Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn biện pháp khả thi phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm tại trung t...

Tài liệu Skkn biện pháp khả thi phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp đồng nai.

.DOC
9
248
51

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm BIỆN PHÁP KHẢ THI PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP – HƯỚNG NGHIỆP ĐỒNG NAI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Tham nhũng và hoang phí là hai vấn đề nóng bỏng không chỉ trong từng cơ quan, trường học mà cả nước phải quan tâm, chính nó đã gặm nhắm và phá hủy dần mòn bộ máy cơ quan, đội ngũ cán bộ và tài sản nhà nước, vì vậy mỗi cơ quan công quyền, trường học công lập cần phải có biện pháp khả thi thực tế chống lại nó, bảo vệ thành quả của tập thể và quyền lợi của cán bộ công nhân viên. - Chống tham nhũng, chống hoang phí, thực hành tiết kiệm từ nhỏ tới lớn đồng thời giúp cho cơ quan tập thể càng ngày lớn mạnh, đồng vốn nâng cao, phúc lợi dư dả, tăng thu giảm chi lại có đội ngũ cán bộ trong sạch. Chính vì lý do trên, trong nhiều năm qua, dưới cương vị người quản lý cao nhất ở Trung tâm, tôi luôn đặc biệt chú ý hai lĩnh vực này bằng những biện pháp cụ thể, khả thi và tạo sự đồng thuận trong cơ quan, dần trở thành thói quen trong tư tưởng và việc làm cụ thể, đã xây dựng trung tâm ngày càng vững mạnh. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cở sở lý luận: - Là một Trung tâm lớn của Sở Giáo dục và đào tạo, quản lý cơ sở vật chất gồm 5 dãy lầu, lưu lượng học sinh mỗi năm trên 10.000 học sinh, quản một lượng lớn tài sản gồm rất nhiều trang thiết bị hiện đại, tài chính thu chi hàng năm hơn 5 tỷ đồng. Vì vậy phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm là công tác trọng tâm quan trọng. - Năm 2006, chính phủ có nghị định số 68/NĐ.CP ngày 18/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Người thực hiện: Nguyễn Anh Kiệt Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Qui chế 3 công khai theo thông tư 09/2009/TT.BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ Giáo dục và đào tạo về thực hiện qui chế công khai nhằm nâng cao tính minh bạch về tài sản, chất lượng đào tạo để xã hội tham gia giám sát. - Quyết định 64/2007/QĐ.TTg ngày 15/5/2007 của thủ tướng chính phủ về việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn làm việc của cán bộ công chức và nộp lại quà tặng. - Kế hoạch số 24/KH.TTHN ngày 14/2/2012 và kế hoạch số 364/KH.TTHN ngày 16/10/2009 của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Đồng Nai về việc thực hiện các qui định của pháp lệnh về phòng chống tham nhũng. 2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1 Biện pháp thực hiện: - Ngày 5/2/2009 tôi đã ký quyết định số 29/QĐ.TTHN thành lập ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tại cơ quan gồm 11 đồng chí đại diện bộ tứ và các phòng, ban kèm theo nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên. - Ngày 18/7/2008 tôi đã ký quyết định số 279/QĐ.TTHN về việc ban hành qui chế nội bộ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nội bộ cơ quan, trong đó qui định trách nhiệm cụ thể từng bộ phận, thành viên cơ quan đối với từng lĩnh vực phụ trách trong việc tiết kiệm, chống lãng phí. - Phân công mỗi ngày có 3 đồng chí trực ban cơ quan thay mặt lảnh đạo giám sát kiểm tra, đôn đốc và báo cáo giám đốc kịp thời những mặt tích cực, vi phạm về phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm. - Đưa hai tiêu chí trên vào nội dung thi đua hàng tuần, tháng, quí, năm, có chấm điểm thi đua cụ thể, thang điểm 100 và qui ra tiền để khen thưởng. - Mỗi tuần, trưa thứ năm, họp cơ quan có công bố động viên hoặc nhắc nhở những thiếu sót, vi phạm. Người thực hiện: Nguyễn Anh Kiệt Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm - Mỗi phòng, ban đều lên bảng kế hoạch, đăng ký với những việc làm cụ thể trong công tác phòng chống tham nhũng và bảng đăng ký với số liệu cụ thể, nội dung chi tiết việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 2.2 Các giải pháp cụ thể: - Về phòng chống tham nhũng: + Thực hiện qui chế công khai theo thông tư 09 của Bộ Giáo dục và thông tư 07 của Bộ tài chính, tôi đã cho công khai minh bạch cụ thể như:  Công khai các khoản thu, chi tài chính hàng tháng và được dán công khai trên mạng, bảng thông tin của cơ quan, mỗi khoản thu, chi kế toán có nhiệm vụ kê khai chi tiết từng hạng mục và giải thích lý do thu, chi cho cơ quan biết.  Công khai việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trên mạng. + Đối với nguồn thu học phí, tôi giao phòng giáo vụ thu và cấp biên lai, kèm danh sách từng lớp, phòng kế toán viết phiếu thu nhập quỹ, khoa chuyên môn cập nhật danh sách nộp tiền để đối chiếu, khi tôi ký nhập quỹ thì đánh dấu theo danh sách để theo dõi, vì vậy không bao giờ có việc thất thoát. + Khi giao mua tài sản, hoặc vật tư từ 500.000 đồng trở lên, tôi giao ban tin học lên mạng tìm kiếm rồi thông tin cho tôi tên vật tư, thiết bị, loại gì, nước sản xuất, cũ hay mới và báo giá nhiều loại để tôi chọn, sau đó tôi chỉ định bộ phân liên quan ra cửa hàng làm phiếu báo giá có ghi điện thoại của nơi bán, nếu tiền trên 5 triệu, tôi đề nghị báo giá ba nơi bán, tiếp tục có khi tôi trực tiếp, có khi tôi chỉ định người khác giả làm người mua gọi điện hỏi giá để tôi kiểm tra. Khâu cuối cùng tôi quyết định mua chỗ nào và phân công bộ phận tài vụ (có khi chuyên môn, có khi hai, ba bộ phận đi chung) đi mua. Từ đó đến giờ trở thành thói quen và trung tâm không hề có hiện tượng tham ô. + Đối với tài sản quá lớn cũng vậy, nhưng phải tuân thủ các qui định của nhà nước về đấu thầu, duyệt giá … (nhưng theo tôi vẫn vẫn còn quá nhiều kẻ hở…). Người thực hiện: Nguyễn Anh Kiệt Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm + Ngoài các giải pháp trên, tôi cũng chú ý nhiều qui định như:  Phát huy vai trò của Ban thanh tra nhân dân.  Kê khai và công khai tài sản của cán bộ, đảng viên trong cơ quan.  Không bố trí bà con dòng họ của lãnh đạo cơ quan làm các vị trí, kế toán, thủ quỹ, mua hàng.  Đẩy mạnh vai trò đảng viên trong qui định 19 điều đảng viên không được làm. - Về thực hành tiết kiệm: Có rất nhiều lĩnh vực liên quan để thực thi việc tiết kiệm: + Về vật tư thực hành trong học sinh:  Như dây đồng cấp cho học sinh thực tập quấn motor xong được tháo ra nộp lại trung tâm, cơ quan dự trữ tới 100kg phế phẩm thì đem bán và thu hồi hơn 50% vốn để mua tiếp vật tư mới.  Tương tự dây điện cũng vậy. + Văn phòng phẩm:  Từng bộ phận dự trù 1 tháng, giải thích sử dụng việc gì, ban giám đốc duyệt. Hàng tháng kế toán báo cáo bằng văn bản bộ phận nào xài bao nhiêu văn phòng phẩm và công khai trong cơ quan cụ thể.  Qui định xài giấy hai mặt, ví dụ quyết định cấm thi, mặt sau là danh sách kèm theo.  Ống mực máy in nếu ra cửa hàng bơm hết 80.000đ, tôi qui định nhân viên kỹ thuật mua mực về bơm cho các phòng khoa, chỉ tốn 30.000đ và rất nhiều qui định khác. + Nước sinh hoạt: Người thực hiện: Nguyễn Anh Kiệt Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm  Do học sinh hay mở nước bỏ cho chảy nên tôi phân công cán bộ kỹ thuật, tạp vụ tuần tra liên tục để tắt kịp thời.  Đồng hồ nước chảy vào hầm chứa nước, phao chắn nước bị hư nên nước chảy vào cống âm dưới đất, vì vậy tôi qui định ngày hai lần mở đồng hồ cho nước vô hầm, mỗi lần một tiếng, hàng tuần báo cáo số m 3 tiêu thụ mỗi ngày. Nên dầu phao chắn nước có hư (rất hay hư) cũng không thoát nước. + Điện:  Trời bình thường các phòng, chủ yếu phòng vi tính không được mở máy lạnh, chỉ mở quạt và thông cửa, trường hợp trời nóng bức, ban trưa mới mở máy lạnh để bảo vệ máy.  Chiều tối đèn hành lang chỉ được mở khi trời nhá nhem tối.  Các máy chiếu, thiết bị âm thanh, máy phô tô, máy tính,… đều phải tắt khi không có nhu cầu sử dụng.  Phòng làm việc nếu trời sáng không được mở đèn nếu ánh sáng tự nhiên đủ sáng, ra khỏi phòng phải tắt quạt.  Tạm thời không lắp đặt máy lạnh ở phòng làm việc.  Không mở đèn các nhà vệ sinh ban ngày.  Từng bước thay thế các đèn chiếu sáng bằng bóng đèn tiết kiệm điện (trừ phòng học, làm việc) và rất nhiều qui định khác nhằm tiết kiệm điện. + Điện thoại: Mỗi tháng, mỗi phòng khoa được xài tối đa 100.000đ tiền điện thoại, xài hơn cán bộ công nhân viên phòng đó hùn lại tự trả. + Nhân viên kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn diện nhiều khâu kỹ thuật, công việc không tên …, đảm bảo nhà xưởng, bàn ghế, máy móc xài lâu, hiệu quả tiết kiệm rất lớn gồm: Người thực hiện: Nguyễn Anh Kiệt Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm  Mỗi năm tự bảo trì, vô dầu mỡ hơn 100 quạt trần, không thuê mướn.  Mỗi năm bảo trì, vệ sinh máy lạnh hai lần trong năm, số lượng gồm 20  Cùng nhân viên cơ quan, kiểm tra hàng ngày việc viết bậy lên vách cái. tường, bàn ghế và có hướng khắc phục ngay.  Một tháng rửa hàng rào xung quanh khuôn viên một lần, ba năm tự sơn lại một lần.  Bảo trì máy vi tính, máy in, máy phô tô, đèn chiếu sáng công cộng, phòng làm việc, phòng học liên tục.  Vận hành, bảo trì máy nước chữa lửa, nạp khí hoặc bột cho bình chữa  Kiểm tra đường điện, đường nước, sửa chữa hỏng hóc liên quan nhà vệ lửa. sinh, sửa đường ống nước, thông cống khi nghẹt. Tất cả những khối việc trên nhờ vậy không phải tốn tiền thuê thợ bên ngoài, trừ khi hỏng hóc lớn. + Công viên, cây cảnh:  Yêu cầu tự nhân giống có sẵn, từ nhiều năm nay không tốn tiền giống  Tưới nước cho cây kiểng cũng vậy, có những cây tưới nhiều không tốt, mới. tùy cây tôi qui định mùa mưa không tưới, mùa nắng mười ngày tưới một lần như bát tiên, bông giấy, thiên tuế,… + Xe hơi: Tôi qui định mở sổ theo dõi lịch trình và tiêu thụ nhiên liệu, ghi số km của xe vào sổ, ngày nào đi đâu, bao nhiêu km (tương ứng đồng hồ km của xe), xăng tiêu thụ. Ai điều xe, để làm gì?. Mỗi tháng rửa xe ngoài cửa hàng một lần, mỗi ngày tài xế tự lau hoặc rửa. Người thực hiện: Nguyễn Anh Kiệt Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: 1. Phòng chống tham nhũng: - Hiệu quả rõ ràng nhất là cơ quan nội bộ đoàn kết, anh em thoải mái tư tưởng, giữa lãnh đạo và cán bộ công nhân viên tin tưởng gần gũi nhau hơn. - Phát huy dân chủ giữa trung tâm và học sinh, sử dụng rõ ràng, đúng mục đích nguồn học phí cho việc dạy đúng chất lượng, cũng như vật tư cho học sinh thực hành. - Trung tâm chưa hề có hiện tượng tham ô tài sản, tài chính gây thất thoát tiền bạc của nhà nước. Cuối năm tiết kiệm, cơ quan dành để mua bổ sung tài sản để tái sản xuất và lo cuộc sống cũng như khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong trung tâm. 2. Thực hành tiết kiệm: - Văn phòng phẩm: Do được công khai hàng tháng cũng như những qui định cụ thể ở các khâu như bảo trì, bơm mực, xài giấy hai mặt, nên chi phí cho văn phòng phẩm ngày càng tiết kiệm, trung bình mỗi tháng 5.000.000đ, nay chỉ còn từ 2.500.000đ đến 3 triệu. - Đặc biệt nước sinh hoạt mỗi tháng của những năm 2007 – 2008, trung bình gần 10.000.000đ, nay chỉ còn 3.000.000đ một tháng, do không biết để thất thoát nước. - Điện hàng tháng được giảm từ 8 triệu xuống còn 6 triệu, đội ngũ CB.CNV ngày càng có ý thức và sử dụng tiết kiệm điện rất tốt. - Điện thoại, toàn trung tâm có gần 10 cái, tạo điều kiện cho các phòng ban liên lạc thuận tiện, nhanh chóng, nhưng hàng tháng chi phí chưa hết 800.000đ. - Nhờ đội ngũ nhân viên kỹ thuật 2 đồng chí mà nhiều năm nay, chi phí cho nhiều việc lớn nhỏ như quét vôi, sơn hàng rào, sửa chữa bàn ghế, bảo trì máy vi tính, máy in, máy phô tô, quạt trần, đèn chiếu sáng, chữa lửa, hệ thống điện, Người thực hiện: Nguyễn Anh Kiệt Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm nước…. trung tâm không phải tốn tiền công sửa chữa, đồng thời mọi khâu lúc nào cũng hoạt động rất tốt. - Qua công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm nổi bật lên cái lớn nhất của trung tâm là việc hình thành nhân cách từng con người, sống chuẩn mực, xa lạ với tham ô, lãng phí và thực tế cũng không có điều kiện, môi trường để tham ô lãng phí. Vì vậy đa số CB. CNV thấu đáo được nỗi niềm của người viên chức làm công ăn lương, dành dụm tiền dư ra hàng tháng làm công tác từ thiện dành cho người nghèo đau khổ, đặc biệt là tập thể anh em hùn tiền nuôi dưỡng suốt đời hơn 42 người nghèo. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, phân công cá nhân phụ trách, chịu trách nhiệm cụ thể, đồng thời soạn thảo nội qui chi tiết, qui định cụ thể phòng chống tham nhũng là làm cái gì, tiết kiệm cái gì, như thế nào là tiết kiệm, từng lãnh vực một. - Phân công mỗi ngày có ba đồng chí trực ban theo dõi, ghi sổ hàng ngày báo cáo giám đốc và hàng tuần thứ năm công khai trong cơ quan. - Đưa hai mặt trên vào công tác thi đua khen thưởng, hàng tháng có hội đồng chấm điểm, công khai và công bố điểm từng người, kèm theo mức thưởng, mức phạt tương ứng. - Đã đề ra qui định, được thảo luận và bỏ phiếu thông qua của tập thể là phải thực hiện đến cùng, kiểm tra từng ngày, hàng tuần công khai, hàng tháng tính điểm, hàng năm bình xét danh hiệu thi đua, phải có khen thưởng cụ thể, kỷ luật nghiêm minh, dần sẽ trở thành thói quen, lúc đó không có gì là khó khăn nữa. Ngày 21 tháng 5 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN Người thực hiện: Nguyễn Anh Kiệt Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Anh Kiệt Người thực hiện: Nguyễn Anh Kiệt Trang 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng