Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sản phẩm du lịch mùa lũ tại hội an...

Tài liệu Sản phẩm du lịch mùa lũ tại hội an

.DOCX
39
1
131

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG CỦA SẢN PHẨM DỰ ÁN........8 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM............................................8 1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết về “sản phẩm du lịch mùa lũ tại Hội An”:.............8 1.1.2. Quá trình phát triển “sản phẩm du lịch mùa lũ tại Hội An”:....................8 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM......8 1.2.1. Dự án “Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung Việt Nam”..................................................................................................................8 1.2.2. Dự án “Công viên bão Đà Nẵng”..............................................................9 1.3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM............9 1.3.1.Công ty TNHH MTV TM Du Lịch Nụ Cười MÊ KÔNG..........................9 1.3.2. Công Ty TNHH MTV Du Lịch Miền Tây (MIEN TAY TOURIST)........9 1.3.3. Công Ty Du Lịch Thời Đại Việt...............................................................9 1.3.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Việt Vui (Viet Fun Travel)..........10 1.3.5. Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Du Lịch Việt......................................10 1.4. HÌNH THÀNH & MÔ TẢ Ý TƯỞNG VỀ “DU LỊCH MÙA MƯA LỤT TẠI HỘI AN”..............................................................................................................10 CHƯƠNG 2. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM.11 2.1. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN VỀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT.................11 2.1.1 Phương tiện kĩ thuật.................................................................................11 2.1.1.1 Xuồng ba lá, ghe gỗ...........................................................................11 2.1.1.2 Xuồng ba lá, ghe composite...............................................................11 2.1.1.3 Xuồng ba lá, ghe composite – gỗ.......................................................12 2.2. CÁC GIỚI HẠN VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA “DU LỊCH VÀO MÙA MƯA LỤT TẠI HỘI AN”.............................................14 2.3. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN VỀ THỜI GIAN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM.................................................................................................................. 15 2.4. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN VỀ NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM..................................................................................................................... 17 2.4.1 Về phương tiện để thực hiện hình thức du lịch này:.................................17 2.4.2 Về Marketing:..........................................................................................17 2.4.3 Chi phí khác:............................................................................................17 2.5. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN VỀ NHÂN LỰC.....................................17 1 2.5.1 Sản phẩm “du lịch vào mùa lụt” tại Hội An liên quan đến các nhóm đối tượng trong nguồn nhân lực:.............................................................................18 2.5.2 Trên góc độ quản lý của nhóm khi đưa ra sản phẩm cần có những kĩ năng sau đây:.............................................................................................................18 2.6. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN VỀ PHÁP LÝ..........................................19 2.6.1 Nguyên tắc phát triển du lịch...................................................................19 2.6.2 Bảo vệ môi trường du lịch........................................................................19 2.6.3 Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch................................19 CHƯƠNG 3. CÁC YÊU CẦU TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM...........................22 3.1. CÁC YÊU CẦU MANG TÍNH CHỨC NĂNG CỦA SẢN PHẨM.............22 3.2. CÁC YÊU CẦU KHÔNG MANG TÍNH CHỨC NĂNG CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH MÙA MƯA.........................................................................................22 3.2.1. Yêu cầu về lợi ích sản phẩm mang lại.....................................................22 3.2.2. Yêu cầu về yếu tố cốt lõi của sản phẩm..................................................22 3.2.3. Yêu cầu về môi trường hoạt động và các hệ thống liên quan..................23 3.2.4. Yêu cầu về tính bền vững........................................................................23 3.2.5. Một số yêu cầu khác...............................................................................23 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA SẢN PHẨM DỰ ÁN................25 4.1. TÍNH KHẢ THI CỦA THIẾT KẾ SẢN PHẨM / DỰ ÁN...........................25 4.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO TOUR DU LỊCH MÙA MƯA...............25 4.2.1. Mục tiêu..................................................................................................25 4.2.2. Phân tích sản phẩm dịch vụ.....................................................................26 4.2.3. Phân tích về đối thủ cạnh tranh...............................................................26 4.2.4. Phân tích về mục tiêu khách hàng & tiêu chí xác định............................26 4.2.5 Chiến lược tiếp cận & thông điệp truyền thông.......................................27 4.2.6 Chiến lược marketting cụ thể...................................................................27 4.2.7 Kênh phân phối........................................................................................28 4.2.8 Thời gian thực hiện & Định phí...............................................................28 4.2.9 Bộ phận làm cụ thể..................................................................................28 4.3. TÍNH KHẢ THI TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM HAY TRIỂN KHAI DỰ ÁN................................................................................................................. 28 4.3.1. Nguyên vật liệu đầu vào..........................................................................28 4.3.1.1. Các loại nguyên vật liệu đầu vào cần thiết........................................29 4.3.1.2. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào.........................................31 2 4.3.2. Công nghệ, phương tiện và công cụ........................................................31 4.3.2.1. Các loại công nghệ, phương tiện và công cụ cần thiết......................31 4.3.2.2. Nguồn cung cấp công nghệ, phương tiện và công cụ........................32 4.3.3. Nguồn nhân lực.......................................................................................32 4.3.3.1. Các vị trí cần thiết.............................................................................32 4.3.3.2. Chính sách thù lao cho các vị trí.......................................................33 4.3.3.3. Tuyển dụng cho từng vị trí...............................................................33 4.3.4. Ước lượng chi phí...................................................................................35 4.4. QUY TRINH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN.....................................35 4.4.1. Các quy trình triển khai thực hiện Dự án.............................................35 CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN....................................36 3 LỜI MỞ ĐẦU Như các bạn đã biết du lịch là một ngành được coi là ngành có quan hệ qua lại rộng rãi nhất với các ngành khác, nó là ngành có quan hệ liên ngành, liên nghề và kể cả kết nối các quốc gia khác nhau với nhau, du lịch chính là trung tâm, là phương tiện để giao lưu, trao đổi thông tin với nhau, tiếp xúc và hoà quyện với nhau về văn hoá và chính nó để mọi người có thể thông qua nó tìm hiểu, khám phá thế giới. Chính vì du lịch có mối quan hệ như vậy, thì để du lịch có thể phát triển bền vững có nghĩa chúng ta cần có chính sách, có kế hoạch phát triển cụ thể sao cho sự phát triển của nó không làm tổn hại đến các nhân tố hình thành nên đó là tự nhiên và văn hoá xã hội, sự phát triển của du lịch phải song song với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác trong xã hội, trong quan hệ tương hỗ hai bên cùng có lợi. Du lịch là một ngành có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường. Trong phát triển du lịch môi trường là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và hoạt động, là nguồn động lực để thu hút khách du lịch. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của con người. Sự phát triển của du lịch cũng phải đem lại lợi ích cho người dân và đặc biệt là cư dân bản địa, nơi có các nguồn tài nguyên du lịch. Để làm được điều đó thực sự đó là một thách thức lớn đối với ngành du lịch, vì hiện nay sự phát triển của du lịch ở Việt Nam nói chung và ở Hội An nói riêng – nơi được ví như “túi lũ” của vùng hạ du sông Thu Bồn, hình ảnh nước ngập lưng chừng nóc nhà cổ đã trở nên quen thuộc. Mười năm qua, tổng lượt khách đến Hội An tăng 191% với tốc độ phát triển bình quân là 12,61%; năm 2008, Hội An đón hơn 1,1 triệu lượt, đến năm 2017 tăng lên 3,2 lượt, trong đó, khách quốc tế tăng trên 212% so với năm 2008, tốc độ phát triển bình quân 10 năm tăng 13,4%. Thị trường khách tham quan chủ yếu là khách quốc tế, chiếm tỉ trọng 70,39% khách tham quan Hội An. Thị trường khách nội địa tập trung ở hai thị trường chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2008, giá trị sản xuất ngành du lịch, dịch vụ, thương mại chỉ chiếm tỷ trọng 54%, đến năm 2017 đã tăng lên trên 70% trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Cơ cấu lao động trong nhóm ngành du lịch, dịch vụ, thương mại không ngừng tăng cao đã góp phần ổn định mức sống giữa các khu vực dân cư nông thôn, đô thị, ven biển, hải 4 đảo. Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố cũng không ngừng tăng lên, từ năm 2008 đạt hơn 17 triệu đồng/người, đến năm 2017 đã tăng lên gần 41 triệu đồng/người. Cùng với cơ sở hạ tầng ngày càng đầu tư phát triển, năm 2018 này, thành phố đặt mục tiêu đón 3 triệu 780 nghìn lượt khách. Để đạt mục tiêu đó, ngoài việc củng cố, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có, đưa vào hoạt động một số điểm đến, sản phẩm mới lạ, thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình, kế hoạch về phát triển du lịch, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hoàn thiê ̣n cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển điểm đến ở các địa phương. Có thể nói, Hội An là một điểm đến bình yên, thân thiện trong lòng thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch. Đánh giá lượng khách trong tương lai: Năm Tổng lượt khách Mức tăng 1, 2012 375,000 1, 2013 600,000 225,000 1, 2014 700,000 100,000 2, 2015 150,000 450,000 2, 2016 624,000 474,000 3, 2017 220,000 596,000 Mức tăng bình quân mỗi năm 369,000 Mức dự tính năm 2025 6, 172,000 Bảng 1 mức dự tính lượng khách đến Hội An năm 2025 5 Lượt khách tb/ngày Tổng lượt khách Tháng 1-7 350 74,550 Tháng 8-9 200 12,200 1 Tháng 10-12 200 Cả năm 8,200 104,950 Bảng 2 Mức dự tính công ty sẽ phục vụ -Dự tính trong vòng 8 năm từ năm 2017 đến năm 2025 công ty sẽ phục vụ: 839,6 lượt khách -Đáp ứng lượt khách sử dụng dịch vụ du lịch mùa lũ trong vòng 8 năm: 145,6 lượt khách -Tỷ lệ công ty đáp ứng nhu cầu/tổng lượt khách trong 8 năm: 14% -Tỷ lệ công ty phục vụ du khách sử dụng dịch vụ du lịch mùa mưa trên tổng số khách mà công ty dự tính sẽ phục vụ: 17% Nhận xét : - Qua quá trình thu thập thông tin nhóm nhận thấy lượng khách du lịch đến Hội An có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh ở các năm gần đây. -Với mức tăng trung bình về lượng khách khách du lịch như hiện tại thì dự báo đến năm 2025 công ty có thể sẽ phục vụ 839,6 lượt khách, trong đó dự tính công ty sẽ phục vụ 145,6 lượt khách du lịch trong mùa lũ - Lượng khách du lịch tăng liên tục cùng xu thế du lịch mạo hiểm, du lịch mùa mưa lũ sẽ là lựa chọn của nhiều khách di lịch trong nhiều năm tới và là thị trường tiềm năng trong tương lai Hội An có một tiềm năng du lịch to lớn. Đây là nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch và là điểm đến lý tưởng của du khách. Tại Hội An chủ yếu có 2 mùa khô-mưa, vào mùa khô theo kinh nghiệm du lịch Hội An của dân du lịch thì đây chính là thời điểm lý tưởng để đến và trải nghiệm, còn với mùa mưa đặc biệt vào những tháng lũ thì ít có công ty nào tổ chức những tour tham quan quan cho du khách. Trong khi đó lượt khách đến 6 với Hội An trong mùa mưa khá là tấp nập theo báo cáo, năm 2017 Hội An đón tổng cộng 3,22 triệu lượt khách tham quan lưu trú, số du khách cao nhất từ trước đến nay. Tăng đến 21,66% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, ngành du lịch Hội An vẫn đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức về thời tiết. Theo số liệu thu thập được về số khách du lịch mùa mưa bão (từ tháng 8 đến tháng 12) các năm gần đây. Điều này cho thấy lượng khách tới Hội An là rất đông nhưng để duy trì ổn định thì là việc rất khó. Chính vì thế, nhóm đã lựa chọn đề tài nghiên cứu sản phẩm du lịch mùa mưa tại Hội An. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG CỦA SẢN PHẨM DỰ ÁN 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM 1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết về “sản phẩm du lịch mùa lũ tại Hội An”: Là sự kết hợp giữa những dịch vụ của công ty với phương tiện di chuyển ( chủ yếu là bằng ghe gỗ) nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, những kinh nghiệm khi du lịch trong mùa mưa lũ và sự hài lòng của khách hàng. 1.1.2. Quá trình phát triển “sản phẩm du lịch mùa lũ tại Hội An”: - Tìm hiểu nhu cầu, xu hướng của khách du lịch và nghiên cứu thị trường để tìm ra nguồn khách, thị trường mục tiêu, từ đó tiến hành các công việc kinh doanh du lịch. - Sau đó xây dựng các chương trình tham quan tại Hội An. - Xây dựng các phương án bảo đảm an toàn cho khách du lịch trong quá trình tham quan. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM. 1.2.1. Dự án “Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung Việt Nam” Dự án do một nhóm các nhà khoa học thuộc Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững do TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh là chủ tịch hội đứng đầu đã nghiên cứu và đưa ra vào năm 2011 nhằm góp phần tạo ra hiệu quả du lịch trong điều kiện thời tiết có nhiều yếu tố bất lợi của khu vực ven biển miền trung. Tùy từng loại hình thời tiết khắc nghiệt như mưa Huế, đến bão ở Đà Nẵng, lụt ở Hội An, các tác giả đã ý tưởng, xâu chuỗi thành một hệ thống các sản phẩm du lịch khác biệt. Theo dự án trên, nhiều loại hình nghệ thuật có thể trở thành sản phẩm du lịch trong khung cảnh trời mưa ở Huế. Thưởng thức trà cung đình Huế, chơi và nghe đàn chủ đề mưa, ngắm mưa, thiền mưa, thưởng thức các món ăn Huế ngày mưa, tự làm đồ lưu niệm trong thời gian mưa lụt là những đề xuất đơn giản nhưng sáng tạo của nhóm. Sản phẩm đặc sắc của Hội An là ngắm cảnh quan tổng thể của mái nhà cổ Hội An khi nước lũ dâng cao, đi thuyền tham quan các ngõ ngách quanh co của Hội An để chụp ảnh, khám phá đời sống dân cư ngày lụt, dừng chân ở các quán cà phê trên tầng hai của các ngôi nhà cổ để thưởng thức các loại hình nghệ thuật từ mưa. 8 Dự án nghiên cứu được đánh giá tốt nhưng khó thực hiện, bởi vì yếu tố thời tiết rất khó lường trước, làm thời gian quảng bá bị động khó thu hút và ở Hội An chưa có phương tiện cứu hộ vào thời điểm đó cũng như cơ sở hạ tầng còn yếu chưa đảm bảo. Kết quả dự án đã bị đình trệ và không có dấu hiệu phục hồi suốt 7 năm kể từ đó. 1.2.2. Dự án “Công viên bão Đà Nẵng” Dự án được nghiên cứu như là một phần của dự án “Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung Việt Nam” Các nhà nghiên cứu nhận thấy du lịch mạo hiểm và du lịch thiên tai sẽ là hai loại hình du lịch đặc trưng cho Đà Nẵng khi dự án "Thành phố bão Đà Nẵng" được triển khai. Công viên bão Đà Nẵng được đề xuất xây dựng sẽ triển khai các hoạt động cả trong lần ngoài trời với hệ thống công viên, khách sạn và công trình bão được Hiệp hội kiến trúc quốc tế thiết kế riêng cho chiến dịch kiến trúc giảm nhẹ thiên tai, phù hợp với thành phố bão Đà Nẵng. Các hoạt động trong nhà như chiếu phim 3D, dựng mô hình ảo, tạo bối cảnh về bão, sét và các hiện tượng thiên nhiên dưới góc nhìn khoa học, thể hiện ý chí, bản lĩnh con người trước thiên nhiên, cùng các hoạt động ngoài trời (được triển khai với bão dưới cấp độ 7) như đu dây, chèo thuyền vượt bão, cùng hoạt động cứu trợ, thăm hỏi người dân vùng bão. Dự án được kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách du lịch đặc biệt thích khám phá, mạo hiểm nhưng do gặp nhiều vấn đề về ngân sách và tính thực thi nên đến hiện tại dự án vẫn chưa được Uy ban thành phố Đà Nẵng thông qua và cho phép thực hiện. 1.3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM. Du lịch mùa mưa bão tận dụng việc sau bão và mưa kéo dài làm nước dâng cao gây ngập lụt kéo dài ở các con đường, việc đi lại phải sử dụng các phương tiện trên sông như đò, thuyển. Việc sử dụng đò thuyền để làm dịch vụ du lịch tương tự như mô hình đi ghe để tham quan ở các tỉnh miền Tây như Bến Tre,Cần Thơ... Đây là một số công ty có triển khai loại hình du lịch này: 1.3.1.Công ty TNHH MTV TM Du Lịch Nụ Cười MÊ KÔNG Địa chỉ: 46 Hai Bà Trưng, P Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. 9 1.3.2. Công Ty TNHH MTV Du Lịch Miền Tây (MIEN TAY TOURIST) Địa chỉ: Số 451, Ấp 8, Tân Thạch, Châu Thành, Bến Tre, Việt Nam 1.3.3. Công Ty Du Lịch Thời Đại Việt Địa chỉ: 25 Đỗ Quang Đẩu, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM 1.3.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Việt Vui (Viet Fun Travel) Địa chỉ: 28/13 Bùi Viện – P. Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – Tp. HCM 1.3.5. Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Du Lịch Việt Địa chỉ: 95B-97-99 Trần Hưng Đạo, P. Cầu ông Lãnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đặc điểm chung của các công ty nay đều triển khai loại hình du lịch ở các tỉnh Miền Tây tương đồng nhau. Khách du lịch được trải nghiệm cảm giác đi ghe, du ngoạn trên các con sông, kênh rạch nổi tiếng, tham quan ngắm cảnh miền Tây sông nước, cảnh trao đổi buôn bán trên các khu chợ nổi, thưởng thức trái cây và các món ăn đặc sản ngay trên ghe. Đây là loại hình du lịch phổ biến ở các tỉnh Tây Nam bộ. 1.4. HÌNH THÀNH & MÔ TẢ Ý TƯỞNG VỀ “DU LỊCH MÙA MƯA LỤT TẠI HỘI AN”. Từ tháng 1 đến hết tháng 9, công ty sẽ tổ chức những tour tham quan trong ngày bình thường như những công ty du lịch khác như: tham quan Bà Nà Hill, Huế, Hội An, Cù Lao Chàm, núi Thần Tài,…Vào mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12, các công ty du lịch khó có thể tổ chức những tour tham quan nên thường họ sẽ chuyển sang tổ chức những chuyến tham quan nước ngoài. Nhưng sự khác biệt mà công ty đem lại chính là biến cái bất lợi về thời tiết vào mùa mưa lũ thành cái có lợi của loại hình du lịch mới này. Đó là du lịch vào mùa mưa lũ 10 CHƯƠNG 2. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM 2.1. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN VỀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT Sản phẩm “Du lịch vào mùa mưa lụt tại Hội An” yêu cầu rất nhiều về kĩ thuật cao về phương tiện, thiết bị và linh kiện bảo hộ để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho du khách khi sử dụng dịch vụ sản phẩm. 2.1.1 Phương tiện kĩ thuật 2.1.1.1 Xuồng ba lá, ghe gỗ Vào buổi đầu của sản phẩm những hạn chế về nhân lực và tài lực của nhóm, những phương tiện kĩ thuật cao sẽ khó đáp ứng được vì thế việc chọn các loại xuồng ba lá, ghe được làm từ các loại gỗ sao, gỗ sến có giá từ 1.700.000 – 2.000.000đ/chiếc hoặc làm từ gỗ tốt chất lượng cao hơn nhưng giá vẫn chỉ từ 2,5 – 3 triệu đồng/chiếc trong khi 1 thuyền thúng composite đã có giá 2.600.000 triệu/chiếc. 2.1.1.2 Xuồng ba lá, ghe composite Đây là sản phầm được làm từ hợp chất composite do nhiều nguyên liệu và thành tố tạo nên, nó tăng tính vượt trội và độ bền cao hơn các loại xuồng ba lá, ghe gỗ thông thường. Được áp dụng kĩ thuật sản xuất cao nên giá thành của các loại phương tiện composite này rất đắt gấp 2-3 lần so với xuồng, ghe làm từ gỗ đổi lại 11 nó tạo ra sự hiện đại, tính an toàn cao hơn, khả năng chịu tải khi vận chuyển rất lớn. Trong khi xuồng, ghe thông thường rất khó tính chính xác khả chịu tải vì thế rất nguy hiểm khi chở quá nhiều người. Nhóm sẽ hướng tới sản phẩm này khi công ty đủ khả năng tài chính và đảm bảo được doanh thu ổn định. 2.1.1.3 Xuồng ba lá, ghe composite – gỗ Loại phương tiện có kiểu dáng truyền thống kết hợp hiện đại, đây là loại xuồng chất lượng cao vỏ làm từ composite, bề mặt thân xuồng tạo vân giả gỗ, có tính thẫm mỹ cao, tạo cảm giác khác lạ cho khách hàng, hài hòa với dáng dấp cổ xưa của phố cổ. Xuồng, ghe composite - gỗ chưa có sản phẩm chính thức mà từ đặt hàng sản xuất theo yêu cầu. 2.1.1.4 Phương tiện vận chuyển đường bộ Thuê các xe từ 12 – 30 chỗ từ các đại lý cho thuê xe, để đảm bảo giá thành, công ty sẽ tập trung chủ yếu vào các loại xe được lắp đặt và sản xuất trong nước như của Thaco hay các xe cũ rẻ như Hyundai County 29 chỗ, Hyundai H350 16 chỗ,… 12 13 2.2. CÁC GIỚI HẠN VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA “DU LỊCH VÀO MÙA MƯA LỤT TẠI HỘI AN”. - Về không gian: Dự án du lịch mùa mưa bão cho khách tây được thực hiện ở phố cổ hội an, nơi xảy ra các mùa mưa lũ vào tháng 9,10,11,12 . Nơi đây mùa mưa lũ chèo thuyền đi ngắm cảnh phố cổ bị lụt chỉ còn những mái nhà và các quán café cao tầng rất đẹp và thú vị. - Về thời gian: Để thực hiện dự án này cần chuẩn bị một số nhân lực, cơ sở, vật dụng, … trước mùa mưa, lụt từ tháng 9 đến tháng 12 như: các hướng dẫn viên phải là người biết bơi giỏi và có khả năng sử dụng ghe; thuyền gỗ thành thạo , các con thuyền;ghe phải đảm bảo chắc chắn an toàn đầy đủ trang thiết bị cứu hộ khi cần thiết , ra những quy định khi ở trên thuyền để đảm bảo an toàn cho quý khách , xem xét thêm dịch vụ ăn uống trên thuyền tránh tình trạng vứt rác bừa bãi ra dòng nước. 14 2.3. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN VỀ THỜI GIAN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM Thời gian Tên công việc Quá trình Từ quan quan Lên ý tưởng & Hiến kế động não, Các thành viên -Lựa chọn 09/10/2018 nghiên cứu và tìm đến phân tích 31/12/2018 trường liên Đối tượng liên Ghi chú kiếm thị khảo các trong nhóm sát, thị trường phân mục tiêu tích số liệu có sẵn -Xác định đối thủ Từ cạnh tranh Sửa chữa nhà & Tham khảo các Các thành viên -Mô tả 01/5/2019 thiết kế không cách thiết kế văn nhóm không gian đến gian văn phòng phòng có sẵn văn phòng 21/5/2019 Từ làm việc Thủ tục thành Tìm làm việc 22/5/2019 lập công ty đến hiểu điều Sở kế hoạch & kiện về tài chính, đầu tư pháp luật, …. 03/6/2019 Từ Mua trang thiết Tìm hiểu trang Các thành viên 04/6/2019 bị thiết bị cần có trong nhóm, nhà đến 14/6/2019 Từ cung cấp Tuyển nhân viên Thông báo chi tiết Các thành viên 15/6/2019 về thời gian, địa nhóm đến điểm, vị trí, năng 15/7/2019 lực cần dụng phương Tìm hiểu về chất Thành Từ Mua 16/7/2019 tiện di chuyển lượng, đến du lịch 21/7/2019 tuyển độ viên bền, nhóm, nhà cung đảm bảo tính an cấp toàn và kĩ thuật cao 15 Từ Marketting Khảo sát ý kiến Nhân viên khảo 22/7/2019 khách hàng, đối sát, đến thủ cạnh tranh, lịch, 22/8/2019 địa điểm du lịch. khách du công ty cùng ngành Từ nghề Tìm kiếm liên Khảo sát mức độ Quản lí của các 22/7/2019 kết với khách khách khách du khách sạn, nhà đến hàng lịch nghỉ trên địa bàn 22/8/2019 Quảng Nam-Đà Từ Mua vật dụng: Thống 22/8/2019 "Nước,áo phao, lượng vật dụng nhóm, nhà cung dụng đến áo mưa,…." 30/8/2019 kê Nẵng số Thành viên -Mô tả vật cần để phân phát ứng vật phẩm khách đủ cho một tour lịch du lịch phát một du được 16 2.4. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN VỀ NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM. 2.4.1 Về phương tiện để thực hiện hình thức du lịch này: Xuồng ba lá : Kích thước Dài 3,6m x Rộng 0,9m Chở được 2-3 khách Giá thành: 3.200.000 VND/chiếc Ước tính mua: 20 chiếc xuồng => Tổng tiền: 64.000.000 VND 2.4.2 Về Marketing: Dự kiến số tiền chi ra cho Marketing khoảng 120.000.000VND 2.4.3 Chi phí khác: Dự kiến chi phí khác: 200.000.000 VND => Tổng số tiền cho việc phát triển sản phẩm: 384.000.000 VND 2.5. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN VỀ NHÂN LỰC Để phát triển sản phẩm du lịch mùa mưa cần những phòng ban: Phòng thiết kế tour: Lên các chương trình về tour Phòng kinh doanh & truyền thông: Bán sản phẩm du lịch và quảng bá sản phẩm rộng rãi đến mọi người Phòng kế toán: Giúp công ty bán sản phẩm, quyết toán các chi phí. Phòng điều hành: Sắp xếp nhân sự và quản lý các đơn đặt tour Sơ đồ tổ chức : Hội đồồng thành viên Giám đồốc Phòng thiêốt kêố tour Phòng kinh doanh & truyêồn thồng Phòng kêố toán Phòng điêồu hành 17 2.5.1 Sản phẩm “du lịch vào mùa lụt” tại Hội An liên quan đến các nhóm đối tượng trong nguồn nhân lực: - Kế toán, văn phòng - Hướng dẫn viên du lịch - Người điều hành tour - Quản trị mạng máy tính 2.5.2 Trên góc độ quản lý của nhóm khi đưa ra sản phẩm cần có những kĩ năng sau đây: Đối với người vận chuyển - Có kĩ năng sử dụng ghe, xuồng và bắt buộc phải biết bơi giỏi trong tình nhiều huống chở khách ở các phố lụt. Đối với hướng dẫn viên - Có kĩ năng làm hướng dẫn viên thành thạo tiếng Anh, ít nhất điểm Toeic phải đạt 600 trở lên để có thể giao tiếp và hướng dẫn du khách quốc tế Đối với nhân viên văn phòng - Thành thạo trong công việc văn phòng và sử dụng các phần mềm như Word, Excel - Kĩ năng quản lý miền, bảo mật và xây dựng thông tin trên các trang web của công ty. Đối với người điều hành - Người điều hành tour phải kĩ năng bám sát nhu cầu của khách hàng, có kĩ năng trong việc thầu các dự án và gặp gỡ đối tác. (Các kĩ năng khác đều phải trải qua việc tìm kiếm thông tin và các bài kiểm tra.) Số lượng ở từng kĩ năng như sau: - Ở công việc văn phòng dự kiến: 4 nhân viên - Quản lý mạng nội bộ và thông tin trên trang web dự kiến: 1 nhân viên - Sử dụng ghe, xuồng dự kiến: 20 nhân viên - Hướng dẫn viên dự kiến: 3 nhân viên Hiện tại công ty chỉ có thể đáp ứng được ở các vị trí yêu cầu kĩ năng văn phòng và người điều hành tour, toàn bộ các kĩ năng còn lại đều không có khả năng bù đắp, tất cả đều phải tuyển dụng hoặc đi thuê từ các nơi khác nhau. 18 2.6. CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ GIỚI HẠN VỀ PHÁP LÝ 2.6.1 Nguyên tắc phát triển du lịch 1. Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm. 2. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng. 3. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. 4. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. 5. Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch. 2.6.2 Bảo vệ môi trường du lịch 1.Môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh. 2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch. 3. Chính quyền địa phương các cấp có biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương. 4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình. 5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam. 2.6.3 Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch 19 1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. 2. Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật. 3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch. 4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ. 5. Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 6. Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh. 7. Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề. 8. Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. 9. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan. Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường bộ 1. Xe ô tô phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 2. Xe ô tô phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định. 3. Xe ô tô phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định, bên cạnh giường nằm phải có bảng hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 4. Xe ô tô vận tải khách du lịch phải bảo đảm nội thất và tiện nghi như sau: a) Xe ô tô dưới 09 chỗ phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, dụng cụ thoát hiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của lái xe; b) Xe ô tô từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định trên còn phải trang bị thêm: rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác; 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan