Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái tại tỉnh vĩnh phúc ...

Tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái tại tỉnh vĩnh phúc

.PDF
133
286
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THÀNH CÔNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. Nguyễn Thành Công Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, tƣ liệu đƣợc dựa trên nguồn tin cậy, có thực và dựa trên thực tế tiến hành khảo sát của tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thành Công, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sự giúp đỡ tận tình, những lời khuyên bổ ích và những góp ý của Thầy đối với bản luận văn là động lực giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong khoa Kinh tế Chính trị Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI CẤP TỈNH .............................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................5 1.2. Quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Phúc .............................7 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch sinh thái. ........................................7 1.2.2. Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái .................................................15 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch sinh thái...................................19 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch sinh thái tại địa bàn cấp tỉnh ....................................................................................................24 1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái ở cấp tỉnh ...........................................................................................................26 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái ở một số địa phƣơng trong nƣớc và một số quốc gia trên thế giới .......................................................29 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch sinh thái tại một số địa phương trong nước .........................................................................................29 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch sinh thái tại nước ngoài ....32 1.3.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch sinh thái áp dụng cho tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................35 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................38 2.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................38 2.1.1. Nguồn dữ liệu sơ cấp ...........................................................................38 2.1.2. Nguồn dữ liệu thứ cấp ..........................................................................38 2.1.3. Các bước xử lý số liệu ..........................................................................38 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................38 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả ...............................................................38 2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp .........................................................39 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa .......................................................40 2.2.4. Phương pháp phỏng vấn điều tra .........................................................40 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC .....................................................................42 3.1. Tổng quan tình hình phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ....42 3.1.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Vĩnh Phúc ...............................................................................................42 3.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015 ................................................................................................................51 3.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc – Cơ quan chủ thể quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Phúc................................................60 3.2.1. Giới thiệu về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc ..........60 3.2.2. Vị trí, chức năng của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ......................62 3.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. ...............62 3.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Phúc .........64 3.3.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, biện pháp liên quan của Nhà nước Trung ương về du lịch sinh thái ....................................................64 3.3.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương..........................................................69 3.3.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xúc tiến về du lịch sinh thái ...................................................................................................72 3.3.4. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch sinh thái ..................................................................................................................77 3.3.5. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch sinh thái .....78 3.3.6. Công tác thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch ...........................................................................81 3.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. ..........................................................................................................82 3.4.1. Thành tích .............................................................................................82 3.4.2. Hạn chế ................................................................................................83 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .........................................................85 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ........................................................................86 4.1. Dự báo triển vọng phát triển của du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .86 4.1.1. Xu hướng du lịch quốc tế và nội địa chính tác động đến du lịch Việt Nam ................................................................................................................86 4.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển du lịch ................87 4.2. Định hƣớng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ..........88 4.3. Những giải pháp chính tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................91 4.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch sinh thái .................................................................................91 4.3.2. Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm quy hoạch về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .....................................................92 4.3.3. Xây dựng, ban hành các chính sách trọng điểm phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh ......................................................................................93 4.3.4. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp về du lịch sinh thái..............................................................................94 4.3.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................................95 4.3.6. Tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch sinh thái, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch sinh thái. ................................................97 4.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động về du lịch sinh thái tại địa bàn tỉnh ........................................................................................98 4.4. Một số kiến nghị. .........................................................................................99 4.4.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương...................................99 4.4.2. Đối với chính quyền cấp tỉnh ...............................................................99 4.4.3. Đối với doanh nghiệp quản lý, kinh doanh tại các điểm du lịch sinh thái ................................................................................................................100 KẾT LUẬN .............................................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................104 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nguyên nghĩa Ký hiệu 1 BKHCN Bộ khoa học công nghệ 2 BVHTTDL Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 3 CP Chính phủ 4 DLST Du lịch sinh thái 5 GDP Tổng sản phẩm nội địa 6 NQ Nghị quyết 7 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 8 PTNT Phát triển nông thôn 9 QĐ Quyết định 10 SVHTTDL Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 11 TCDL Tổng cục du lịch 12 TT Thông tƣ 13 TU Trung ƣơng 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 VQG Vƣờn quốc gia i DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 Hiện trạng cơ sở lƣu trú tại tỉnh Vĩnh Phúc 56 6 Bảng 3.6 Hiện trạng phân bố cơ sở lƣu trú tại Vĩnh Phúc 57 7 Bảng 3.7 Hiện trạng cơ sở kinh doanh lữ hành tỉnh Vĩnh Phúc 57 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 11 Bảng 3.11 Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc Doanh thu du lịch phân theo loại hình kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc Số lƣợng khác du lịch đến Vĩnh Phúc Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc phân theo mục đích chuyến đi Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch của Vĩnh Phúc Thực trạng chất lƣợng lao động ngành du lịch Vĩnh Phúc Sự hài lòng của khách du lịch về nguồn nhân lực du lịch tại Vĩnh Phúc Quản lý và kiểm soát giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái của chính quyền địa phƣơng ii Trang 43 51 53 55 59 59 80 82 DANH MỤC HÌNH TT Hình Nội dung 1 Hình 3.1 Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2015 43 2 Hình 3.2 Bản đồ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc 50 3 Hình 3.3 Doanh thu lƣu trú và lữ hành 52 4 Hình 3.4 Tốc độ tăng trƣởng khách nội địa giai đoạn 2010-2015 53 5 Hình 3.5 Tốc độ tăng trƣởng khách quốc tế giai đoạn 2010-2015 54 iii Trang LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập kỷ gần đây, du lịch sinh thái đã trở thành một hình thức phổ biến phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch sinh thái đã và đang ngày càng khẳng định đây là một hình thức du lịch không những mang đến hiệu quả lớn về kinh tế mà còn có vai trò quan trọng gắn với việc bảo vệ thiên nhiên môi trƣờng, phát triển bền vững kinh tế xã hội ở các nƣớc và các địa phƣơng. Quan điểm chung hiện nay cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn nuôi dƣỡng, quản lý theo hƣớng bền vững về mặt sinh thái. Quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái là điều tiết của Nhà nƣớc lên du lịch sinh thái để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các cơ hội nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững, giữ nguyên đƣợc những giá trị về tự nhiên và văn hóa. Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển du lịch sinh thái, Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang rất chú trọng xây dựng những chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái trong thời kỳ mới. Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đƣợc Đảng nhà nƣớc ta xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để có thể đạt đƣợc mục tiêu trên, việc quản lý về phát triển du lịch ở từng địa phƣơng phải đƣợc xây dựng và triển khai một cách hợp lý, khoa học phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng để phát huy tốt nhất những lợi thế sẵn có. Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng Đồng bằng Sông Hồng, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng, tỉnh đã chú trọng quan tâm đầu tƣ, phát triển các lĩnh vực dịch vụ và đạt đƣợc một số kết quả quan trọng. 1 Trong những năm qua du lịch Vĩnh Phúc đã có những bƣớc phát triển đáng ghi nhận, số lƣợng khách du lịch đến tỉnh tăng bình quân 14%/năm. Một số dự án lớn về du lịch đang đƣợc triển khai, từng phần đƣa vào khai thác, sử dụng. Loại hình du lịch sinh thái đƣợc đánh giá là hƣớng phát triển bền vững, phù hợp với địa hình, lợi thế của tỉnh. Tuy nhiên, phát triển du lịch sinh thái nơi đây chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh: sản phẩm du lịch đơn điệu, thiếu hấp dẫn; chƣa tạo đƣợc mối liên kết với các tỉnh, vùng, khu vực, quốc tế; chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch còn thấp; hoạt động thƣơng mại còn nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, hiện đại; huy động các nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch còn hạn chế. Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về du lịch sinh thái chƣa hiệu quả, đặc biệt là ngƣời dân địa phƣơng chƣa nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch sinh thái trong sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung; hệ thống cơ chế chính sách cho phát triển du lịch sinh thái đƣợc xây dựng khá nhiều nhƣng việc triển khai còn thiếu khả thi, mục tiêu dàn trải thiếu tính cụ thể; việc quản lý môi trƣờng tại các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái chƣa đƣợc quan tâm, công tác thanh tra kiểm soát những vi phạm về môi trƣờng chƣa đƣợc thực hiện triệt để; cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các nguồn lực để đầu tƣ phát triển ngành du lịch còn thiếu và hiệu quả thực hiện chƣa cao, vốn đầu tƣ từ ngân sách còn thấp và thiếu tập trung, nhiều dự án triển khai chậm; Hoạt động quảng bá, xúc tiến, liên doanh, liên kết, giới thiệu và thu hút đầu tƣ phát triển du lịch còn kém và chƣa hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho lĩnh vực dịch vụ, du lịch chƣa đƣợc coi trọng; chất lƣợng đào tạo còn thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động. Nhận thức của các sở ban ngành, tổ chức doanh nghiệp, cộng đồng địa phƣơng về vai trò, trách nhiệm trong tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái chƣa cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu công tác Quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm những tài liệu tham khảo làm cơ sở nhằm định hƣớng phát triển có tầm nhìn dài hạn đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh 2 Vĩnh Phúc. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: «Quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Phúc» làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Câu hỏi nghiên cứu: Quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái là gì? vai trò của quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái trong sự phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và sự phát triển du lịch của đất nƣớc nói chung? Tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có những định hƣớng và giải pháp nhƣ thế nào để phát triển du lịch sinh thái trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn : 2.1. Mục đích Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc, đề xuất định hƣớng và các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về du lịch sính thái, quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái. - Đánh giá thực trạng, phân tích những thành tích hạn chế về lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất định hƣớng, một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: du lịch sinh thái và quản lý nhà nƣớc đối với du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Các nội dung liên quan về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu về thực trạng từ năm 2011 đến năm 2015; định hƣớng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Phạm vi về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Phúc. 3 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng. Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái cấp tỉnh Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Chƣơng 4: Một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI CẤP TỈNH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1- TS. Đỗ Thị Thanh Hoa, năm 2007. Đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam. Đề tài nguyên cứu cấp Bộ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm và mô hình xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái của Thái Lan, Singgapo, Malaysia; qua việc phân tích thực trạng hoạt động du lịch sinh thái của Việt Nam. Tác giả đã đề xuất khung tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam gồm: nhóm tiêu chí về tài nguyên; nhóm tiêu chí về quy mô, quy hoạch, kiến trúc cảnh quan; nhóm tiêu chí về kết cầu hạ tầng – kỹ thuật du lịch; nhóm tiêu chí về bảo vệ môi trƣờng; nhóm tiêu chí về tổ chức quản lý và tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên, đề án chƣa đƣa ra tiêu chí cho các khu du lịch sinh thái cụ thể tại các vùng miền địa phƣơng. 2- Ths. Hồ Thị Kim Thoa, năm 2014. Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch. Đề tài đã đi tìm hiểu các lý luận cơ bản về cơ chế và chính sách du lịch; hệ thống các chính sách phát triển du lịch, từ đó phân tích các mặt hạn chế của chính sách đối với phát triển du lịch; đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách đối với phát triển du lịch Việt Nam. Đề tài chƣa đề cập đến chính sách cho phát triển du lịch sinh thái. 3- Bùi Thị Nhiên, năm 2013. Xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên. Luận văn phân tích tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở vƣờn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Nêu lên thực trang phát triển du lịch sinh thái tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn theo các nguyên tắc của du lịch sinh thái đó là: về lƣợng khách; tuyến điểm tham quan chính; bộ máy quản lý; đội ngũ cán bộ nhân viên; hoạt động giáo dục, thuyết minh môi trƣờng cho khách du lịch; hoạt động du lịch bảo tồn; sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng. 5 4- Nguyễn Thanh Hải, năm 2014. Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nêu lên đƣợc vai trò của hoạt động du lịch trong nền kinh tế, đồng thời đánh giá thực trạng về công tác quản lý về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Từ thực trạng luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đó là: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch; hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lƣợng làm quy hoạch du lịch; xây dựng các chính sách trọng điểm phát triển du lịch trên địa bàn; củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc chuyên nghiệp về du lịch; đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình; tăng cƣờng xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tƣ, liên kết hợp tác phát triển du lịch; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch. 5- Luyện Hồng Anh, năm 2013. Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn đã đƣa ra các lý luận cơ bản về du lịch văn hóa, khái niệm về du lịch văn hóa là du lịch dựa vào nguồn tài nguyên là giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Luận văn đã giới thiệu và phân tích cụ thể về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời nêu nên thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 đến 2013. Trên cơ sở thực trạng luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể là: giải pháp cơ sở vật chất; giải pháp phát triển nhân lực trong du lịch văn hóa; giải pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa; giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch văn hóa; giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa; giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa. 6- Trần Văn Chi, năm 2012. Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học. Luận văn thạc sĩ ngành Môi trƣờng trong phát triển bền vững. 6 Luận văn đã khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Vƣờn quốc gia Tam Đảo. Luận văn đã chỉ ra tầm quan trọng của du lịch sinh thái đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đối với kinh tế của ngƣời dân cùng đệm và những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với đa dạng sinh học cũng nhƣ đời sống, văn hóa của ngƣời dân địa phƣơng. Từ thực trạng luận văn đề xuất một số giải pháp nhƣ; giải pháp về chính sách, giải pháp về nguồn vốn đầu tƣ; giải pháp về tiếp thị; giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. * Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Nhƣ vậy các tác giải đã xác định đƣợc bản chất của du lịch sinh thái, đây là một loại hình du lịch du lịch có tiềm năng và thể mạnh phát triển tại Việt Nam. Các tác gải đã chỉ ra một số nội dung quan trọng: - Khái niệm du lịch sinh thái, vai trò của du lịch sinh thái trong sự phát triển du lịch nói chung. - Đề xuất khung tiêu chí khu du lịch sinh thái tại Việt Nam - Thống kê các cơ chế, chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu trên luận văn tiếp tục nghiên cứu các nội dung sau: - Hệ thống lý thuyết cơ bản về du lịch sinh thái - Hệ thống lý thuyến cơ bản về quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái - Từ cơ sở lý thuyết, luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Phúc, tập trung đánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái. Từ đó đề ra các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Phúc 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch sinh thái. 1.2.1.1. Khái niệm du lịch, du lịch sinh thái  Khái niêm du lịch: - Các khái niệm về du lịch: trong nƣớc và quốc tế Theo Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tƣợng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trƣởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ 7 và sự thay đổi của môi trƣờng xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tƣợng di chuyển của cƣ dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tƣởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tƣợng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thƣờng xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này đƣợc hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận) Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thƣ Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dƣỡng sức tham quan tích cực của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch đƣợc coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nƣớc, đối với ngƣời nƣớc ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể đƣợc hiểu là: - Sự di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cƣ trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. - Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cƣ trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.  Khái niệm du lịch sinh thái 8 Ngày nay, xu hƣớng chung của toàn thế giới coi du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng nhƣ là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Du lịch sinh thái đã và đang trở thành loại hình du lịch phổ biến với ngƣời yêu thiên nhiên. Du lịch sinh thái là một khái niệm tƣơng đối mới và đã nhanh chóng thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, đƣợc hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa du lịch sinh thái lần đầu tiên vào năm 1987 nhƣ sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này." Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Trong Luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái cũng đƣợc hiểu là “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”. Mặc dù, còn nhiều tranh luận và những ý kiến khác nhau nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về du lịch sinh thái. Qua tham khảo các khái niệm trên và các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về du lịch sinh thái, tuy nhiêm khái niệm đƣợc nêu trong Luật du lịch năm 2005 là ngắn gọn và đầy đủ nhất: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan