Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm ở trung tâm giáo dục thường xuyên....

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm ở trung tâm giáo dục thường xuyên.

.DOCX
25
1469
87

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GDTX LONG KHÁNH Mã số: ………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN  Người thực hiện: TRẦN THỊ HƯƠNG Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục : Lĩnh vực khác: Có đính kèm:  Mô hình      Phần mềm Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học 2014-2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trần Thị Hương 2. Ngày tháng năm sinh: 02/03/1961 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 280/36 Ngô Quyền, KP4, P. Xuân Thanh, TX Long Khánh, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0919301025 CQ: 0613876839 6. Fax E-mail 7. Chức vụ: Giáo viên, tổ trưởng tổ Văn hóa 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy sinh học, chủ nhiệm lớp 12A và tổ trưởng tổ Văn hóa 9. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX Long Khánh, Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1982 - Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm, ngành Sinh học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh học Số năm kinh nghiệm: 33 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: - SKKN giảng dạy bài: PROTEIN và bài: AXIT NUCLEIC theo phương pháp “ Ôn - Giảng - Luyện” SKKN giảng dạy bài: HOOCMON THỰC VẬT theo phương pháp “ Ôn Giảng- Luyện” SKKN giảng dạy bài: AXIT NUCLEIC và bài: TUẦN HOÀN MÁU theo phương pháp “ Ôn - Giảng - Luyện” SKKN giảng dạy bài: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY và bài ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ theo phương pháp “ Ôn Giảng - Luyện” 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục con người phát triển toàn diện là mục tiêu giáo dục của thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, công tác chủ nhiệm hết sức quan trọng và khó khăn, nhất là đối với đối tượng là học sinh hệ bổ túc. Vì học viên ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên là tập hợp những cá thể đa dạng, phong phú về tuổi đời và kinh nghiệm sống, có hoàn cảnh khác nhau (phần lớn là tự làm để kiếm sống và phụ giúp gia đình, mồ côi cha mẹ, gia đình không hạnh phúc,…), nhận thức khác nhau và thói quen học tập, kỷ luật khác với học sinh phổ thông; có học viên đã có gia đình, có học viên bị kỷ luật ở trường khác chuyển đến,… nói chung, trong một lớp học ta tạm gọi là đa dạng hoàn cảnh. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều học viên rất cố gắng vượt qua hoàn cảnh để vươn lên trong cuộc sống và học tập. Là một giáo viên vừa giảng dạy văn hoá vừa làm công tác chủ nhiệm đến nay đã được 32 năm trong nghề (ở TTGDTX 19 năm, còn thời gian trước tôi công tác tại trường THPT), bản thân đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp mà tôi cảm thấy có hiệu quả đã góp một phần nào nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, nay tôi mạnh dạn chọn đề tài này để muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp của mình, mong rằng những kinh nghiệm của tôi có thể giúp ích gì đó cho các đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm hoặc có thể các bạn tham khảo, bổ sung thêm trong công tác chủ nhiệm của mình được hoàn thiện hơn. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã rút ra được một số điều cơ bản mà người giáo viên chủ nhiệm cần có: có phẩm chất và năng lực nghề nghiệp; có tình yêu thương, vị tha, bao dung; biết chia sẽ, đồng cảm với từng hoàn cảnh học viên; biết động viên, khuyến khích, giúp đỡ, yêu thương học viên; hiểu được tâm tư nguyện vọng của học viên đặc biệt là những học viên có hoàn cảnh đặc biệt, những học viên cá biệt. Giáo viên chủ nhiệm cần phải tự tin, vừa nghiêm khắc vừa vị tha và phải công bằng, tận tình, kiên nhẫn, tôn trọng, biết tự kiềm chế, sẵn sàng lắng nghe và biết chia sẽ cùng học viên. Có như vậy công tác chủ nhiệm mới thành công. 3 2. Thực trạng của đề tài: Lớp chủ nhiệm của tôi là lớp 12A; sỉ số: 40; thời gian học: 7h  11h từ thứ hai đến thứ bảy. Tuy nhiên, phải vào lớp từ 6h45 để sinh hoạt đầu giờ. Để quản lý và theo dõi chặt chẽ các hoạt động của lớp và từng học viên, tôi đã thực hiện từng bước sau: Bước 1: Nhận lớp và gặp lớp vào đầu năm học (trước khai giảng) - Ổn định lớp; - Dùng danh sách lấy ở giáo vụ để điểm danh (có photo nhiều bản cho ban cán sự lớp). - Sắp xếp chỗ ngồi tạm thời. - Chọn ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn tạm thời hoặc theo năm học trước . - Phân chia tổ và cử tổ trưởng, tổ phó (tổ trưởng ghi danh sách tạm thời của tổ). - Cho học viên viết sơ yếu lý lịch và số điện thoại liên lạc của gia đình (cha, mẹ hoặc người giám hộ). - Cho học viên học nội quy của Trung tâm và một số nội quy của lớp (bản thân tôi đề ra dựa vào kinh nghiệm của những năm trước) như xếp hàng chào cờ: ngồi theo tổ, tổ trưởng ngồi trước để dễ điểm danh. - Dặn dò những việc cần làm cho ngày khai giảng (vì lớp 12 nên công việc chuẩn bị thường được giao cho: sắp xếp bàn ghế, hệ thống âm thanh, dọn dẹp sau khai giảng,…) tôi phân công cụ thể cho từng tổ và từng thành viên (nam làm việc nặng, nữ làm việc nhẹ nhàng hơn). Bước 2: Ngày khai giảng - Giáo viên chủ nhiệm đến sớm để hướng dẫn học viên chuẩn bị cho công việc của mình và theo dõi hoạt động của từng học viên. - Hướng dẫn tập trung học viên theo tổ (mỗi tổ 1 hàng) cứ như vậy những lần sau học viên tự tập trung có sự theo dõi của GVCN. - Lớp trưởng điểm danh theo tổ (tổ trưởng báo cáo theo danh sách tổ); - Trong suốt thời gian diễn ra buổi lễ GVCN luôn theo sát tình hình tham gia dự lễ và thái độ của mỗi học viên. - Cuối buổi lễ, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học viên dọn dẹp. Như vậy, bước đầu tôi đã hình thành cho học viên những thói quen cần thiết của mình. Bước 3: * Vào tuần học đầu tiên, giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị các công việc sau: - Bầu lại ban cán sự lớp chính thức và thư kí của lớp. 4 - Sắp xếp lại chỗ ngồi, lên sơ đồ lớp tạm thời (cho các em tự lựa chọn chỗ ngồi của mình sau đó GVCN điều chỉnh lại cho hợp lý), để đỡ vất vả giáo viên ghi sơ đồ lớp bằng bút chì cho dễ điều chỉnh; - Phân công trách nhiệm cụ thể cho ban cán sự lớp, đoàn, tổ trưởng, tổ phó: + Lớp trưởng: điều khiển chung, báo cáo tình hình hàng ngày cho giáo viên chủ nhiệm, điểm danh hàng ngày báo cáo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. + Lớp phó: ghi và bảo quản sổ đầu bài (ghi chép các mục trong sổ đầu bài), thay mặt lớp trưởng báo cáo tình hình và điểm danh lớp giáo viên và phụ trách việc sinh hoạt đầu giờ mỗi ngày. + Thư ký lớp : ghi chép các loại biên bản của lớp, tổng hợp điểm thi đua của từng tổ hàng tuần hàng tháng và học kì. + Thủ quỹ: Thu chi, quản lý quỹ lớp và các loại quỹ khác (nếu có). + Lớp phó lao động: phụ trách theo dõi việc dọn vệ sinh hàng ngày của học viên và phân công trực nhật, phạt học viên bị vi phạm. + Bí thư: phụ trách công tác đoàn thể (đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ), chỉ đạo các phong trào thi đua. + Phó Bí thư: phụ với bí tư chỉ đạo các phong trào thi đua. + Đội cờ đỏ: hoạt động theo sự chỉ đạo của đoàn thanh niên. + Tổ trưởng: điểm danh, kiểm tra, đôn đốc và theo dõi việc thục hiên nội quy của các thành viên trong tổ: ghi chép, theo dõi nề nếp và học tập của từng tổ viên; chấm điểm thi đua hàng tuần và xếp loại hạnh kiểm hàng tuần cho tổ viên; phân công trực nhật. + Tổ phó: giúp việc cho tổ trưởng và thay mặt làm các phần việc của tổ trưởng khi tổ trưởng vắng mặt. *Chú ý: Tất cả các hoạt động của BCS lớp, tổ trưởng và BCH đoàn đều luôn được sự giám sát và hỗ trợ tích cực của GVCN. - Thu sơ yếu lý lịch (có danh bạ điện thoại liên lạc của phụ huynh). - Nhắc lại nội quy và những việc cần làm trong tuần đầu tiên để học viên làm quen, ghi nhớ. - Mỗi ngày tôi thường đến sớm trước 15 phút để theo dõi đôn đốc việc thực hiện nội quy của lớp, chấn chỉnh ngay những vi phạm dù đó là rất nhỏ như: áo quần, đầu tóc, giày dép, bàn ghế (ngay hàng thẳng lối), vệ sinh lớp (cửa sổ, bàn giáo viên và dưới lớp). - Sau tiết hai, ra chơi vào tôi tiếp tục quan sát theo dõi và điểm danh dựa vào sơ đồ lớp (một bí quyết rất hay: giáo viên chủ nhiệm nên sử dụng sơ đồ lớp để điểm danh thì rất dễ dàng thuộc tên và biết được học viên nào vắng học vì chỉ cần vài lần điểm danh như vậy là trong đầu ta đã có một sơ đồ lớp rồi).  Giờ sinh hoạt tuần 2: - Bầu lại ban cán sự lớp (nếu thấy ban cán sự cũ chưa ổn). 5 - GVCN kiểm điểm tình hình thực hiện nội qui của lớp. Nhắc nhở lại việc thực hiện nội qui của lớp và thông báo những việc cần làm trong tuần tới. - Hướng dẫn lớp trưởng và lớp phó cách ghi chép, điểm danh, báo cáo các hoạt động của lớp cho GVCN. - Hướng dẫn các tổ trưởng và tổ phó cách chấm điểm thi đua và xếp loại cho từng tổ viên (theo mẫu ở bước 4, tôi đã chuẩn bị từ trước). - Hướng dẫn thư kí lớp ghi các loại biên bản: biên bản sinh hoạt lớp, biên bản tuyên dương dưới cờ, biên bản khiển trách và cảnh cáo…, cách tổng hợp thi đua các tổ trong tuần, tháng và học kì theo mẫu tôi đã chuẩn bị từ trước như sau:. Bảng xếp loại hạnh kiểm tháng …… TT Tổ 1 2 … Tổ 1 Tổ 2 … ĐTB Tuần 1 ĐTB Tuần 2 ĐTB Tuần 3 ĐTB Tuần 4 ĐTB Tháng Xếp loại Xếp hạng Ghi chú Bảng xếp loại hạnh kiểm học kỳ I (II) TT Tổ 1 2 … Tổ 1 Tổ 2 … ĐTB Tháng 9 ĐTB Tháng 10 ĐTB Tháng 11 ĐTB Tháng 12 ĐTB HK I(II) Xếp loại Xếp hạng Ghi chú Bước 4: Làm địa chỉ liên lạc với phụ huynh của mỗi học viên và phiếu điều tra thông tin HV để nắm được tình hình HV đầu năm (theo mẫu ở phần phụ lục) 6  Địa chỉ liên lạc với phụ huynh: Lớp 12A TT 1 2 3 4 Họ tên học viên Bùi Duy Anh Lâm Chinh Anh Lê Hồng Anh Lưu Nguyễn Hoàng Anh 5 Hồ Hà Trung Bảo 6 7 8 9 10 11 12 13 Chánh Châu Đăng Duyên Giang Hậu Hiếu Hòa Lê Công Trần Thị Ánh Huỳnh Hải Hoàng Lê Khánh Mai Thị Thu Nguyễn Công Phạm Quang Vy Thị 14 Vòng Minh Huy 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Huy Khang Linh Long Mẫn Minh Minh Nguyên Nhật Phương Quyền Vũ Quang Tuấn Trần Lâm Nguyễn Hữu Hoài Lê Kim Yang Minh Nguyễn Đình Nguyễn Văn Dương Chí Nguyễn Vũ Minh Lâm Chinh Lý Minh Họ tên cha - số điện thoại Họ tên mẹ -số điện thoại Chỗ ở Bùi Thanh Minh 0937441846 Phạm Thị Chuyên Chiến Thắng - Bảo Hòa - Xuân Lộc Lâm Vĩnh Xuân Hoàng A Kíu 0989207890 Tân Thủy - Bàu Sen - Long Khánh Lê Hồng Dư Võ Thị Tâm 0907518549 Chùa Linh Hòa - Xuân Lộc Lưu Văn Thạch Đỗ Thị Kim Oanh 0937842799 251 Nguyễn Văn Cừ - Long Khánh Công Ty TNHH Ngô Ánh - Cẩm Tân Hồ Văn Sơn Hà Thị Thanh 0942365324 Xuân Tân Lê Văn Lưu Trần Thị Thanh Nga 01644409236 Phú Mỹ - Xuân Lập - Long Khánh Trần Văn Khanh Nguyễn Thị Kim Anh 01689004351 Ấp 2 - Bình Lộc - Long Khánh Huỳnh Tấn Dũng 01687726061 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 409 Bảo Vinh B - Bảo Vinh - Long Khánh Hoàng Xuân Thanh Lê Hồng Lan 0973829386 50 Thích Quảng Đức - Long Khánh Mai Văn Hòa 01635686769 Võ Thị Loan 01646520068 430/111 Hồ Thị Hương - Long Khánh Nguyễn Thanh Hà 01653047407 Nguyễn Thị Kim Hà Hòa Hợp - Bảo Hòa - Xuân Lộc Phạm Minh Thành 01684666419 Nguyện Thị Tuyết 01218503145 Thọ Tân - Xuân Thọ -Xuân Lộc Vy Văn Số 01669976604 Vy Thị Nấm Bình Tân - Xuân Phú - Xuân Lộc 18/2B Bảo Vinh A -Bảo Vinh - Long Vòng Ngọc Xuân 0907646281 Vũ Thị Kim Hoa Khánh Vũ Quang Đại Phạm Thị Thanh 0613647900 E96 - P. Xuân Bình - Long Khánh Trần Tuyến 0918534536 Trần Thị Thanh Hà 0902611311 Trung Tâm - Xuân Lập - Long Khánh Nguyễn Thành Nhân 0613721116 Hoàng Thị Thu Vân Chùa Linh Hòa - Bảo Hòa - Xuân Lộc Lê Văn Hòa 01258335590 Nguyễn Thị Ngọc Hạnh 831 Quang Trung - Long Khánh Yang Cóng Hìn Ninh Thị Liêu 01667259393 50/30 KP2 - P. Xuân Bình - Long Khánh Nguyễn Đình Xáng 01635248227 Đào Kim Đãi KP2 - P. Xuân Bình - Long Khánh Nguyễn Văn Cảnh 01699734447 Võ Thị Mai 01664990410 KP2 - P. Xuân Bình - Long Khánh Dương Văn Lộc (Mất) Bế Thị Ngọc Luyến 01672444989 Y69 Hùng Vương - Long Khánh Nguyễn Văn Thông 0978991503 Vũ Thị Thùy Hương 0938330807 Bảo Hòa - Xuân Lộc Lâm Vĩnh Xuân Hoàng A Kíu 0989207890 Tân Thủy - Bàu Sen - Long Khánh Lý Dùng Chướng 0978366312 Vòng Sám Múi 23 Lý Thường Kiệt - P. Xuân An - Long 7 26 Trương Đức 27 Trương Châu Tài Tâm Trương Tân Trương Xuân 28 Võ Tuyết Thanh Võ Thạch 29 Nguyễn Thị Mai Thi Nguyễn Tấn Tàu 01654506078 Đoàn Thị Ngọc Mai 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 Thiện Thu Thương Thủy Tiên Toàn Trầm Trân Trí Trình Trọng Tùng Việt Vũ Quang Thống Nguyễn Văn Dương Mai Thế Bình Nguyễn Văn Việt Trần Quang Thắng Đoàn Ngọc Hảo Hùng Văn Buổi Phan Hiệp Nguyễn Thành Được Lê Thương Lê Đức Tuấn Nguyễn Dũng Nguyễn Văn Lành 0908116907 Trần Thị Mỹ Long Lê Thị Đẹp Nguyễn Thị Ngọc Phương Hoàng Thị Anh Lê Thị Bích Ngọc Trương Thị Diệu Mỹ 0613721116 Thị Lãnh 01655536979 Nguyễn Vũ Thuyết Uyển 01689342219 Công Thị Gái 01693199083 Nguyễn Thị Diễm Tuyết 0902975529 Chí Chánh Kíu 01226780156 Nguyễn Thị Oanh 0976426576 Võ Thị Như Hoa Vũ Trần Nguyễn Thị Lệ Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Thị Thanh Trần Thị Kiều Đoàn Ngọc Hùng Văn Phan Ngọc Bảo Nguyễn Thành Lê Lê Lộc Đức Nguyễn Thanh Nguyễn Quốc 0168292029 Phan Thị Hồng 0993979898 Phạm Thị Tuyết Nhạn Thẩm Thị Mai Khánh 0996327987 Tín Nghĩa - Xuân Thiện - Thống Nhất K46 KP2 - P. Xuân Bình - Long Khánh 17/1B Bảo Vinh A -Bảo Vinh - Long Khánh Tổ 5 - Suối Chồn - Bảo Vinh - Long 01642320204 Khánh 41/51 Phan Chu Trinh - Long Khánh 0613876055 Tịnh Xá Nhật Huy 01242352632 Ấp Chiến Thắng - Bảo Hòa - Xuân Lộc 82 Cách Mạng Tháng 8 - Long Khánh 01677699093 49/9 Phan Chu Trinh - Long Khánh Nguyễn Văn Bé - Xuân An - Long Khánh Bình Hòa - Xuân Phú - Xuân Lộc 0914246264 Nông Doanh - Xuân Tân - Long Khánh 01639986835 Nông Doanh - Xuân Định - Xuân Lộc Thọ Chánh - Xuân Thọ - Xuân Lộc 0939020441 Hòa Bình - Xuân Phú - Xuân Lộc Bình Hòa - Xuân Phú - Xuân Lộc 6C Ruộng Hời - Bảo Vinh - Long Khánh 8 - Tùy theo tình hình cụ thể, cứ mỗi tuần tôi dành ra một hoặc hai buổi làm việc với phụ huynh, có thể qua điện thoại hoặc gửi thư mời làm việc trực tiếp nếu học viên đó có nhiều lỗi vi phạm. Trường hợp đột xuất thì làm việc luôn không theo ngày giờ qui định. - Lên kế hoạch làm việc cụ thể hàng tuần, hàng tháng và học kỳ. Ví dụ: kế hoạch tháng như sau: Bảng kế hoạch tuần, tháng ( mẫu tương tự ): TT Công việc cần làm Ngày,Tháng Ngày,Tháng tiến hành kết thúc Người thực hiện Kết quả công việc Ghi chú 1 2 … - Hướng dẫn lớp trưởng, các tổ trưởng chấm điểm thi đua hàng tuần cho mỗi học viên theo thang điểm của Đoàn có chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp (Dựa vào kết quả của bảng chấm điểm trang 9) cụ thể như sau: Bảng xếp loại hạnh kiểm tháng của HV Tổ:…… TT Họ và tên Điểm TB Tuần 1 Điểm TB Tuần 2 Điểm TB Tuần 3 Điểm TB Tuần 4 Điểm TB Tháng Xếp loại Xếp hạng Ghi chú 1 2 … Điể m TB tổ Bảng xếp loại hạnh kiểm của HV học kỳ I (II) TT Họ và tên Điểm TB Tháng 9 Điểm TB Tháng 10 Điểm TB Tháng 11 Điểm TB Tháng 12 Tổ:…… ĐiểmT B HK I(II) Xếp loại Xếp hạng Ghi chú 1 2 … Điể m TB tổ - Tất cả điểm của từng thành viên trong tổ đều được thư ký ghi vào biên bản lớp hàng tuần, hàng tháng theo mẫu đã kẻ sẵn của thư ký lớp. 9 - Sau mỗi HK thư kí lớp tổng hợp thi đua hàng tháng của các tổ để xếp loại thi đua cho tổ. Chọn ra tổ đạt điểm thi đua cao nhất để phát thưởng. Bảng tổng hợp theo mẫu sau: - Bảng xếp loại thi đua của các tổ học kỳ I (II) TT Tổ 1 2 … Tổ I TổII … Điểm TB Tháng 9 Điểm TB Tháng 10 Điểm TB Tháng 11 Điểm TB Tháng 12 ĐiểmT B HK I(II) Xếp loại Xếp hạng Ghi chú - Xong mỗi học kỳ, tôi cho các em tự viết bản tự kiểm điểm nhận xét tình trạng học tập và rèn luyện của bản thân (điểm mạnh, điểm yếu và sự cố gắng về các mặt), tự xếp loại hạnh kiểm của học kỳ. Sau đó, tôi đọc bản tự kiểm điểm của mỗi cá nhân, đối chiếu kết quả rèn luyện xếp loại hạnh kiểm học kỳ đó tôi mới có sự đánh giá của riêng mình một cách tương đối chính xác và hợp lý. Bước 5: Chuẩn bị cho Đại hội phụ huynh học viên đầu năm gồm các công việc sau: - Tôi nắm chính xác danh sách lớp. Tình hình chung của lớp (mặt mạnh, mặt yếu). Các học viên cá biệt. Bàn với phụ huynh giải pháp giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập và rèn luyện của học viên (học viên lớp 12 chuẩn bị cho thi tốt nghiệp). - Thường xuyên giữ mối liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh. - Cho phụ huynh kiểm tra lại địa chỉ liên lạc, số điện thoại. - Tìm hiểu hoàn cảnh, tâm sinh lý của học viên cá biệt hoặc học viên có hoàn cảnh khó khăn thông qua phụ huynh. Nhờ vậy mà tôi đã hiểu được hoàn cảnh của nhiều học viên thật đáng thương (đi học ban ngày, ban đêm đi làm); có học viên hoàn cảnh rất khổ tâm (cha mẹ ly thân khi thì ở với mẹ, khi thì ở với bố nên tâm sinh lý của các em bị xáo trộn ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và rèn luyện, thậm chí có em gần như mắc bệnh tự kỷ). Cụ thể: 1. Lê Hồng Anh: đi làm thêm ban đêm. 2. Mai Thị Thu Giang (Lớp trưởng): bố mẹ ốm đau, hoàn cảnh rất khó khăn; 3. Lê Kim Long: mắc bệnh tự kỉ. 4. Nguyễn Đình Minh: bố mẹ ly thân, em này rất cá biệt, khó dạy bảo. 5. Đoàn Ngọc Toàn: bố mẹ ly dị, ở với bà nội, phải đi làm thêm (chạy bàn cho đám tiệc). 6. Nguyễn Quốc Việt: gia đình rất khó khăn. 7. Vũ Quang Tuấn Huy: gia đình khó khăn, bản thân học viên ham mê điện tử. 10 8. Trần Lâm Khang: say mê nhạc (quên cả việc học). 9. Bùi Duy Anh: thường xuyên ngủ trong lớp (bệnh ngủ). 10.v.v… Bước 6: Phân loại nhóm học viên, hướng dẫn cán sự lớp và tổ trưởng làm việc trong giờ sinh hoạt lớp - Dựa theo đặc điểm về học lực, tính cách, năng lực, sở thích,…(dựa vào phiếu điều tra HV) để phân loại HV từ đó đưa ra các phương án cho công tác chủ nhiệm của mình, có như vậy công tác chủ nhiệm mới sát tình hình thực tế và đạt hiệu quả cao. - Kết hợp với giáo viên bộ môn, Hội phụ huynh và các đoàn thể (Đoàn Thanh niên) để giáo dục giúp đỡ học viên, nắm bắt được tình hình diễn biến hàng ngày của lớp. - Đến tiết chủ nhiệm đầu tiên, tôi tập cho Lớp trưởng trình bày tình hình của lớp (mặt mạnh, mặt yếu), tôi cho lớp đóng góp ý kiến bổ sung, còn giáo viên chủ nhiệm chốt lại. + Cho các tổ trưởng lên thông qua kết quả chấm điểm thi đua của từng thành viên lên trên bảng cho các học viên theo dõi kết quả của mình (bảng lớp chia làm 6 cột: 4 cột cho 4 tổ; 1 cột cho lớp trưởng ghi chép; 1 cột phân công trực nhật). + Các tổ viên góp ý kiến về kết quả của mình và của các học viên khác. + Chốt kết quả chấm điểm. + Lớp phó lao động phân công trực nhật dựa vào số học viên bị loai yếu trong tuần. + Nội dung bảng chấm điểm của tổ như sau: Tuần:…… từ ngày …… đến ngày ….. Tổ:…… TT Đi Không Không Vi Vắng Vắng Vắng Cúp Tóc Hút Vô Điểm Điểm Nói Họ tên học đồng trực phạm CC ( KP (- CP (- tiết (dài (- thuốc lễ(- tốt(+ xấu chuyện học viên trễ (- phục nhật (- khác -10) 15) 2) 10) 10) (-50) 50) 5,10) (-5) (-5) 5) (-10) 15) (-10) Điểm cộng Điểm Điểm khác( ban Xếp còn điểm đầu loại lại của (=60) Đoàn) Ghi chú: Điểm cộng hoặc trừ ở bảng trên là cho mỗi lần và điểm ban đầu là số điểm của 6 ngày học trong tuần ( mỗi ngày 10 điểm). Ví dụ: mỗi lần vi phạm vắng không phép -15 điểm, nếu vắng 3 lần: -15 x 3 = -45 điểm,… Tổng điểm bị trừ: Tổng điểm còn lại: Điểm xếp loại: từ: 50 – 60: Tốt 30 – 39: Trung bình 40 – 49: Khá < 30: Yếu 11 - Sau khi xếp loại hàng tuần, cuối tháng các tổ trưởng cộng điểm các tuần và chia cho số tuần sẽ ra điểm trung bình của tháng. Từ đó làm cơ sở xếp loại hạnh kiểm tháng (cũng theo thang điểm xếp loại tuần); - Tương tự dùng để xếp loại học kỳ (lấy tổng điểm trung bình 4 tháng/4 = học kỳ). Như vậy, kết quả của mỗi thành viên trong lớp được hiển diện trên bảng, sau đó cho các em ý kiến nếu sai ta sẽ điều chỉnh. Qua đó các em có thể thấy được sự rèn luyện của mình trong tuần, tháng, học kỳ tạo ra khuyến khích thi đua giữa các học viên và giữa các tổ với nhau. Từ đó, các em có thể phấn đấu vươn lên. (Chú ý: học viên rất muốn công bằng như vậy, thông qua chấm điểm này ta đã làm được điều học viên mong muốn). Do dó, giờ sinh hoạt lớp rất sôi nổi và không nhàm chán. Cũng từ bảng này, ta có cơ sở để phê bình trước lớp hoặc khiển trách dưới cờ,… thì học viên sẽ tâm phục khẩu phục và như vậy ta đã thấy sự giáo dục của mình đã bước đầu đạt hiệu quả. Với điều này, tôi đã thực hiện qua nhiều năm làm chủ nhiệm thấy đạt kết quả tốt do đó tôi tiếp tục duy trì cho đến nay. Sau mỗi tuần, tháng thư kí tổng hợp lại và xếp loại từng tổ (theo mẫu hướng dẫn) và đọc ra trước lớp để các tổ thấy được kết quả thi đua của tổ mình và tổ bạn. Như vậy ta đã tạo được sự thi đua giữa các tổ thật sự sôi nỗi và có hiệu quả rất tốt trong công tác giáo dục. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP (các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề) Để làm tốt công tác chủ nhiệm ở TTGDTX thì ta phải hiểu chức năng nhiệm vụ của GVCN là gì? Đối tượng của ta là ai và như thế nào? Đối với giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi hiểu được: mình là trụ cột và linh hồn của lớp, là người đáng tin cậy dẫn dắt, định hướng và giáo dục giúp đỡ học viên của mình vươn lên để tự hoàn thiện và phát triển nhân cách một cách đúng đắn. Vì vậy, tôi luôn tự rèn luyện mình cho xứng đáng là tấm gương tốt cho học viên noi theo, luôn biết kết hợp với các cơ quan đoàn thể trong và ngoài Trung tâm để giáo dục hoc viên, là người dẫn dắt các học viên tham gia vào các công tác xã hội, từ thiện. Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là người tự tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hiểu được sự biến đổi về tâm lý, lối sống, hành vi của học viên nhất là học viên cá biệt để có kế hoạch giáo dục hợp lý. Giáo viên chủ nhiệm phải là người có năng lực về chuyên môn, năng lực về sư phạm, biết khơi dậy lòng tự trọng của học viên, nắm được diễn biến tâm lý của 12 học viên để có hành động kịp thời trên cơ sở tôn trọng nhân cách của các em. Cụ thể như sau: 1. Việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm: bản thân tôi đã thực hiện những nội dung sau: - Lên kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, cả năm dựa trên kế hoạch của Trung tâm và kế hoạch của Đoàn thanh niên, Chữ thập đỏ, Công đoàn, đặc điểm tình hình cụ thể của lớp. - Trong sổ chủ nhiệm thể hiện rõ kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, kết quả đạt hay chưa đạt để tìm ra hướng điều chỉnh cho phù hợp như vậy nhiệm vụ chủ nhiệm mới có kết quả. - Thu thập thông tin của lớp (học viên khá giỏi, yếu kém, cá biệt, hoàn cảnh cụ thể của học viên). - Phân loại nhóm học viên dựa trên học lực, hạnh kiểm và tính cách để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cho phù hợp. - Tìm hiểu và tham khảo một số phương pháp của đồng nghiệp để bổ sung cho kế hoạch của mình được hoàn chỉnh. - Xây dựng tổ, nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ các học viên yếu kém về học lực. Trong lớp đã tổ chức được cán sự bộ môn (Toán, Lý, Hóa, văn) giải bài tập trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ và trong giờ sinh hoạt nhóm (học viên giỏi, khá giúp đỡ các học viên yếu kém). Những năm tôi làm chủ nhiệm việc này rất có kết quả. Tuy nhiên hơi vất vả vì phải theo dõi chặt chẽ thường xuyên, đòi hỏi người chủ nhiệm phải có tâm và nhiệt tình với nghề nghiệp. Cụ thể đội ngũ cán sự lớp tôi đã chọn các học viên có năng khiếu về các môn như môn Toán: Nguyễn Quốc Việt; môn Lý: Nguyễn Thanh Tùng; môn Hóa và văn: Nguyễn Thị Mai Thi. Có khi cả ba em này cùng hợp tác với nhau để giảng bài tập cho lớp. - Trong kế hoạch còn có mục ghi chép lưu giữ các kết quả rèn luyện của học viên để theo dõi sự tiến bộ của học viên. 2. Việc quản lý học viên: bản thân tôi đã tiến hành như sau: - Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện nội quy của từng học viên: theo dõi tình hình đi học, nghỉ học, cúp tiết và các việc khác. Muốn vậy, tôi phải đi sớm trước 15 phút để kiểm tra, có khi cùng tham gia sinh hoạt lớp, tập hát đầu giờ cho lớp, hướng dẫn cán sự lớp sinh hoạt đầu giờ như thế nào cho khoa học. - Theo dõi việc sinh hoạt đầu giờ của lớp. - Theo dõi việc chấm điểm thi đua của tổ trưởng có chính xác hay không (so sánh việc cộng trừ điểm từng thành viên của tổ trưởng với ghi chép của mình và Đoàn có khớp không nếu không ta có sự điều chỉnh kịp thời). 13 - Báo cáo tình hình vi phạm nội quy của học viên cho phụ huynh, nếu học viên nào vi phạm nhiều thì mời phụ huynh lên làm việc và cho học viên đó viết cam kết. Để làm điều này có kết quả thì bản thân tôi phải theo dõi chặt chẽ từng học viên, tìm hiểu nguyên nhân vi phạm của học viên, khơi dậy lòng tự trọng của học viên để họ hiểu và cố gắng tu dưỡng và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực. Đồng thời phải nắm được tâm lý học viên đó và phải biết phối hợp với các tổ chức đoàn thể,đồng nghiệp và bạn bè của học viên để cùng giáo dục. Cũng có khi ta phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng học viên. - Trong chủ nhiệm cũng có khi phát sinh những tình huống ngoài ý muốn không theo một quy trình nào như có một học viên tên là Nguyễn Như Uyên là một học viên ngoan nhưng có một lần em ấy cãi lại thầy giáo (thầy ghi sổ đầu bài vô lễ với giáo viên). Những trường hợp như vậy phải thật bình tĩnh, tìm hiểu chính xác từ hai phía giáo viên bộ môn, học viên đó và bạn bè trong lớp rồi mới tìm cách chỉ ra khuyết điểm của học viên này nếu không sẽ phản tác dụng giáo dục bởi vì không phải lúc nào học viên cũng sai và giáo viên lúc nào cũng đúng. - Để quản lý học viên tốt không phải lúc nào ta cũng luôn có mặt trên lớp. Vậy ta phải sử dụng đội ngũ cán bộ lớp và Đoàn. Những ngày tôi không có trên lớp thì giữa tôi và ban cán sự lớp, Đoàn thường liên lạc với nhau vào giờ ra chơi bằng điện thoại. Như vậy mặc dù khôn có mặt trên lớp nhưng tôi vẫn nắm bắt được tình hình của lớp. - Đối với đội ngũ cán bộ lớp, Đoàn ta phải chịu khó đào tạo, giáo dục họ làm việc theo cách của mình. Do đó, chỉ cần mình nói ít nhưng các em đó hiểu ngay cô cần gì là họ thực hiện rất tốt đúng ý đồ của mình (chú ý: nếu họ làm sai điều gì thì ta không nên phê bình trước lớp mà tìm ra lý do gì đó để phê bình nhẹ nhàng đừng làm mất uy tín trước lớp vì cán bộ lớp mà mất uy tín thì rất khó làm việc, ta chỉ cần nhắc nhở góp ý chân thành là các em đó sẽ hiểu ngay. - Hướng dẫn lớp trưởng điểm danh hàng ngày vào sổ sau đó sao qua phiếu điểm danh hàng tháng, cuối tháng nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm. - Trong cặp của giáo viên chủ nhiệm khi nào cũng có sổ chủ nhiệm và địa chỉ liên lạc của phụ huynh để khi cần ghi chép và liên lạc với phụ huynh là có ngay. Nhờ vậy, ta giáo dục rất kịp thời vì có những vấn đề nảy sinh như học viên đánh nhau, cúp tiết,… là ta báo cho phụ huynh hoặc mời phụ huynh lên làm việc rất kịp thời nhờ vậy ngăn chặn được những tình huống xấu xảy ra sua đó. - Cuối mỗi tháng giáo viên chủ nhiệm công bố số ngày nghỉ không phép và có phép cho mỗi học viên. 14 - Mỗi lần phê bình, kiểm điểm học viên cần ghi chép lại (ngày tháng, sự việc, hướng khắc phục,…) để theo dõi xem học viên có chuyển biến tích cực hay không, nhanh hay chậm để kịp thời điều chỉnh. 3. Việc quản lý học tập của học viên: - Đây là công việc nhìn vào là đơn giản nhưng rất phức tạp, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần phải nhiệt tình, chịu khó và biết kết hợp với giáo viên bộ môn, biết hướng học viên vào việc học, khích lệ thi đua học tập. Để làm được điều này, bản thân tôi lên kế hoạch như sau: + Xác định mục tiêu và ý nghĩa của việc học tập cho học viên. + Kiểm tra điểm danh hàng tuần, sách giáo khoa, vở ghi chép của học viên nhất là những học viên bị giáo viên bộ môn ghi sổ đầu bài là không chép bài. + Phân loại học lực của học viên. + Theo dõi tình hình học tập của học viên yếu kém (thông qua điểm số ở giáo viên bộ môn). + Báo cáo tình hình học tập cho phụ huynh biết những học viên có học lực yếu kém để cùng với phụ huynh tìm phương pháp giúp đỡ. + Lên kế hoạch phân công cho học viên khá, giỏi giúp đỡ học viên yếu kém (xây dựng được nhóm học tập, giúp nhau vào buổi tối tại Trung tâm). Tôi thấy có tác dụng rất tốt thể hiện tình đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập của các học viên. + kết hợp với giáo viên bộ môn xây dựng cho học viên được phương pháp học tập cho từng bộ môn. + Kết hợp với giáo viên bộ môn để nắm rõ tình hình học tập của học viên để có kế hoạch bồi dưỡng. + Cuối học kỳ báo cáo kết quả học tập cho phụ huynh rõ thông qua phiếu liên lạc có phản hồi của phụ huynh. + Động viên những học viên có học lực khá, giỏi tham gia vào đội tuyển dự thi học viên giỏi của Sở. + Tuyên dương dưới cờ học viên có điểm tốt trong tuần. Nhờ vậy mà học viên luôn có sự cố gắng thi đua với nhau trong học tập để giành nhiều điểm tốt (công tác này rất có hiệu quả động viên, khích lệ tinh thần học tập của học viên). 4. Việc giáo dục học viên cá biệt: - Để cảm hóa được học viên cá biệt, bản thân tôi phải hòa nhập với học viên, nắm bắt được những biến đổi tâm lý, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học viên thông qua bạn bè, phụ huynh của học viên hoặc nói chuyện riêng với học viên. Có thể nói, bản thân mình đã trở thanh người bạn tri kỷ của học viên thì khi đó học viên mới mở lòng với mình được (lời nói của mình phải có sức thuyết phục và cuốn hút). 15 - Ví dụ: Năm học 2013-2014, lớp tôi có những học viên rất cá biệt: + Em Nguyễn Thành Luân, giáo viên chủ nhiệm của những năm trước hỏi gì cũng không trả lời, phê bình cũng im lặng không phản ứng. Đến năm lớp 12 tôi chủ nhiệm, tôi tìm cách tiếp cận học viên này mới hiểu ra rằng em này cũng rất bình thường như những em khác, tuy nhiên do giáo viên chủ nhiệm trước đó phê bình sai nên em tỏ thái độ như vậy (đó là sự phản ứng không hợp tác). + Em Nguyễn Công Thảnh cũng cá biệt, khi bị giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phê bình là em cãi lại dù đó là phê bình đúng (nhiều giáo viên bộ môn đã ghi sổ đầu bài rằng em vô lễ) từ đó em này ì ra không chịu hợp tác với bất kỳ giáo viên nào. Tôi nói thật lúc đầu tôi cảm thấy không thể giáo dục được em này, đã phê bình trước lớp nhiều lần, khiển trách dưới cờ, mời phụ huynh làm cam kết, rồi cảnh cáo trước trường nhưng vẫn chưa thấy có chuyển biến, chỉ còn một tuần nữa là làm biên bản đuổi học. Nhưng tôi cảm thấy mình nên thử thêm một lần làm việc với em này xem sao. Khi này, em mới tâm sự thật “cô ơi, mỗi lần em cãi lại cô, thầy sau đó em biết là mình đã sai nhưng vì em rất nóng tính, ngay cả ba em cũng bị em cãi lại nhiều lần, ba em cũng bất lực với em cô ạ. Bây giờ cô đuổi học em cũng đúng thôi, em không phàn nàn hay ân hận chút nào cả. Em chỉ mong cô hiểu cho em, em không muốn vậy đâu.” Tôi suy nghĩ vậy em này còn có thể giáo dục được, do đó tôi đổi cách giáo dục và thấy có kết quả: em ấy đã thay đổi được hành vi của mình. Đối với những đối tượng này, ta phải tỏ thái độ yêu thương thật sự, từng bước dẫn dắt, nói nhẹ nhàng, sửa từng tí một và kết quả cuối năm em đó rất cố gắng và thi đậu tốt nghiệp (suýt chút nữa ta đã làm mất đi một học viên rồi, không biết điều gì xảy ra đối với học viên này). + Em Lê Văn Diện ở đầu học kỳ I, thầy giáo dạy môn vật lý phê bình em trước lớp vì nói chuyện riêng nhiều lần. Em phản ứng lại bằng cách cãi tay đôi và đòi đánh thầy rồi nghỉ học luôn. Lớp trưởng báo cho tôi liền qua điện thoại, tôi lập tức có mặt ngay (trước khi đó em đang chuẩn bị ra về), tôi gọi em lại và hỏi đầu đuôi sự việc. Em ấy kể lại, sau đó tôi phân tích kỹ cho em thấy rõ cái sai của mình và em ấy nhận ra được điều mình làm là không đúng, tiếp theo tôi hỏi “vậy em có muốn học nữa không?”. Em trả lời “dạ muốn”. Tôi nói “nếu muốn học thì em phải tự tìm thầy xin lỗi và xin thầy tha thứ”. Nghe lời tôi em ấy đã đi xin lỗi thầy giáo bộ môn. Sau đó, tôi theo dõi thấy em ấy có rất nhiều tiến bộ trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức. Cuối năm học, em đã thi đậu tốt nghiệp. Một ngày nọ, em tìm gặp tôi và nói với tôi rằng “Cô ơi! Em cám ơn cô nhiều lắm. Nếu ngày đó cô không đến kịp để phân tích điều hay lẽ phải, khích lệ động viên em thì không biết em bây giờ như thế nào nữa?”. Chỉ bấy 16 nhiêu đó thôi thì tôi cũng càm thấy mãn nguyện rồi. Do đó, đối với học sinh cá biệt nếu có thể thì nên cho các em cơ hội sửa sai không những một lần, hai lần mà nhiều lần miễn là em đó còn niềm tin ở ta và ta còn niềm tin ở em đó, đừng nên quá khắt khe mà nên mở rộng lòng đón nhận cả những điều tốt và điều chưa tốt ở học viên của mình. Vì tôi nghĩ rằng quá trình giáo dục một học viên không phải ngày một ngày hai mà là lâu dài và khó khăn.Đừng để học viên mình rời khỏi môi trường giáo dục khi đang độ tuổi giáo dục tại nhà trường. Vì đuổi một học viên ra khỏi môi trường giáo dục không biết tương lai họ sẽ như thế nào? Cũng có thể trở thành một con người hư hỏng thì sao? Nên ta phải đắn đo suy nghĩ cho kỹ càng trước khi hành động. - Còn trong năm học này, cũng có những học viên cá biệt như em Nguyễn Đình Minh, Lê Kim Long, Trương Châu Tâm,… cũng có những hành vi tương tự. Ở đây tôi xin nêu ra hai trường hợp cụ thể sau: + Em Lê Kim Long mặc bệnh tự kỷ rất khó giáo dục, thường xuyên đi trễ, muốn học thì đi học, không muốn thì nghỉ, không nói, hỏi không trả lời, nếu phê bình là nghỉ luôn. Có lần thầy giáo dạy Hóa cho điểm 0 là em ấy nghỉ luôn các buổi học có tiết Hóa. Tôi mời phụ huynh lên tìm hiểu thêm tâm lý của em này để dễ giáo dục. Đối với trường hợp này, chúng ta không được nói nặng và phê bình nhiều mà phải nói nhẹ nhàng, nếu có chút cố gắng phải khen kịp thời, động viên thì sẽ có kết quả tốt. Ví dụ như em thường xuyên đi trễ, khi có lần em đi học đúng giờ tôi khen Long hôm nay đi học đúng giờ tốt quá thế là gần như sau đó em đi học đúng giờ. + Em Nguyễn Đình Minh gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly thân, em này khi thì ở với bố, khi thì ở với mẹ nên tâm lý em này không được ổn định. Trước đây, em học ở ngoài Bắc đã bị đuổi học mấy lần rồi, bây giờ vào đây cũng có thái độ bất cần ai, vi phạm nội quy nhiều lần như phê bình trước lớp, dưới cờ, mời phụ huynh làm cam kết nhưng chưa có sự chuyển biến. Sau đó, vào giờ sinh hoạt lớp, tôi phê bình em, lúc đầu em không nói gì sau đó tự nhiên đứng dậy nói một câu thôi “Cô cho em nghỉ học luôn đi” rồi ôm cặp ra về. Khi đó, tôi cũng bất ngờ không biết nói gì cả. Hết giờ, tôi gọi điện thoại mời phụ huynh lên thông báo thì phụ huynh cũng chấp nhận. Tôi chỉ nói một câu là: “Nếu em ấy còn muốn học thì đến gặp cô chủ nhiệm”. Sáng ngày mai, em tự động đến gặp tôi và xin tiếp tục được học lại. Khi này, tôi mới phân tích cho em rõ những hành động sai trái thì em nói rằng “Em suy nghĩ kỹ rồi cô ạ, em biết em sai, cô hãy tha lỗi và cho em cơ hội để sửa sai nha cô”. Tôi đồng ý và qua thời gian theo dõi, tôi thấy em ấy đã có sự chuyển biến tích cực. 17 - Đối với học viên cá biệt đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải hết sức kiên trì, tìm lời lẽ thích hợp để nói chuyện tâm tình, không nhất thiết phải phê bình nhiều trước lớp, trước tập thể (có khi phản tác dụng) mà chỉ cần cô trò nói chuyện riêng thì tác dụng giáo dục rất cao, điều này tôi đã áp dụng nhiều và thấy có kết quả. - Như vậy, phê bình học viên cũng là một nghệ thuật. Ta thường nói “mềm nắm, rắn buông” hoặc “trời không nghe đất thì đất phải nghe trời” phải không các bạn đồng nghiệp? Sau mỗi lần giáo dục một học viên cá biệt tôi đều ghi chép lại để rút kinh nghiệm cho lần sau nếu gặp phải tình huống tương tự. 5. Việc giáo dục tính kỷ luật của học viên: - Đối với bản thân tôi phải gương mẫu thực hiện kỷ luật tốt như ra vào lớp đúng giờ cũng như việc thực hiện các nội quy khác phải tốt để trở thanh tấm gương cho học viên noi theo, nói và làm đi đôi với nhau, gương mẫu trong công tác và các phong trào thi đua. - Đối với học viên, xây dựng cho học viên tính kỷ luật, thực hiện tốt nội quy của Trung tâm, của lớp như đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, vệ sinh lớp đúng giờ, sạch sẽ. Đối với học viên bị xếp hạnh kiểm từ trung bình trở xuống đều bị phạt trực lớp (có theo dõi chặt chẽ), qua đây học viên sẽ thấy được khuyết điểm của mình và góp phần rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần lao động cho học viên. Bản thân tôi thấy việc làm này của mình rất có kết quả vì học viên dễ dàng nhận khuyết điểm và làm việc tích cực. Tuy nhiên, không phải học viên nào cũng vậy mà có một số học viên cũng ì ra thì ta phải kịp thời chuyển cách khác miễn là các em nhận ra được khuyết điểm của mình để khắc phục. 6. Việc giáo dục tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau: - Đối với giáo viên chủ nhiệm: bản thân tôi hiểu chính mình là trung tâm của sự đoàn kết gắn bó của các thành viên trong lớp. Vì vậy mình phải gương mẫu, tập hợp học viên bên mình tạo thành một khối thống nhất biết yêu thương giúp đỡ nhau. Tôi thường dạy học viên của mình theo lời Bác Hồ dạy "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công" và tôi lấy ví dụ so sánh "một bó đũa thì không thẻ bẻ gãy nhưng nếu lấy ra từng chiếc thì sẽ dễ dàng bẻ gãy". Bản thân tôi đã dạy cho học viên của mình phải có lòng nhân ái. Do đó, bản thân phải có lòng nhân ái, lòng bao dung và vị tha. Muốn vậy thì giáo viên chủ nhiệm phải đi đầu. Ví dụ: trong lớp có học viên khó khăn thì tôi kêu gọi các học viên trong lớp giúp đỡ tiền để đóng học phí, như vậy mình là người đầu tiên đóng góp tuy không nhiều nhưng học viên sẽ noi theo. GVCN còn hướng dẫn học viên của mình biết giúp đỡ nhau trong học tập như học viên khá giỏi giúp đỡ học viên 18 yếu kém. Hoặc thông qua các phong trào thi đua ta đã xây dựng được cho học viên của mình tình đoàn kết gắn bó yêu thương và giúp đỡ nhau trong công việc. - Đối với học viên: trong lớp tôi đã xây dựng được sự thống nhất yêu thương, giúp đỡ nhau như: lớp đã đóng góp tiền để đóng học phí cho một học viên khó khăn và giúp đỡ một học viên có bố mẹ bị bệnh nặng, tặng được 4 phần quà cho học viên nghèo ăn tết mỗi phần 300.000 đồng và tham gia tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện như đóng góp tiền ủng hộ bão lụt, chất độc da cam và hiến máu nhân đạo... 7. Việc thực hiện các phong trào thi đua: - Để đưa phong trào thi đua của lớp lên cao, bản thân tôi đã dựa vào kế hoạch hoạt động của các đoàn thể, Trung tâm để đề ra kế hoạch chi tiết cho lớp mình như các phong trào thi đua nhân ngày 20/11, 26/3, 8/3,...; các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt (ngày học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt), tập san, văn nghệ; các phong trào thể thao chào mừng ngày 20/11, 26/3,...; thi nữ công gia chánh nhân ngày 8/3;... Tất cả các phong trào đó, tôi chỉ đạo học viên làm và bản thân cũng tham gia để nhằm mục đích động viên các em làm tích cực hơn và hòa nhập với các em để các em cam nhận sự thân thiện như một gia đình. Qua đây cũng là lúc ta giáo dục kĩ năng sống cho học viên có hiệu quả cao nhất. - Các hoạt động này đều có sự phân công cho từng thành viên phụ trách. Cụ thể: + Nề nếp: Lớp trưởng phụ trách chung; + Tập san: Lớp phó phụ trách chung và một nhóm học viên có năng khiếu viết, vẽ (gồm:...); + Văn nghệ: Lê Trình phụ trách chọn đội văn nghệ và chọn bài hát; + Thể thao: Nguyễn Thanh Tùng phụ trách chọn đội tuyển. (Như vậy phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên cũng là ta đã dạy cho các em kỹ năng sống). - Tất nhiên vai trò của giáo viên chủ nhiệm là chỉ đạo và theo dõi, đôn đốc và góp ý để hoàn tất các hoạt động. - Sau mỗi đợt thi đua đều có khen thưởng 20/11, sơ kết học kỳ I, 26/3. Cụ thể: + 20/11 khen thưởng các học viên sau đây có thành tích tốt trong học tập và các phong trào của lớp: 1) Mai Thị Thu Giang 2) Nguyễn Thị Minh Hợp 3) Nguyễn Thị Mai Thi 4) Nguyễn Quốc Việt 5) Nguyễn Thanh Tùng + Sơ kết học kỳ I: 1) Nguyễn Quốc Việt đạt danh hiệu hoc viên giỏi 2) Mai Thị Thu Giang đạt danh hiệu hoc viên tiên tiến 3) Nguyễn Thị Mai Thi đạt danh hiệu hoc viên tiên tiến 19 4) Nguyễn Thanh Tùng đạt danh hiệu hoc viên tiên tiến 8. Việc giáo dục học viên qua các hoạt động khác: - Giáo dục tham gia an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục kỹ năng sống cho học viên. Đây là công việc giáo dục hàng ngày vì vậy bản thân tôi luôn nhắc nhở, giáo dục và kiểm tra việc thực hiện nội quy của học viên. Bản thân mình cũng phải luôn gương mẫu để học viên noi theo. Ví dụ: để giáo dục vệ sinh môi trường trước tiên mình giáo dục thông qua hành động như nhặt rác bỏ vào thùng rác hoặc lấy khăn lau cửa phòng học, quét mạng nhện,... Tuy đó là việc làm rất nhỏ nhưng lại có tác dụng giáo dục rất nhiều so với nói nhiều mà không làm. Trong công tác chủ nhiệm việc "khen - chê" cũng rất cần thiết có tác dụng tốt nếu như ta làm đúng và kịp thời thì sẽ dễ dàng khuyến khích được tinh thần học tập và rèn luyện của học viên. Để làm được điều này tôi đã tiến hành như sau: trong giờ sinh hoạt lớp, sau khi nhận xét hoạt động của lớp trong tuần thì tôi tiến hành tuyên dương những học viên có điểm tốt, thái độ tốt, hoạt động tốt trong tuần, có ghi biên bản tuyên dương trước cờ vào thứ hai đầu tuần; còn những học viên bị vi phạm thì phê bình kiểm điểm trước lớp, nếu nặng hơn thì khiển trách dưới cờ (mời phụ huynh) hoặc cảnh cáo dưới cờ, những học viên bị hạnh kiểm yếu và trung bình trong tuần thì phạt trực nhật. Như vậy để làm giáo viên chủ nhiệm giỏi thì thật là khó vì không những đòi hỏi giáo viên đó phải có phẩm chất nghề nghiệp tốt, năng lực chuyên môn cao mà còn phải biết phối hợp với các cơ quan đoàn thể, phụ huynh, và học viên; phải biết tổ chức các hoạt động giáo dục; phải có kỹ năng giao tiếp; phải biết xây dựng kế hoạch; phải biết học hỏi không những đồng nghiệp mà học hỏi ngay cả chính học viên của mình để từ đó có thể rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, bổ sung những thiếu sót trong quá trình làm chủ nhiệm lớp. Mỗi năm tích lũy một ít và chỉ có qua vận dụng thực tế với học viên có những đặc điểm khác nhau trong các tình huống khác thì giáo viên chủ nhiệm mới có những trải nghiệm sâu sắc, rút ra được kinh nghiệm nghề nghiệp cho mình. Trên đây là những sáng kiến trong công tác chủ nhiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình làm công tác giáo dục của mình, có thể có điều chưa được tốt như của quí thầy cô đồng nghiệp mong quí thầy cô bỏ qua. Mong rằng với sáng kiến của tôi có thể góp được một phần nào đó trong sự nghiệp "trồng người" của quý thầy cô và sự nghiệp giáo dục chung của nước nhà. Chúc quí thầy cô những người đồng nghiệp của tôi thật nhiều sức khỏe, thành công, gặp nhiều niềm vui và luôn được bình an trong cuộc sống. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Nhờ áp dụng các kinh nghiệm chủ nhiệm này mà đã đem lại những kết quả đáng khả quan như sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng