Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam ...

Tài liệu Quản lý thị trường thuốc đông dược ở việt nam

.PDF
94
318
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ TRUNG DŨNG QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG THUỐC ĐÔNG DƢỢC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ TRUNG DŨNG QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG THUỐC ĐÔNG DƢỢC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan bản luận văn: “Quản lý thị trường thuốc đông dược ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và đƣợc trích dẫn đầy đủ nguồn tham khảo hoặc từ các tài liệu đƣợc nêu ở mục các tài liệu tham khảo. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Lê Trung Dũng LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Mạnh Hùng (Hội đồng lý luận Trung ƣơng) là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tác giả trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Nếu không có sự chỉ bảo tận tình và hƣớng dẫn kịp thời cùng những tài liệu phục vụ nghiên cứu giá trị kèm những lời động viên khích lệ của TS. Nguyễn Mạnh Hùng thì luận văn này không thể hoàn thành. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Kinh tế Chính trị, và các Cơ quan, Đoàn thể của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trƣờng. Cuối cùng, tác giả muốn dành lời cảm ơn đến Gia đình, Bạn bè, Đồng nghiệp và ngƣời thân đã hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu, để tác giả có thể yên tâm hoàn thành luận văn này. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu luận văn không nhiều nên nội dung của luận văn không tránh khỏi hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè và những ngƣời quan tâm. Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Lê Trung Dũng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG THUỐC ĐÔNG DƢỢC .....................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ..................................................5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ..................................................9 1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .................................................10 1.2. Cơ sở lý luận về thị trƣờng thuốc đông dƣợc và quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ...........................................................................................................11 1.2.1. Tổng quan về thị trường thuốc đông dược ...........................................11 1.2.2. Cơ sở lý luận về quản lý thị trường thuốc đông dược..........................17 1.3. Kinh nghiệm quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..........................................................................29 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia ........................................................29 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................34 2.1. Phƣơng pháp luận về nghiên cứu ................................................................34 2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ..................................................................35 2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin .......................................................................37 2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ........................................................37 2.3.2. Phương pháp so sánh, thống kê, mô tả ................................................38 2.3.3. Phương pháp trừu tượng hóa ...............................................................38 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG THUỐC ĐÔNG DƢỢC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ............................................................................40 3.1. Tổng quan về thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam ..............................40 3.1.1. Quy mô thị trường thuốc đông dược Việt Nam ....................................41 3.1.2. Tiềm năng phát triển thị trường ...........................................................41 3.1.3. Hệ thống phân phối ..............................................................................42 3.1.4. Sự đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ ..............43 3.1.5. Kiểm soát giá cả thị trường..................................................................43 3.1.6. Thời gian cấp phép sản xuất thuốc đông dược tại Việt Nam ...............44 3.1.7. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thuốc đông dược .............................44 3.2. Tình hình quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam ........................45 3.2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý thị trường thuốc đông dược .................................................................................45 3.2.2 Tổ chức thực hiện quản lý thị trường thuốc đông dược ........................46 3.2.3 Kiểm tra, giám sát thị trường thuốc đông dược ....................................50 3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam thời gian qua ..............................................................................................55 3.3.1. Những thành tựu đạt được ...................................................................55 3.3.2. Những tồn tại, khó khăn cần tháo gỡ ...................................................57 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .............................................59 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG THUỐC ĐÔNG DƢỢC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .....65 4.1. Bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra đối với quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam ................................................................................................65 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ...................................................................................65 4.1.2. Bối cảnh trong nước .............................................................................67 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam trong thời gian tới ...............................................71 4.2.1 Hoàn thiện quy hoạch, chiến lược phát triển thị trường thuốc đông dược giai đoạn tới ..........................................................................................71 4.2.2 Tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý quản lý thị trường thuốc đông dược .......................................................................................................71 4.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường thuốc đông dược ......................73 4.2.4 Đầu tư phát triển thị trường thuốc đông dược ......................................77 4.2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý thị trường thuốc đông dược .....................78 KẾT LUẬN ...............................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................82 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AEC 2 ASEAN 3 ATTP An toàn thực phẩm 4 BYT Bộ Y tế 5 DAV Cục quản lý dƣợc Việt Nam 6 ETC Thị trƣờng thuốc kê đơn 7 EU Liên minh châu âu 8 FDI Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 9 GACP 10 GDP Tổng thu nhập quốc nội 11 GLP Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm 12 GMP Thực hành sản xuất tốt 13 GPP Thực hành tốt nhà thuốc 14 GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc 15 OTC Thị trƣờng thuốc không kê đơn 16 QLYDCT 17 SHTT Sở hữu trí tuệ 18 THCS Trung học cơ sở 19 THPT Trung học phổ thông 20 TPCN Thực phẩm chức năng 21 TPP Hiệp định đối tác xuyên thái bình dƣơng 22 TS Tiến sĩ 23 UBND Ủy ban Nhân dân 24 UNIDO Tổ chức phát triển liên hiệp quốc 25 WHO Tổ chức y tế thế giới 26 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới 27 YDCT Y dƣợc cổ truyền 28 YHCT Y học cổ truyền Thị trƣờng chung ASEAN Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc Quản lý Y Dƣợc cổ truyền i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 Nội dung Nhân lực ngành dƣợc giai đoạn 2005 đến 2010, dự báo 2020 Tăng trƣởng tiền thuốc bình quân đầu ngƣời giai đoạn 2005 đến 2015 Thống kê thị trƣờng nhập khẩu nguyên phụ liệu Trang 42 43 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Thanh tra cơ sở hành nghề tƣ nhân năm 2015 53 5 Bảng 3.5 Tình hình SHTT thuốc đông dƣợc năm 2010 57 6 Bảng 4.1 dƣợc phẩm cùng kỳ năm 2015 và 2016 Tình hình cây, con có tiềm năng làm dƣợc liệu năm 2015 ii 52 69 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình 1 Hình 2.1 2 Hình 4.1 Nội dung Quy trình thu thập thông tin (hay dữ liệu) thứ cấp Chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng trƣởng giai đoạn giai đoạn 2009 đến 2015, dự báo 2017 iii Trang 36 70 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành dƣợc phẩm Châu Á có tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ thời gian qua, theo Economist Intelligence Unit, doanh thu dƣợc phẩm tại khu vực này đã tăng hơn gấp đôi từ 97 tỷ USD năm 2001 lên 214 tỷ USD năm 2010, và sẽ vƣơn tới 386 tỷ USD vào năm 2016. Ngành dƣợc Việt Nam đang hội tụ rất nhiều tiềm năng hấp dẫn khi có dân số đông, tăng trƣởng kinh tế ổn định, nhận thức về sức khỏe của tầng lớp trung lƣu tăng lên và khả năng tiếp cận thuốc đƣợc cải thiện. Mặc dù vậy thị trƣờng thuốc đông dƣợc mới chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ (khoảng 0,5% - 1,5%) trong tổng giá trị của ngành. Thuốc đông dƣợc có những ƣu điểm: hiệu quả rõ rệt và tính an toàn cao, giá rẻ, dễ bào chế nhƣng thị trƣờng mới có các sản phẩm chủ yếu có tác dụng điều trị bệnh phổ biến nhƣ cảm cúm, ho, sốt, viêm mũi, họng... thƣờng thấy ở quốc gia nhiệt đới nhƣ Việt Nam và số lƣợng các nhà sản xuất còn ít, thị trƣờng nhỏ bé. Với sự phù hợp về trình độ sản xuất, nguyên liệu sẵn có trong nƣớc, rẻ tiền, an toàn, hiệu quả ngày càng cao nên thuốc đông dƣợc đã trở thành hƣớng đi mới, chiến lƣợc và có ý nghĩa quan trọng giúp ngành dƣợc Việt Nam có thể chủ động nguồn thuốc phục vụ khám, chữa bệnh, đồng thời là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm thuốc nhập ngoại. Hiện nay mới có khoảng 80 doanh nghiệp sản xuất đông dƣợc, trong đó chỉ có 5 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP – WHO nhƣng có tới hơn 400 cơ sở sản xuất nhỏ không có đăng ký, chủ yếu sản xuất và kinh doanh dƣới hình thức kinh nghiệm, gia truyền nên khó kiểm soát chất lƣợng vì thế thị trƣờng tồn tại nhiều bất cập: sản xuất và kinh doanh thuốc đông dƣợc quá dễ dàng, không có tiêu chuẩn rõ ràng để phòng mạch đông y, cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc đông dƣợc hay kiểm tra, giá sát chất lƣợng còn lỏng lẻo, ít đƣợc quan tâm dẫn đến thách thức đặt ra về công tác quản lý chất lƣợng, giá cả, điều kiện hành nghề... Do vậy, hoạch định và quản lý hiệu quả, đồng bộ thị trƣờng thuốc đông dƣợc tại Việt Nam đã trở thành yêu cầu bức thiết. 1 Trƣớc những thách thức to lớn hiện nay trong quá trình hội nhập sâu, rộng của Việt Nam đối với thế giới khi hàng loạt các hiệp định với EU, FTA, hiệp định TPP có hiệu lực, hình thành thị trƣờng AEC đã tạo nên sức ép phải quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc hiệu quả hơn, đồng bộ nhằm thúc đẩy thị trƣờng phát triển, đem lại lợi ích cho ngƣời dân và giúp các doanh nghiệp dƣợc phẩm trong nƣớc có cơ hội cạnh tranh. Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên, việc làm sao để có đƣợc các giải pháp quản lý tốt thị trƣờng thuốc đông dƣợc trở nên vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự đảm bảo nguồn thuốc chữa bệnh an toàn, giá rẻ, nâng cao sức khỏe nhân dân, đồng thời tạo lập thị trƣờng minh bạch, năng động, thúc đẩy phát triển công nghiệp dƣợc, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dƣợc Việt Nam trong khu vực và thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý thị trường thuốc đông dược ở Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Câu hỏi nghiên cứu: “ Những giải pháp nào nhằm giúp quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu hội nhập mà vẫn phát huy đƣợc các lợi thế sẵn có ? ” . 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn về quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc và đánh giá thực trạng tình hình quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam thời gian qua theo khung lý thuyết đã đề xuất, từ đó đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập mà vẫn phát huy đƣợc các lợi thế sẵn có trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tác giả tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ nghiên cứu chính nhƣ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc; - Tổng hợp một số kinh nghiệm quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở một số nƣớc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; 2 - Đánh giá thực trạng quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam trong thời gian qua theo khung lý thuyết đƣa ra; - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập mà vẫn phát huy đƣợc các lợi thế sẵn có. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động quản lý đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu hoạt động quản lý nhà nƣớc của ngành y tế đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian, nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động về quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam, trong đó chủ yếu là hoạt động quản lý nhà nƣớc của Bộ Y tế đối với thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam. Luận văn không nghiên cứu chuyên sâu thị trƣờng thuốc nói chung hay quản lý thị trƣờng nói chung (bao gồm cả sự quản lý của các chủ thể khác nhƣ Bộ Công an, Bộ Công thƣơng, Bộ Tài chính, UBND, Hiệp Hội doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, báo chí…). - Thời gian: Số liệu đƣợc thu thập, khai thác, phân tích, đánh giá từ năm 2005 đến hết năm 2015. 4. Những đóng góp của Luận văn - Góp phần bổ sung, làm rõ một số vấn đề lý luận mới và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc; - Tổng hợp một số kinh nghiệm quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở một số nƣớc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Đánh giá thực trạng quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam từ năm 2005 đến hết năm 2015 theo khung lý thuyết đƣa ra; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam thời gian tới đáp ứng yêu cầu hội nhập mà vẫn phát huy đƣợc các lợi thế sẵn có. 3 5. Kết cấu của Luận văn Luận văn đƣợc thiết kế theo bố cục gồm: 04 chƣơng chính, kết luận, tài liệu tham khảo, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam thời gian qua Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc ở Việt Nam trong thời gian tới 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG THUỐC ĐÔNG DƢỢC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Trƣớc những năm 2000, các chuyên gia và nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam chƣa có nhiều mối quan tâm thích đáng đến thị trƣờng, chính sách quản lý thị trƣờng và hoàn thiện thị trƣờng thuốc ở Việt Nam nói chung và thị trƣờng thuốc đông dƣợc nói riêng. Từ sau năm 2000, mà đặc biệt là giai đoạn năm 2003 – 2007 khi mà giá thuốc điều trị của Việt Nam liên tục tăng cao, dần vƣợt ra khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý, các ngành chức năng và cần thiết phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của Bộ Y tế, Chính phủ để hạn chế sự độc quyền thuốc đặc trị, kiểm soát giá và can thiệp về quản lý giúp giảm thiểu các ảnh hƣởng tiêu cực của thị trƣờng. Kể từ đó, nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo, công bố, tài liệu liên quan đến quản lý thị trƣờng dƣợc Việt Nam đƣợc thực hiện nhƣng phần lớn dƣới dạng các báo cáo, tổng kết thực trạng của ngành dƣợc nói chung. Sau năm 2007, nhiều báo cáo, đánh giá đã phản ánh đầy đủ hơn về thực trạng thị trƣờng thuốc của Việt Nam, từ đó xuất hiện một số nghiên cứu mới, đầy đủ hơn về quản lý thị trƣờng thuốc tại Việt Nam mà tiêu biểu nhƣ: Luận án “Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam” của tác giả TS. Ngô Huy Toàn, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân đề cập tới thực trạng phát triển của ngành dƣợc Việt Nam nói chung, các thế mạnh và cơ hội cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại ngay tại thị trƣờng nội địa của Việt Nam. Việc quản lý đối với thị trƣờng này cần đƣợc xem xét, hoạch định phù hợp với việc gia tăng ngày càng nhiều các doanh nghiệp nƣớc ngoài, doanh nghiệp FDI hay các doanh nghiệp đầu tƣ gián tiếp thông qua mua bán cổ phần của các công ty dƣợc phẩm Việt Nam nhằm gia tăng ảnh hƣởng, thị phần và cơ hội cạnh tranh tại Việt Nam. Các rào cản về thuế quan, về giới hạn sở hữu và các lĩnh vực đƣợc bảo hộ có nhiều thay đổi đáng kể khi các quy định khi Việt Nam gia nhập 5 WTO có hiệu lực hay các thỏa thuận song phƣơng giữa Việt Nam và các đối tác có trình độ khoa học phát triển nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay sự cạnh tranh ngày càng nhiều ở phân khúc giá rẻ từ các nƣớc nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc cũng nhƣ thực trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lƣợng ồ ạt ở Việt Nam đã và đang thách thức các giải pháp quản lý đối với thị trƣờng này. Thứ trƣởng Bộ Y tế, ông Cao Minh Quang và cộng sự (2005), đã giới thiệu nghiên cứu “Cơ hội và thách thức của ngành dược Việt Nam trước thềm hội nhập”. Các tác giả đã phân tích những cơ hội và thách thức lớn của các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập với việc dòng vốn nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam tăng cao, khả năng đầu tƣ ồ ạt của các doanh nghiệp vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm đón đầu, thâu tóm ngành công nghiệp non trẻ trong nƣớc cùng với đó là những cơ hội khi có sự chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến và cơ hội xâm nhập thị trƣờng thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam. Những nguy cơ quan trọng đối với ngành dƣợc đƣợc nhóm tác giả phân tích kỹ nhƣ năng lực sản xuất còn kém về trình độ, quy mô ngành còn nhỏ bé, nguyên liệu phụ thuộc và những sản phẩm có hàm lƣợng chất xám cao nhƣ thuốc gốc, thuốc đặc trị chúng ta đang bị lệ thuộc vào nƣớc ngoài gây ra sự cạnh tranh khốc liệt ngay trên chính thị trƣờng Việt Nam. Trong báo cáo tổng kết về “Tình hình sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam”, Cục quản lý dƣợc Việt Nam (2006) đã tổng kết và nêu rõ thực trạng thị trƣờng thuốc Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất thuốc Việt Nam hiện chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm geretic thông thƣờng, công nghệ còn lạc hậu so với thế giới. Đồng thời chỉ ra mô hình quản lý thị trƣờng tại Việt Nam mang tính đặc thù, tồn tại nhiều hạn chế, việc quản lý giá còn nhiều bất cập, chất lƣợng sản phẩm không kiểm soát hiệu quả, hệ thống phân phối khó quản lý, chứng chỉ hành nghề bị thuê mƣợn hay làm giả dễ dàng, nạn hàng giả, hàng nhái diễn ra khá thƣờng xuyên. Báo cáo “Ngành dược phẩm Việt Nam” tháng 04/2014 của Công ty chứng khoán FPT Securities phản ánh toàn diện sự phát triển, cơ cấu của ngành dƣợc phẩm Việt Nam đồng thời phân tích một số nội dung chính về chiến lƣợc, định 6 hƣớng của Việt Nam đối với ngành dƣợc phẩm, tính hợp lý, bất hợp lý của các chính sách này cùng với đó là các giải pháp quản lý kèm theo. Báo cáo cũng chỉ rõ tốc độ phát triển của ngành dƣợc, cơ hội và thách thức cũng nhƣ vị thế thực tế của các doanh nghiệp dƣợc Việt Nam nói riêng và của ngành dƣợc Việt Nam nói chung trong thị trƣờng. Nhiều phân tích cho thấy tác động tích cực và tiêu cực từ các chính sách về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam nói chung. Trong báo cáo cũng có đề cập khái quát tới tiềm năng phát triển của ngành dƣợc mà động lực là thuốc đông dƣợc và xem đây cũng là một cơ hội cho Việt Nam để cạnh tranh với các sản phẩm của các hãng dƣợc phẩm uy tín lâu đời, có kinh nghiệm phong phú, công nghệ hiện đại và tiềm lực tài chính, năng lực quản trị quốc tế đang xâm lấn ngày càng mạnh mẽ tại thị trƣờng Việt Nam thời gian qua. Báo cáo “Thị trường ngành dược Việt Nam” ngày 10/04/2015 của Công ty chứng khoán MayBank KimEng đem đến cái nhìn tổng quan về thị trƣờng dƣợc của Việt Nam trong năm 2014, cho thấy tốc độ phát triển của các doanh nghiệp hàng đầu, sự phù hợp về chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp với chiến lƣợc quốc gia về ngành cũng nhƣ khả năng tiếp cận, ứng dụng và làm chủ các công nghệ mới, sự thay đổi tích cực của các doanh nghiệp nội địa ở khía cạnh phân phối khi doanh nghiệp nƣớc ngoài vẫn không đƣợc quyền phân phối dƣợc phẩm trực tiếp tại Việt Nam. Báo cáo cũng chỉ rõ một số kết quả bƣớc đầu về việc đầu tƣ sản xuất và kinh doanh thuốc đông dƣợc nhƣ chiến lƣợc mũi nhọn, trọng tâm chính của một số doanh nghiệp hàng đầu trong nƣớc để tạo tiền đề cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại, tận dụng các cơ hội của Việt Nam về chiến lƣợc quốc gia phát tiển ngành dƣợc đƣợc ban hành bởi Chính phủ năm 2014 vừa qua, lợi thế về vùng nguyên liệu phong phú và hiệu quả rõ rệt từ việc ứng dụng các bài thuốc y học cổ truyền kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại. Thành công bƣớc đầu phải kể đến nhƣ trƣờng hợp của Công ty dƣợc Traphaco hay Công ty dƣợc Hậu Giang (thậm chí đối với trƣờng hợp DHG, doanh nghiệp ngoại MeGa của Thái Lan đã mua lại nhãn hàng sản phẩm đông dƣợc sản xuất từ dƣợc liệu thiên nhiên là thuốc ho Eugica của Dƣợc Hậu Giang với giá trị khoảng 6 triệu đô la). Từng bƣớc, các sản phẩm thuốc đông dƣợc 7 đã dần có vị thế và đƣợc khẳng định chất lƣợng, một số công ty trong nƣớc hàng đầu thậm chí bƣớc đầu xuất khẩu sang một số thị trƣờng, khẳng định hƣớng đi mới đúng đắn trong việc đầu tƣ cho thuốc đông dƣợc. Nhƣng qua đó, cũng đề cập nhiều bất cập trong quản lý thị trƣờng thuốc đông dƣợc Việt Nam, gây cản trở quá trình phát triển các sản phẩm thuốc đông dƣợc chất lƣợng, đạt chuẩn quốc tế có khả năng xuất khẩu với giá trị kinh tế cao, phải kể đến nhƣ bất cập về kiểm định, xác định chất lƣợng sản phẩm gặp nhiều khó khăn, việc đăng ký sản phẩm ở dạng thuốc còn nhiều vƣớng mắc không khả thi nên nhiều doanh nghiệp phải lựa chọn đăng ký với tƣ cách là thực phẩm chức năng chứ không phải là thuốc, kiểm soát giá còn kém gây khó khăn cho việc lựa chọn, định giá của ngƣời tiêu dùng. Còn trong báo cáo tại Hội nghị triển khai thỏa thuận giữa Bộ Y tế Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) về việc hợp tác hỗ trợ Việt Nam sản xuất dƣợc phẩm trong nƣớc, đại diện Bộ Y tế Việt Nam đã có báo cáo “Tổng quan về công nghiệp dược Việt Nam: cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn năm 2010 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã đề cập tới những kết quả đạt đƣợc của ngành công nghiệp dƣợc Việt Nam trong suốt hai mƣơi năm đổi mới, những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và thách thức mới đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tới khi cơ hội và triển vọng phát triển ngành công nghiệp dƣợc Việt Nam có nhiều thuận lợi với mức gia tăng GDP hàng năm cao, tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng nhanh hàng năm giúp gia tăng nhu cầu, mức chi tiêu cho dƣợc phẩm và chăm sóc sức khỏe đồng thời với đó là các cơ hội mới khi tiếp cận với khoa học hiện đại, các công nghệ bào chế mới và nguồn nhân lực dồi dào của Việt Nam. Điều kiện sản xuất, cơ cấu nguồn thuốc phục vụ điều trị của Việt Nam ngày càng đƣợc đáp ứng cao hơn theo từng năm, góp phần đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhƣng báo cáo cũng nêu rõ nhiều thách thức căn bản gây ra sức ép rất lớn đối với ngành công nghiệp dƣợc Việt Nam nhƣ thiếu chiến lƣợc đồng bộ về quy hoạch, phát triển nguồn nguyên liệu, các sản phẩm chiến lƣợc hay đầu tƣ hạ tầng cơ sở căn bản mang tính thúc đẩy ngành còn chƣa đƣợc quan tâm. Bên cạnh đó, việc quản lý thị trƣờng 8 còn chồng chéo, thiếu nhiều hành lang pháp lý và công tác thanh tra, kiểm tra yếu kém dẫn đến tình trạng khan hiếm sản phẩm đặc biệt là vắc xin, tình trạng đội giá đặc biệt là thuốc đặc trị, thuốc gốc thƣờng phải nhập ngoại từ nƣớc ngoài với giá cao và bất bình đẳng giữa chính sách chi trả bảo hiểm y tế cho ngƣời bệnh cũng nhƣ chất lƣợng thuốc kém cấp phát từ nguồn bảo hiểm y tế, nạn bằng giả, cấp phép trái quy định đã trực tiếp cản trở quá trình phát triển công nghiệp dƣợc Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Ở nƣớc ngoài, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chính sách, quản lý của nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc, hạn chế hoặc xóa bỏ tình trạng độc quyền trong khâu phân phối, xác lập một khung pháp lý phù hợp, hoàn thiện và minh bạch đảm bảo phù hợp với đặc thù quốc gia mà không mâu thuẫn các thông lệ quốc tế nhằm tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Tiêu biểu nhƣ Mỹ, Nhật và EU, vấn đề này đã đƣợc nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ trƣớc, giúp đem lại hiệu quả to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dƣợc phẩm ở các nƣớc này, cụ thể các quốc gia kể trên chiếm lĩnh 70% thị trƣờng thuốc toàn thế giới và sở hữu tới hơn 90% những loại thuốc chữa bệnh tiên tiến trên thế giới (Keith E.Maskus (2006)), một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Burstall, Micheal. L (1997), “Quản lý chi phí và lợi ích đối với thuốc chữa bệnh tại Anh” đã chỉ ra mối tƣơng quan giữa chi phí thuốc của bệnh nhân tại Anh và lợi ích về hiệu quả điều trị bệnh. Tác giả đƣa ra khái niệm về “giá điều trị bệnh hiệu quả” thể hiện sự đặc thù của ngành dƣợc phẩm bởi vì chi phí điều trị bệnh nhân đƣợc tính trong tổng thể dịch vụ y tế nói chung. Từ đó, tác giả có các kiến nghị quan trọng tới các nhà quản lý bảo hiểm y tế, các nhà chuyên môn và các cơ quan chức năng liên quan rằng không nên quá quan tâm tới giá thuốc mà cần quan tâm tới chi phí điều trị bệnh và chi phí tổng thể dịch vụ y tế nói chung bởi những chi phí này sẽ có ý nghĩa lớn, đặc biệt đối với trƣờng hợp bệnh tật của bệnh nhân trở thành dịch bệnh. Jacobzone và Stephane (2005), “Các chính sách quản lý thị trường thuốc chữa bệnh tại các nước thuộc tổ chức hợp tác phát triển kinh tế, dung hòa giữa lợi ích xã 9 hội và ngành”, nghiên cứu này đã đề cao vai trò của các tổ chức bảo hiểm y tế và chính sách quản lý của nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc. Quan điểm của các tác giả là khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh bằng chất lƣợng thuốc, xây dựng thƣơng hiệu, chấp nhận giá thuốc cao và doanh nghiệp thu về siêu lợi nhuận để tái đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển, chi phí thuốc chữa bệnh nói riêng và dịch vụ y tế nói chung cần đƣợc thực hiện theo cách chi trả kết hợp giữa nhà nƣớc, bệnh nhân, các tổ chức bảo hiểm. Với các bệnh hiểm nghèo và chi phí chữa trị ở mức thấp thì chi phí mà bệnh nhân phải chi trả thấp hơn nhiều so với các bệnh nan y có mức chi phí cao. Vì ở mức cao nhu cầu tự nguyện của bệnh nhân đòi hỏi dịch vụ y tế tốt hơn khi sử dụng các công nghệ chuẩn đoán, điều trị và các sản phẩm đặc trị chất lƣợng cao, các sản phẩm phát minh độc quyền. 1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Nhƣ vậy, các đề tài, nghiên cứu, báo cáo nêu trên đều đề cập đến tính cấp thiết cần nghiên cứu về quản lý thị trƣờng dƣợc phẩm (hay còn gọi là thị trƣờng thuốc), năng lực cạnh tranh của ngành dƣợc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa khi mà các hàng rào thuế quan, các chính sách ƣu đãi bị xóa bỏ cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của chúng ta hạn chế ở nhiều mặt: công tác quy hoạch, quản lý, xây dựng chiến lƣợc còn chƣa thực sự đƣợc xem trọng; hành lang pháp lý chƣa hoàn chỉnh; công tác quản lý bộc lộ nhiều yếu kém; thiếu các định hƣớng chiến lƣợc nhằm định vị thƣơng hiệu mạnh có khả năng cạnh tranh,…đã tạo ra những thách thức sống còn trong việc phát triển, tự chủ nguồn thuốc nói chung và thuốc đông dƣợc nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa, phòng ngừa bệnh cho nhân dân và đồng thời đảm bảo thực hiện các chính sách hiệu quả, phù hợp với năng lực chi trả của ngƣời dân, nhà nƣớc, các tổ chức bảo hiểm y tế. Các đề tài, nghiên cứu, báo cáo đề cập khá rõ nét các khía cạnh của thị trƣờng, việc quản lý thị trƣờng, vai trò của nhà nƣớc và khả năng cạnh tranh nói chung của ngành dƣợc Việt Nam, nêu rõ các thực trạng, tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của nó từ đó chỉ ra nhiều giải pháp có ý nghĩa quan trọng. Mặc dù vậy các nghiên cứu đều không đề cập tới thị trƣờng thuốc đông dƣợc do đây là thị trƣờng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan