Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn biện pháp dạy môn tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số...

Tài liệu Skkn biện pháp dạy môn tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số

.PDF
27
1715
109

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. A. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Năm học 2013 – 2014 thực hiện đổi mới chương trình thay sách giáo khoa bậc Tiểu học đã hơn 10 năm ( 2002 – 2013 ). Cùng với vấn đề trên thì mục tiêu giảng dạy trong nhà trường có nhiều đổi mới cả về chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy và học để phù hợp với xu thế chung. Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy, hình thức tổ chức còn có nhiều nguyên nhân cả khách quan cũng như chủ quan dẫn đến việc bất cập chưa theo kịp xu thế. Chúng ta ai cũng biết tiếng Việt ảnh hưởng rất lớn đến trình độ học Toán và các môn học khác. Vì vậy phải làm thế nào để rèn kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh như: nghe, nói, đọc, viết . . . nhằm giúp các em sử dụng tiếng Việt có hiệu quả trong học tập giao tiếp hằng ngày tốt hơn. Theo quan điểm của triết học Mác – Lê Nin thì “Ngôn ngữ là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội; . . . ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lí, tư duy của con người và xã hội loài người.” Trong thực tế hiện nay việc dạy và học môn Tiếng Việt vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc, đặc biệt ở phân môn Tập Đọc cả về phía giáo viên và học sinh. Mỗi giờ dạy Tập Đọc là mỗi giờ giáo viên phải vất vả, khó khăn để truyền thụ kiến thức cho các em, mà đa số đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số. Cùng với thực hiện đổi mới chương trình thay sách giáo khoa, nên việc giảng dạy vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Bởi nếu chỉ đổi mới về nội dung, chương trình sách giáo khoa mà không ngừng đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới phù hợp với mục tiêu bài giảng thì hiệu quả không cao. Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và Lớp 3 nói riêng. Người giáo viên áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Việt. Giữ đúng vai 1 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. trò là người thiết kế, chỉ đạo các hoạt động học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và đạt được mục tiêu của mỗi bài tập đề ra. - Giúp học sinh phát huy tích cực, tự giác chủ động tìm tòi, khám phá nội dung bài học. Học sinh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Việt với chính bản thân, với đời sống gia đình, với sự phát triển của xã hội và đất nước. - Giúp học sinh có kỹ năng đọc diễn cảm, vận dụng thực hành nội dung kiến thức môn Tiếng Việt vào thực tế cuộc sống của bản thân và gia đình, biết thực hiện nếp sống văn hóa. Qua quá trình dạy học thực tế và theo chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và cụ thể Tập Đọc từ lớp 1 đến lớp 5 nói riêng. Trong quá trình công tác và giảng dạy ở vùng đồng bào đa số là người dân tộc Hre. Tôi đã nhận thấy việc nói và viết tiếng Việt của các em còn sai nhiều, đặc biệt là đọc thế nào viết thế đó. Sử dụng từ và đặt câu còn gặp nhiều khó khăn, với ngôn ngữ còn nghèo nàn nên khi nói và viết chưa lưu loát, sai lỗi còn nhiều. Một số ( rất ít ) các em đã học xong lớp 1; 2 vẫn chưa biết đọc, chưa biết viết; tệ hại hơn có em đã hoàn thành chương trình bậc Tiểu học vẫn chưa biết đọc. Từ đó tôi nhận thấy một số điều (chung ) bất cập sau: - Học sinh học hết lớp 1 vẫn chưa biết đọc. - Học sinh đọc rất yếu ( đọc còn phải đánh vần và đọc chậm ). - Học sinh phát âm còn sai nhiều. - Học sinh đọc ngắt, nghỉ hơi chưa đúng chỗ. - Học sinh chưa hiểu các từ ngữ trong văn bản, nhất là các từ ngữ mới. - Nội dung bài Tập Đọc khá dài, trong khi đó học sinh đọc chậm dẫn đến trong 40 phút rất khó cho giáo viên hoàn thành bài dạy. - Học sinh còn đọc vẹt ( đọc theo giáo viên, theo bạn mà một lúc sau không đọc được, không hiểu nội dung bài đọc ). Trong khi đó Tập đọc là phân môn rất quan trọng trong chương trình bậc Tiểu học. Nó là một công cụ tư duy giúp học sinh diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và đúng nghĩa. Nếu học tốt bộ môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các 2 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. phân môn của bộ môn Tiếng Việt, như giúp thêm cho phân môn Tập Làm Văn – vế câu sẽ trau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc; biết sàng lọc để viết thành những câu văn hay trong bài. Nó còn giúp cho phân môn Chính Tả như viết đúng, ít lỗi hơn. Trong phân môn Kể Chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn. v.v. Rất nhiều bài Tập Đọc ở tất cả các lớp là ngữ liệu dạy học cho các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Chính vì kỹ năng đọc các em còn rất yếu, dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Cụ thể: Năm học 2011- 2012 tôi trực tiếp giảng dạy lớp 3, qua khảo sát chất lượng đầu năm của lớp tôi, với phân môn Tập Đọc là: - TSHS: 27 em ( 100% các em là người dân tộc Hre ), trong đó: + Biết đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: chiếm 14.8%. + Đọc ở mức trung bình; chưa nắm được nội dung bài: chiếm 74.1%. + Chưa biết đọc: chiếm 11.1%. Dựa vào thực tế của lớp, tôi nhận thấy các em còn học rất yếu về phân môn Tập Đọc, kéo theo các môn học khác các em cũng không thể học tốt được. Làm thế nào để dạy cho các em viết được, đọc được, đến đọc thông viết thạo và hiểu được nội dung của bài Tập Đọc. Đây là vấn đề đang được Xã hội; ngành giáo dục và đặc biệt là những giáo viên trực tiếp giảng dạy đối tượng học sinh là người đồng bào dân tộc, quan tâm. Chính vì lẽ đó, ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu kĩ chương trình, mục tiêu cần đạt được đối với môn học để có hướng và biện pháp phù hợp trong giảng dạy phân môn Tập Đọc, nhằm nâng cao hiệu quả nhất. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài này. 3 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. B. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Đặc điểm tâm, sinh lí - Ở lứa tuổi này cơ thể của các em phát triển khá hoàn thiện, bộ máy cấu âm cũng khá hoàn chỉnh. Song đặc điểm tâm, sinh lí nổi bật của các em là: + Còn ham chơi: Vì các em chưa quan tâm đến việc học tập và do phong tục tập quán của người dân, khi cần các em có thể bỏ học nhiều ngày để đi chơi. Nhiều em đến lớp chỉ với mục đính đơn giản là có nhiều bạn để chơi. + Rụt rè, nhút nhát: Cho dù các em đã học đến lớp 3, đã quen với trường lớp, bạn bè, thầy cô, nhưng các em vẫn không tự tin vào mình. Trong học tập, thầy cô hỏi thì cứ ngồi lì một chỗ không dám đứng lên trả lời cho dù các em đã biết câu trả lời. Nhiều em thấy thầy, cô đến nhà là bỏ chạy, thấy thầy cô là trốn + Ngại đến trường vì xấu hổ : Nhiều em không dám đến trường đơn giản chỉ vì là không có quần áo mới để mặc, không có cặp sách mới,…sợ các bạn chê cười. Mặt khác, nhiều em do học lực yếu nên luôn bị áp lực và rồi cũng không đến trường ( trường hợp này là rất nhiều ). + Bỏ học để đi làm giúp đỡ gia đình: Kinh tế gia đình của các em đa phần là khó khăn nên việc đi làm nương rẫy đã ăn vào máu thịt của các em từ khi các em đang nằm trên lưng mẹ. Vì vậy nhiều em bỏ học dài ngày để đi làm: Chăn trâu, giữ em, thả lưới, kiếm củi,… + Gầy yếu do suy dinh dưỡng: Nhiều học sinh lớp 3 nhưng thể lực còn yếu, cơ thể phát triển chậm, do gia đình các em còn khó khăn nên việc ăn uống của các em không đảm bảo dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Mặt khác, việc ăn ở của các em còn thiếu vệ sinh nên mắc nhiều bệnh tật. 2. Đặc điểm nhận thức - So với học sinh lớp 3 vùng thuận lợi thì trình độ nhận thức của học sinh lớp 3 4 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. ở vùng bản còn rất hạn chế, tư duy còn phiến diện. Các em chưa (hoặc rất ít) phân tích, khái quát hoá vấn đề mà trong khi đó các bài học của các em đều yêu cầu các thao tác tư duy đó. - Đặc điểm nổi bật trong nhận thức của các em là: + Chưa nhận thức đúng vấn đề học tập: Đây là do lịch sử để lại, bởi nhận thức của người dân còn rất hạn chế. Nhiều em còn ngây thơ bảo rằng: “Học để làm gì?”, “Vì sao phải đi học?”, “Đi học có no cái bụng không?”,..Vì vậy, nhiều em không muốn đi học. + Nhận thức còn phiến diện: Nhiều học sinh vẫn còn suy nghĩ rằng: Chỉ cần đi làm rẫy có cơm ăn; đi làm thuê kiếm tiền là tốt rồi, không cần phải học, các em đâu biết rằng nếu muốn làm rẫy có thu hoạch cao phải biết tính toán, phải học cái hay. Các em chỉ mới biết nghĩ cho ngày hôm nay thôi, không cần nghĩ cho mai sau. + Chưa ghi nhớ được vấn đề: Nhiều em cứ học trước quên sau, mới học hôm qua thì hôm nay đã quên, thậm chí có em mới học xong giáo viên hỏi lại là không nhớ rồi. Chính vì vậy, chỉ cần nghỉ khoảng 1 tháng thì bài của thầy cô, các em đã “trả lại” đủ. + Học vẹt: Nhiều em cứ đọc, nói vanh vách nhưng khi hỏi nội dung thì không biết. Chẳng hạn có nhiều em đọc một bài Tập Đọc - Học Thuộc Lòng thì thuộc vanh vách, nhưng khi giáo viên hỏi về nội dung bài thì các em không trả lời được, hoặc nếu trả lời thì không đúng nội dung. - Nói chung, nhận thức của các em còn yếu, vì thế việc truyền thụ kiến thức cho các em là rất khó khăn cho giáo viên. Đây chính là sự băn khoăn của tất cả giáo viên đang công tác tại nơi này. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của BGH trường, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở, dự giờ thăm lớp khi dạy phân môn Tập Đọc từ lớp 1 đến lớp 5. Trong những năm qua Phòng Giáo Dục cũng như Trường đã tổ chức nhiều đợt 5 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. tập huấn, hội giảng, sinh hoạt chuyên đề. . . để giáo viên được giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhau. - Tổ chức thao giảng, dự giờ học hỏi, hội thảo chuyên đề trong nhà Trường. - Thực hiện công văn hướng dẫn: Công văn 5842/BGDĐT: “V/v hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học” Giao quyền chủ động cho giáo viên về việc điều chỉnh thời lượng trong tiết dạy và điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Thực hiện QĐ 16/2006/QĐ BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006. - Thực hiện theo công văn 9832/ BGDĐT- GDTH ngày 01- 9- 2006 “ HD thực hiện chương trình các lớp 1 – 2 – 3 – 4 – 5 ở tiểu học”, BGH Trường phân bố hợp lí các tiết dạy môn Tiếng Việt/tuần/5 khối lớp. - Học sinh được mượn sách giáo khoa ( Sách Tiếng Việt ) ở Thư Viện tương đối đầy đủ. - Cơ sở vật chất lớp học tương đối đảm bảo cho việc dạy và học. 2. Khó khăn. a. Do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ của các em: - Học sinh dân tộc khi tới trường mới bắt đầu tiếp xúc làm quen và học tập bằng một ngôn ngữ hoàn toàn mới là tiếng Việt. Các em không có thời gian để học nói tiếng Việt trước, cũng không có điều kiện để tiếp xúc, để được mọi người xung quanh dạy nói một cách tự nhiên như học sinh người Kinh. Như vậy, ngay những ngày mới tới trường, học sinh phải học đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết khi học tiếng Việt. Các em phải làm quen với một hệ thống ngữ âm không hoàn toàn giống với tiếng mẹ đẻ. Với người học ngôn ngữ thứ hai thì học phát âm đúng âm vần đóng vai trò quan trọng ; khi đã biết cách phát âm thì những khâu tiếp theo như đọc tiếng, từ, câu sẻ trở nên dễ dàng hơn. Bởi vậy, cần phải dạy cho các em phát âm đúng ngay khi học âm, vần của tiếng Việt. - Từ lúc mới chào đời, các em đã làm quen với ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ (tiếng Hre). Ngôn ngữ đó đã ngự trị trong cuộc sống sinh hoạt của các em. Vì thế, việc học tiếng Việt đối với các em như chúng ta học tiếng nước ngoài vậy. Cho dù một 6 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. số em có tiếp xúc với người Kinh hoặc nghe bố, mẹ, anh, chị,…nên có một số ít ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng chừng đó quả là quá ít đối với việc học tiếng Việt – là một ngôn ngữ chính thống. Trong khi đó những học sinh người Kinh thì nhiều em vào lớp 1 đã biết đọc, biết viết. - Mặt khác, các em học tiếng Việt nhưng không giao tiếp bằng tiếng Việt nên học xong lại chóng quên. Nhiều em mới biết đọc thì sau 3 tháng hè đã không còn nhớ mặt chữ nữa. Như Lê-nin nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”, nhưng các em học tiếng Việt mà lại giao tiếp bằng tiếng của dân tộc mình thì học rồi cũng như không. - Hơn nữa, trong ngôn ngữ của các em rất nặng, đa số những tiếng có thanh trắc ( hỏi, ngã, nặng ) và rất ít thanh bằng ( huyền, không ) nên trong quá trình luyện đọc các em phát âm sai rất nhiều về dấu thanh. Đọc thế nào viết thế đó, sai nhiều khi viết Chính tả. Ví dụ: + Thênh thang - đọc thành: Thệnh tháng; thềnh thàng. . . + Thấm thía - đọc thành: Thâm thía, thâm thia; thầm thìa . . . Trong khi đọc, các em còn chẻ từ ra để ngắt, nghỉ hơi, ngắt câu. Đây là do các em chưa hiểu về cấu tạo từ, đơn vị từ, cấu tạo câu của tiếng Việt. Các em đọc ngắt, nghỉ rất tự do, cứ khi nào hết hơi là các em ngắt, nghỉ để lấy hơi cho dù giáo viên nhắc nhiều lần. Ví dụ: + Một hôm, hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc/ mất đường về. ( Tập Đọc, bài: Giọng quê hương ) + Bà lão nhà/ ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. ( Tập Đọc, bài: Các em nhỏ và cụ già ) Nhiều em vừa đọc, vừa đánh vần, đọc câu nọ sang câu kia mà không tính đến nghĩa các câu. Đó là do các em chưa có kĩ năng đọc, chưa thuộc cấu trúc từ, câu của tiếng Việt. 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. Nói chung, việc ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ của các em đã làm cho việc dạy Tập đọc hết sức khó khăn và đây là khó khăn bậc nhất cho giáo viên. b. Do giáo viên chưa giao tiếp được bằng ngôn ngữ của các em: - Đa số giáo viên công tác tại trường này đều là người Kinh. Vì vậy, hầu hết giáo viên chưa nói được ngôn ngữ của các em. Đó là điều bất cập cho giáo viên trong việc dạy tiếng Việt, đặc biệt là trong dạy Tập đọc cho các em. Cụ thể: + Khi giải nghĩa từ cho các em: Rất nhiều em chưa hiểu nghĩa của các từ mà khi giải nghĩa từ, giáo viên sử dụng tiếng Việt để giải nghĩa thì làm cho các em mơ hồ thêm và cuối cùng các em không biết từ đó có nghĩa như thế nào. Vì vậy, khi giải nghĩa từ ngoài việc sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên cần phải sử dụng tiếng của các em để giải nghĩa từ nhằm giúp các em hiểu được nghĩa của từ đó. + Nếu giáo viên nắm được ngôn ngữ của các em thì sẽ có biện pháp giúp các em đọc đúng, đọc chuẩn chính âm của tiếng Việt, nhất là khi hướng dẫn các em đọc hiểu và đọc diễn cảm. c. Do chương trình và sách giáo khoa mới: - Chương trình – sách giáo khoa mới khá nặng về kiến thức đối với học sinh, nhất là học sinh ở vùng bản. Nội dung kiến thức thì nhiều, trong khi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của các em lại có hạn, nên việc truyền đạt kiến thức cho học sinh trong 40 phút là điều quá khó khăn. Ở nước ta, nền giáo dục đã có sự điều chỉnh và giảm tải cho các đối tượng học sinh, dù thuận lợi hay khó khăn đều học một chương trình và sách giáo khoa, nên vẫn còn thiệt thòi cho các học sinh vùng khó. Nên chăng cần phải có sự chỉnh sửa hợp lí đối với học sinh vùng khó và chuẩn kiến thức riêng, để tất cả các em có khả năng đạt theo chuẩn kiến thức kỹ năng đã quy định. d. Do tầm quan trọng của bài tập đọc trong môn Tiếng Việt lớp 3: - Phân môn Tập Đọc lớp 3 mỗi tuần có 3 tiết, trong đó rất nhiều bài tập đọc lại là ngữ liệu dạy học của các phân môn khác ( Chính Tả; Kể Chuyện; Luyện Từ và Câu; Tập Làm Văn ). Vì vậy, chỉ khi đọc được, hiểu được bài Tập Đọc đó thì các 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. em mới có thể vận dụng vào các phân môn khác. Chính vì thế, càng khó khăn và nặng nề cho giáo viên khi dạy Tập đọc. III. CÁC BIỆN PHÁP DẠY – HỌC MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 CHO HỌC SINH DÂN TỘC 1. Phân loại mức độ đọc của học sinh trong lớp học. - Ngay từ đầu năm học khi được giao công tác chủ nhiệm, tôi đã tìm hiểu tình hình của lớp, nắm được chất lượng học tập của học sinh. Tôi tiến hành phân loại học sinh theo mức độ đọc. - Căn cứ tình hình thực tế của lớp; tham khảo công văn hướng dẫn Công văn 5842/BGDĐT: “V/v hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học”; Thực hiện theo công văn 9832/ BGDĐT- GDTH ngày 01- 9- 2006 “ HD thực hiện chương trình các lớp 1 – 2 – 3 – 4 – 5 ở tiểu học”; Thực hiện Quyết định 16/2006/QĐ BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006. Tôi xây dựng kế hoạch phân môn Tập Đọc ( có điều chỉnh thời gian và nội dung ) phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh trong lớp. - Xác định mục tiêu bài học theo sự phân hóa các đối tượng học sinh, nội dung giảng dạy phù hợp với mức độ đọc của từng học sinh. 2. Coi trọng phương pháp trực quan trong dạy học Tập đọc. Sự cần thiết phải coi trọng phương pháp trực quan trong giờ dạy Tập Đọc với học sinh dân tộc là rất quan trọng. Lê –Nin nói: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của quá trình nhận thức”. - Phương pháp trực quan ở đây là đồ dùng dạy học trực quan. Đối với học sinh Tiểu học mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Việt thì đồ dùng dạy học trực quan đóng một vai trò quan trọng. Chính vì vậy, khi dạy học giáo viên cần chú ý: + Đọc mẫu: Trong dạy học tập đọc đối với đối tượng học sinh này việc đọc mẫu tốt sẽ giúp các em định hướng tốt cho quá trình học đọc của mình. + Tranh, ảnh, vật thật hoặc vật thay thế: Đây là yêu cầu bắt buộc giáo viên phải chuẩn bị khi dạy Tập Đọc, đặc biệt khi dùng nó vào việc giải nghĩa từ. Muốn 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. các em hiểu hết nghĩa của các từ mới thì cần có tranh, ảnh, … để giải nghĩa từ đó. Qua đó, giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn và việc đọc - hiểu của các em cũng dễ dàng hơn. + Dùng tiếng mẹ đẻ của các em để giải nghĩa từ: Nếu giáo viên thành thạo được tiếng mẹ đẻ của các em thì việc dạy đọc sẽ thuận lợi hơn nhiều, nhất là giúp các em hiểu nghĩa từ mới và sửa sai khi các em đọc thành tiếng. * Tuy nhiên, khi sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, giáo viên cần chú ý: + Đồ dùng dạy học phải rõ ràng về nội dung và hình thức. + Đồ dùng dạy học phải đúng và đầy đủ với yêu cầu của bài học, không nên sử dụng những đồ dùng dạy học chỉ có nêu một nghĩa so với yêu cầu hoặc chỉ là vật tượng trưng cho yêu cầu của vấn đề. Bởi nếu như vậy làm cho học sinh hiểu một cách phiến diện hoặc chung chung về vấn đề cần giải thích. + Không được lạm dụng đồ dùng dạy học trực quan, phải nắm rõ yêu cầu của bài học để lựa chọn và đưa ra các đồ dùng dạy học, tài liệu trực quan có chất lượng và sử dụng đúng mục đích dạy học đã xác định. 3. Biện pháp dạy – học Tập đọc cho các nhóm đối tượng học sinh trong lớp. 3.1. Nhóm học sinh khá giỏi a. Hướng dẫn đọc – học thuộc lòng - Đọc thành tiếng: + Đọc mẫu: Việc đọc mẫu với đối tượng học sinh này, giáo viên có thể phân 1 hoặc 2 em đảm nhiệm, việc đọc mẫu bao gồm: . Đọc toàn bài: Thường nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tư thế đọc cho học sinh. Căn cứ trình độ đọc của học sinh mà giáo viên yêu cầu đọc 1 đến 2 lần theo mục đích đề ra. . Đọc từ, cụm từ: Nhằm sửa phát âm sai và rèn luyện cách đọc đúng cho học sinh. Phần này giáo viên phải chú ý đến từng học sinh vì các em thường phát âm không đúng với chuẩn chính âm của tiếng Việt. - Dùng lời nói, kết hợp với chữ viết, kí hiệu và đồ dùng dạy học để hướng dẫn 10 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. cách nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp ( Thường phần này học sinh vùng này đọc sai nhiều, nhiều em không biết cách ngắt câu, nghỉ hơi, còn chẻ từ ra để đọc, …). Vì vậy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn kĩ phần này. - Tổ chức đọc cá nhân ( Đọc trong nhóm, đọc trước lớp ), đọc đồng thanh ( Cả nhóm, cả tổ, cả lớp ); nhận xét cách đọc của học sinh, sửa lỗi phát âm hoặc lỗi thể hiện nội dung qua giọng đọc cho học sinh. Trong việc luyện đọc cho học sinh, giáo viên cần biết nghe học sinh đọc để có cách rèn luyện thích hợp với từng em và cần khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được, chỗ chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn. - Đọc thầm: Dựa vào sách giáo khoa, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc- hiểu (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, nhớ điều gì?...). Có đoạn văn ( thơ ) cần cho học sinh đọc thầm 2, 3 lượt với tốc độ nhanh dần và từng bước thực hiện các yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu. Cần khắc phục tình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức, giáo viên không nắm được kết quả đọc - hiểu của học sinh để xử lí trong quá trình dạy học. Các biện pháp có thể áp dụng là: + Giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh ( Đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng; đọc để trả lời câu hỏi nào ). + Giới hạn thời gian để tăng cường tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng độ khó của nhiệm vụ ( Đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất định trong 2 phút, 1 phút ). - Luyện đọc thuộc lòng: Ở những bài dạy có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cần cho học sinh luyện đọc kĩ hơn để ghi nhớ, sau đó xóa dần hết “ Từ điểm tựa” để học sinh nhớ và 11 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. thuộc được cả bài, có thể tổ chức thi học thuộc lòng để gây hứng thú cho học sinh b. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ trong bài và nội dung bài đọc: * Yêu cầu: - Biết trả lời các câu hỏi liên quan đến bài Tập Đọc. - Hiểu nghĩa các từ ( cần giải nghĩa ) trong bài. - Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài Tập Đọc có giá trị văn chương. * Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ cần giải nghĩa: - Những từ cần tìm hiểu nghĩa: + Từ ngữ khó đối với học sinh được nêu ở sau bài học. + Từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen. Đối với những từ ngữ còn lại, nếu học sinh nào chưa hiểu, giáo viên giải thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện để học sinh khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng giải chung cho cả lớp. - Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ: học sinh có thể tự tìm hiểu nghĩa của từ ngữ bằng cách hiểu biết của mình. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể dựa vào vốn từ học sinh đã có để giải nghĩa, giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học (hiện vật, tranh vẽ, mô hình,…), dùng tiếng mẹ đẻ của các em hoặc cho học sinh làm những bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ ngữ. Ví dụ: + Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địa phương, tranh, ảnh, vật thật,…để giải nghĩa từ đó. + Đặt câu với từ ngữ đó. + Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng từ ngữ đó. - Điều cần chú ý là dù giải nghĩa từ ngữ theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài học, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ với học sinh. Giải nghĩa từ ngữ là một phần rất nhỏ trong giờ Tập Đọc. Vì vậy, không nên đưa ra những biện pháp giải nghĩa cồng kềnh vừa gây quá tải, vừa làm mất thời gian luyện đọc của học sinh. 12 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. * Giúp học sinh nắm vững câu hỏi ( bài tập ) tìm hiểu bài: - Phạm vi nội dung cần tìm hiểu: + Nhân vật ( số lượng, tên, đặc điểm ), tình tiết của câu chuyện. + Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ. - Cách tìm hiểu nội dung bài đọc: Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi và bài tập đặt sau mỗi bài, giáo viên nêu các câu hỏi giúp học sinh tái hiện nội dung bài đọc ( câu hỏi tái hiện ), sau đó đặt ra những câu hỏi giúp các em nắm được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa của bài, tính cách nhân vật, thái độ của tác giả ( câu hỏi suy luận ). Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức sao cho mỗi học sinh đều được làm việc để tự mình nắm được bài. Sách giáo khoa chỉ có thể nêu những vấn đề chính cần thảo luận. Để giúp học sinh hiểu bài, giáo viên cần có thêm những câu hỏi phụ, những yêu cầu, những lời giải bổ sung. Sau khi học sinh nêu ý kiến, giáo viên sơ kết nhấn mạnh ý chính và ghi bảng (nếu cần). - Giáo viên có thể tổ chức linh hoạt các biện pháp sau: - Tổ chức cho học sinh đọc thầm câu hỏi ( bài tập ) rồi trình bày lại yêu cầu câu hỏi ( bài tập ) đó. - Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi (bài tập). - Tách câu hỏi ( bài tập ) trong sách giáo khoa thành một số câu hỏi ( bài tập ) nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ để học sinh thực hiện. Chú ý, tránh đặt những câu hỏi không phù hợp với nội dung câu hỏi chính, với chủ điểm học tập hoặc vượt quá khả năng nhận thức của học sinh. - Tổ chức cho học sinh trả lời hay thực hiện làm mẫu một phần của câu hỏi ( bài tập ) để cả lớp nắm được yêu cầu của câu hỏi ( bài tập ) đó. - Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ. * Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi ( thực hiện bài tập ) tìm hiểu bài: 13 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. - Dựa vào trình độ của học sinh để giáo viên có thể sử dụng các biện pháp sau: + Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện bài tập. + Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau. Chú ý phải tập cho học sinh diễn đạt theo ý mình. + Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh giải đáp thắc mắc cho nhau, góp ý cho nhau, đánh giá cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu bài. + Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh; ghi bảng nếu cần thiết. 3.2. Nhóm học sinh đọc trung bình. Với nhóm đối tượng học sinh này giáo viên cần chú trọng đến: a. Rèn kỹ năng đọc: Giáo viên đọc mẫu gây cảm xúc tạo hứng thú và tâm thế cho học sinh. - Rèn cho các em có kỹ năng phát âm đúng các tiếng khó trong bài, những tiếng hay viết sai lỗi chính tả như: các tiếng có dấu thanh ( các em đọc và viết ) thành không có dấu và ngược lại; các tiếng có âm đầu: s/x; gi/d . . . giáo viên viết sẵn vào bảng phụ yêu cầu các em phát âm nhiều lần. Đối với những em phát âm sai khó sửa chữa giáo viên đọc mẫu, nêu cách đọc rồi yêu cầu các em đó đọc lại. Thực hiện như thế nhiều lần các em sẽ có kỹ năng phát âm tốt hơn. - Rèn đọc ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu: Giáo viên viết sẵn câu cần luyện đọc vào bảng phụ để hướng dẫn học sinh đọc. Trong quá trình rèn đọc cho học sinh, gồm nhiều hình thức đọc như: Đọc cá nhân, đọc theo nhóm, đọc đồng thanh, đọc theo vai. Trong khi học sinh đọc giáo viên và học sinh khác đều phải chú ý theo dõi để nhận xét, nhận xét chỗ chưa được của học sinh, nhằm giúp các em rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn. Ngoài việc hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng, có kỹ năng đọc to, rõ ràng, lưu loát. Giáo viên cần chú ý hướng dẫn các em có kỹ năng đọc thầm. Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc- hiểu 14 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. ( đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu nhớ điều gì? ) Ví dụ: + Dạy bài tập đọc “ Cửa Tùng” ( TV1 SGK ) - Giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc thầm trong khi tìm hiểu bài: Giáo viên yêu cầu: Em hãy đọc thầm đoạn 3 và tìm hiểu: + Sắc màu nước biển Cửa Tùng vào buổi bình minh? + Sắc màu nước biển Cửa Tùng vào buổi trưa? + Sắc màu nước biển Cửa Tùng vào buổi chiều tà? Sau khi học sinh đọc thầm đoạn 3 học sinh sẽ nhớ và khắc sâu hình ảnh sắc màu nước biển Cửa Tùng thay đổi ba lần trong một ngày. Đối với những bài Tập Đọc có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh luyện đọc kỹ hơn để ghi nhớ. Có thể ghi bảng một số từ làm “điểm tựa” để học sinh tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ; hoặc tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện học thuộc lòng một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh. 3.3. Rèn kỹ năng đọc cho nhóm học sinh chưa biết đọc. a. Luyện đọc ôn bảng chữ cái: a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư x y. - Luyện viết lại bảng chữ cái ( sau khi học thuộc ) vào bảng con, vào vở. b. Luyện đọc ôn các vần đã học trong chương trình lớp1(đặc biệt những vần khó ). ao an iên yên ăng iêng ach anh uôm ươm uya uôt ăt ât âc oai oay uyêt uyên uynh êt êch. . . - Luyện viết lại các vần vừa ghi nhớ vào bảng con, vào vở. c. Luyện đọc ôn các phụ âm đầu, cuối: ng ngh ch nh th kh tr qu gi ph - Luyện viết lại các vần vừa ghi nhớ vào bảng con, vào vở. * Sau khi học sinh đã học thuộc các chữ cái, vần, phụ âm, giáo viên tiến hành luyện học sinh học đánh vần, luyện đọc trơn các tiếng: bắt đầu các tiếng có vần dễ đọc ( sáo, sàn . . . ) đến các tiếng có vần khó hơn ( nhanh, khuya, sáng, quyết. . . ). 15 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. Trong quá trình hướng dẫn học sinh luyện đọc, giáo viên theo dõi để kịp thời chỉnh sữa học sinh đọc đúng âm, vần, tiếng và dấu thanh. 3.4. Biện pháp chung: Để phân môn Tập Đọc đạt kết quả cao tôi đã đề ra một số biện pháp để áp dụng vào dạy học ở lớp tôi. - Vào tuần đầu tiên của năm học, cho các em học tập đọc bình thường như quy định, sau đó yêu cầu các em có thêm một quyển vở tập tìm hiểu bài học ( chuẩn bị bài mới ). Yêu cầu tất cả các em đều phải có sách giáo khoa để học. - Giáo viên dành một số thời gian nhất định để hướng dẫn thêm cho học sinh cách ghi vở và bài đọc ở nhà. Hướng dẫn học sinh học ở nhà, cụ thể là: + Nhóm học sinh khá giỏi: Yêu cầu đọc trước bài từ 4 – 5 lần, chú ý đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu tập đọc thay đổi giọng phù hợp với nhân vật. Sau đó cần đọc phần chú giải cuối bài để nắm được nghĩa một số từ ngữ. Đọc câu hỏi cuối bài để trả lời và ghi vào vở tìm hiểu bài đọc, từ cách hướng dẫn này giúp các em có ý thức và kỹ năng chuẩn bị bài, hiểu sâu vào nội dung bài mới. + Nhóm học sinh trung bình: Thực hiện như trên nhưng không bắt buộc các em phải trả lời đúng hết câu hỏi trong sách giáo khoa vì như thế hơi quá sức với các em. + Nhóm học sinh đọc yếu: Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể trong vở bài tập ( giáo viên đã ghi sẵn ) hoặc sách giáo khoa để học sinh luyện đọc. - Kiểm tra thường xuyện việc học tập bài cũ và sự chuẩn bị bài mới của học sinh 15 phút truy bài đầu giờ, do nhóm trưởng và cán sự lớp thực hiện cùng với giáo viên chủ nhiệm. - Trong mỗi bài soạn giáo viên cần xác định kĩ mục tiêu bài dạy phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh trong lớp, chuẩn bị chu đáo về tranh ảnh, bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy 16 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. học nhằm phát huy tính tích cực ở học sinh. - Tổ chức nhiều hình thức học tập hướng dẫn các em có ý thức rèn đọc không chỉ ở tiết Tập đọc mà ở mọi lúc mọi nơi ( Ở Lớp, ở nhà, ở Thư viện hay trong tiết kể chuyện ), cần tăng cường đọc truyện Thiếu nhi, Sách, Báo Thiếu niên, Nhi đồng . . ., việc làm đó giúp các em đọc lưu loát hơn và các em tự trao đổi thêm vốn kiến thức cho bản thân. - Hệ thống câu hỏi phần tìm hiểu bài giáo viên cần phân tích nhỏ từ câu hỏi Sách Giáo Khoa, lôgic, chặt chẽ dễ hiểu có sự gợi ý để học sinh trả lời được. - Thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhỏ trong mỗi tiết như: thi đọc, thi đọc thuộc lòng, thi đọc theo vai, thi đọc cá nhân, nhóm, cả lớp . . . để tạo tinh thần thi đua, thích thú của học sinh. - Có sự đánh giá, nhận xét, kết quả học tập của học sinh; động viên khuyến khích các em kịp thời ( dù sự tiến bộ nhỏ nhất ) để các em tự tin hơn vào khả năng của mình. - Tăng thời lượng tối đa cho phân môn Tập Đọc là 40 phút/ tiết. - Thực hiện “ Đôi bạn cùng tiến” trong tiết dạy Tập đọc. 3.5. Kết quả. Năm học 2011 – 2012 tôi trực tiếp giảng dạy lớp 3A. Qua khảo sát chất lượng đầu năm của lớp tôi, với phân môn Tập đọc là: - Tổng số học sinh: 27 – 100% các em là người dân tộc Hre, trong đó: + Biết đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: chiếm 14.8%. + Đọc ở mức trung bình, đọc đánh vần; chưa nắm được nội dung bài: chiếm 74.1%. + Chưa biết đọc: chiếm 11.1%. Kết quả sau một năm học trong quá trình áp dụng đề tài. - Các em đã tự giác học và sử dụng tiếng Việt mọi nơi, mọi lúc: trong các tiết học trên lớp; các buổi sinh hoạt ngoại khóa; ở gia đình v.v. . . Kết quả cuối năm 2011-2012 môn Tiếng Việt: Tổng số: 27 17 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. Giỏi: 6 em Chiếm: 22.2% Khá: 8 em Chiếm: 29.6% Trung bình: 13 em Chiếm: 48.1% Trong đó 100% các em biết đọc, nhất là các em đọc yếu đã có tiến bộ rõ rệt. Năm học 2012 – 2013 tôi trực tiếp giảng dạy lớp 3A. Qua khảo sát chất lượng đầu năm của lớp tôi, với phân môn tập đọc là: - Tổng số học sinh: 26 – 100% các em là người dân tộc Hre, trong đó: + Biết đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: chiếm 19.2%. + Đọc ở mức trung bình, chưa nắm được nội dung bài: chiếm 42.3%. + Đọc đánh vần: chiếm 23.1% + Chưa biết đọc: chiếm 15.4%. Kết quả sau một năm học trong quá trình áp dụng đề tài. - Các em rất thích học môn Tập đọc. - Các em đã tự giác học và sử dụng tiếng Việt mọi nơi, mọi lúc: trong các tiết học trên lớp; các buổi sinh hoạt ngoại khóa; ở gia đình v.v. . . Kết quả cuối năm 2012-2013 môn Tiếng Việt: Tổng số: 26 Giỏi: 5 em Chiếm: 19.2%. Khá: 8 em Chiếm: 30.8%. Trung bình: 13 em Chiếm: 50.%. Qua hai năm học 2011- 2012; 2012-2013 và bước qua năm thứ ba 2013-2014 tôi đã áp dụng các biện pháp dạy Tập đọc ( của Đề tài ) đối với học sinh dân tộc thiểu số. Và kết quả mang lại niềm vui lớn nhất của bản thân tôi qua mỗi năm học: Những học sinh chưa biết đọc, chưa biêt viết trong lớp mà tôi nhận từ đầu năm học, đến cuối năm đạt 100% các em đã biết đọc, biết viết. 18 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. C. CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trên 10 năm công tác tại vùng miền núi – là người giáo viên giảng dạy đối tượng học sinh đa số là người dân tộc Hre. Xuất phát từ lòng yêu thương các em, tôi như đọc được trong ánh mắt của các bậc phụ huynh sự gửi gắm “ Chúng tôi chỉ biết làm ruộng để lấy lúa gạo nuôi con, nhưng để dạy con biết được cái chữ thì phải trông cậy vào các Thầy, Cô giáo . . .”; sự khao khát nói được tiếng Việt, viết được tiếng Việt, được giao tiếp và tham gia các hoạt động trong nhà trường của phần lớn các em. Qua quá trình dạy học thực tế, dựa vào phương pháp sư phạm đã học, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, kết hợp cải tiến một số kỹ năng nhỏ. Tôi đã miệt mài nghiên cứu tìm ra giải pháp phù hợp nhất để áp dụng trong từng tiết dạy, và nhất là dạy các em đọc thông viết thạo tiếng Việt. Bên cạnh đội ngũ giáo viên có kiến thức, lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao. Chúng ta cần phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý, đối tượng học sinh để xác định mục tiêu bài dạy có nội dung phân hóa phù hợp với trình độ tiếp thu của các nhóm đối tượng học sinh trong lớp. Áp dụng các biện pháp đã nêu trên, trong từng tiết dạy Tập đọc, có nghĩa là chúng ta đã rèn luyện thành công cho các em đọc thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt, hiểu nội dung văn bản và giao tiếp được với mọi người bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Từ việc đọc được hiểu được ngôn ngữ tiếng Việt các em sẽ thấy sự phong phú của tiếng Việt. Tạo cho các em hứng thú trong từng tiết học Tập Đọc nói riêng và các phân môn khác của môn Tiếng Việt nói chung. Qua từng tác phẩm văn học, các em sẽ tìm được những cái hay, cái đẹp và học tập theo. Từ đó bồi dưỡng cho các em phẩm chất đạo đức và nhân cách con người mới – đẹp và trong sáng về tâm hồn, thông minh về trí tuệ. Người viết 19 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp dạy – học môn Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. Nguyễn Thị Bích Vân 20 Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân Trường Tiểu học Ba Ngạc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng