Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn thàn...

Tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay

.DOC
264
1803
65

Mô tả:

MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 Cán bộ quản lý CBQL 2 Cao đẳng y tế CĐYT 3 Đại học và cao đẳng ĐH&CĐ 4 Đội ngũ giảng viên ĐNGV 5 Giáo dục và đào tạo GD& ĐT 6 Kinh tế - xã hội KT-XH 7 Nghiên cứu khoa học NCKH 8 Nguồn nhân lực NNL 9 Nhà xuất bản Nxb 10 Thành phố Hà Nội TPHN MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ 1.1. Những khái niệm cơ bản của đề tài 1.2. Đặc điểm đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế 1.3. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế 1.4. Những nhân tố tác động đến quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1. Khái quát về các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.2. 2.3. Khái quát chung về tổ chức khảo sát thực trạng Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay 2.5. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên, quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên các trường cao đẳng y tế về vị trí, vai trò, ý nghĩa của phát triển đội ngũ giảng viên đối với chất lượng đào tạo trong tình hình mới 3.2. Đổi mới việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế và đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng nhà trường 3.3. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyển dụng và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành y đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế của từng nhà trường 3.4. Tổ chức hợp tác, liên kết giữa các trường cao đẳng y tế với các học viện, trường đại học y, các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên ngành y 10 19 38 38 55 63 71 84 84 89 90 98 120 127 127 133 140 147 Xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất lao động đặc thù của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các trường cao đẳng y tế Chương 4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP 4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi các biện pháp 3.5. 4.2. Thử nghiệm các biện pháp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 152 158 158 164 179 183 184 198 7 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên Nội dung Tran g 86 88 bảng 2.1. 2.2. 2.3. Khái quát chung về các trường CĐYT trên địa bàn TPHN Tổng hợp số lượng đối tượng khảo sát là sinh viên, CBQLvà ĐNGV Tổng hợp số lượng ĐNGV các trường CĐYT trên địa 89 2.4. bàn TPHN trong những năm gần đây Đánh giá của ĐNGV, CBQL về những vấn đề xung quanh 90 2.5. đến phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của ĐNGV Đánh giá của ĐNGV, CBQL về những vấn đề xung 2.6. 2.7. quanh đến phẩm năng lực sư phạm của ĐNGV Cơ cấu ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay Tỷ lệ % cơ cấu ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn 91 95 95 2.8. TPHN hiện nay Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ở ĐNGV, CBQL về công 108 2.9. tác đào tạo, bồi dưỡng và phẩm chất, năng lực của ĐNGV Tổng hợp các công trình khoa học được công bố của ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN từ năm 10 2.10. 2011 đến nay Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ở ĐNGV, CBQL đánh giá 114 về mối quan hệ hợp tác giữa các trường CĐYT với các cơ 11 12 13 14 15 16 115 3.1. sở y tế, học viện/trường đại học y trên địa bàn TPHN Tiêu chuẩn trong tuyển dụng đối với giảng viên 140 4.1. chuyên ngành y học Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện 158 4.2. pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 159 4.3. quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT Kết quả tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 162 4.4. của các biện pháp Bảng mô tả các kỹ năng môn Tiếng Anh trình độ B1 4.5. theo khung tham chiếu châu Âu Bảng mô tả các kỹ năng môn Tin học chứng chỉ B 166 167 8 17 18 19 20 4.6. 4.7. 4.8. Kết quả kiểm tra trước khi tiến hành thử nghiệm Kết quả kiểm tra sau khi thử nghiệm Bảng so sánh kết quả môn Tiếng Anh trước khi thử 168 170 170 4.9. nghiệm so với sau thử nghiệm Bảng so sánh kết quả môn Tiếng Anh trước khi thử nghiệm so với sau thử nghiệm 172 TT Tênbiểuđồ Nội dung Trang 21 2.1. Biểu đồ biểu thị mức độ đánh giá về công tác quy 22 2.2. hoạch ĐNGV Biểu đồ biểu thị đánh giá về các nội dung của công tác 97 tuyển dụng ĐNGV ở CBQL, ĐNGV với các mức độ rất 23 24 2.3. 2.4. tốt, tốt, khá tốt Biểu đồ đánh giá về các nội dung về công tác sử dụng ĐNGV Biểu đồ đánh giá của ĐNGV, CBQL về các nội dung 101 104 liên quan đến các chính sách đãi ngộ ĐNGV ở các 25 4.1. trường CĐYT trên địa bàn TPHN So sánh mức độ về tính cần thiết của các biện pháp 111 quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa 26 27 160 4.2. bàn TPHN So sánh mức độ về tính khả thi của các biện pháp quản lý 160 4.3. phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN Tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên 29 162 4.4. 171 4.5. so với sau thử nghiệm So sánh kết quả môn Tiếng Anh trước khi thử nghiệm so với sau thử nghiệm 28 địa bàn TPHN hiện nay. So sánh kết quả môn Tiếng Anh trước khi thử nghiệm 173 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TT Tên sơ Nội dung Trang 9 1 2 đồ 1.1. 2.1 Khái quát về giảng viên, giáo viên hiện nay Cơ cấu tổ chức của Trường CĐYT Bạch Mai 39 86 10 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Quản lý phát triển ĐNGV ở các trường ĐH&CĐ nước ta hiện nay nói chung, ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN nói riêng là một trong những vấn đề mang tính then chốt, quyết định đến chất lượng GD&ĐT trong các nhà trường. Việc thực hiện có chất lượng, hiệu quả quản lý phát triển ĐNGV sẽ trực tiếp đảm bảo cho ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN luôn có đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu để có thể đáp ứng được với mục tiêu đào tạo NNL y tế trên địa bàn TPHN trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Chính vì vậy, đề tài luận án “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” được nghiên cứu sinh ấp ủ và quan tâm nghiên cứu từ lâu. Trong quá trình công tác làm nhiệm vụ quản lý đào tạo, giảng dạy ở cơ sở giáo dục đào tạo NNL ngành y tế, bản thân nghiên cứu sinh có nhiều công trình nghiên cứu, cùng các bài báo khoa học liên quan đến đề tài luận án và được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành khác nhau. Khung lý thuyết của nội dung nghiên cứu được tác giả dựa trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò, khẳng định giá trị, tính đúng đắn và sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo NNL y tế trên địa bàn TPHN hiện nay. Trên cơ sở, công trình đi sâu nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV, góp phần thiết thực trong xây dựng ĐNGV đáp ứng tốt với nhu cầu số lượng, chất lượng NNL y tế trên địa bàn TPHN, cũng như mục tiêu, yêu cầu đào tạo và chiến lược phát triển của từng nhà trường. 11 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự tồn tại và phát triển nước nhà. Người nhấn mạnh: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá” [78,tr.345]. Để thực hiện được điều đó, Người đặc biệt coi trọng đến đội ngũ giáo viên, bởi Người cho rằng: “nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” [78, tr.345]. Quán triệt sâu sắc quan điểm trên, trong mọi giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo đến phát triển đội ngũ giáo viên; coi đó vừa là yêu cầu, nhiệm vụ, nhưng đồng thời cũng là vấn đề cốt lõi để phát triển nền giáo dục nhằm đáp ứng thiết thực với yêu cầu của thực tiễn cách mạng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa, đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi nền giáo dục nước ta nói chung, các cơ sở giáo dục đại học nói riêng cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo NNL để góp phần thiết thực vào thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như nhanh chóng rút ngắn về khoảng cách, trình độ phát triển so với tương quan các quốc gia trên thế giới… Chính vì vậy, Đảng ta xác định đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu; đồng thời, coi “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp then chốt” [9] là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định đến chất lượng GD&ĐT ở các nhà trường. Đối với các trường CĐYT trên địa bàn TPHN (bao gồm Trường CĐYT Bạch Mai, Trường CĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Hà Đông), đây là các nhà trường có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đào tạo, cung cấp NNL y tế cho TPHN cũng như các tỉnh, thành lân cận khác của cả nước. Theo đó, kể từ khi được thành lập cho đến nay, các nhà trường luôn coi trọng đến phát triển 12 ĐNGV; xác định đây là yếu tố quyết định đến nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt, trong những năm gần đây, xuất phát từ thực tiễn quy mô đào tạo ở các nhà trường ngày càng được mở rộng; vị thế, vai trò trong đào tạo so với các trường cao đẳng đào tạo NNL y tế của cả nước từng bước được nâng lên; cùng với đó là yêu cầu về chất lượng đào tạo ngày càng phải tốt hơn để đáp ứng thiết thực với yêu cầu phẩm chất, năng lực NNL y tế trong bối cảnh mới… Điều này đặt ra yêu cầu đòi hỏi từng nhà trường trong nỗ lực đổi mới toàn diện quá trình đào tạo phải đặc biệt coi trọng đến đổi mới quản lý phát triển ĐNGV; coi đây là một hướng đi cơ bản, cần thiết nhằm trực tiếp xây dựng được ĐNGV luôn có đầy đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng, hài hòa, hợp lý về cơ cấu, đủ sức hoàn thành tốt mọi yêu cầu, nhiệm vụ, trong mọi hoàn cảnh đặt ra. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, trong quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể như: trong tuyển dụng ĐNGV còn thiếu chặt chẽ, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu về NNL. “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục” [41], chưa hướng tới nâng cao chất lượng ĐNGV. “Các chế độ chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi…, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp” [41]… Chính vì vậy, nhìn chung cho đến hiện nay ĐNGV ở các nhà trường vẫn còn “bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu [9]. Có thời điểm ĐNGV còn có hiện tượng “vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn… Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học còn thấp” [41]. “Một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”[9]. Tất cả những vấn đề trên vừa là thực trạng, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng sản phẩm đào tạo là một bộ phận đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế ở TPHN vẫn còn có biểu hiện trình độ tay nghề không 13 cao, chưa đáp ứng được yêu cầu; thiếu ý thức trách nhiệm khi chăm sóc, phục vụ sức khỏe nhân dân; còn chạy theo giá trị của đồng tiền… Đúng như Nghị quyết Số 46 - NQ/TW của Bộ Chính trị “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” đã thẳng thắn chỉ rõ: “Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật…” [17]. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, thời gian qua, cùng với các học viện, trường ĐH&CĐ y trong các nước nói chung, các trường CĐYT trên địa bàn TPHN nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đa chiều, trên nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh đến quản lý phát triển ĐNGV, điều này đã góp phần cung cấp những luận cứ, luận chứng khoa học cả trên phương diện lý luận, thực tiễn để từng nhà trường vận dụng trong phát triển ĐNGV. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi cao về số lượng, chất lượng của NNL y tế trên địa bàn TPHN đã và đang đặt ra những yêu cầu mới trong quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT, nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đảm bảo có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển ĐNGV. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn: “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV, góp phần đảm bảo ĐNGV ở từng nhà trường luôn có đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng tốt với mọi yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo NNL Y tế trên địa bàn TPHN đặt ra. 14 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay. - Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay. - Tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm để khẳng định tính đúng đắn, khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giảng viên các trường CĐYT trên địa bàn TPHN. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay 4.3. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN đáp ứng tốt với mọi yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo NNL Y tế trên địa bàn TPHN đã và đang đặt ra hiện nay. * Phạm vi về không gian: Luận án tập trung khảo sát, tọa đàm, trao đổi với các đối tượng là đội ngũ CBQL; giảng viên, sinh viên ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN, bao gồm 3 trường là: Trường CĐYT Bạch Mai, Trường CĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Hà Đông. * Phạm vi về thời gian: Các số liệu phục vụ luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2011 đến nay. 4.4. Giả thuyết khoa học 15 Trong những năm qua, quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quản lý vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Theo đó, nếu đề xuất được hệ thống biện pháp quản lý phù hợp với xu hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và tính đặc thù của các cơ sở đào tạo NNL y tế trên địa bàn TPHN, như: Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên các nhà trường về vị trí, vai trò, ý nghĩa của phát triển ĐNGV với nâng cao chất lượng đào tạo trong tình hình mới; Đổi mới việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV; Thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyển dụng và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL y tế của từng nhà trường; tổ chức hợp tác, liên kết với các học viện/ trường đại học y, các cơ sở y tế trên địa bàn TPHN trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV ngành y; xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất lao động đặc thù của ĐNGV, CBQL trong các nhà trường thì sẽ làm cho ĐNGV ở các trường ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng và hài hòa về cơ cấu, từ đó đáp ứng tốt với mục tiêu, yêu cầu đào tạo hiện nay đặt ra. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu * Phương pháp tiếp cận biện chứng Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về GD&ĐT, nhất là những vấn đề xung quanh đến phát triển ĐNGV ở các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Trên cơ sở đó, đảm cho các nội dung luận án luôn được đi đúng định hướng, có tính khoa học và phù hợp với đường lối phát triển GD&ĐT của Đảng. * Phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc Quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống quản lý NNL, quản lý giáo dục ở các nhà trường. Đồng thời, trong quản lý phát triển ĐNGV bao hàm nhiều nội 16 dung khác nhau. Theo đó, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc trong chỉ ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các thành tố trong hệ thống đó; trong phân tích, trình bày các kết quả, nội dung luận án đảm bảo có tính hệ thống khoa học, lôgic, khúc chiết, chặt chẽ cao. * Phương pháp tiếp cận thực tiễn Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu chỉ ra những mâu thuẫn, tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu; trong phân tích, đánh giá thực trạng quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay như: những ưu điểm, những hạn chế, bất cập và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, bất cập đó; đề xuất được những biện pháp quản lý phát triển ĐNGV đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn trong kiểm chứng những kết quả nghiên cứu mà đã đạt được. Bên cạnh việc sự dụng các phương pháp tiếp cận trên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn tiếp cận vấn đề theo quan điểm quan điểm phức hợp: hoạt động - giá trị - nhân cách; quan điểm lịch sử - lô gíc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể là các phương pháp: * Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bao gồm các phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các vấn đề qua nghiên cứu hệ thống tài liệu lý luận, chuyên khảo, các bài báo khoa học thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cụ thể trong nghiên cứu, trình bày nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; phân tích những cơ sở lý luận để đưa ra những nhận định, đánh giá theo quan điểm riêng của tác giả... * Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm các phương pháp: Tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các văn bản, báo cáo tổng kết liên quan đến ĐNGV của các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay, nhất là trong đưa ra những nội dung thể hiện trong các văn bản, báo cáo nhằm tạo ra 17 cơ sở vững chắc để củng cố, khẳng định những nhận định các nội dung thực trạng nghiên cứu vấn đề có tính đúng đắn, khách quan và chính xác cao. Đồng thời, sử dụng phương pháp nghiên cứu này trong nghiên cứu, vận dụng những cách làm hay, có giá trị trong thực tiễn mà từng nhà trường khái quát được để vận dụng vào trong đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV ở các nhà trường đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao. Quan sát sư phạm: tiến hành quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN, nhất là trong nghiên cứu thực trạng và đưa ra những nhận định về chất lượng ĐNGV; đưa ra những luận chứng bổ sung những nhận định xung quanh đến thực trạng quản lý phát triển ĐNGV ở các nhà trường; trong thủ nghiệm các biện pháp mà luận án đề xuất... Điều tra xã hội học: Xây dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát với 03 đối tượng là CBQL (140 phiếu), ĐNGV (210 phiếu), sinh viên (210 phiếu); ngoài ra còn tiến hành sử dụng phương pháp tọa đàm, trao đổi với 03 đối tượng trên ở 03 trường CĐYT trên địa bàn TPHN là: Trường CĐYT Bạch Mai, Trường CĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Hà Đông. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài quân đội về toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó tiếp thu những ý kiến hay, có giá trị để chỉnh sửa, bổ sung, đảm bảo luận án có chất lượng tốt nhất. Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm tại Trường CĐYT Hà Đông. Cụ thể là khảo nghiệm để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp luận án đề xuất. Thử nghiệm một nội dung cụ thể của biện pháp 3, đó là nội dung đổi mới việc bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ (tiếng anh) và Tin học cho ĐNGV. * Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp toán thống kê được dùng trong khoa học giáo dục để xử lý các số liệu điều tra. Cụ thể là trong sử lý các số liệu được sử dụng ở chương 2 và chương 4 của luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án 18 Bổ sung, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN. Cụ thể bổ sung, làm rõ được quan niệm về quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT; những đặc điểm về ĐNGV và những nội dung của quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT; chỉ rõ được những nhân tố cả khách quan, chủ quan tác động đến quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay. Luận án giúp cho các trường CĐYT trên địa bàn TPHN đánh giá chính xác, khách quan thực trạng ĐNGV nói chung; quản lý phát triển ĐNGV ở các nhà trường hiện nay nói riêng. Đồng thời, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao, góp phần xây dựng được ĐNGV luôn có đầy đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng tốt với yêu cầu đào tạo NNL y tế của từng nhà trường trong bối cảnh mới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý phát triển ĐNGV, cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN. Đặc biệt, luận án đã đưa ra những biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay có tính thiết thực, khả thi cao. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, có thể làm tài liệu tham khảo và vận dụng ngay vào trong thực tiễn quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; từ đó, góp phần đảm ĐNGV ở các nhà trường ngày càng phát triển, đáp ứng thiết thực với mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra. 8. Kết cấu của luận án 19 Kết cấu của luận án gồm : Phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên Có thể thấy, ngay từ thời cổ đại, những tư tưởng liên quan đến quản lý phát triển ĐNGV đã bắt đầu xuất hiện thông qua các tư tưởng của các nhà giáo dục nổi tiếng trên thế giới như: Khổng Tử (551 - 479 TCN), Socrate (469 - 399 TCN), Platon (427 - 347 TCN)… Mặc dù, không trực tiếp đề cập đến các hoạt động quản lý phát triển ĐNGV; tuy nhiên, thông qua các tư tưởng về vị trí, vai trò của người thầy giáo đối với sự phát triển xã hội; những phẩm chất nhân cách, tri thức và phương pháp giảng dạy… mà mỗi người thầy cần phải đạt được, các ông bước đầu đã đặt ra vấn đề đòi hỏi giai cấp cầm quyền cần có những biện pháp nhằm đào tạo được nhiều người hiền tài (giáo viên/thầy) để đi giúp đỡ, chỉ bảo, dẫn dắt những người khác. Đồng thời, các ông cũng đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi bản thân chính những người thầy cũng phải biết tự rèn luyện để trở thành hình ảnh mẫu mực về phẩm chất, đạo đức; nâng cao tri thức, phương pháp giáo dục hiệu quả… Những tư tưởng này được coi là bước đầu có đề cập đến việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng có chung mục đích là phát triển đội ngũ này về số lượng và chất lượng để đáp ứng thiết thực với yêu cầu của thực tiễn. Khi thế giới bước vào thời kỳ hiện đại, các quốc gia trên thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò của phát triển giáo dục đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong mối quan tâm đó, việc nghiên cứu vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên được coi là trung tâm của sự phát triển 20 giáo dục. Điều này được thể hiện ngày càng xuất hiện nhiều công trình của nhiều tác giả trên thế giới bàn về vấn đề này dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau. Dưới góc độ bàn về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, năm 1985, trong nghiên cứu về“Những vấn đề quản lý trường học” [140], 3 tác giả Zimi P.V., Konđakôp M.I., Saxerđôtôp N.I. đã đi sâu nghiên cứu vấn đề lãnh đạo công tác giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, coi đó là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề về quản lý ở các nhà trường sư phạm, theo các tác giả việc làm tốt quản lý ở các nhà trường này sẽ trực tiếp đào tạo được đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Để thực hiện được điều này, các tác giả nhấn mạnh: “Đối với công tác đào tạo ở các trường sư phạm, để đào tạo được đội ngũ giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định thì mỗi nhà trường cần chăm lo xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Cán bộ lãnh đạo nhà trường phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những giảng viên tiêu biểu nhất so với các nhà trường khác”[140, tr.28]. Để chuẩn bị cho nhân loại bước vào thế kỷ 21, các nhà giáo dục trên thế giới đều thống nhất trong nhận thức khi thông qua Khuyến cáo của Uỷ ban quốc tế chuẩn bị giáo dục khi vào thế kỷ XXI của UNESCO đã khẳng định rõ: “Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng toàn cầu hóa” [50, tr.16]. Đồng thời khẳng định “Thầy giáo là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng giáo dục. Do đó, muốn phát triển giáo dục thì trước hết và trên hết phải phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng” [50, tr.20]. Trong nghiên cứu “Acion research as a form of staff development in higher education” của tác giả David Kember và Lyn Gow năm 1992 đã bàn trực tiếp về phát triển ĐNGV các trường đại học [148]. Với cách tiếp cận theo quan điểm thực tiễn, coi các hoạt động thực tiễn là cơ sở quan trọng để 21 phát triển ĐNGV, tác giả cho rằng: để phát triển ĐNGV đại học cần cố gắng cải thiện hoạt động giảng dạy của ĐNGV thông qua các hành động lập kế hoạch; biên soạn đề cương chi tiết; tổ chức các mối quan hệ với sinh viên và tài liệu học tập; sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học; đánh giá kết quả học tập của sinh viên... Đánh giá toàn diện việc phát triển nhà trường dựa trên các nhân tố của quá trình đào tạo, trong công trình nghiên cứu của 2 tác giả là B. Davies và L. Ellison về “School Development Planning - Kế hoạch phát triển nhà trường” [145] đã chỉ rõ việc phát triển ĐNGV là một bộ phận, nội dung quan trọng trong phát triển NNL của nhà trường. Theo đó, các tác giả đã phân tích 10 yếu tố đảm bảo cho sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường là chương trình học, việc dạy và học; NNL; phúc lợi cho học sinh và sinh viên; cơ sở vật chất; nguồn tài chính; hồ sơ học sinh và marketing; cơ cấu và các cách thức quản lý; cơ chế quản lý và đánh giá nội bộ; sự quan tâm của cộng đồng, xã hội; xây dựng thông tin chiến lược qua việc điều tra. Nghiên cứu việc đào tạo giáo viên là yếu tố quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên ở các quốc gia, trong công trình nghiên cứu của nhóm công tác “Giáo dục là một ngành chuyên trách” của diễn đàn giáo dục và kinh tế Carnergie (Mỹ) các tác giả đã đề xuất 6 kiến nghị khác nhau, trong đó có kiến nghị “Chính phủ chuẩn bị cho việc đào tạo giáo viên thế kỷ XXI”. Trong kiến nghị này cũng chỉ ra được các nội dung cơ bản liên quan đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên như: Khái quát về thời đại của sự biến động, những thử thách và thời cơ đối với người giáo viên. Nhà trường của thế kỷ XXI là nhà trường đáp ứng tốt 7 vấn đề cụ thể: - Ý tưởng mới - Mục tiêu dạy học chuyên nghiệp - Các tiêu chuẩn mới về dạy học chất lượng cao 22 - Cải cách cơ cấu giáo dục sư phạm - Giáo viên dân tộc ít người - Khuyến khích, thành tích và hiệu ích kinh tế - Tiền lương và phúc lợi giáo viên [trích theo 92, tr.18]. Đi sâu vào nghiên cứu chỉ ra các chức năng cơ bản của ĐNGV trong thế kỷ XXI, trong 2 công trình “Staff Development for Higher Education Instituitions - Phát triển đội ngũ nhân viên cho các tổ chức giáo dục đại học” của tác giả Victor Minichiello viết năm 2008 [150]; “How to Become a Lecturer - Làm thế nào để trở thành người giảng viên” [142] của tác giả Catherine Armstrong viết năm 2010 đều xem ĐNGV là lực lượng quyết định đến chất lượng đào tạo của một trường đại học. Một trường đại học danh tiếng là trường đại học có một ĐNGV xuất sắc. Đồng thời, các tác giả cũng đều cho rằng, giảng viên đại học trong thế kỷ XXI có 3 chức năng cơ bản là nhà giáo, nhà khoa học và nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội. Dựa trên cơ sở chỉ ra 3 chức năng này, các tác đã đưa ra được những yêu cầu cơ bản để phát triển ĐNGV, nhất là hình thành cho họ phẩm chất, năng lực nhằm thực hiện tốt các chức năng đó. Khi nghiên cứu về hoạt động quản lý phát triển ĐNGV ở Thái Lan, tác giả Phạm Văn Toàn đã khái quát để phát triển ĐNGV nhất là về số lượng và chất lượng, Thái Lan đang tập trung thực hiện các giải pháp: “Xúc tiến thiết lập một hệ thống liên tục phát triển đội ngũ CBQL, ĐNGV và đội ngũ hỗ trợ chuyên môn ở các nhà trường. Phát triển số lượng các công trình NCKH của sinh viên để những nghiên cứu đó trở thành một cơ chế tạo thành ĐNGV mới. Đồng thời, thiết lập một hệ thống cơ chế mới thu hút những người có năng lực, tâm huyết tham gia vào đội ngũ này. Xây dựng hệ thống liên kết, kết nối giữa ĐNGV với ĐNGV các trường ĐH&CĐ với nhau, giữa ĐNGV với đội ngũ giáo viên các cấp, liên ngành, 23 liên trường, trong nước, ngoài nước. Mạng lưới này tạo được sự hợp tác, hỗ trợ, trao đổi lẫn nhau về lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và dịch vụ giáo dục. Đa dạng hóa hệ thống bổ nhiệm các vị trí chuyên môn khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ của từng trường ĐH&CĐ; đặt ra các tiêu chí trách nhiệm khác nhau của ĐNGV, cũng như phân loại các chức năng khác nhau vì mục đích kiểm định [trích theo Phạm Văn Toàn - 49]. Ở nước ta, trong quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là người đầu tiên có tư tưởng đề cập đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên. Ngay sau khi đất nước dành được độc lập, Người đã khẳng định: “Để đào tạo cán bộ cho mọi ngành hoạt động thì cần có người thầy giáo” [77, tr.72]. Muốn vây, “Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn… giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt. Đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” [79, tr.507]. Quán triệt sâu sắc các quan điểm trên, trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất là khi đất nước bước vào thể kỷ XXI, vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, ĐNGV ở các trường đại học nói riêng không chỉ được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, mà nó còn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục với nhiều cách tiếp cận, nội dung khác nhau và góp phần quan trọng trong đào tạo NNL đáp ứng thiết thực với nhu cầu mà thực tiễn đặt ra. Năm 2001, tác giả Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan đã viết cuốn sách“Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” [48]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã đưa ra quan điểm xem ĐNGV là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất đến chất lượng đào tạo NNL ở mỗi cơ sở giáo dục đại học, cũng như chất lượng NNL ở nước ta. Trên cơ sở
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan