Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý thu thuế gtgt đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế...

Tài liệu Quản lý thu thuế gtgt đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện thạch thất thành phố hà nội

.PDF
117
257
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ MINH LOAN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ MINH LOAN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐINH VĂN TIẾN Hà Nội - 2016 CAM KẾT Tôi xin cam kết bản luận văn: “Quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục Thuế huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội ” là công trình nghiên cứu tự lực của cá nhân tôi, không sao chép một phần hoặc toàn bộ luận văn nào khác. Kính trình hội đồng Khoa học xem xét và đánh giá bản kết quả học tập và luận văn Thạc sỹ để cấp bằng cho tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Minh Loan LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến GS. TS. Đinh Văn Tiến là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn này. Nếu không có sự chỉ bảo và hƣớng dẫn nhiệt tình, những tài liệu phục vụ nghiên cứu và những lời động viên khích lệ của Thầy thì luận văn này không thể hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhà trƣờng, khoa và các ban ngành đoàn thể của trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Xin trân trọng cảm ơn các lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên trong Chi cục thuế huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội đã sẵn sàng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài. Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn. TÓM TẮT Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế Doanh thu, quốc gia đầu tiên tên thế giới ban hành pháp luật thuế Giá trị gia tăng là Cộng hòa Pháp vào năm 1954. Thuế Giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là Taxe Sur La Valeur Ajotée ( viết tắt là TVA), tiếng Anh gọi là Vale Added Tax ( viết tắt là VAT) dịch ra tiếng Việt là thuế Giá trị gia tăng. Ở nƣớc ta luật thuế Giá trị gia tăng đƣợc ban hành ngày 10/5/1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/1999, nhắm khắc phục nhƣợc điểm của thuế Doanh thu là thu thuế trùng lắp, nhiều mức thuế suất, hạn chế xuất khẩu để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý thu thuế. Kể từ khi ban hành đến nay, luật thuế GTGT đã đƣợc sửa đổi, bổ sung vào các năm 2003, 2005, 2008 và 2013 để kịp thời tháo gỡ các vƣớng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Chi Cục thuế huyện Thạch Thất với chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện Thạch Thất – những năm qua đã có đóng góp lớn cho đất nƣớc nói chung và ngành thuế nói riêng – luôn cố gắng thực hiện công tác quản lý thu thuế một cách tốt nhất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhà nƣớc giao phó. Để hoàn thành nhiệm vụ thì một trong những công tác cần quan tâm là quản lý thu thuế, đặc biệt là thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện. Vì vậy, việc tăng cƣờng các biện pháp quản lý thu thuế Giá trị gia tăng là vấn đề hết sức cần thiết. Đề tài “Quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục Thuế huyện Thạch Thất Thành phố Hà Nội ” đƣợc tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Qua đó đánh giá công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn hiện tại có phù hợp không?, đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngành thuế đặt ra chƣa?, phƣơng hƣớng trong tƣơng lai là gì?. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội, góp phần hoàn thành mục tiêu đặt ra của Chi cục cũng nhƣ của ngành thuế. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ............................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. .........................................................................6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ...............................................................6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam. ..............................................................7 1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................10 1.2. Cơ sở lí luận .......................................................................................................10 1.2.1. Lý luận chung về thuế GTGT. .....................................................................10 1.2.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ..................................................................................................20 1.3. Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam ..................................34 1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. ......................................................................55 1.5. Kinh nghiệm về quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở một số địa phƣơng .......................................................................................57 1.5.1. Kinh nghiệm của chi cục thuế huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội........57 1.5.2.Kinh nghiệm của chi cục Thuế huyện Sóc Sơn – Thành Phố Hà Nội ..........58 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................60 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng. ............................................................60 2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu. ...................................................................60 2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................60 2.1.3. Phương pháp phân tích thông tin. ...............................................................61 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu. .....................................................62 2.3. Mô tả phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng: .................................................62 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN THẠCH THẤT GIAI ĐOẠN 2013-2015 .................................................................65 3.1. Giới thiệu về huyện Thạch Thất và Chi cục thuế huyện Thạch Thất ................65 3.1.1. Giới thiệu chung về huyện Thạch Thất. ......................................................65 3.1.2. Khái quát về chi cục Thuế huyện Thạch Thất .............................................67 3.2. Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối vớí các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục Thuế huyện Thạch Thất, giai đoạn 2013 - 2015........................................72 3.2.1 Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục Thuế huyện Thạch Thất, giai đoạn 2013 – 2015. .....................................72 3.2.2 Đánh giá chung thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục Thuế huyện Thạch Thất, giai đoạn 2013 - 2015......86 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN THẠCH THẤT ..............................90 4.1. Một số nhân tố mới ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế GTGT của Chi cục thuế huyện Thạch Thất. .....................................................................................................90 4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT tại chi cục Thuế huyện Thạch Thất tầm nhìn 2020 ....................................................................91 4.2.1. Giải pháp đối với nhóm nhân tố mới: .........................................................91 4.2.2. Nhóm giải pháp khác: .................................................................................94 4.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở huyện Thạch Thất ......................99 4.3.1 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách thuế GTGT. ....................................99 4.3.2. Kiến nghị về áp dụng công nghệ tin học vào việc quản lý, xây dựng và thu thập thông tin phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra. ...................................100 KẾT LUẬN .............................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................104 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu 1 CQT Cơ quan thuế 2 D Doanh nghiệp 3 DNNN 4 ĐKT 5 ĐTNT Nguyên nghĩa Doanh nghiệp nhà nƣớc Đăng ký thuế Đối tƣợng nộp thuế GTT Giá trị gia tăng 7 HĐ Hóa đơn 8 KQ Kết quả 9 KT Kiểm tra 10 KBNN 11 MST Mã số thuế 12 NNT Ngƣời nộp thuế 13 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 4 SXKD Sản xuất kinh doanh 15 TNCN Thu nhập cá nhân 16 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 18 TP 19 UBND Kho bạc nhà nƣớc Thành phố Ủy ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 1.2 Nội dung Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế ngoài quốc doanh huyện Hoài Đức giai đoạn 2013 - 2015 Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế ngoài quốc doanh huyện Sóc Sơn giai đoạn 2013 - 2015 Trang 57 58 Kế hoạch thu thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài 3 Bảng 3.1 quốc doanh tại chi cục thuế huyện Thạch Thất giai 74 đoạn 2013-2015 Tình hình thực hiện thu thuế GTGT các doanh nghiệp 4 Bảng 3.2 ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Thạch Thất 74 giai đoạn 2013-2015 Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch thu các doanh nghiệp 5 Bảng 3.3 ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Thạch Thất 75 giai đoạn 2013 – 2015 6 Bảng 3.4 7 Bảng 3.5 8 Bảng 3.6 Số lƣợng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Thạch thất giai đoạn 2013-2015. Số liệu cấp mới đăng kí thuế cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015. Trạng thái hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015. 76 77 78 Phân tích tình hình nợ đọng thuế GTGT của các 9 Bảng 3.7 doanh nghiệp so với tổng nợ trên địa bàn huyện Thạch Thất giai đoạn. ii 79 STT Bảng Nội dung Trang Bảng phân tích số liệu kê khai của các doanh nghiệp 10 Bảng 3.8 ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Thạch Thất 82 giữa năm 2015 với năm 2013. Tình hình quản lý và kê khai thuế GTGT đối với 11 Bảng 3.9 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế 83 huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015 12 Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015 iii 85 DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 1.1 2 Hình 3.1 3 Hình 3.2 Nội dung Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy Cơ cấu bộ máy tổ chức Chi cục thuế huyện Thạch Thất Chức năng và nhiệm vụ đội Quản lý và Cƣỡng chế nợ thuế iv Trang 9 68 71 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc, trong đó thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là thuế GTGT) là một trong các loại thuế có vị trí đặc biệt đối với nguồn thu này. Thuế GTGT là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng và đƣợc thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Thuế GTGT giúp hệ thống chính sách thuế, sắc thuế tƣơng đồng với Luật thuế Nhà nƣớc và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này giúp các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác, phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo lợi ích Quốc gia. Thuế GTGT đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong tất cả mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu đầu tƣ, thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến cải cách thuế. Điểm nổi bật của cuộc cải cách này là thay thế Luật thuế doanh thu bằng Luật thuế giá trị gia tăng đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Sự ra đời của Luật thuế giá trị gia tăng đƣợc xem là một bƣớc ngoặc có tính đột phá trong công tác quản lý thu thuế và góp phần thực hiện đƣờng lối đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nƣớc. Qua hai cuộc cải cách thuế, ngành thuế đã hình thành đƣợc một hệ thống chính sách thuế bao quát đƣợc hầu hết các nguồn thu của đất nƣớc và luôn đƣợc sửa đổi bổ sung hoàn thiện kịp thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, đã trở thành công cụ của Nhà nƣớc trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo hƣớng khuyến khích đầu tƣ, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống quản lý thu thuế đã đƣợc thiết lập từ Trung Ƣơng đến địa phƣơng và không ngừng đƣợc kiện toàn, đảm bảo 1 thực thi tốt và thống nhất các chính sách và pháp luật về thuế trong cả nƣớc. Hiệu lực, hiệu quả của quản lý thu thuế ngày càng đƣợc nâng cao. Nhờ vậy, đảm bảo tốt nguồn thu ngân sách để điều tiết chính sách tài khoá và chính sách kinh tế vĩ mô trong các giai đoạn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài, lấy đà tăng trƣởng cao trong hơn một thập kỷ qua. Thu từ thuế và phí đã trở thành nguồn chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc năm sau cao hơn năm trƣớc, nhất là các năm gần đây và đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trƣờng. Hệ thống luật pháp về quản lý thu thuế ngày càng hoàn thiện, trong đó Luật thuế GTGT đã có hiệu lực thực thi, và đƣợc sửa đổi bổ sung; đây là một bƣớc tiến quan trọng nhằm minh bạch hoá quản lý đối với loại hình thuế quan trọng này, giảm trùng lặp về các khoản phải nộp cho các doanh nghiệp, giúp nhà nƣớc và cơ quan quản lý thu thuế có cơ sở để hƣớng dẫn các doanh nghiệp thực thi trách nhiệm của mình. Đối với huyện Thạch Thất phần thu cho ngân sách từ thuế GTGT đóng góp của các doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng khá lớn (gần 50%). Công tác quản lý thu thuế GTGT sẽ là tiền đề tăng thu ngân sách cho địa phƣơng, bổ sung phần chi tiêu công cộng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất. Tuy nhiên, công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ở huyện Thạch Thất còn nhiều hạn chế chƣa thực sự đáp ứng đƣợc mục tiêu, phát huy tác dụng của nguồn thuế này trong thời kỳ CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện nay. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Cần những giải pháp nào nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thạch Thất? thì đến nay vẫn chƣa đƣợc đánh giá một cách hệ thống, đầy đủ. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý thu thuế, đặc biệt là thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ở huyện Thạch Thất, tác giả chọn đề tài “Quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục Thuế huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. * Mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. * Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu, hệ thống các vấn đề lý luận về thuế GTGT, quản lý thu thuế GTGT. - Thu thập dữ liệu để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Thạch Thất. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận văn là thuế GTGT và công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở huyện Thạch Thất giai đoạn 03 năm 2013; 2014; 2015. * Phạm vi nghiên cứu. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không nghiên cứu đối với loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc) ở huyện Thạch Thất, có so sánh tham chiếu với một số địa phƣơng khác. - Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Chi cục thuế huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở huyện Thạch Thất, giai đoạn 2013- 2015; giải pháp đến 2020. 3 4. Những đóng góp mới của đề tài. Đề tài đƣợc nghiên cứu với mong muốn có những đóng góp sau: - Tổng hợp, bổ sung, hệ thống hóa một số nội dung lý luận về thuế GTGT, quản lý thu thuế GTGT. - Phân tích đƣợc thực trạng, chỉ ra đƣợc điểm mạnh, điểm tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý thu thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Thạch Thất, làm căn cứ đề xuất giải pháp pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện trong thời gian tới. - Luận văn hoàn thành là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, là tài liệu tham khảo quan trọng giúp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở huyện Thạch Thất. Từ đó, thực hiện có hiệu quả luật thuế GTGT. - Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong chấp hành chính sách pháp luật về thuế GTGT, hạn chế hành vi vi phạm về thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT với nhà nƣớc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng, bổ sung đƣợc khắc phục những kẽ hở của Luật thuế GTGT nhằm hoàn thiện hệ thống Luật pháp về thuế; nâng cao công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; hạn chế thất thu thuế GTGT cho NSNN. - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn là cơ sở cho Chi cục Thuế huyện Thạch Thất tham khảo để xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Thạch Thất. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì luận văn gồm có 4 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý thu thuế giá trị gia tăng. 4 Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Thạch Thất, giai đoạn 2013 - 2015; Chương 4: một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở huyện Thạch Thất. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nƣớc đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắt là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắt là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng. Khai sinh từ nƣớc Pháp, thuế giá trị gia tăng đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới. Rất nhiều tác giả trên thế giới đã dành tâm huyết để nghiên cứu về thuế GTGT nhƣ: Maurice Laure, 1953. La taxe sur la valeur ajoutée. Paris: Recueil Sirey. Maurice ngƣời đƣợc coi là “cha đẻ của thuế GTGT”, đã viết cuốn “Thuế GTGT” năm 1953. Cuốn sách giới thiệu về loại thuế gián tiếp đƣợc trả bởi ngƣời tiêu dùng cuối cùng theo một tỉ lệ trên giá trị hàng hóa dịch vụ. Ông Maurice Laure, khi đó là một viên chức thuế Pháp, đã hoàn chỉnh đạo luật thuế GTGT và thuế này đã chính thức ra đời vào năm 1954 tại Pháp. Michael Keen and Stephen Smith, 2007. VAT Rraud and Evasion:What do we know, and what can be done? USA: International Monetary Fund Working Paper. Michael Keen and Stephen Smith đã có bài viết: Gian lận và trốn thuế: Chúng ta biết điều gì, và có thể làm được gì? Bài viết đã nêu quan điểm: thuế VAT, cũng giống nhƣ các loại thuế khác dễ bị trốn và gian lận. Cơ chế khấu trừ và hoàn thuế dễ tạo cơ hội cho việc lạm dụng để trốn và gian lận thuế, và điều này trở thành mối quan tâm khẩn cấp trong Liên minh Châu Âu (EU). Bài viết này mô tả các hình thức chủ yếu của việc không tuân thủ luật thuế VAT, xem xét làm thế nào chúng có thể đƣợc giải quyết, và đánh giá các bằng chứng về mức độ của các nƣớc có thu nhập cao. Trƣớc những khó khăn của EU nhƣ vậy, bài viết cũng đƣa ra phƣơng pháp để giải quyết, đối phó với tình trạng này. Bài viết cũng đƣa ra kết luận và nêu những bài học đối với Hoa Kỳ. 6 Xu Yan, 2010. Reforming Value Added Tax in Mainland China: A Comparison with the EU. Revenue Law Journal, volume 20, issue 1, article 4. Xu Yan viết bài: Cải cách thuế GTGT ở Trung Quốc đại lục: Một so sánh với EU năm 2010. Thuế GTGT đƣợc giới thiệu ở Trung Quốc đại lục trong cải cách thuế năm 1994. Hệ thống thuế GTGT ở Trung Quốc tƣơng tự hệ thống thuế GTGT ở EU. Bài viết này thảo luận về hệ thống thuế GTGT của Trung Quốc và những vấn đề về trốn thuế gây thất thu thuế, kinh nghiệm trong việc cải cách thuế ở Trung Quốc cũng nhƣ kinh nghiệm triển khai thuế GTGT của liên minh Châu Âu (EU). Bài viết thảo luận về những bài học có thể học đƣợc từ kinh nghiệm từ Trung Quốc đại lục và EU, qua đó có thể giảm thiểu việc trốn thuế và thất thu thuế GTGT. Mohd. Azam Khan and Nagma Shadab, 2013. Impact of Value-Added Tax (VAT) Revenue in Major States of India. Romanian Journal of Fiscal Policy. Volume 4, Issue 1(6), Pages 27-46. Mohd. Azam Khan và Nagma Shadab thuộc Khoa Kinh tế, Đại học Aligarh Muslim đã viết bài: Tác động của doanh thu thuế GTGT (VAT) trong các bang lớn của Ấn Độ vào năm 2013. Bài viết nói về thuế GTGT là một loại thuế gián tiếp đƣợc áp dụng với hàng hóa, dịch vụ. Một trong những cải cách quan trọng nhất của tài chính công Ấn Độ trong vòng 50 năm qua là Ấn Độ sau nhiều lần trì hoãn thì cuối cùng đã áp dụng thuế GTGT từ 1 tháng 4 năm 2005 tại 21 bang. Thuế GTGT đã thay thế thuế bán hàng địa phƣơng hiện tại ở hầu hết các bang của Ấn Độ. Bài viết đã phân tích tầm quan trọng của thuế GTGT trong xã hội Ấn Độ, tác động của nó, sức mạnh và hiệu quả của nó và triển vọng tƣơng lai cho sản phẩm công nghiệp và dịch vụ ở Ấn Độ. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam. Tại Việt Nam, thuế GTGT đƣợc áp dụng chính thức vào năm 1999. Mặc dù các công trình nghiên cứu gần đây đối với sắc thuế này không nhiều, tuy nhiên có một số công trình nghiên cứu liên quan, đề cập đến những khía cạnh nhất định đến vấn đề này nhƣ sau: Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu (Đồng chủ biên), 2009. Giáo trình thuế. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. Trong cuốn sách này chƣơng 2, tác giả đƣa ra khái 7 niệm, đặc điểm của thuế GTGT, nội dung cơ bản của thuế GTGT nhƣ: Phạm vi áp dụng thuế GTGT, căn cứ tính thuế GTGT, phƣơng pháp tính thuế GTGT, hóa đơn chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ, khai thuế, nộp thuế GTGT, hoàn thuế GTGT. Chƣơng 2 của cuốn sách này nêu lên đƣợc những vấn đề cơ bản của quản lý thuế GTGT. Đồng Thị Vân Hồng (chủ biên), 2010. Giáo trình Thuế. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động. Cuốn giáo trình đƣợc viết với mục tiêu trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và kĩ năng tính toán số tiền phải nộp cho từng sắc thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo chế độ trong nền kinh tế tại thời điểm viết, với nội dung tích hợp giữa lí thuyết và thực hành. Giáo trình cũng nêu đặc điểm, vai trò của thuế trong nền kinh tế. Ngay từ chƣơng 1 giáo trình đã trình bày về thuế GTGT, nêu những đặc điểm riêng biệt, nguyên tắc thiết lập, phƣơng pháp tính thuế GTGT… với những ví dụ cụ thể đi kèm. Ngoài ra, giáo trình còn trình bày quy định về hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ, vấn đề đăng kí kê khai thuế, chế độ hoàn thuế, quyết toán thuế GTGT… Có thể nói cuốn giáo trình nhƣ cuốn sổ tay nhỏ có đầy đủ thông tin hữu ích, kiến thức cơ bản cho bạn đọc về thuế. Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009. Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thu thuế của doanh nghiệp. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội. Trong đề tài của mình tác giả đã đƣa ra mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế của nhà nƣớc và những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy thể hiện ở hình 1.1. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan