Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng, thành phố hà nội ...

Tài liệu Quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng, thành phố hà nội

.PDF
83
340
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN THU TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH TỪ THỰC TIỄN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN THU TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH TỪ THỰC TIỄN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ CÚC HÀ NỘI – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Đoàn Thu Trang LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Trần Thị Cúc, người đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Lời khuyên hữu ích của cô ngay từ đầu đã giúp tôi có sự điều chỉnh kịp thời, định hướng lại phạm vi nghiên cứu của đề tài để có thể hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Xin cám ơn Ban giám hiệu, Ban đào tạo sau đại học, các thầy, cô thuộc khoa Nhà nước và Pháp luật - Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai Hà nộichi nhánh quận Hai Bà Trưng, anh chị em đồng nghiệp nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường quận Hai Bà Trưng, Văn phòng đăng ký đất đai Hà nội - chi nhánh quận Hai Bà Trưng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Xin cảm ơn tới các cơ quan, đoàn thể, UBND các phường đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thu thập số liệu. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em học viên lớp HC19B7 đã động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn để hoàn thành luận văn này. Học viên Đoàn Thu Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐĐC: Bản đồ địa chính BNV: Bộ Nội vụ BTC: Bộ Tài chính BTNMT: Bộ Tài nguyên môi trường CT-TTg: Chỉ thị - Thủ tướng GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HD: Hướng dẫn HSĐC: Hồ sơ địa chính NĐ: Nghị định NQ: Nghị quyết QĐ: Quyết định QH: Quốc hội QLNN: Quản lý nhà nước STNMT: Sở Tài nguyên môi trường TCĐC: Tổng cục địa chính TNMT: Tài nguyên môi trường TT: Thông tư TTLT: Thông tư liên tịch TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH ............................................................................................................. 8 1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH ............................................... 8 1.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước .............................................................. 8 1.1.2. Khái niệm về địa chính ........................................................................... 9 1.1.3. Khái niệm về HSĐC.............................................................................. 10 1.1.4. Các loại hồ sơ địa chính ........................................................................ 11 1.1.6. Mục đích của việc và quản lý địa chính ................................................ 14 1.1.7. Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về địa chính: ................. 16 1.1.8. Các công cụ luật pháp chủ yếu trong quản lý nhà nước về địa chính: . 17 1.1.9. Ban hành văn bản pháp luật và hướng dẫn thực hiện văn bản đó: ....... 18 1.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH .............................................................................................. 19 1.2.1. Yếu tố thể chế........................................................................................ 19 1.2.2. Yếu tố con người ................................................................................... 20 1.2.3. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện quản lý nhà nước về địa chính ............................................................................................ 21 1.2.4. Tổ chức bộ máy chuyên trách ............................................................... 21 1.2.5. Công nghệ thông tin và các yếu tố kỹ thuật khác ................................. 23 1.3. SƠ LƯỢC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ ĐỊA CHÍNH QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM ............................................................. 24 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI................................................................................ 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...... 31 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .......................................................................... 31 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 31 2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 32 2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐỊA CHÍNH.......... 33 2.2.1. Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân quận .................................... 33 2.2.2. Phòng tài nguyên và môi trường quận .................................................. 34 2.2.2. Văn phòng đăng ký đất đai- Chi nhánh Quận Hai Bà Trưng ............... 36 2.2.3. Cán bộ địa chính tại các phường ........................................................... 37 2.3. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG ............................................................................................ 41 2.3.1. Phương pháp hành chính: ...................................................................... 42 2.3.2. Phương pháp kinh tế ............................................................................. 42 2.3.3. Phương pháp tuyên truyền giáo dục...................................................... 42 2.4. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG .................................................................................................... 43 2.4.1. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 43 2.4.2. Tình hình quản lý nhà nước về địa chính trên địa bàn quận Hai Bà Trưng qua các thời kỳ ..................................................................................... 43 2.5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ ................................................. 49 2.5.1. Những kết quả đạt được trong thời gian qua ........................................ 49 2.5.2. Hạn chế, bất cập .................................................................................... 49 2.5.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập ............................... 51 2.5. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH CỦA CHÍNH QUYỀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG ................................................................ 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 56 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH TỪ THỰC TIỄN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................ 57 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH ............................................................................................................ 57 3.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH ..... 63 3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý về địa chính.................................................................................. 63 3.2.2. Hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý địa chính ..................... 64 3.2.3. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về địa chính ............................................................................................ 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 70 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, tại chương 3, điều 53 quy định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Ở Việt Nam, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai nhưng không trực tiếp khai thác và sử dụng, mà trao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai, biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”. 1 Tại điều 4 Luật đất đai 2013 cũng khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật”. Đất nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mỗi giai đoạn tình hình kinh tế, chính trị đất nước có những đặc điểm khác nhau. Bởi vậy, công tác quản lý địa chính cũng theo đó mà có những biến đổi qua các thời kỳ. Qua mỗi thời kỳ dù ở mức độ khác nhau nhưng ta đều nhận thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà nước về địa chính. Bất kỳ chế độ xã hội nào, Nhà nước phải quản lý địa chính, theo đó Nhà nước phải lập được hồ sơ, dữ liệu về mảnh đất, khu đất gắn với chủ sử dụng khu đất đó. Công tác quản lý địa chính ở nước ta đã được thiết lập từ cách đây hơn năm thế kỷ, được chính quyền ở các chế độ khác nhau kế thừa và tiếp tục bổ sung, điều chỉnh nhằm phục vụ mục đích quản lý địa chính của mình. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, sự chia cắt đất nước, trải qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước mà ranh giới các thửa đất, chủ sử dụng đất có thay đổi gây ra những bất cập, khó khăn trong quản lý địa chính như việc theo dõi, truy xuất, lưu trữ, xử lý, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, cấp GCNQ sử dụng đất …Việc làm tốt công tác quản lý Nhà nước về địa chính để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc Sử dụng đất một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả là yêu cầu cấp thiết. Hai Bà Trưng là một quận nội thành có diện tích 1025,85 ha km2 gồm 20 phường. Công tác quản lý Nhà nước về địa chính trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cũng còn nhiều bất cập, hạn chế, thiếu sót do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hồ sơ của mảnh đất bị thiếu, thậm chí bị thất lạc.Trong quá trình chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai, nhiều trường 2 hợp không đăng ký vào sổ địa chính, dẫn đến tranh chấp giữa chủ sử dụng cũ và chủ sử dụng mới…Điều này đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về địa chính tại địa bàn Quận Hai Bà Trưng nói riêng và cả nước nói chung cần khắc phục các hạn chế, tồn tại trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu vấn đề “Quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu về địa chính Nhà nước, như: Đề tài “Nghiên cứu hoàn chỉnh lý luận địa chính Nhà nước và xây dựng bộ HSĐC các cấp giai đoạn 1983 - 1993” của nhóm nghiên cứu thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, chủ nhiệm đề tài là kỹ sư Nguyễn Trinh Thạch và các cán bộ tham gia nghiên cứu: kỹ sư Đặng Thị Vân, Phạm Tiến Lợi, Bùi Sỹ Dũng, Nguyễn Hữu Thắng. Các tác giả đã đưa ra được một hệ thống lý luận về QLNN về địa chính, bao gồm nhiều khái niệm, nội dung và nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về địa chính. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích tình hình sử dụng đất đai và cơ cấu kinh tế xã hội của nước ta, đã xác định được nội dung và nhiệm vụ địa chính trong thời gian qua, vạch ra hướng tiến hành công tác địa chính trong thời gian tới. Đề tài đã xác lập được nội dung các bước xây dựng hệ thống HSĐC trước mắt cho các đơn vị sử dụng và đơn vị Nhà nước cấp xã, đảm bảo tính khoa học, dễ sử dụng, dễ lưu trữ, phù hợp với trình độ và thực tế khó khăn hiện nay ở địa phương. Đặc biệt, đề tài đã chú ý xem xét đến những điều kiện khó khăn hiện tại và những tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể ứng dụng được như sử dụng máy tính điện tử trong các khâu xây dựng bản đồ, tính toán diện tích, thống kê và lưu trữ số liệu, ứng dụng ảnh máy bay trong công tác bản đồ và thống kê đất đai... 3 Đề tài“Hoàn thiện hệ thống HSĐC phục vụ yêu cầu đổi mới quản lý Nhà nước về đất đai giai đoạn 1983 - 1993” của Tổng cục quản lý đất đai do chủ nhiệm đề tài là kỹ sư Bạch Gia Tế cùng các cán bộ tham gia nghiên cứu: kỹ sư Trần Hùng Phi, Bùi Ngọc Tuân và Đỗ Đức Đôi. Công trình nghiên cứu này được coi như một đề tài lớn, phạm vi nghiên cứu rộng cả về lĩnh vực chuyên môn và hoạt động quản lý nhà nước, hướng nghiên cứu giải quyết các yêu cầu bức xúc hiện nay trong quản lý địa chính. Đề tài đã được ứng dụng trong công tác đăng ký, lập HSĐC và cấp GCNQSỬ DỤNG ĐẤT . Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Xuân Hòa, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2010 với đề tài ”Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác lập HSĐC ở nước ta”. Tác giả đã phân tích thực trạng lập HSĐC trong phạm vị cả nước tại cấp huyện và cấp xã, tìm nguyên nhân, tồn tại trong việc lập HSĐC ảnh hưởng đến việc QLNN về địa chính và làm chậm quá trình cấp GCNQSỬ DỤNG ĐẤT cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất . Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Tiến Lưu với đề tài “Đánh giá thực trạng công tác lập và quản lý HSĐC thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”, năm 2013. Từ vấn đề cơ sở khoa học về lập HSĐC, tác giả đã khái quát tình hình lập và quản lý HSĐC ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, chỉ ra các kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đưa ra giải pháp để hoàn thiện, đẩy mạnh công tác lập và quản lý HSĐC. Tác giả Phạm Văn Cường (2012) đề tài“Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đa chức năng phục vụ quản lý đất đai và bất động sản tại khu vực phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Từ vấn đề cơ sở khoa học về cơ sở dữ liệu địa chính, tác giả đã khái quát tình hình lập và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính ở phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, chỉ ra các kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân. Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính... 4 Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý nhà nước về địa chính trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, vì vậy đề tài của học viên không trùng lặp với các đề tài thạc sĩ đã được bảo vệ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Phân tích thực trạng quản lý địa chính trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thấy những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại, tìm ra nguyên nhân của các hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp khả thinhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về địa chính trên địa bàn quận Hai Bà Trưng . 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa kiến thức khoa học của QLNN vềđịa chính. - Khảo sát, đánh giá thực trạng, phân tích những thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý địa chính trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, qua đó tìm ra giải pháp để khắc phục các tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý địa chính trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu việc quản lý về mốc giới địa chính, địa giới hành chính, HSĐC và các công tác khác có liên quan đến địa chính tại Quận Hai Bà Trưng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Công tác quản lý địa chính trên địa bàn quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội từ khi có Luật đất đai 1993 đến hết năm 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1.Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, đây là hệ thống lý 5 luận nền tảng đối với toàn bộ khoa học xã hội ở nước ta, tức là đặt việc xây dựng hệ thống địa chính trong mối quan hệ của đất đai cũng như nội dung khác của quản lý nhà nước. 5.2.Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp điều tra khảo sát: Đây là phương pháp hỗ trợ, bổ sung nhưng rất quan trọng. Thông qua điều tra, khảo sát sẽ thu thập số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết cho mục đích đánh giá thực trạng quản lý bao gồm trách nhiệm lập, cập nhật, xác định ranh giới, mốc giới và bảo quản các tài liệu, hồ sơ tại quận Hai Bà Trưng. - Phương pháp thống kê: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội. Đây là phương pháp các cơ quan QLNN tiến hành điều tra, khảo sát, tổng hợp và sử dụng các số liệu trên cơ sở tính toán. Qua số liệu thống kê phân tích được tình hình, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng có thể tìm ra được tính quy luật và rút ra những kết luận đúng đắn về sự vật, hiện tượng đó. Cho nên, việc sử dụng phương pháp này nhằm phân tích thống kê các số liệu để nắm được tình hình, phân loại số lượng, chất lượng của đất đai. - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp tức là sử dụng để phân tích làm rõ thực trạng quản lý địa chính trên địa bàn quận từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá đối với yêu cầu QLNN về địa chính và sử dụng đất của quận Hai Bà Trưng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Đề tài được thực hiện với mong muốn hệ thống hóa về mặt lý luận cho công tác QLNN về địa chínhtrong phạm vi toàn quốc. Làm rõ những khái niệm, sự cần thiết và nội dung của QLNN về địa chính, các yếu tố tác động đến công tác QLNN về địa chính. 6 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn phân tích thực trạng lập và quản lý địa chính trên địa bàn Quận, tìm nguyên nhân tồn tại, bất cập, từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn chỉnh công tác quản lý nhà nước về địa chínhtại quận Hai Bà Trưng. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên, cán bộ làm công tác liên quan đến quản lý nhà nước về địa chính. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có kết cấu gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về địa chính. - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về địa chính trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH 1.1. Quản lý nhà nước về địa chính 1.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước Quản lý là một hoạt động tất yếu khách quan, diễn ra ở mọi tổ chức có quy mô từ nhỏ đến lớn, từ cấu trúc đơn giản đến phức tạp. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ hợp tác và phân công lao động ngày càng cao thì yêu cầu về công tác quản lý ngày càng hoàn thiện. Quản lý với tư cách là một khoa học độc lập thì còn rất mới, như Laurence Lowell nhận xét : “quản lý là nghiệp xưa nhất và là nghề mới nhất”. Những tư tưởng về quản lý xã hội đã xuất hiện từ xa xưa, nhưng càng về sau thì mới xuất hiện thêm các trường phái quản lý. Cho đến nay có một cách tiếp nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn về khái niệm quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dự kiến. Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước là chủ thể duy nhấtquản lý mọi mặt của xã hội bằng nhiều biện pháp, công cụ khác nhau, trong đó có công cụ chủ yếu quản lý bằng pháp luật. Cụ thể như sau: - Nhà nước quản lý toàn bộ những người sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải làcông dân. - Nhà nước quản lý toàn diện là Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơquan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luậtquy định. - Nhà nước quản lý bằng pháp luật là Nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh. 8 Vậy: Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội,trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. 1.1.2. Khái niệm về địa chính Ngày nay, danh từ “địa chính” không còn xa lạ với đối với người dân ở Việt Nam cũng như trên thế giới vì nó là một lĩnh vực gắn bó với đời sống của con người, nó liên quan đến quyền sở hữu bất động sản gắn với đất và quyền sử dụng đất, một giá trị kinh tế lớn đối với mỗi con người. Địa chính chiếm một vị trí đặc biệt trong xác định bằng chứng pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất và là cơ sở để Nhà nước xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng bất động sản đối với Nhà nước. Địa chính là tổng hợp các loại bản đồ đo đạc về đất và các tư liệu xác định rõ vị trí, ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, tài sản trên đất, quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc phân bổ, thu thuế đất, quản lý địa chính thông qua việc lập, cập nhật, và bảo quản các tài liệu địa chính.Có thể hiểu ngắn gọn,địa chính là khoa học về đo đạc bản đồ và quản lý địa chính trên cơ sở dữ liệu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạo ra, bởi vậy,địa chính là công việc của Nhà nước mà trọng tâm của công việc là lập HSĐC và quản lý HSĐC. “Địa” là đất,mảnh đất, thửa đất, lãnh thổ, còn “Chính” là công việc của Nhà nước đề ra các phép tắc, luật lệ để quản lý đất đó (Theo Từ điển Hán Việt năm 1998). Chi tiết về“địa chính” được hiểu các công việc sau: Thứ nhất, địa chính là bản kê về tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất, trong đó chứa đựng những thông tin đầy đủ về chủ sử dụng đất, loại đất, vị trí tọa lạc của thửa đất. 9 Thứ hai, địa chính là việc quản lý địa chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành gồm ba khâu cơ bản:lập BĐĐC, thống kê số lượng, đánh giá chất lượng làm căn cứ tính thuế, xác định khía cạnh pháp lý của đất đai nhằm quy định nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, chủ sử dụng đất, sản phẩm của ba khâu này phải được thể hiện cơ bản trong HSĐC. HSĐC còn được gọi là hồ sơ pháp lý về thửa đất. Vậy, quản lý nhà nước về địa chính là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm thực hiện bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, điều chỉnh các lợi ích của Nhà nước. Quản lý địa chính dựa trên cơ sở Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác. Việc quản lý được thực hiện thông qua hệ thống Nhà nước mà trọng tâm của công việc là lập và quản lý HSĐC. 1.1.3. Khái niệm về HSĐC Khái niệm về HSĐCđược quy định tại Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014 của B.TNMT.Điều 2, Thông tư 24/2014 qui định: HSĐC là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về địa chính và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Như vậy, HSĐC là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai và những thông tin này chúng ta có được trong quá trình đo đạc lập BĐĐC, đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQ sử dụng đất. Tất cả các thông tin về tự nhiên của đất đai được lấy thông qua đo đạc khảo sát; còn các yếu tố kinh tế của đất đai lấy thông tin từ việc phân loại, đánh giá, phân hạng đất đai là điều kiện để xác định giá đất và thu thuế. Yếu tố xã hội về đất đai lấy từ hoạt động của Nhà nước về quyền sở hữu tài sản trên đất, quyền sử dụng đất, các quan hệ về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho 10 thuê, thừa kế, thế chấp… Còn yếu tố pháp luật của đất đai thì căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ví dụ như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy định pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất… Như vậy, tất cả các thông tin đất đai ở trong HSĐC như trên là cơ sở để thực hiện quản lý nhà nước về địa chính, để bảo hộ quyền hợp pháp của người sử dụng đất . 1.1.4. Các loại hồ sơ địa chính HSĐC bao gồm các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách … chứa đựng toàn bộ thông tin về đất đai. Nó là sản phẩm do người quản lý có thẩm quyềnlập lên và mỗi cơ quan quản lý lập loại HSĐC khác nhau. Vì thế, có các loại HSĐC như sau: - Hệ thống địa bạ: là một hệ thống hồ sơ ghi chép, cập nhật những dữ liệu cơ bản về tình hình đất đai, chứa đựng những thông tin về đất đai do chính quyền quản lý. Hệ thống địa bạ chứa đựng các thông tin về vị trí, hình thể, kích thước, ranh giới, loại đất, tên chủ sử dụng đất . Hệ thống địa bạ bao gồm: thứ nhất sổ địa bạ là sổ sách đăng ký thông tin chứa dựng thông tin về đất đai, thường do cơ quan chính quyền cấp xã (cấp cơ sở) cấp và quản lý; thứ hai là các giấy tờ chứng minh xác định quyền sử dụng đất, những giấy tờ này do người nắm giữ quản lý. Việc sử dụng hệ thống địa bạ đơn giản, dễ thực hiện, là hệ thống đạt được mục tiêu cấp cơ sở, sử dụng trong phạm vi hẹp. Bên cạnh những ưu điểm trên thì nó có nhược điểm đó là thông tin về đất đai không chính xác, không thống nhất trong công tác quản lý địa chính do việc quản lý chỉ sử dụng ở đơn vị hành chính nhỏ và quản lý trên từng mảnh đất, lô đất. Nếu quản lý đất trong phạm vi rộng hơn thì khó thực hiện, sử dụng trong trường hợp điều kiện kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện đất đai ít biến động, ít có sự thay đổi về mục đích sử dụng, cũng như chủ thể sử dụng và các quan hệ sử dụng. 11 - Hệ thống bằng khoán (bằng khoán điền thổ): là hệ thống hồ sơ quản lý địa chính một cách thống nhất, trên cơ sở đó hệ thống BĐĐC cùng với các hệ thống quản lý hoàn chỉnh và đồng bộ. Hệ thống này được áp dụng thời Pháp thuộc ở nước ta. Hệ thống này ra đời sau khi hệ thống địa bạ ra đời. Sự ra đời của hệ thống này là khách quan bởi cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội các quan hệ đất đai phát triển đặc biệt là quan hệ hàng hoá tiền tệ (mua - bán) cho thuê, chuyển nhượng… Do đó mà hệ thống thông tin về quản lý địa chính phát triển đó là việc xác lập BĐĐC. Nội dung của hệ thống bằng khoán bao gồm: hệ thống BĐĐC quy định thống nhất trong cả nước; thứ hai là hệ thống hồ sơ sổ sách để ghi chép, quản lý thông tin về mảnh đất, và cuối cùng là GCNQ sử dụng đất trong cả nước. Với nội dung trên thì hệ thống bằng khoán đảm bảo thông tin thống nhất, chặt chẽ, việc quản lý diễn ra trên cả nước. Việc sử dụng hệ thống này tạo điều kiện để phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ về đất đai một cách chính xác, đầy đủ sẽ ngăn chặn tình trạng thông tin ngầm tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Đồng thời cho phép điều chỉnh quy hoạch và thay đổi mục đích sử dụng đất một cách linh hoạt. Với những ưu điểm trên thì hệ thống bằng khoán cũng có những nhược điểm của nó như: để tạo được hệ thống bằng khoán thì cần phải có chi phí đầu tư rất lớn, hệ thống vận hành quản lý phải có đủ trình độ và phương tiện, các cán bộ phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Bên cạnh việc sử dụng hai hệ thống trên thì có thể sử dụng hệ thống hỗn hợp tức là sử dụng đồng thời hai hệ thống địa bạ và bằng khoán. Việc kết hợp hai hệ thống trên không có nghĩa là sử dụng hai thông tin hệ thống trên một mảnh đất mà có loại thì sử dụng hệ thống địa bạ thì tốt, đơn giản, dễ làm, nhưng có loại đất thì phải sử dụng thông tin đất đai. Thật vậy, có những những 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan