, cơ hội [120]. Cuốn sách này nói lên ƣu tiên đầu tƣ trong QLĐĐ bền vững và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Về vấn đề tăng trƣởng đô thị và quản lý đô thị hay vấn đề về quyền THĐ, tác phẩm: “Lý luận về địa chính hiện đại” (2002), do Tôn Gia Huyên (nguyên Tổng cục trƣởng tổng cục Đất đai Việt Nam) dịch và chủ biên [35], đã công bố nhiều nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học Đài Loan về chính sách đất đai của chủ thể quản lý lãnh thổ này trong quá trình ĐTH, nhiều vấn đề của các nghiên cứu này rất gần với nội dung nghiên cứu của đề tài, đặc biệt các chính sách cụ thể về đất đai cho phát triển đô thị. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các nghiên cứu này là chỉ giới hạn cho mô hình đa SH về đất đai, trong đó SH tƣ nhân về đất đai là cơ bản. Nhìn chung, đã có nhiều nghiên cứu ngoài nƣớc phân tích, đánh giá về QLNN trong lĩnh vực đất đai, và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về đất đai. Tuy nhiên, việc ứng dụng để đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực QLNN đối với đất đai trong quá trình ĐTH ở Việt Nam hoặc ở từng địa phƣơng ở Việt Nam thì cần phải vận dụng linh hoạt và có những điều kiện nhất định. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Trong giai đoạn công nghiệp hóa (CNH), hiện hại hóa (HĐH) đất nƣớc, đất đai trở thành nguồn nội lực rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) với mục tiêu đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, QLĐĐ đòi hỏi phải đƣợc thực hiện ngày càng khoa học, chặt chẽ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Nội dung QLĐĐ, QLNN về đất đai trong nền kinh tế thị trƣờng (KTTT) định hƣớng xã hội chủn ghĩa (XHCN) 10 đã và đang đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu khá toàn diện và rộng rãi với nhiều công trình đƣợc công bố. 1.1.2.1. Các nghiên cứu về chính sách, pháp luật đất đai Trƣớc những yêu cầu mới về chính sách, quản lý, sử dụng đất đai cũng nhƣ các định hƣớng, quan điểm phát triển ngành, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu phân tích đánh giá những tồn tại, bất cập của chính sách, pháp luật đất đai hiện hành góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai Việt Nam, nhƣ: Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm và tính kế thừa của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai từ năm 1945 đến nay nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai ở Việt Nam”, của Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai (2011) do Nguyễn Thị Song Hiền làm chủ nhiệm đề tài [30]. Đề tài đó hệ thống hóa các chính sách của Đảng, pháp luật của NN về đất đai từ năm 1945 đến nay. Nghiên cứu đặc điểm và tính kế thừa của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai từ năm 1945 đến nay. Rút ra những kinh nghiệm nhằm xây dựng cơ sở lý luận và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai ở Việt Nam. Từ đó đề tài đƣa ra một số đề xuất cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003 về: SH đất đai; phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai và các Luật liên quan; QH, KH SDĐ; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ; THĐ, bồi thƣờng tái định cƣ (TĐC); tài chính đất đai; đăng ký đất đai; quyền và nghĩa vụ của ngƣời SDĐ. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai từ nay đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện nhƣ: “Đổi mới pháp luật về chính sách đất đai” (2012) Đặng Hùng Võ [91]; ” Luật Đất đai năm 2003 - những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và khuyến nghị bổ sung, sửa đổi” (2012) của Nguyễn Minh Quang [55]; “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (2012) của Nguyễn Quốc Ngữ [45]. Bàn về sự cần thiết phải cụ thể hoá hơn quyền, trách nhiệm của NN với tƣ cách là chủ SH; Quyền, trách nhiệm của ngƣời SDĐ trong thời hạn đƣợc giao; Sửa đổi, bổ sung Nghị định 69/2009/NĐ-CP... và điều chỉnh, bổ sung cơ chế phân cấp QLĐĐ giữa chính quyền trung ƣơng (TW) với chính quyền địa phƣơng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, SDĐ đai ở Việt Nam có bài viết “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý sử dụng đất đai ở nước ta” (2011) của tác giả Hoàng Ngọc Hà [28]. Bên cạnh đó nghiên cứu “Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam - Từ lí thuyết đến thực tiễn” (2010) của tác giả Nguyễn Văn Sửu [58] đã phân tích quá 11 trình đổi mới chính sách đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng vốn đƣợc khởi xƣớng từ những năm 80 của thế kỉ XX và xem xét các tác động của nó đối với một số lĩnh vực nhƣ SH, quản lí, quyền tài sản, tiếp cận và sử dụng đất đai, thu hồi quyền sử dụng và chuyển đổi sinh kế nông dân, qua đó tìm hiểu các biến đổi trong cấu trúc và quan hệ đất đai; mối liên hệ giữa hoạch định, thực hiện và đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam; tác động kinh tế, chính trị, xã hội của quá trình này đến nông dân nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Tác giả của cuốn sách cũng cho thấy hiện đang tồn tại một khoảng cách nhất định giữa lí thuyết và thực tiễn, chính sách và thực hành trong việc hoạch định và thực hiện chính sách đất đai, nhất là với đất nông nghiệp. Chính những vấn đề này đang và sẽ là động lực, nguyên nhân của những điều chỉnh và đổi mới chính sách đất đai trong những năm tiếp theo. Đề cập đến cơ chế chính sách về đất đai, trong điều kiện nền KTTT ở nƣớc ta cũng có một loạt các bài viết nhƣ: “Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai” (2011) [50] của Lê Thanh Khuyến. Bài viết chỉ rõ những vấn đề cấp bách đang nổi lên trong công tác QLNN về đất đai ở Việt Nam hiện nay; Làm rõ vai trò quản lý và trách nhiệm của NN với đất đai trong cơ chế quản lý KTTT xã hội chủ nghĩa; Chỉ có NN mới có quyền phân bổ nguồn tài nguyên này; Hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai; Quy định thời hạn SDĐ hợp lý; Quản lý SDĐ đai gắn với bảo vệ môi trƣờng; Công khai minh bạch trong QLĐĐ; “Đổi mới QLNN về đất đai theo nguyên tắc thị trường định hướng XHCN” (2011) của Nguyễn Mạnh Hùng [36]. Tác giả cho thấy những lỗ hổng về cơ chế chính sách và sự buông lỏng quản lý của NN Việt Nam trong việc QLĐĐ thời gian qua; Từ đó bài đƣa ra 4 đề xuất cho việc hoàn thiện thể chế QLĐĐ theo nguyên tắc thị trƣờng, đó là: Quản lý QH SDĐ, quản lý chuyển đổi mục đích SDĐ, thực hiện cơ chế giám sát trên cơ sở sử dụng các công cụ của thị trƣờng và NN có chính sách, và cách thức để trao quyền cho ngƣời SDĐ; 1.1.2.2. Các nghiên cứu về quan hệ sở hữu đất đai Ở giác độ nghiên cứu lý luận về quan hệ SH đất đai trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện nền KTTT có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng công phu của các Bộ, các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học nhƣ: đề tài: “Lý luận địa tô và vận dụng để giải quyết một số vấn đề về đất đai ở Việt Nam” - năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Tài chính do Hà Quý Tình là chủ nhiệm [64]; bài viết “Một số vấn đề về sở hữu đất đai ở Việt Nam“ (2011) của 12 Nguyễn Đình Bồng tại Hội thảo tƣ vấn sửa đổi Luật Đất đai của Viện Nghiên cứu chính sách chiến lƣợc Tài Nguyên môi trƣờng [8]; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và qui định về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, năm 2012, thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng (TN&MT), do Trần Tú Cƣờng là chủ nhiệm đề tài [14] - Nghiên cứu này đã chỉ ra một thực trạng: mô hình SH đất đai toàn dân còn tồn tại ở Việt Nam và một vài quốc gia kém phát triển hiện nay, chỉ là sản phẩm đặc thù có tính lịch sử và là dạng sản phẩm sao chép thiếu cơ sở khoa học, đây chính là vấn đề sẽ tiếp tục gây ra nhiều khó khăn, phức tạp đối với việc quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam trong quá trình phát triển nền KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế; bài báo “Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và người sử dụng đất trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta” (2012) của Trần Thị Minh Châu [11].... Nhìn chung các nghiên cứu đó đề cập đến nội dung hữu toàn dân (SHTD) về đất đai gắn với nền KTTT ở nƣớc ta, với mục tiêu tìm hiểu cơ sở khoa học, tham mƣu cho NN ban hành các chính sách đất đai ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra các bài viết “Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam” [51] (2013); “Sở hữu đất đai trong quá trình đổi mới ở Việt Nam: Lịch sử, hiện trạng và giải pháp” [49] (2012) và “Về sở hữu, sử dụng và sai phạm trong quản lý đất đai ở Việt Nam từ khi đổi mới” (2007) [59] của các tác giả Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Sửu. “Land Issues in the Process of Implementing the 1992 Constitution” (2012) - Vấn đề đất đai trong quá trình thực hiện Hiến pháp năm 1992 của Vũ Tuấn Anh; [118] “Quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (2011) của Hoàng Văn Hoan [31]. Bằng cái nhìn toàn diện và hệ thống, các nghiên cứu trình bày khái quát quá trình xác lập và thực hiện quyền SH đất đai của các NN qua các giai đoạn lịch sử dân tộc. Đặc biệt các bài viết đi sâu phân tích và làm sáng tỏ quá trình nhận thức, xây dựng chủ trƣơng chính sách và thực hiện quyền SH, SDĐ cũng nhƣ những vấn đề nảy sinh trong việc thực thi quyền SH đất đai ở nƣớc ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm khắc phục và giải quyết những bất cập hiện nay, tạo điều kiện ổn định tình hình xã hội và tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và KT - XH đất nƣớc. Quan hệ SH đất đai cũng đƣợc bàn luận nhiều tại các Hội thảo khoa học, nhƣ: Hội thảo khoa học - thực tiễn “Những vấn đề về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan