Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tp hà nội...

Tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tp hà nội

.PDF
113
530
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ LÊ TOÀN THẮNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ LÊ TOÀN THẮNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ VĂN LƯƠNG HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ................................ 5 1.1. Một số vấn đề chung về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ......................................................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm, phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước................................................................................................. 9 1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước....................................................................................... 14 1.2. Những yếu tố và nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ....................................................................................... 20 1.2.1. Các yếu tố của quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước .............................................................................. 20 1.2.2. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ...................................................................................................... 22 1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Canada về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh, thành phố ......................... 29 1.3.1. Tổng quan kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Trung Quốc và Canada.................................. 29 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm chung về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh, thành phố có thể tham khảo, vận dụng ở Thành phố Hà Nội.................................................... 34 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................. 36 2.1. Tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội ........................................................................... 36 2.1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước................................................................... 36 2.1.2. Xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách và các công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ........................... 44 2.1.3. Quản lý việc triển khai các dự án đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của Nhà nước ............................................................ 48 2.1.4. Thực hiện thanh, kiểm tra các dự án đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của Nhà nước ....................................................... 53 2.2. Đánh giá chung về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhàn nước của thành phố Hà Nội và những vấn đề đặt ra.................... 56 2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân ................................................................. 56 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 65 2.2.3. Những vấn đề đặt ra ........................................................................... 76 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................ 77 3.1. Bối cảnh mới, quan điểm và phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội .... 77 3.1.1. Bối cảnh mới đối với việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội ........................................ 72 3.1.2. Quan điểm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội ................................................................. 78 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội ........................................ 79 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội .......................................................... 80 3.2.1. Nhóm giải pháp về phía Thành phố Hà Nội ...................................... 80 3.2.2. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước Trung ương................................. 90 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 100 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản ............................................ 11 Bảng 2.1: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2003 - 2006 ....................................................................................... 60 Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong giai đoạn (2003 - 2006) ......... 60 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2007 - 2011 ....................................................................................... 61 Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong giai đoạn (2007 - 2011) ......... 62 Bảng 2.3: GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ................................. 63 Biểu đồ 2.3: GDP bình quân đầu người qua một số năm ................................... 63 Bảng 2.4: Tình hình thực hiện chi đầu tư XDCB so với mức chi theo dự toán từ 2005 - 2011 ................................................................................... 75 BẢNG QUY ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hóa ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản GDP : Tổng sản phẩm nội địa HĐH : Hiện đại hóa KTTT : Kinh tế thị trường NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XDCB : Xây dựng cơ bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bao giờ cũng gắn liền với vấn đề đầu tư, trong đó có đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách. Trong thời gian qua, Nhà nước và Thành phố Hà Nội đã có nhiều văn bản pháp luật, chính sách và cơ chế góp phần tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập: một số luật pháp, chính sách, cơ chế không còn phù hợp, chồng chéo, thiếu và chưa đồng bộ; tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến lãng phí, thất thoát, tham nhũng vốn của Nhà nước, làm suy giảm chất lượng các công trình, dự án có vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Hiện nay, thực hiện Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 của Quốc Hội, từ ngày 1 tháng 8 năm 2008 Thành phố Hà Nội đã mở rộng thêm địa giới hành chính, bao gồm: toàn bộ Hà Nội cũ, lấy toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) với diện tích tự nhiên khoảng 3.300 km2. Do đó, việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cũng như phát triển các dự án có sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội càng đặt ra nhiều vấn đề bức thiết. Đã đến lúc, những hạn chế bất cập nói trên cần phải ngăn chặn. Thành phố Hà Nội cần phải quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, dàn trải, nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách. Đây thực sự là một vấn đề rất quan trọng cần được nghiên cứu làm rõ cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội “được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế. 1 2. Tình hình nghiên cứu Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, đã có một số đề tài, bài viết được một số tác giả bàn đến, như: - Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An luận án tiến sĩ của Phan Thanh Mão, năm 2003. - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Tây, luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Khắc Thiện, năm 2006 trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. - Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam, luận án phó tiến sĩ khoa học của Nguyễn Ngọc Định, năm 1996. - Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam, luận án phó tiến sĩ khoa học của Nguyễn Mạnh Đức. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư tại Kho bạc nhà nước Hà Nội nhằm góp phần chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, Đề tài nghiên cứu cấp ngành - Kho bạc nhà nước, năm 2006. - Tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản của Tác giả Võ Hồng Phúc, tạp chí Kinh tế và dự báo, số 1, tr.1-6. - Giải pháp đẩy mạnh quyết toàn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Lê Hùng Sơn, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 94, năm 2005, tr.38-40. - Thực trạng các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay - kiến nghị và giải pháp, của Bùi Thanh Thuỷ, Bùi Sĩ Hiển, Tạp chí Ngân hang, số 4, năm 2005, tr.42-47… - Thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản: Tập trung - hiệu quả của Thiên Tâm, Báo Xây dựng ngày 4/10/2008… Các đề tài và bài viết trên đã nghiên cứu những vấn đề và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nhưng chưa đề cập đến quản 2 lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội một cách hệ thống, như tác giả sẽ thực hiện trong luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu đề tài này để tìm ra phương hướng và đề xuất các giải pháp về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội. * Nhiệm vụ: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội. - Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: Đề tài lấy vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách làm đối tượng nghiên cứu. * Phạm vi: Đề tài không nghiên cứu việc quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản của cả nước và của ngân sách Trung ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội mà giới hạn không gian và phạm vi nghiên cứu việc quản lý vốn ĐTXDCB của ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội. - Thời gian khảo sát thực trạng: tính từ 2000 đến nay, còn phương hướng và giải pháp tính đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung, đồng thời, kết hợp với các phương pháp trừu tượng 3 hoá, điều tra thống kê, phân tích tổng hợp, mô hình hoá, có kế thừa và sử dụng các tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan để tham khảo. 6. Đóng góp của luận văn Phân tích, đánh giá một cách toàn diện vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội từ đó để rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của Thành phố Hà Nội. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Một số vấn đề chung về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Vốn Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì từ “vốn” được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau, nên có nhiều hình thức vốn khác nhau. Trước hết, vốn được xem là toàn bộ những yếu tố được sử dụng vào việc sản xuất ra các của cải; Vốn tạo nên sự đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có các hình thái vốn: Vốn hiện vật (máy móc, nguyên nhiên vật liệu…), vốn bằng tiền, vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn con người. Vốn kỹ thuật hay vốn vật chất là toàn bộ tài sản sản xuất, tài sản thiết bị cho phép tăng thêm sức sản xuất của lao động. Vốn kỹ thuật còn là nguyên liệu và sản phẩm dở dang mà lao động tác động vào như là hoạt động chuyển hóa. Bất kể là nhà tư bản, tiểu chủ hay doanh nghiệp nhà nước đều phải kinh doanh vốn đem lại lợi nhuận, bảo toàn và tích lũy vốn. 1.1.1.2. Vốn đầu tư Vốn đầu tư cùng với lao động và đất đai là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của mọi quá trình sản xuất. Lý thuyết kinh tế hiện đại ngày nay đề cập vốn đầu tư theo quan điểm rộng hơn, đầy đủ hơn, bao gồm cả đầu tư để nâng cao tri thức, thậm chí bao gồm cả đầu tư để tạo ra nền tảng, tiêu chuẩn đạo đức xã hội, môi trường kinh doanh (nguồn vốn xã hội) cũng là những đầu tư quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư được xem xét ở đây chỉ với tư cách là nguồn lực vật chất được sử dụng có ý thức nhằm tạo dựng tài sản (hữu 5 hình và vô hình) để nâng cao và mở rộng sản xuất, thông qua việc xây dựng, mua sắm thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu cho sản xuất, nghiên cứu, triển khai và tiếp thu công nghệ mới và nâng cao đời sống người dân. 1.1.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Theo Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại Điều 3 - Giải thích từ ngữ, khái niệm đầu tư được hiểu: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Nhà đầu tư bao gồm: - Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp. - Hợp tác xã, liên hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Hộ kinh doanh, cá nhân. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đầu tư có nhiều loại: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp (cho vay); đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đầu tư dài hạn thường gắn với đầu tư xây dựng tài sản cố định - gắn với đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, có thể hiểu như sau: Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định. 6 Dưới góc độ vốn, thì đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán. 1.1.1.4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước Trong đầu tư XDCB thì vốn đầu tư XDCB là yếu tố tiền đề quan trọng không thể thiếu được để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Song vốn đầu tư XDCB trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần được hình thành bởi nhiều nguồn, trong đó có nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Bởi vậy, không thể tiếp cận khái niệm đầu tư XDCB từ NSNN nếu không nghiên cứu vấn đề NSNN. * Ngân sách nhà nước Điều 1 Luật của Quốc hội Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 về ngân sách nhà nước: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế, là một công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước thực hiện huy động và phân phối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu, chi NSNN. - “Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”. 7 - “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất về lập pháp quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. * Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước Căn cứ theo phân cấp quản lý NSNN, chia nguồn vốn đầu tư từ NSNN thành: Vốn đầu tư từ NSNN Trung ương và vốn đầu tư từ NSNN địa phương. - Đối với đầu tư từ Ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách Trung ương nhằm để thực hiện đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia. - Đối với đầu tư từ Ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của Ngân sách địa phương nhằm thực hiện đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó. Đối với nguồn vốn này thông thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý, sử dụng. Từ khái niệm đầu tư XDCB và sự phân tích về NSNN có thể hiểu khái niệm Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là một phần của vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng để chi cho đầu tư XDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế quốc dân. 8 1.1.1.5. Quản lý Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở): Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên. Theo Bách khoa toàn thư thì quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó. 1.1.1.6. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước Như vậy, với những khái niệm đã làm rõ ở trên chúng ta có thể hiểu việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là chức năng và hoạt động của hệ thống tổ chức nhằm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước một cách có hiệu quả đảm bảo việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế phát triển. 1.1.2. Đặc điểm, phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước 1.1.2.1. Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước Vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, như: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán. Những đặc điểm của đầu tư XDCB nói chung đó là: Sản phẩm của đầu tư XDCB có tính cố định; Sản phẩm XDCB chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết; Thời gian XDCB và thời gian tồn tại của sản phẩm XDCB lâu 9 dài; Vốn cho hoạt động đầu tư XDCB lớn, do sản phẩm có khối lượng lớn, thời gian xây dựng và tồn tại của sản phẩm XDCB dài; Tính đơn chiếc và chu kỳ sản xuất không lặp lại là đặc điểm rõ của đầu tư XDCB. Ngoài những đặc điểm chung về vốn đầu tư XDCB nói chung thì Vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn có hai đặc điểm mang tính đặc thù cần được quan tâm, đó là: - Nguồn vốn NSNN đầu tư cho XDCB thường được đánh giá là không có khả năng thu hồi trực tiếp, với số lượng lớn, có tác dụng chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội, các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư. - Nguồn vốn NSNN đầu tư cho XDCB là nguồn vốn cấp phát trực tiếp từ NSNN không hoàn lại nên đây là nguồn vốn dễ bị thất thoát, lãng phí nhất cần được quản lý chặt chẽ. 1.1.2.2. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước * Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước bao gồm: - Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển. - Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. - Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển. - Vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại cho doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư. * Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì thẩm quyền quyết định đầu tư được phân cấp như sau: 10 - Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm A. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước), Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B và C. - Tổng cục trưởng các Tổng cục trực thuộc Bộ có thể được Bộ trưởng ủy quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm C. - Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. - Các tỉnh và thành phố còn lại, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 500 triệu đồng. - Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp. Có thể khái quát những điều trình bày trên qua bảng 1.1 Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản STT Loại dự án đầu tƣ xây dựng công trình Tổng mức đầu tƣ Dự án quan trọng quốc gia Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội I II Nhóm A 1 Các sự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo về an ninh, quốc phòng có tính Không kể mức vốn chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. 11 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất Không kể mức vốn chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai Trên 1.500 tỷ đồng thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm II - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, Trên 1.000 tỷ đồng sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. 5 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản. Trên 700 tỷ đồng 6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Trên 500 tỷ đồng III 1 Nhóm B Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai Từ 75 đến 1.500 tỷ thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông đồng (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. 12 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm II - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, Từ 50 đến 1.000 tỷ sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa đồng dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản. Từ 40 đến 700 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Từ 15 đến 500 tỷ đồng IV Nhóm C 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. Dưới 75 tỷ đồng 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm II - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Dưới 50 tỷ đồng 13 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản. Dưới 40 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự ánh khác. Dưới 15 tỷ đồng Ghi chú: 1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ giao thông vận tải. 2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước 1.1.3.1. Do yêu cầu của việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước một cách tiết kiệm và hiệu quả Hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN thể hiện cuối cùng ở kết quả, ở chất lượng công trình sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng thời gian gắn liền với năng lực quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư - phát triển của Nhà nước ở Hà Nội ngày càng tăng, đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc: một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trải diễn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan