Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam...

Tài liệu Quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam

.PDF
217
386
79

Mô tả:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG PHẠM THỊ VÂN HUYỀN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2017 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG PHẠM THỊ VÂN HUYỀN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN 2. PGS.TS. MAI THANH QUẾ HÀ NỘI, 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu minh chứng trong luận án là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Phạm Thị Vân Huyền ii LỜI CẢM ƠN Luận án là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả trong một thời gian dài. Để hoàn thành luận án không chỉ bằng sự nỗ lực bản thân mà tác giả còn nhận được sự giúp đỡ quý báu từ các tổ chức và cá nhân. Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc, Khoa Sau đại học, Khoa Tài Chính Học viện Ngân hàng đã tạo điều kiện và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án; các Thầy, Cô giáo đã cung cấp cho tác giả phương pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên môn trong suốt khoá học; các Thầy, Cô giáo trong hội đồng các cấp đã đóng góp cho tác giả những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành luận án; các cán bộ quản lý doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình tác giả tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến hai giảng viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền và PGS.TS Mai Thanh Quế đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện và động viên tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Phạm Thị Vân Huyền iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................................ ix DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. xi MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1......................................................................................................... 16 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ....................................................................................... 16 1.1 Khái quát về doanh nghiệp xây dựng .................................................... 16 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp xây dựng ..................................................... 16 1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng ................................................ 17 1.2 Quản trị tài chính của doanh nghiệp xây dựng ..................................... 21 1.2.1 Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp ......................................... 21 1.2.2 Mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng ........................... 24 1.2.3 Tổ chức bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng................ 26 1.2.4 Nội dung chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng ...... 30 1.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng .............................................................................................................. 51 1.2.6 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng ....................................................................................................... 54 1.3 Kinh nghiệm quản trị tài chính của một số doanh nghiệp xây dựng trên thế giới – Bài học đối với doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam.......................................................................................................... 58 1.3.1 Kinh nghiệm quản trị tài chính của một số doanh nghiệp xây dựng trên thế giới .................................................................................................. 58 iv 1.3.2 Những bài học đối với doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam .............................................................................................................. 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 64 CHƯƠNG 2......................................................................................................... 66 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM ............................................. 66 2.1 Tổng quan về doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam ...... 66 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam ...................................................................................... 67 2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam .............................................................................................................. 68 2.2 Thực trạng quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam......................................................................................... 71 2.2.1 Tổ chức bộ máy quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam ........................................................................... 72 2.2.2 Nội dung quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam ...................................................................................... 75 2.2.3 Kết quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam ........................................................................................... 107 2.3 Đánh giá tổng hợp thực trạng quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam............................................... 122 2.3.1 Những kết quả đạt được .................................................................... 122 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 124 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 131 CHƯƠNG 3....................................................................................................... 132 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM........... 132 3.1. Định hướng phát triển ngành xây dựng Việt Nam ............................ 132 v 3.1.1 Chiến lược phát triển và quy hoạch xây dựng quốc gia.................... 132 3.1.2 Định hướng phát triển ngành Xây dựng ........................................... 134 3.2 Quan điểm cơ bản trong việc hoàn thiện quản trị tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam ................................... 136 3.2.1 Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản trị tài chính .............. 136 3.2.2 Thực hiện quản trị tài chính toàn diện, tạo sự phối kết hợp đồng bộ giữa các các nội dung quản trị tài chính với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp .............................................................................................. 137 3.2.3 Việc hoàn thiện quản trị tài chính phải phù hợp với trình độ phát triển của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng ............................... 137 3.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam ........................................................... 138 3.3.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý .................................................. 138 3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác phân tích và lập kế hoạch tài chính .. 145 3.3.3 Nâng cao chất lượng lựa chọn và quản lý tài sản đầu tư .................. 151 3.3.4 Điều chỉnh cơ cấu vốn và đa dạng hóa hình thức huy động vốn, hoạch định cơ cấu vốn tối ưu ..................................................................... 158 3.3.5 Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức và dự toán chi phí xây lắp, tăng cường quản lý khoán chi phí .......................................... 164 3.2.6 Xây dựng chính sách cổ tức phù hợp ................................................ 169 3.3.7 Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính và hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp ........................................................................ 173 3.3.8 Đầu tư hơn nữa công nghệ phục vụ quản trị tài chính ...................... 175 3.4. Một số kiến nghị .................................................................................... 177 3.4.1 Đối với Chính phủ và các Ban, Ngành liên quan ............................. 177 3.4.2 Đối với Tổng hội xây dựng Việt Nam .............................................. 181 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 182 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 183 vi DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 185 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............ 193 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 195 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BCTC Báo cáo tài chính CFO Giám đốc tài chính CT Công trình CSH Chủ sở hữu CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNXD Doanh nghiệp xây dựng DNNY Doanh nghiệp niêm yết EBIT Lợi nhuận trước lãi vay và thuế EPS Lợi nhuận trên cổ phần FEM Mô hình tác động cố định EOQ Mô hình đặt hàng hiệu quả HĐQT Hội đồng quản trị IRR Lãi suất hoàn vốn nội bộ JIT Mô hình đặt hàng đúng lúc KH&CN Khoa học và công nghệ NPV Giá trị hiện tại thuần NV Nguồn vốn NVL Nguyên vật liệu PI Chỉ số sinh lời Pooled OLS Hồi quy bình phương nhỏ nhất REM Mô hình tác động ngẫu nhiên ROA Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu SGDCK Sở giao dịch chứng khoán viii SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị trường chứng khoán VLXD Vật liệu xây dựng XD Xây dựng UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ STT Tên hình, sơ đồ Trang Hình 1.1: Tổ chức bộ phận tài chính độc lập trong mô hình tổ chức............. 27 Hình 1.2: Tổ chức bộ phận tài chính và bộ phận kế toán nằm trong phòng tài chính - kế toán ............................................................................... 28 Hình 1.3: Mô hình Baumol ............................................................................. 35 Hình 1.4: Mô hình Miller – Orr ...................................................................... 36 Hình 1.5: Mô hình Stone ................................................................................ 37 Hình 1.6: Sự thay đổi hàng tồn kho theo mô hình EOQ............................ 38 Hình 2.1:Tăng trưởng tổng tài sản của các DNNY ngành XD Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 ........................................................................... 69 Hình 2.2: Tổ chức bộ máy quản trị tài chính CTCP XD công trình ngầm .... 72 Hình 2.3: Bộ máy quản trị tài chính công ty cổ phần Vinaconex6 ................ 73 Hình 2.4: Tỷ trọng Phải thu NH/TSNH của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015 .................................................................................... 76 Hình 2.5: Tỷ trọng TSCĐ/TSDH của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015 ................................................................................................ 80 Hình 2.6: Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng nợ của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015 ................................................................................................ 87 Hình 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính tại các DNNY thuộc những ngành khác nhau năm 2015 ............................................................................... 89 Hình 2.8: Tình hình chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015 .................................................................. 105 Hình 2.9: Khả năng thanh toán của các DNNY thuộc những ngành khác nhau năm 2015 ...................................................................................... 108 x Hình 2. 10: Chỉ tiêu hệ số nợ của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015 ...................................................................................................... 110 Hình 2.11: Tỷ lệ nợ/ tổng nguồn vốn của DNNY thuộc những ngành khác nhau năm 2015 ............................................................................. 111 Hình 2.12: Tỷ số sinh lợi của DNNY thuộc những ngành khác nhau năm 2015 .............................................................................................. 113 Hình 3.1: Quy trình phân tích tài chính tại các DNNY ngành XD .............. 146 Hình 3.2: Quy trình ra quyết định chính sách cổ tức của DNNY ngành XD ...................................................................................................... 170 xi DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng biểu Trang Bảng 2.1: Quy mô tài sản của các DNNY ngành XD Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 .................................................................................... 69 Bảng 2.2: Tỷ trọng TSNH/TS của các DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015 ................................................................................................ 75 Bảng 2.3: Kết cấu Hàng tồn kho ngày 31/12/2015 của 15 DNNY ngành XD ........................................................................................................ 78 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của các DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015 ................................................................................................ 86 Bảng 2.5:Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng nợ của 15 DNNY ngành XD .................... 88 Bảng 2.6: Kết cấu nợ ngắn hạn của 15 DNNY ngành XD ngày 31/12/2015 91 Bảng 2.7:Kết cấu nợ vay ngân hàng của 15 DNNY ngành XD ngày 31/12/2015 ...................................................................................... 92 Bảng 2.1 : Tỷ lệ vốn CSH/Tổng NV của 15 DNNY ngành XD năm 2015…92 Bảng 2.9: Tình hình lợi nhuận của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015 ...................................................................................................... 102 Bảng 2.10: Tình hình chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của một số DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015 ........................................................... 106 Bảng 2.11: Chỉ tiêu khả năng thanh toán tại các DNNY ngành XD giai đoạn 2011 - 2015 ................................................................................... 107 Bảng 2.12: Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của các DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015 .................................................................................. 109 Bảng 2.13: Tỷ số giá thị trường của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 - 2015 ...................................................................................................... 111 Bảng 2.14:Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của DNNY ngành XD giai đoạn 20112015 .............................................................................................. 113 xii Bảng 2.15: Tóm tắt các biến độc lập ............................................................ 117 Bảng 2.16: Kết quả thống kê các biến .......................................................... 117 Bảng 2.17: Ma trận tương quan giữa các biến ............................................. 118 Bảng 2.18: KQ kiểm định Hausman lựa chọn giữa mô hình FE và RE ...... 118 Bảng 2.19: Kết quả kiểm định VIF phát hiện đa cộng tuyến ....................... 119 Bảng 2.20: Kết quả kiểm định tự tương quan theo thời gian ....................... 119 Bảng 2.21: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ........................... 120 Bảng 2.22: Kết quả ước lượng hồi quy tác động cố định sau khi khắc phục các lỗi của mô hình ....................................................................... 120 Bảng 2.23: Tổng hợp KQ kiểm định tác động của QTTC đến ROA của DNNY ngành XD ...................................................................................... 121 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tài chính được hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ quản lý tài chính và đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn. Quản trị tài chính tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì sự ổn định tài chính, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh, duy trì cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, kiểm tra giám sát toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gia tăng giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Do vậy, quản trị tài chính luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cùng với các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, ngành Xây dựng là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay số doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam chiếm khoảng 12% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, tạo việc làm cho khoảng 3,2 triệu lao động và là ngành có lực lượng lao động cao thứ 4 cả nước [4]. Doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng mặc dù chiếm số lượng khoảng 5% tổng số doanh nghiệp ngành xây dựng nhưng lại sử dụng tới hơn 13% tổng nguồn vốn. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng đã có sự nỗ lực cố gắng trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả hoạt động các doanh nghiệp này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp niêm yết thuộc một số ngành khác, khả năng thanh toán vốn bằng tiền của các doanh nghiệp còn thấp; cơ cấu nguồn vốn mất cân đối với nợ phải trả chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 80% tổng nợ, hiệu quả sử dụng 2 tài sản thấp,… Những vấn đề trên do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác quản trị tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam hiện nay còn thiếu bài bản, thiếu tính chiến lược, thực hiện theo cảm tính là chủ yếu. Việc lựa chọn tài sản đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản, quản lý khoản phải thu chưa tốt, chưa có kế hoạch bài bản trong huy động vốn, hệ thống định mức chi phí còn lạc hậu, chính sách cổ tức chưa có tương quan mật thiết với chính sách đầu tư và chính sách tài trợ… Từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài: Quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam làm đề tài luận án tiến sĩ. 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài về quản trị tài chính doanh nghiệp, có thể tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu sau: Nghiên cứu về các lĩnh vực của quản trị tài chính McMahon (1993) cho rằng quản trị tài chính quan tâm đến quyết định tìm nguồn vốn cần thiết cho mua sắm tài sản và hoạt động của công ty, phân bổ các nguồn vốn có giới hạn cho những mục đích sử dụng khác nhau, bảo đảm cho các nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra. Quyết định quản trị dòng tiền sao cho có hiệu quả và có lợi nhất được Smart và Megginson (2009) đề cập đến như là một lĩnh vực của quản trị tài chính. Nhân tố quan trọng là quyết định cấu trúc vốn tìm ra tỷ lệ phù hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp. Quản trị tài chính còn liên quan đến quản trị vốn lưu động sao cho doanh nghiệp luôn có đủ vốn lưu động để thực hiện các hoạt động thường xuyên. Besley và Brigham (2008) cũng cho rằng quản trị tài chính liên quan đến các quyết định doanh nghiệp đưa ra liên quan đến dòng tiền. Đó là quyết định về kế hoạch mở rộng, quyết định về loại chứng khoán cần phát hành để tài trợ cho kế hoạch đó, quyết định về giới hạn tín dụng dành cho khách hàng, hay quyết định 3 nắm giữ tiền mặt và quyết định về chia lợi nhuận. Các vấn đề về đầu tư, huy động vốn hay quản trị vốn lưu động cũng được các tác giả Ross và cộng sự (2008), McGuigan và cộng sự (2009) đề cập đến trong các lĩnh vực cụ thể của quản trị tài chính. Trong đó nhấn mạnh đến đầu tư, nguồn vốn cho các dự án đầu tư, nắm giữ tiền mặt, tín dụng cho khách hàng, sự phân bổ hay sử dụng dòng tiền. Sudhindra Bhat (2008) xem xét các lĩnh vực cụ thể của quản trị tài chính bao gồm tất cả các hoạt động có liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cụ thể của quản trị tài chính bao gồm: quản trị vốn lưu động, quản trị tài sản dài hạn, quản trị nguồn tài chính, lập kế hoạch tài chính và đánh giá khả năng sinh lời. Sudhindra Bhat đề xuất cách để xác định các quyết định quan trọng của quản trị tài chính là nhìn vào bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Có nhiều quyết định liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên chúng được phân loại thành ba loại chính: các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định phân phối lợi nhuận. Trong quản trị tài chính hiện đại, Eugene F.Brigham, Michael C. Ehrhardt (2008) đưa ra các lĩnh vực như việc lập kế hoạch, kiểm soát và trách nhiệm ra quyết định làm thế nào để tiếp cận và lựa chọn các nguồn vốn, xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp hay phân bổ tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp, phân bổ lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nghiên cứu khác tiếp cận các lĩnh vực cụ thể của quản trị tài chính theo các cách thức khác nhau. Nhiều tác giả nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể của quản trị tài chính như: Walker và Petty (1978) định nghĩa các lĩnh vực chính của quản lý tài sản bao gồm lập kế hoạch (lập kế hoạch và quản lý tiền mặt, dự báo tài sản cần thiết, lập kế hoạch lợi nhuận), đòn bẩy tài chính, ra quyết định đầu tư, quản lý vốn lưu động (quản lý tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho)và các nguồn tài chính (nguồn tài chính ngắn hạn, nguồn dài hạn và nguồn tài chính trung gian. Brigham và Houston (1999) cho rằng quản trị tài chính liên 4 quan đến việc lập kế hoạch và kiểm soát nguồn tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận từ việc đầu tư của doanh nghiệp. Nghiên cứu về vai trò của quản trị tài chính Theo Van Horn và Wachowicz (2001) quản trị tài chính kết hợp cả lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và kế toán. Van Horn và Wachowicz (2001) nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của quản trị tài chính. Trên giác độ của một tổ chức, quản trị tài chính liên quan đến lập kế hoạch tài chính và kiểm soát tài chính. Lập kế hoạch tài chính là quá trình tìm kiếm các nguồn lực tài chính và hoạch định ra kế hoạch về quy mô và thời gian chi tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó kiểm soát tài chính là quá trình giám sát dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tức là quản trị kiểm soát quỹ tiền tệ của doanh nghiệp đang trong trạng thái luôn vận động, điều này đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp. Demirag và Goddard (1994) cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của quản trị tài chính. Demirag và Goddard (1994) cho rằng nhiệm vụ chính của quản trị tài chính là thực hiện được rất nhiều các mục tiêu của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, tạo ra mức lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Quản trị tài chính tập trung vào việc tìm kiếm, mở rộng nguồn tài chính, bên cạnh đó còn kiểm soát khối lượng tiền đã đầu tư bên ngoài. Đem lại những khoản lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư là một trong những mục đích của mọi doanh nghiệp, điều này chỉ có thể đạt được khi thực hiện quản trị tài chính hiệu quả. Theo Dittmar và cộng sự (2003), để có thể phát huy được hết vai trò của quản trị tài chính, cấu trúc quản trị doanh nghiệp (corporate governance structure) cần phải được tổ chức sao cho hiệu quả nhất. Khi đó sẽ khuyến khích được những nhà quản trị tạo ra được lợi ích lớn nhất cho cổ đông, khuyến khích họ thực hiện chi tiêu một cách có kế hoạch thay vì lãng phí tiền bạc. Một cấu trúc quản trị yếu sẽ dẫn đến tình trạng các nhà quản trị thực hiện chi tiêu quá mức, hoặc sẽ có những hành động tư lợi thay vì nghĩ đến lợi ích của chủ sở hữu. 5 Nghiên cứu về tác động của quản trị tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Bên cạnh những nghiên cứu chung về quản trị tài chính, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã được thực hiện để đánh giá tác động của quản trị tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: Babar Zaheer Butt, Ahmed Imran Hunjra and Kashif-Ur-Rehman (2010) tập trung nghiên cứu về quản trị tài chính và ảnh hưởng của quản trị tài chính đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi. Kết quả cho thấy quyết định nguồn vốn, chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu của Bambang Sudiyatno và cộng sự (2012) cho thấy tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn có tác động nghịch đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó tỷ lệ đầu tư tài sản cố định lại có tác động thuận đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia. Mohammad Hashemijoo, Aref Mahdavi Ardekani, Nejat Younesi (2012) lại tìm thấy mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ chi trả cổ tức với giá cổ phiếu của những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysian. Nghiên cứu của Helen M. Hasan, Mohammad Al Multairi (2011) cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động nghịch đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuwait. Trong khi đó, tỷ lê nợ dài hạn lại không có tác động đến hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp này do đây là thị trường chưa phát triển (đặc biệt là thị trường trái phiếu), doanh nghiệp có xu hướng tìm đến những khoản nợ ngắn hạn hơn là những khoản nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn đến rủi ro không trả được nợ. Những nghiên cứu của Pandey, Chotigeat và Ranjit (2000), Abor (2005), Zeitun và Tian (2007), Al-Yahaee và Syed (2007), và Muradoglu và Sivaprasad (2009) tập trung nghiên cứu tác động của quyết định lựa chọn cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này cho thấy rằng cơ cấu 6 vốn (được xác định bằng tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn) có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Không chỉ có quyết định lựa chọn cơ cấu vốn mới tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các nghiên cứu của Morris 1975; Barclay & Smith năm 1995; Stohs & Mauer 1996; Ooi 1999; Ozkan 2000). Chen (2004) cho thấy cấu trúc kỳ hạn nợ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Barclay và Smith (1995) cung cấp bằng chứng cho thấy các công ty có triển vọng tăng trưởng và các công ty lớn thường có tỷ lệ nợ dài hạn lớn. Các nghiên cứu khác, của Guedes và Opler (1996), Barclay,Marx và Smith (2003), và Scherr và Hulburt (2001) chỉ ra rằng kỳ hạn nợ có liên quan với các cơ hội tăng trưởng. Nói cách khác, sự lựa chọn của cơ cấu nợ có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Việc xác định ngân sách vốn của doanh nghiệp là quyết định quan trọng mà nhà quản lý tài chính phải tính đến khi đánh giá dự án đầu tư. Những dự án đầu tư đem lại lợi ích vượt quá chi phí sẽ được lựa chọn. Việc lựa chọn phương pháp lập ngân sách vốn là vấn đề quan trọng trong quyết định nguồn vốn. Nghiên cứu của Pike 1986; Kim 1982; Durnev, Morck, Yeung & Zarowin 2001 cho thấy tác động tích cực của các kỹ thuật lập ngân sách vốn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Quyết định chính sách cổ tức là một trong những quyết định quan trọng của doanh nghiệp.Chính sách cổ tức liên quan đến việc doanh nghiệp xác định tỷ lệ sử dụng lợi nhuận sau thuế để chi trả cho cổ đông.Tỷ lệ chi trả cổ tức của một doanh nghiệp thường thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.Việc lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp.Sự lựa chọn chính sách cổ tức phải được xác định chủ yếu bởi các cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp và nhu cầu nội bộ cho các quỹ. Chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cổ đông. Đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan