Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn các giải pháp xây dựng & quản lí lớp trong công tác chủ nhiệm...

Tài liệu Skkn các giải pháp xây dựng & quản lí lớp trong công tác chủ nhiệm

.PDF
36
1055
60

Mô tả:

Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG & QUẢN LÍ LỚP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM  GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH HỌC YẾU, KÉM  GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC VỚI GIA ĐÌNH VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH. ****** I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các năm qua, tôi đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu, đọc một số sách báo về các phương pháp học tập hiệu quả và phát triển bản thân trong thanh thiếu niên, học sinh nhằm giúp các em thành công cả trong học đường lẫn cuộc sống. Nhờ thế mà tôi có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều học sinh với những thái độ và cách hành xử khác nhau. Một số em sống lạc quan, tự tin và đầy quyết tâm trong học tập nên đạt những thành tích tốt về các mặt trong học tập, thể thao, văn nghệ. Trong khi đó, có những em hoàn toàn dửng dưng với việc học, luôn sống trong tâm trạng sợ hãi, có thái độ tiêu cực, nổi loạn và không màng đến tương lai. Từ những điều mắt thấy tai nghe hàng ngày, trong tôi luôn trăn trở một câu hỏi lớn, sao lại có sự khác biệt to lớn đến như thế. Có phải đó là những tính cách khác nhau được hình thành từ lúc cha sinh mẹ đẻ? Hay so tác động của bạn bè xung quanh? Vì những ngôi trường khác nhau mà các em đang học? Do ảnh hưởng của thầy cô trong trường? Hay chỉ đơn giản là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các em? Hoặc rộng hơn, do hoàn cảnh kinh tế xã hội?... Mặc dù tất cả các yếu tố trên đều ít nhiều ảnh hưởng đến mỗi cá nhân trong một chừng mực nào đó, tôi phát hiện ra rằng, yếu tố lớn nhất và quan trọng nhất hình thành thái độ, hành vi, và do đó tương lai của một đứa trẻ chính là cách dạy dỗ của cha mẹ đối với con cái, do ý thức của HS, phương pháp giáo dục và lòng nhiệt tình của các giáo viên bộ môn cũng như GVCN. Trang 1 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm Tôi cũng khám phá ra rằng, nếu cha mẹ có cách nghĩ tích cực và dành thời gian để bảo ban, trò chuyện và nâng đỡ con em thì chúng sẽ tin tưởng vào bản thân hơn, có động lực mạnh mẽ hơn và thành công hơn. Điều này cũng đúng với những HS sinh trưởng trong gia đình nghèo, học ở “trường làng”, và thậm chí kể cả khi sống trong một môi trường không tốt. Thêm một phát hiện nữa, những đứa trẻ có nhiều biến chuyển tích cực nhất và thành công nhất sau các khóa đào tạo đều là con của những người cha người mẹ thật sự cảm thông và tích cực hỗ trợ con cái trên con đường học tập. Quá trình tìm tòi để giải đáp cho nỗi băn khoăn trên là lý do để tôi viết đề tài “Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Trong Công Tác Chủ Nhiệm”. trong đề tài này tôi xin trình bày hai nội dung chính sau đây  GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH HỌC YẾU, KÉM  GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC VỚI GIA ĐÌNH VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH. Đối tượng mà tôi muốn trao đổi, trò chuyện, tranh luận và cuối cùng truyền đi cảm hứng cho một sự thay đổi lớn chính là các bậc cha mẹ hết lòng quan tâm đến con cái, là các em học sinh và các đồng nghiệp. Đó là niềm tự hào chính đáng của người làm cha mẹ có những đứa con khỏe mạnh, vui tươi, lanh lợi, thành công trong trường học và mai này sẽ thành công trong bất cứ cương vị xã hội hay nghề nghiệp nào mà chúng lựa chọn, là sản phẩm của người thầy qua bao năm miệt mài đèn sách vì sự nghiệp trồng người. II/. THỰC TRẠNG 1/. Thuận lợi Làm GVCN ai cũng đã từng gặp phải trong lớp mình có những HS cá biệt như: Học lực yếu, hay cùng trốn tiết, trốn học, ngủ trong giờ học, vô lễ với GV… tóm lại những HS này không có niềm tin và động lực để học tập…khi GVCN mời PHHS thì PH cũng bó tay, than phiền nhờ thầy cô giúp đỡ…. Phấn đấu để đạt được kết quả học tập cao cho tất cả học sinh trong các điều kiện của nền giáo dục THPT là nhiệm vụ phức tạp và rất quan trọng. nhưng kinh nghiệm của các trường và của các giáo viên giàu kinh nghiệm đã khẳng định rằng, nhiệm vụ này có thể hoàn toàn thực hiện được. Nhiều trường phổ thông và nhiều giáo viên không có một học sinh lưu ban nào trong quá trình nhiều năm công tác. Cuộc đấu tranh vì chất lượng kiến thức cao, việc ngăn ngừa tình trạng học kém và lưu ban là một vấn đề giáo dục quam trọng nhất đòi hỏi không chỉ áp dụng các phương pháp dạy học hợp lí nhất và hoàn thiện quá trình học tập, mà nó còn có liên quan điến việc hình thành đạo đức của học sinh đang thường xuyên phát triển, đến việc giáo dục các phẩm chất đạo đức như lòng tôn trọng nghĩa vụ, tinh thần Trang 2 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm trách nhiệm, tính tổ chức, sự cần mẫn, sự bền bỉ và ý thức tập thể …Vì thế nên kết quả học tập của học sinh không chỉ phụ thuộc vào hoạt động dạy học của các giáo viên bộ môn mà ở một mức độ đáng kể còn phụ thuộc vào công tác giáo dục khéo léo và có mục đích của giào viên chủ nhiệm và vào mối quan hệ của họ với gia đình học sinh. Vì vậy trong công tác chủ nhiệm người giáo viên cần chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỉ năng, kỉ xảo cần thiết cho công tác với học sinh yếu, kém. Cần phải chỉ ra rằng, rất đáng tiếc là trong sách báo sư phạm hiện nay có rất ít công trình đề cập một cách đặc biết đến đề tài này, đặc biệt ít có tài liệu nói cụ thể về công tác giáo dục với hoc sinh học kém. 2/. Khó khăn Một điều khó khăng lớn là đối tượng HS nghiên cứu có địa bàn phân bố rộng, có những gia đình HS ở cách xa trường vài chục cây số, dường đến trường lầy lội, không có điện thoại liên lạc, khinh tế gia đình khó khăn…..Khả năng nhận thức tư duy của các em không đồng đều và thường không ổn định, sở thích nhu cầu có nhiều khác biệt, động cơ học tập và hứng thú cũng khác biệt nhau rất nhiều, số lượng HS trong một lớp đông. Tuy nhiên động lực lớn nhất đối với mỗi giáo viên chúng tôi là được sự động viên an ủi, tin tưởng của nhà trường, của các đồng nghiệp, PHHS và các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy với những kinh nghiệm trong nhiều năm công tác chủ nhiệm tôi xin trình bày một số các biện pháp mà tôi đã thực hiện trong những năm qua và mang lại nhiều khả quan. Trang 3 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm III/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1/. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH HỌC YẾU, KÉM 1.1/. NGHIÊN CỨU TÂM LÍ-GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HS YẾU, KÉM Qua khảo sát tìm hiểu đối nhiều HS của nhiều thế hệ mà tôi đà công tác giảng dạy và làm chủ nhiệm thì nhiều HS cho rằng có rất nhiều vấn đề khó khăn khiến họ gặp thất bại trong học tập. Và họ nghĩ các HS giỏi không bao giờ gặp phải những vấn đề như thế. Một kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các HS đều có chung 16 vấn đề khó khăn phổ biến sau đây. 16 vấn đề khó khăn thường gặp của các HS                 Trí nhớ kém Thích trì hoãn công việc Lười biếng Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng Dễ dàng bị sao lãng Khả năng tập trung ngắn hạn Mơ màng trong lớp học Sợ thi cử Hay phạm lỗi do bất cẩn Chịu áp lực từ gia đình Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian Không có động lực học Dễ dàng bỏ cuộc Thầy cô dạy không lôi cuốn Không có hứng thú đối với môn học Trang 4 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH ĐẦU NĂM 1. Họ tên học sinh: …………………………………………Nam/ Nữ:………….… 2. Ngày tháng năm sinh:……………… Nơi sinh:………………………………….. 3. Quê quán:……………………………………………………………..………….. 4. Dân tộc:…………………………………….Tôn giáo:………….…….…………. 5. Đoàn viên/Đội viên:………………………Ngày vào Đoàn:……….…….……… 6. Chỗ ở hiện nay (Số nhà, tổ, ấp/khu phố, xã/ thị trấn, huyện, tỉnh):……………… …………………………………………………………………………….………… 7. Địa chỉ, số điện thoại nơi ở trọ (nếu có):………………………………………… ……………………………………………………………………………….……… 8. Phương tiện đi học:……………………………………………………………… 9. Kết quả học tập năm trước: + Học tập:……………………..+ Hạnh kiểm:…….. + Các môn học tốt nhất:…………………………………………………………… + Môn học chưa tốt:……………………………………………………………….. 10. Chức vụ đã làm những năm học trước:………………………………………… 11. Năng lực, sở trường của bản thân:……………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 12. Sở thích cá nhân:……………………………………………………………..… ……………………………………………………………………………………… 13. Ước mơ nghề nghiệp:…………………………………………………………… 14. Khó khăn của bản thân hiện nay:…………………………………………..…… ……………………………………………………………………………….……… 15.Tự đánh giá hạn chế của bản thân:…………………………………….………… …………………………………………………………………………….………… 16. Người bạn thân nhất (Họ tên, học lớp nào, trường nào/đang làm gì, số điện thoại):………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. 17. Họ tên cha:………………………… Năm sinh:………. Nghề nghiệp:………… 18. Họ tên mẹ:………………………….Năm sinh:………..Nghề nghiệp:…….…... 19. Địa chỉ, số điện thoại liên lạc với PHHS:………………………………..……… ………………………………………………………………………………..……… 20. Họ tên, nghề nghiệp, số điện thoại của anh, chị, em ruột:………….…………… ………………………………………………………………………….…………… ……………………………………………………………………….……………… 21. Thuộc diện con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình CCCM:……………… 22. Gia đình thuộc diện đói, nghèo, cận nghèo:…………………………………..… Trang 5 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm Nội dung tìm hiểu HS Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu NHỮNG HIỂU BIẾTCHUNG VỀ HỌC SINH Lớp Họ và tên:…………………….. Ngày thánh năm sinh………… Kết quả học tập qua từng năm học (có Nghiên cứu sổ sách kết quả học tập của lưu bang hay không lớp mấy) các em trong những năm trước đây PHÁT TRIỂN THỂ LỰC Tính hình sức khỏe của HS: chiều Quan sát tọa đàm, nghiên cứu tài liệu y cao…., cân nặng….. tế Có bệnh tật, chấn thương gì ảnh hưởng đến quá trình học tập. Sự mệt mỏi GIA ĐÌNH HỌC SINH Thành phần gia đính, sức khỏe cha mẹ. Quan sát trong trường, ở gia đình, ngoài điều kiện sống về vật chất, công việc giờ học. Tọa đàm với học sinh. Nghiên của cha mẹ. Quan hệ qua lại giữa các cứu các bài viết của HS. thành viên tronh gia đình. Mối quan hệ của các thành viên trong gia đình đối vối HS đó. Điều kiện giáo dục, chế độ khen thưởng, kỉ luật, thời gian biểu cho HS. Nghĩa vụ lao động của em trong gia đình. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HS Trạng thái làm việc của các cơ quan Tọa đàm với phụ huynh, nghiên cứu tài cảm giác, thính giác, thị giác…. liệu y tế Những hứng thú nhận thức Tính ham hiểu biết Đặc điểm của sự cú ý. Tập trung. Phân Tọa đàm với học sinh, quan sát trong và phối, di chuyển, khối lượng chú ý ngoài giờ học. Đặc điểm của trí nhớ, kiểu loại trí nhớ Quan sát trong giờ học (thị giác, thính giác, vận động và hỗn Tọa đàm với học sinh hợp), độ nhanh và độ bền cuả trí nhớ. Thực nghiệm chuyên biệt. Cái gì sẽ được nhất tốt nhất trong số: con số, sự kiện, từ ngữ, công thức toán học, sự hồi tưởng như thế nào. Đặc điểm của tri giác, lĩnh hội và suy Quan sát trong trường, ở gia đình. Nói nghĩ.có hiểu được cái chủ yếu trong cái chuyện trao đổi với HS, với phụ huynh nhận biết được hay không. Có biết so về các em. Nghiên cứu tài liệu giáo dục: sánh và xác định sự giống nhau và khác bảng nhận xét, các việc làm của HS Trang 6 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm nhau hay không. Kỉ năng phân loại đối tượng và xây dựng kết luận đơn giản. có biết thiết lập mối quan hệ nhân quả hay không. Kỉ năng lĩnh hôi các tài liệu đã được lĩnh hội, chọn lựa các ví dụ riêng cho các quy tắc nghiên cứu. những khó khăn trong việc nắm vững các tài lệu mới. Thái độ đối với từng môn học. Những đặc điểm của ngôn ngữ. Quan sát trong trường, ở gia đình, ngoài Những thiếu sót trong trong sự hiểu biết giò học, tọa đàm với học sinh. Nghiên ngôn ngữ( giải thích chỉ dẫn). sự hiểu cứu các bài viết của HS biết ngôn ngữ viết, vốn ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ, vẽ đẹp xúc cảm của ngôn ngữ… PHẠM VI CẢM XÚC Ý CHÍ TÍNH ỨC CHẾ, TÍNH XÚC CẢM VÀ Quan sát HS trong giờ học, ngoài giờ Tính cân bằng. học và qua các hoạt động ngoại khóa Tâm thế trội của HS, khả năng nổ lực ý chí NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH Thực hiện các quy tắc sử sự, HS làm Quan sát HS trong các hoạt động khác chủ mình trong các hoạt động học tập, nhau, tọa đàm với các giáo viên. Nghiên vui chơi và lao động như thế nào. cức tài liệu giáo dục(nhận xét về công Mối quan hệ tương hổ với tập thể tác sáng tạo của HS). Việc quan sát phải lâu dài và có hệ thống để sao cho các kết luận rút ra từ các sự kiện quan sát được không phải là những kết luận tình cờ và hời hợt, chúng phải phản ánh được những đặc điểm cá nhân đáng kể của HS, cho phép theo dõi em HS trong sự phát triển của em đó, việc quan sát cần phải sâu sắc, nó bao gồm không chỉ một sự ghi chép chính xác và đầy đủ các sự kiện và hiện tượng về hành vi của HS mà còn giải thích đúng đắn các sự kiện và hiện tượng này, vì rằng việc quan sát không chỉ nhằm mô tả các hành động bên ngoài của HS mà còn phải tìm ra các động cơ và nguyên nhân của những hành động này. Đây cũng là mục đích cơ bản của sự quan sát: xuất phát từ những sự kiện bên ngoài của việc quan sát phải vạch ra được những đặc điểm cá nhân của HS và những đặc điểm đặc thù về nhân cách của em đó. Hiệu quả của các cuộc trò chuyện phụ thuộc vào sự suy nghĩ kĩ càng về phương pháp tiến hành chúng, tùy thuộc vào kĩ năng, nghệ thuật và sự lịch thiệp cùa giáo viên. Các thủ thuật tiến hành phải được cá biệt hóa tối đa và chúng phải nhất thiết thay đổi tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể , tùy theo cá tính của em học Trang 7 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm sinh cần nghiên cứu. Khi tiến hành các cuộc trò chuyện cần phải lưu ý không chỉ tới nội dung các câu trả lời của HS, mà cần phải tới cả cách thể hiện bên ngoài của HS trong khi trả lời, tới tính cách giọng nói và cách diễn đạt ngôn ngữ. Những cái mà HS đã làm như bài làm văn, bài báo tường, sổ nhật kí, bức tranh vẽ, hình vẽ, vở HS, các mô hình…sẽ cho ta nhiều điều quý báu nêu lên được đặc điểm của HS. Tất cả những dạng sáng tạo này của các em sẽ giúp ta tìm ra được những đặc điểm cá nhân của các em chỉ trong trường hợp nếu như sự phân tích những sản phẩm này là khách quan, và những cứ liệu thu nhận được sẽ được đối chiếu với những sự kiện khác nhận được bằng các thủ pháp khác về mặt phương pháp. Quy tắc này còn có liên quan đến việc sử dụng các bài tập thực nghiệm trong khi nghiên cứu các quá trình tâm lí riêng biệt của HS. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với công tác nghiên cứu HS học kém là việc tiến hành ghi chép có hệ thống các sự kiện quan sát trong một cuốn sổ tay dành riêng cho mục đích này. Trong quá trình nghiên cứu HS, sổ tay được sử dụng theo một hệ thống nhất định và có kế hoạch, nó cho phép ta nhìn thấy sự phát triển và vận động của HS, lập được kế hoạch đúng đắn cho toàn bộ công tác giáo dục và giảng dạy HS. Khi tìm hiểu các nguyên nhân học kém của em HS này hay em HS khác, giáo viên cần xác định sơ bộ các cách là công tác cá biệt với em học sinh nhằm khắc phục sự chậm tiến. Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm khi tiến hành làm công tác cá biệt với HS kém như trường hợp của HS Nam học lớp 11A1 năm học 2009 - 2010. Trong những năm trước Nam học kém và em phải thi lại khi lên lớp, trong các giờ học em không chăm chú. Khi trong lớp tiến hành kiểm tra, em cảm thấy mình không được tự tin, tất cả sự chú ý của em đều nhằm vào việc làm sao để có thể chép bài của bạn mà thầy giáo không thấy. Phần lớn các giáo viên bộ môn đều cho rằng HS Nam không có năng lực mà lại lười biếng. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm khi quan sát tôi thấy Nam có năng lực bình thường và có sự phát triển chung không phải là kém. Điều này được thể hiện qua cách nói có văn hóa của em, qua sự hứng thú của em đối với nghệ thuật và đối với việc đọc sách báo ở thư viện. Nhưng Nam chưa có thái độ đúng đắn đối với việc học tập, em thiếu các kỹ năng và kỹ xảo lao động độc lập, sự chú ý có chủ định ở em chưa được phát triển cũng như thiếu một vài phẩm chất cần thiết cho hoạt động lao động. Khi đến thăm gia đình Nam, tôi càng tin tưởng vào sự đúng đắn về những kết luận của mình hơn. Nam là đứa con trai độc nhất nên rất được chiều chuộng trong gia đình. Cha hoặc mẹ đã làm tất cả, Nam không tự lực làm cái gì cả. Từ những ngày đầu học tập, cha mẹ đã giúp em trong những khó khăn nhỏ nhặt nhất. Một sự bảo trợ quá ư tỉ mỉ như vậy đã làm giảm ý chí, năng lực và sáng kiến của em và chẳng bao lâu em đã không để ý đến việc lúc nào cần phải ngồi chuẩn bị bài vở, vì rằng tất cả những cái đó đã được mẹ em làm hộ. Trang 8 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm Tôi đã phải làm việc nhiều để thay đổi một cách căn bản hệ thống giáo dục Nam trong gia đình. Trước hết cần phải thuyết phục cha mẹ về sự sai lầm của các hành động của họ, sau đó cùng với họ xác định các biện pháp giáo dục tiếp tục Nam. Họ đã xây dựng hệ thống giáo dục cho Nam những thói quen, kỹ năng, động cơ và tình cảm cần thiết cho việc học tập. Ví dụ, tôi và cha mẹ đã đòi hỏi Nam phải hoàn toàn tự lực thực hiện tốt các bài tập về nhà. Khi bài có thiếu sót nhỏ, hoặc làm cẩu thả, hoặc chưa hoàn thiện, họ động viên em phải làm lại hoặc sửa đúng. Mỗi một bài làm tốt đều được thưởng, và điều này gây cho em lòng tin tưởng vào sức lực của mình và tạo ra cảm xúc tốt. Việc tổ chức các bài tập bổ sung nằm mục đích dạy cho em các học đã có ảnh hưởng lớn lao đến việc hành thành các kỹ năng, kỹ xảo, đến việc giáo dục nhiều phẩm chất cần thiết để học tập tốt. Kết quả của công việc rất tinh tế, bền bỉ và hết sức chú ý của tôi và của gia đình đã làm cho em Nam có được sự hào Trang 9 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm hứng học tập và thích thú lao động nói chung và kết quả học tập về các bộ môn đã được nâng lên một cách rõ rệt. Từ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, tôi đã đi đến kết luận rằng, công tác với học sinh kém đòi hỏi mỗi thầy giáo, giáo viên chủ nhiệm phải có nghệ thuật sư phạm và trong mỗi trường hợp cụ thể phải biết cách đi đến học sinh để giúp các em học tập tốt hơn và góp phần phát triển những tính cách tốt cần thiết cho cuộc sống và lao động. Kết quả của công tác cá biệt với học sinh học kém tùy thuộc vào việc sử dụng khéo léo sức mạnh giáo dục của tập thể, của tổ chức đoàn và đội, của phụ huynh và giáo viên. 1.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1.2.1. Tạo niềm tin đối với HS. 1.2.1.1. Chuyển hóa ý nghĩ tiêu cực thành ý nghĩa tích cực. Đối với những HS yếu, kém khi làm bài kiểm tra hay bài tập bị điểm kém thì luôn có nhiều lý do biện hộ cho điểm kém đó, đại loại như sau: - Khi giáo viên hỏi: Vì sao em không học bài cũ ở nhà? - Thì câu trả lời của HS như sau: + Em có học bài ở nhà nhưng khi thầy đặt câu hỏi, em quên nên không trả lời được. + Em có học bài ở nhà nhưng câu hỏi của thầy không nằm trong phần nội dung em học, nên em không trả lời được. + Em có học bài ở nhà nhưng thầy, cô nêu câu hỏi khó nên em không trả lời được… - GVCN hỏi: Vì sao em không làm bài tập về nhà ở SGK? - HS trả lời: + Bài tập ở SGK khó, em làm không được. + Ở nhà em có làm nhưng khi lên bảng em quên công thức nên không làm được. + Thầy dạy em không hiểu nên không làm được bài tập ở nhà… - GVCN hỏi: Vì sao em không thích học môn Toán? - HS trả lời: + Môn toán khó, em không làm được nên em ghét nó. + Con ghét thầy toán, giọng thầy giảng khó nghe, khi lên bảng thầy toàn tra những bài tập khó… + Em không biết học toán để làm gì? Nó chẳng liên quan gì đến cuộc sống của em. + Em không biết gì về môn Toán cả, nhìn vào em rối tung rối mù lên em chẳng biết gì cả, em ghét nó, học chỉ mất thời gian thôi. - Khi phụ huynh hỏi vì sao con bị điểm kiểm tra bài miệng kém, hoặc điểm kiểm tra bài 45 phút kém. - Học sinh trả lời: + Thầy giảng bài con không hiểu nên con trả lời không được, giọng thầy nói khó nghe. Trang 10 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm + Con có học bài nhưng do thầy ghét con nên nêu câu hỏi khó, con không trả lời được… - Phụ huynh thế còn bài kiểm tra 45 phút bị điểm kém. + HS: Con có ôn bài nhưng đề thầy ra khó nên con không làm được… * HS sẽ tìm ra hàng trăm lí do để biện hộ cho các điểm kém của mình khi GVCN hay PH hỏi đến. Trang 11 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm Trang 12 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm * Vậy làm sao để tạo cho các em một niềm tin trong học tập, để làm được điều đó, thì người GVCN hay PH phải chuyển hóa những ý nghĩ tiêu cực của HS song ý nghĩa tích cực như: - Em đã làm bài tập xong chưa, thầy biết thầy bộ môn đã cho em nhiều bài tập; mới đầu em làm sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng nhiều lần, quen dần em sẽ làm tốt hơn và nhanh hơn, thầy tin nếu cố gắng em sẽ làm được… - “Thầy toàn ra đề bài kiểm tra cực khó”. - GVCN: Thầy đồng ý là bài kiểm tra thầy bộ môn ra khá phức tạp vì đó là để cho tất cả những câu hỏi trong kỳ thi học kỳ sẽ dễ dàng hơn đối với em. - “Em ghét thầy toán, thầy cứ đặt câu hỏi khó cho em”. - GVCN: Thầy biết là em không ưa thầy toán vì thầy đưa ra nhiều bài tập và câu hỏi khó cho em. Rất có thể đó là vì thầy nghĩ em có tiềm năng học tốt và tiến bộ nhanh hơn một số bạn khác. Hay khi phụ huynh hỏi vì sao điểm môn Toán còn kém. HS “ Học Toán để làm gì? Nó chẳng liên quan gì đến cuộc sống của con.”, “ Bố đồng ý là đa số những công thức toán học thì không hữu ích lắm. Bên cạnh đó việc học môn toán sẽ giúp não bộ được rèn luyện để trở nên nhạy bén hơn và thông minh hơn, giúp con giải quyết được vấn đề trong cuộc sống”. - “Học với hành, chỉ phí thời gian.”, “Bố đồng ý là việc học phí thời gian nếu con không biết tại sao con phải học, hay nếu con học chỉ vì bố mẹ. Đồng thời, nếu con đạt được mục tiêu vươn tới thành công, việc học sẽ mang lại cơ hội giúp con có được những gì con muốn”. - “Việc học thật nhàm chán”. “Bố đồng ý và việc học nhàm chán và đó là lí do tại sao chúng ta phải tìm cách làm việc học trở nên vui vẻ và thú vị”. * Thừa nhận ý kiến của các em là tiêu đề cho bước chuyển hóa ý nghĩa tích cực. Khi chúng ta công nhận quan điểm của con cái, chúng sẽ ở trong tâm thế thoải mái và để chấp nhận đề nghị của chúng ta hơn. Trang 13 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm * Tôi hy vọng phương pháp chuyển hóa ý nghĩa tích cực là một công cụ hiệu quả mà mỗi giáo viên hay phụ huynh chúng ta vận dụng để tác động một cách tích cực đến suy nghĩ của HS hay con cái của chúng ta. Trang 14 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm 1.2.1.2. Mười bước thành công trong học tập Niềm tin tích cực Đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng Quản lý thời gian tốt Đọc Nhanh Lọc ra thông tin chính Ghi chú bằng cả não bộ Kỹ thuật ghi nhớ Ôn bài Kỹ năng thi Bước 1: Niềm tin tích cực Điểm gặp gỡ đầu tiên của tất cả học sinh xuất sắc là chúng có một cơ sở niềm tin tích cực. Chúng tin rằng chúng có thể và xứng đáng đạt được điểm tuyệt đối. niềm tin tích cực truyền cảm hứng mạnh mẽ cho chúng trong học tập. Nếu giả sử chúng có sơ xuất hay không đạt được những gì đề ra, chúng không bỏ cuộc mà trái lại sẽ học hỏi từ sai lầm của mình và làm lại cho đến khi thành công. Bước 2: Đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng Yếu tố thứ hai phân biệt những học sinh giỏi này với những em còn lại là chúng hướng đến các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và trên tất cả, chúng biết Trang 15 Ứng dụng lý thuyết vào làm bài tập Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm mình muốn gì trong cuộc sống. Các mục tiêu trong tương lai của chúng mang lại cho chúng nguồng động lực lớn thúc đẩy bản thân chúng có tinh thần và thái độ học tập chăm chỉ, trong khi những em khác bị phân tán vào những việc khác ngoài chuyện học tập. Chúng đặt ra những mốc cụ thể như đạt toàn điểm 10 trong kỳ thi và làm hết sức mình để đạt được điều đó. Chúng coi điểm số cao như một phương tiện giúp mình đạt được mong muốn trong cuộc sống. Trong khi đó, những học sinh trung bình dễ dàng bị phân tâm và thiếu hẳn động lực vươn lên, đơn giản vì chúng không có hướng đi cụ thể trong cuộc sống. Chúng không biết rằng mình học để làm gì. Đa số những em này học vì bị cha mẹ và thầy cô ép buộc phải học. Trả lời cho câu hỏi chúng muốn đạt kết quả như thế nào, chúng thường đáp rằng “Tôi không biết”, “Điều đó phụ thuộc vào mức độ khó của bài thi” hay “Tôi chỉ hy vọng mình thi đậu”. Bước 3: Quản lý thời gian Bước cần thiết tiếp theo là mà một học sinh “Điểm 10” thực hiện tốt là biết cách ưu tiên cho những việc quan trọng và quản lý thời gian tốt để hoàn thành những nhiệm vụ đề ra. Nếu không nắm được kỹ năng quản lý thời gian, chúng sẽ bối rối không biết cách phân bổ thời gian cho những yêu cầu trong học tập, hoạt động ngoại khóa, gia đình và giải trí. Chúng sẽ thường rơi vào trạng thái hoang mang không biết phải làm cái gì trước cái gì sau, hoặc để nước đến chân mới nhảy. Câu cửa miệng của những em này thường là “Mình sẽ làm việc đó khi có thời gian” hay “Thôi cứ để đến mai hẵng hay”. Bước 4: Đọc nhanh Điều đầu tiên mà học sinh cần lên kế hoạch phải làm là đọc sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác. Các em cần luyện kỹ năng đọc nhanh, rút ngắn thời gian đọc sách và đọc hiệu quả hơn. a/. Đọc phần tóm tắt trước Với việc đọc phần tóm tắc trước, HS có một khái niệm rõ ràng hơn, một cái nhìn tổng quan về các ý chính và các đơn vị kiến thức. Sau đó, khi đọc vào nội dung chi tiết, các em có thể lĩnh hội và nắm bài được tốt hơn. b/. Đọc câu hỏi trước Các em cần đọc câu hỏi trước khi đọc nội dung. Khi biết câu hỏi trước HS có mục tiêu rõ ràng hơn khi đọc sách và có khái niệm sơ bộ về những thông tin chính cần nắm. Cách thức này sẽ gia tăng khả năng hiểu bài của người đọc lên đáng kể. Trang 16 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm c/. Đọc với cây bút dẫn đường Đọc sách với cây bút dẫn đường cho ánh mắt người đọc qua từng dòng chữ, điều đó sẽ hiệu quả hơn trong việc nắm các ý chính. d/. Đọc một lúc từng cụm 5-7 từ Mắt người có khả năng đọc được 5-7 từ trong một lúc. Làm cách này HS có thể đọc sách với tốc độ tăng từ 5-7 lần (khoảng 1500 từ/ phút). Giúp cho việc học của các em có hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian. Bước 5: Lọc ra thông tinh chính Khi đọc sách chúng ta không cần phải nhớ tất cả các từ có trong bài, điều quan trọng là các em cần xác định và thu tập những từ khóa có trong một đoạn văn. Chỉ có khoảng 20% từ khóa chứa đựng thông tin cần thiết để đạt điểm 10, nhờ vậy thời gian học và ôn bài giảm xuống đáng kể. Bước 6: Ghi chú bằng cả não bộ Chúng ta dùng cả não bộ vào việc sắp xếp các từ khóa và thông tin vào bảng ghi chú để ôn bài và ghi nhớ nhanh chóng. Bằng việc sử dụng cách ghi chú: sơ đồ tư duy, đồ thị phát triển, sơ đồ khái niện, bảng tóm tắt chương…. Bước 7: Kĩ thuật ghi nhớ Để ghi nhớ tốt bài học hoặc các công thức một cách chính xác, đầy đủ và lâu dài thì cần gắn các bài học hay các công thức bằng các câu chuyện, bài thơ, hay kí hiệu hay hình ảnh minh họa hay một cái tên viết tắc nào đó… VD: Khi HS ghi nhớ các kí hiệu hóa học trong dãy hoạt động điện hóa gồm các kí tự: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, N, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au Để nhớ được dãy hoạt động này một cách chính xác và đầy đủ rất khó vì vậy HS nhớ bằng cách gán các nguyên tố trên tương ứng với các từ có vần điệu như sau: Khi Nào Cần May Áo giáp(Zn) sắt (Fe) Nhìn Sang Phố Huế CỬa Hàng Á Phi Âu. VD: công thức tính chu kì và tần số của con lắc lò xo được tính T  2 m 1 và f  k 2 k việc nhớ hai công thức này các em hay nhầm lẫn là m/k m hay k/m. Để ghi nhớ chính xác thì HS nhớ chu kì gắn với chuột Micky nghĩ là m/k Bược 8: Ứng dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập, câu hỏi Hiếm khi nào những câu hỏi và đề thi ra giống hệt trong sách hoặc chỉ cần bê nguyên si những kiến thức trong bài học vào làm là đạt điểm 10. Vì thế những HS học vẹt chẳng mấy khi đạt điểm tuyệt đối. Chúng ta cũng biết rằng mỗi đơn vị kiến thức có một số dạng câu hỏi và bài tập nhất định. Các em phải là quen với tất cả các dạng câu hỏi và bài tập có thể ra thi (từ các đề thi cũ) và các bước để đưa câu trả lời tốt nhất có thể. Trang 17 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm Bước 9: Ôn bài Các nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ con người có khuynh hướng quên đi 80% những gì được học trong vòng 24 giờ. Vì vậy ông bà ta thường có câu “văn ôn võ luyện” nghĩa là chúng ta phải ôn luyện thường xuyên nhưng việc ôn luyện phải có phương pháp (bằng các bảng tóm tắc và sơ đồ như hướng dẫn bước 7), chứ không phải đợi đến ngày mai thi thì hôm nay mới mang vở ra ôn thì quá muộn rồi. Trang 18 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm Trang 19 Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm Bước 10: Kĩ năng thi Những HS học hành hiệu quả biết cách thư giãn trước giờ thi (vì bộ não chúng ta cũng cần nghĩ ngơi khi đó khả năng tư duy và tái hiện được tốt hơn). Khi làm bài thi chúng ta cần đọc kĩ đề thi, gạch chân những từ khóa quan trọng của câu hỏi, biết cách trình bày bài ngắn gọn, xúc tích và quản lí thời gian hiệu quả để hoàn thành bài thi tốt nhất. 1.2.2. HS mất căn bản ở lớp dưới, vẫn được lên lớp. Tôi xin nêu ra một trường hợp của HS An. Học sinh An được chuyển từ Trường THPT Hùng Vương TPHCM về trường THPT Trị An học lớp 11A1, em luôn ở trạng thái không muốn học, đối với nhiều môn học em không làm bài tập về nhà và bị điểm kém. Bằng nhiều lí do khác nhau em thường hay nghỉ học, trốn học, cúp tiết có thái độ không tốt đối với giáo viên. Qua tìm hiểu nguyên nhân thì tôi được biết ở lớp 9 em vẫn học tốt nhưng khi vào đầu HK I của lớp 10 An bị ốm một thời gian dài nên An đã không tự mình lấp được lỗ hỏng và giáo viên buộc lòng phải để em học lại 1 năm. Năm học sau, khi đến lớp An đã không phải là một học sinh ngoan ngoãn và ham hiểu biết như trước nữa: Em vi phạm kỉ luật, có thái độ thô lỗ với bạn bè, vô lễ với giáo viên, bỏ giờ bỏ lớp không có lí do chính đáng. Ngay từ những ngày đầu năm học, các giáo viên đã bỏ qua điều chủ yếu mà đáng ra phải yêu cầu em thực hiện là: lấp lỗ hỏng trong kiến thức của năm trước. rất ngượng ngạo họ đã cho em lên lớp 11. Những lỗ hỏng trong kiến thức càng bộc lộ rõ. Khi nhận được những điểm kém thoạt đầu chủ yếu là môn toán, cô gái giàu lòng tự ái này dần dần đã lơ là các môn học khác. Những thất bại trong học tập đã làm em không tin vào sức lực của mình nữa. Khi được gọi lên bảng, em thường tuyên bố với giáo viên “em không biết gì hết”. Với vai trò GVCN tôi đã lập một kế hoạch cùng kết hợp với giáo viên bộ môn xây dựng một hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, các bài tập căn bản cùng hệ thống các công thức, đồng thời các GV bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em ôn tập lại Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng