Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn các hoạt động trung gian bổ trợ trong tiết học tiếng anh thcs...

Tài liệu Skkn các hoạt động trung gian bổ trợ trong tiết học tiếng anh thcs

.PDF
20
1488
104

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Mục lục i Danh mục các từ viết tắt ii ĐẶT VẤN ĐỀ Phần 1 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Phạm vi nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 Phần 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.2. Thực trạng 4 2.2.1. Những thuận lợi 4 2.2.2. Những khó khăn 5 2.3. Các giải pháp thực hiện 6 2.3.1. Giải pháp chung 6 2.3.1.1. Xác định rõ mục tiêu tiết dạy và kiểu bài lên lớp 6 2.3.1.2.Thiết kế các hoạt động bổ trợ 6 2.3.2. Giải pháp cụ thể 6 2.3.2.1. Đối với kĩ năng nghe 6 2.3.2.2. Đối với kĩ năng nói 8 2.3.2.3. Đối với kỹ năng đọc hiểu 9 2.3.2.4. Đối với kĩ năng viết 11 i 2.4. Kết quả thực hiện 12 2.5. Bài học kinh nghiệm 13 Phần 3 KẾT THÚC VẤN ĐỀ Tài liệu tham khảo 14 16 ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HS học sinh THCS trung học cơ sở GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo PHHS phụ huynh học sinh GV giáo viên CNTT công nghệ thông tin iii PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới và hơn bốn mươi quốc gia sử dụng nó như một ngôn ngữ chính và gần 400 triệu người dùng nó như một ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp. Ở Việt Nam, tiếng Anh được xem là một ngoại ngữ chính trong các trường phổ thông hiện nay . Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, chúng tôi luôn mong muốn học sinh của mình có thể hiểu bài một cách nhanh nhất, chủ động nhất, đặc biệt các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế. Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho mỗi tiết lên lớp học sinh đều hứng thú học tập, tích cực rèn luyện và nhớ được bài ngay tại lớp. Trong một tiết dạy, nhiệm vụ của giáo viên là truyền đạt đến học sinh một lượng kiến thức được thể hiện qua các phần mục trong sách giáo khoa và với bộ sách giáo khoa hiện nay đã được biên soạn theo hướng hiện đại, bắt kịp nhịp độ phát triển giáo dục chung của khu vực và thế giới. Nội dung những chủ điểm cụ thể được trình bày theo các kĩ năng nhằm phục vụ mục đích của từng bài. Để đạt được mục đích tiết dạy, nếu giáo viên chỉ đơn thuần giải quyết các yêu cầu của từng phần mục,làm theo hướng dẫn trong sách giáo viên hoặc chuẩn kiến thức kĩ năng, ít thiết kế hoạt động thì hiệu quả sẽ không cao do khả năng tiếp thu của học sinh không đồng đều. Học sinh yếu sẽ không tiếp thu được kiến thức cơ bản, học sinh giỏi sẽ không có cơ hội đào sâu mở rộng kiến thức.Vì vậy việc thiết kế các hoạt động bổ trợ trung gian giúp học sinh có được nấc thang phù hợp với khả năng tiếp thu của mình, giáo viên sẽ giải quyết được khối lượng công việc một cách có hiệu quả nhất. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy giáo viên thường soạn giáo án theo nội dung cơ bản của bài học, ít thiết kế các hoạt đông trung gian do ngại mất thời gian hoặc có lúc chưa đầu tư thời gian nghiên cứu mà vô tình giáo viên lại tạo ra 1 hoạt đông không phù hợp, làm khó cho học sinh. Từ đó tôi tìm ra cách giải quyết vấn đề là chú trọng vào công tác soạn giảng, thiết kế giáo án, tạo thêm những hoạt đông bổ trợ hợp lí với từng tiết dạy, với khả năng tiếp thu của học sinh, từng đối tượng học sinh và thời gian tiết học, với khối lượng công việc cũng như nội dung và kiểu bài lên lớp. Đó là lí do để tôi chọn đề tài “Thiết kế các hoạt động trung gian bổ trợ trong tiết học Tiếng Anh Trung học cơ sở” 1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy có hiệu quả, với phạm vi đề tài này tôi đưa ra phạm vi nghiên cứu là thiết kế các hoạt động trung gian bổ trợ trong tất cả các tiết học tổng hợp cả bốn kĩ năng hoặc các tiết học theo từng kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Phổ Vinh 2 PHẦN 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Xuất phát từ vai trò vị trí của môn học Tiếng Anh trong trường THCS, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo được sự hứng thú trong học tập cho HS để các giờ học Tiếng Anh ngày càng đạt chất lượng cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ năm học 2013-2014. Trên cơ sở thực hiện tốt các qui định của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục. Thực hiện tốt định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh” . Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 3 cũng đã nêu : “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học ,đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh.” [2,tr.19] 2.2. THỰC TRẠNG Những thuận lợi và khó khăn chung của địa phương, trường và lớp tác động gián tiếp và trực tiếp đến chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh. 2.2.1. Những thuận lợi Từ phía địa phương: Các ban ngành của xã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục ở địa phương. Cùng với nhà trường chăm lo cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện để HS nghèo đến trường và góp quỹ phần thưởng khuyến khích HS học tập. Từ phía nhà trường: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhà trường vẫn cố gắng liên hệ chặt chẽ với địa phương và Hội PHHS tạo điều kiện để HS đến trường và có đủ phòng để học tập, động viên giáo viên lên lớp và hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục. Huy động các tấm lòng vàng của nhân dân trong xã và sự quan tâm của lãnh đạo Ngành GD - ĐT về một số thiết bị phục vụ giảng dạy như: 25 đầu máy vi tính và 01 đèn chiếu thông thường và một đèn chiếu kèm bộ thiết bị dạy học tương tác. Từ phía giáo viên: Giáo viên có trình độ đạt chuẩn chiếm tỉ lệ: 100%. Trong đó, GV có trình độ trên chuẩn: 09/36 GV chiếm tỉ lệ 25%.Trong đó, có 02 GV tốt nghiệp đại học: 01chuyên ngành tin học và 01 chuyên ngành toán tin và 15 GV có máy tính xách tay và sử dụng soạn giảng bài giảng điện tử tương đối thành thạo (27,7%). Đặc biệt có một phó hiệu trưởng tốt nghiệp cao học chuyên ngành Tiếng Anh. Đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, yêu nghề và luôn có ý thức học hỏi, nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn. 4 Từ phía PHHS: Phần lớn PHHS đã hiểu rõ vai trò quan trọng trong công tác giáo dục đối với tương lai sau này của con em. Một số ít phụ huynh đã sắp xếp các công việc nhà và dành thời gian cho con học tập, tự tạo điều kiện để mua thêm sách tham khảo cho con và thường xuyên liên lạc với nhà trường về tình hình học tập và đạo đức của con mình. Một số gia đình đã có máy vi tính và nối mạng internet. Từ phía học sinh: Hầu hết các em đã có ý thức học tập, chuyên cần và biết vâng lời. Mặc dầu tỉ lệ HS khá và giỏi chưa cao nhưng có rải rác ở hầu hết các lớp. Học sinh có tinh thần học hỏi, sáng tạo, yêu thích bộ môn Tiếng Anh. 2.2.2. Những khó khăn Địa phương xã Phổ Vinh là một xã vùng ven biển nên kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nghề biển và nghề nông. Mặc dù có sự quan tâm nhưng điều kiện kinh tế còn hạn chế vì thu nhập của người dân còn phụ thuộc vào sự thay đổi của thiên nhiên do tính đặc thù của nền kinh tế (tỉ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tỉ lệ khá cao). Kinh tế mỗi hộ gia đình còn khó khăn nên nhiều gia đình không có điều kiện để trang bị thêm dụng cụ học tập và sách tham khảo cho con em mình cũng như tạo điều kiện cùng nhà trường tổ chức những loại hình hoạt động học tập để nâng cao chất lượng học tập của HS. Một số ít PHHS chưa thật sự hiểu về công tác giáo dục, chưa xem trọng việc học của con em. Phần nhiều HS sớm xem nhẹ việc học, chán học, muốn nghỉ học sớm vì không tìm thấy mục tiêu học tập lâu dài. Các em học chỉ để biết đọc, biết viết tiếng mẹ đẻ, và biết làm toán. Các em chưa có ý thức về nhu cầu cần thiết của việc học Tiếng Anh và sử dụng Tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày. Các em chưa có động lực và hứng thú học Tiếng Anh. Chính vì vậy, tỉ lệ bình quân HS giỏi bộ môn Tiếng Anh là rất thấp và rất nhiều năm chúng tôi không có nguồn HS giỏi Tiếng Anh cho đội tuyển cấp Huyện và Tỉnh. Thêm vào đó, tỉ lệ HS yếu kém tương đối cao. Xuất phát từ thực tế việc học và sử dụng Tiếng Anh của học sinh ở trường THCS Phổ Vinh còn nhiều hạn chế nên chúng tôi mong muốn giúp các em 5 xác định mục tiêu học tập của bộ môn và từ đó các em có thái độ, biện pháp học tập và rèn luyện Tiếng Anh một cách hiệu quả; có động lực, hứng thú học Tiếng Anh và biết sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Chúng tôi mong muốn chia sẻ với các đồng nghiệp các giải pháp, các bước thực hiện nhằm đẩy nhanh và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở cấp THCS; đặc biệt là khả năng thực hành 4 kĩ năng của HS, giúp học sinh phát huy tốt khả năng, kĩ năng giao tiếp và sử dụng Tiếng Anh để phục vụ cuộc sống đáp ứng nhu cầu thực tế của thời đại. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2.3.1. Giải pháp chung 2.3.1.1. Xác định rõ mục tiêu tiết dạy và kiểu bài lên lớp Để có được một giáo án tốt, điều cơ bản là giáo viên cần nắm rõ được mục tiêu của tiết dạy. Mục đích yêu cầu và điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng học tập có thể làm được cho tiết dạy đó. Từ đó ấn định được lượng công việc cần truyền tải, sử dụng phương pháp hợp lí. Điều quan trọng ở đây là hiểu rõ tình hình, khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh để tạo ra các hoạt động phù hợp, tạo ra những nấc thang trung gian giúp học sinh tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ những cái nằm trong khả năng đến những cái còn bỡ ngỡ và tiếp đến những cái còn mới mẻ. 2.3.1.2.Thiết kế các hoạt động bổ trợ Từ việc xem xét từng nội dung bài học, khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh để đưa ra các thiết kế và thủ thuật hợp lí. Thông thường các tiết dạy tiếng Anh THCS đều chủ yếu rèn các kĩ năng cho học sinh, các kĩ năng đều có điểm chung là thực hiện giáo án qua ba bước, nhưng mỗi kĩ năng đều có yêu cầu riêng. 2.3.2. Giải pháp cụ thể 2.3.2.1. Đối với kĩ năng nghe Đây là kĩ năng được sử dụng đầu tiên và là kĩ năng khó nhất trong hoạt động giao tiếp.Vì vậy giáo viên cần thiết kế hoạt động trung gian giúp các em 6 làm quen với chủ đề bài nghe, chủ động trong công việc nghe hiểu, xác định rõ yêu cầu của bài, khoanh vùng được kiến thức, đưa ra các dự kiến trả lời sát với đáp án của bài. Mục đích của hoạt đông trung gian trong tiết nghe là giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ, hướng các em vào chủ đề một cách nhẹ nhàng, hứng thú. Ví dụ: Ở phần 6/Unit 1-lớp 7 nếu thực hiện bài nghe theo cách thông thường thì rất khó cho đối tượng học sinh trung bình và yếu. Để tạo một bậc thang trung gian hướng học sinh vào chủ đề, gần gũi với nội dung sắp nghe, giáo viên cho học sinh thực hành nhẹ nhàng những bức tranh của bài như: - Cho học sinh hỏi đáp về nơi chốn: “ Where is the theater/ the market/ post office?...... or Tell the way to the theater from the school/ How far is it from…..to…? Can you guess?” Như vậy học sinh đã làm quen với một số địa điểm, nơi chốn, đoán trước khoảng cách mà các em sắp nghe, nếu làm được phần này thì công việc ở phần nội dung chính sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhiệm vụ lúc này chỉ còn là nghe và nhận ra các khoảng cách từ đâu đến đâu và bao xa mà thôi. Một ví dụ khác ở phần A3- Unit 4- Lớp 7 đây là phần nghe lồng ghép trong tiết dạy nên rất khó cho giáo viên có thể thiết kế 3 phần Pre, While and Post. Để học sinh dễ dàng tiếp cận bài, ta có thể thiết kế hoạt động trung gian đơn giản mà hiệu quả như sau: Matching A B 1.Next to a. phía trước 2.Behind b.phía sau 3.In front of c.bên cạnh 4.In the middle of d.trong góc 5.At the corner e.ở giữa 6. to the right of f. bên phải Như vậy để HS dễ dàng hơn trong việc nhận diện vị trí ,ta cho HS ôn lại các giới từ chỉ vị trí bằng bài tập đơn giản trên. 7 2.3.2.2. Đối với kĩ năng nói Hoạt động nói là để rèn kĩ năng cơ bản song song với hoạt động nghe. Thường thì học sinh ngại nói và sợ sai vì chưa tự tin. Để thực hiện tốt phần này với cấu trúc bài soạn có 3 bước như thông thường, giáo viên nên thực hiện một số hoạt động tạo sự tự tin, và có sự lôi cuốn dẫn dắt đôi lúc là thiết kế theo dạng “game”. Ví dụ: Ở bài 8-Grammar Practice- Lớp 6 để học sinh ôn tập thì Present Progressive một cách hiệu quả ta có thể thiết kế thêm hoạt động Mapped Dialogue: Yes/ No questions with Present Progressive: Mapped dialogue  ? X ? X ? X What …? Example exchanges: S1: Are you watching TV? S2: No, I’m not. S1: Are you listening to the radio? S2: No, I’m not. S1: … Với sơ đồ trên học sinh sẽ dễ dàng đặt câu hỏi và trả lời phù hợp Ví dụ: ở bài 10, phần C4 – Lớp 6 trước khi cho học sinh nói, giáo viên nên đưa ra hoạt động trò chơi thi đua giữa hai đội với các nhóm từ theo bảng, dùng phấn khác màu ghi vào hai cột. 8 VEGETABLES/FOOD DRINKS Chicken Orange juice Fish Lemon Noodles Tea ……………. ……… Tiếp theo ta cho hai nhóm vận dụng theo bài dialogue. Lúc này công việc rất đơn giản với học sinh vì các em mới được củng cố lại từ vựng, huy động được vốn từ phù hợp với yêu cầu của hoạt động. 2.3.2.3. Đối với kỹ năng đọc hiểu Với kỹ năng đọc hiểu thì việc giáo viên thiết kế hoạt động cho phần “Pre” là rất quan trọng. Nó vừa ôn lại được kiến thức cũ, vừa có mục đích dẫn dắt vào chủ đề và nội dung mới của bài. Ví dụ: Bài 5 – Lớp 9, chủ đề “Media” ta cho học sinh chơi trò network. read books watch TV Activities in free time play sports surf web Ví dụ: Bài 7-A2- A letter from America, để học sinh dễ dàng đọc và tìm được các kì nghỉ của học sinh ở Mĩ, trước khi đi vào bài, giáo viên nên cho học sinh thảo luận theo nhóm để tìm các ngày nghỉ của học sinh ở Việt Nam. *Vacations of Vietnamese students: - Independence Day - Tet holiday - Summer vacation. - May Day - New Year ………………………… 9 Ví dụ: Với Bài 4-A6- Lớp 7, để học sinh dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa trường học ở Mĩ và trường học ở Việt Nam, giáo viên có thể thiết kế thêm hoạt động ở phần Pre-reading: Open prediction “What do you know about schools in the USA ?”. Look at the pictures and answer Ở phần Post-reading để làm nổi bật sự khác nhau giáo viên nên thiết kế một bảng so sánh giữa hai hệ thống trường học: Differences between schools in the USA and schools in Vietnam. In the USA In Vietnam x  Classes start 8.30 7.00 Classes end 3.30 – 4.00 11.15 Lessons on Saturday x  Lunch at school  x School uniform - In Vietnam there is school uniform but in the USA there is no school uniform - In Vietnam, classes start at 7 o’clock but in the USA they start at 8.30 - In Vietnam, classes end at 11.00 in the morning but in the USA they end at 3.30 or 4.00 in the afternoon - In Vietnam students have to go to school on Saturday but in the USA they don’t go to school - In Vietnam students have lunch at home but in the USA they have lunch at school. Đến lúc này thì nhìn vào bảng so sánh học sinh sẽ dễ dàng tóm tắt được nội dung chính của bài. 10 2.3.2.4. Đối với kĩ năng viết Viết là hoạt động củng cố các kĩ năng giao tiếp, nếu làm tốt các kĩ năng nghe, nói, đọc thì kĩ năng viết hết sức thuận lợi. Để giải quyết tốt phần viết thì giáo viên cũng cần đưa ra hoạt động bổ trợ phù hợp với các đối tượng học sinh Ví dụ: Unit 13- B2/ Lớp 6 , yêu cầu học sinh liệt kê các hoạt động thể thao giải trí ở các mùa khác nhau, hỏi đáp sau đó viết về bản thân.Phần này giáo viên nên thiết kế hoạt động dùng “hand out” như sau: Seasons Activities Who? Spring Go hiking/play tennis Long/Lan Summer Go swimming/boating Tuan/Nam/Son Fall ……………. ………… Winter Như vậy sử dụng handout này ta có 3 mục đích là đưa ra hoạt động phù hợp với từng mùa, có hoạt đông phỏng vấn sinh động để ôn lại cấu trúc, từ vựng, nắm bắt được thông tin từ bạn trước khi thực hiện phần viết. Ví dụ: Unit 4 –B5/Lớp 7 để củng cố phần viết ta có thể thiết kế hoạt động brainstorming dưới dạng Network English School subjects math history Past and present events in VN and all over the world 11 Và dựa vào network trên học sinh sẽ dễ dàng viết được nội dung chính của từng môn học. Ví dụ: In History class, we study about past and present events in Vietnam and around the world. In Geography class, we study maps and learn about different countries. …. 2.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Trong những năm gần đây, với những kinh nghiệm có được trong quá trình dạy và học, chúng tôi đã từng bước giúp những HS của mình (ở những cấp độ nhận thức khác nhau) tiếp cận việc học Tiếng Anh nhẹ nhàng mà hiệu quả. Chúng tôi thấy được sự yêu thích môn học của đại đa số HS. Các em say mê chú ý, theo dõi, thi đua nhau học, và giúp đỡ nhau nhiệt tình. Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. Kết quả là những năm học sau chúng tôi nhận thấy HS trường tôi học Tiếng Anh tốt hơn, nhiều học sinh tham gia các hội thi hơn và đạt giải cao hơn. Thêm vào đó, tỉ lệ HS giỏi và khá bộ môn Tiếng Anh trong những năm gần đây cũng tương đối cao. Tỉ lệ HS đạt HS giỏi huyện môn Tiếng Anh những năm gần đây tăng đều: năm 2011-2012: 3 giải ba huyện; năm 2012-2013: 6 giải huyện (1 giải nhất, 2 nhì); năm 2013-2014: 5 giải huyện(2 giải ba). Sự tiến bộ trong bộ môn của HS là do nhiều nguyên nhân như: sự đầu tư của Nhà trường về cơ sở vật chất, thiết bị; sự đầu tư của GV về chuyên môn cũng như kinh nghiệm; sự quan tâm của phụ huynh HS và chính quyền địa phương ... trong đó, sự chuyên cần, say mê học tập của HS là yếu tố cốt lõi nhất, quyết định nhất đến chất lượng giảng dạy của bộ môn Tiếng Anh. Để thực hiện được điều này GV cần phải có sự đầu tư nhiều cho từng tiết lên lớp và phải thiết kế nhiều hoạt động trung gian phù hợp, đơn giản, sinh động nhằm để thu hút, động viên HS tham gia vào bài học; đặc biệt GV phải chú trọng đến việc hướng dẫn các phương pháp tự học ở nhà cho HS. Đặc biệt, công nghệ thông tin cũng góp phần không nhỏ 12 tạo nên chất lượng của một tiết dạy vì CNTT giúp: giảm thiểu sự giải thích dài dòng và thao tác viết bảng của giáo viên; cung cấp cho HS các hình ảnh phong phú, sinh động và nguồn kiến thức thực tế đa dạng và cập nhật. 2.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Việc áp dụng những hoạt động bổ trợ cần chú ý những yêu cầu sau: - Thiết kế các hoạt động phải sát với mục đích yêu cầu của tiết dạy và phù hợp với thời lượng từng phần. - Thiết kế các hoạt đông phải đơn giản hơn cho việc tiếp thu của các đối tượng HS trung bình, yếu và mở rộng đào sâu hơn cho các đối tượng HS khá giỏi. - Không áp dụng một cách máy móc, rập khuôn mà tùy vào tình hình thực tế của từng bài và đối tượng HS để gây hứng thú trong học tập. Tôi thực hiện đề tài này chỉ là một phần trong tiết học, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng cho việc thực hành các kĩ năng và yêu cầu của bài học. Nhưng để thực hiện giảng dạy tốt không chỉ cần có sự đầu tư vào bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của học sinh. 13 PHẦN 3 KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trên đây là phương pháp dạy học cùng với thực tế giảng dạy của bản thân tôi. Tôi nhận thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên cần cố gắng áp dụng các phương pháp một cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung bài và phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần khéo léo sử dụng các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh và giúp cho các em học tập có kết quả. Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình. Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều nên giáo viên cần khuyến khích và hướng các em tích cực tham gia vào quá trình học tập. Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở cấp THCS, ngoài những yếu tố ngoại cảnh như chương trình, thời gian, trình độ của học sinh, khả năng chuyên môn của giáo viên. Điều quan trọng nhất là phương thức tổ chức của giáo viên trong một tiết dạy. Để hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, với tư cách là một giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ tôi rất mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cùng với các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp xây dựng phương pháp dạy học mới ngày càng chuẩn mực, có hiệu quả hơn giúp cho các em HS ngày càng thích học ngoại ngữ hơn, có thể học tập chủ động, giao tiếp tự tin bằng chính khả năng của mình. 14 Trên đây là một số kinh nghiệm chủ quan mà tôi đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Tôi chân thành mong nhận được nhiều chia sẻ từ đồng nghiệp để tôi có thể trau dồi thêm vốn kinh nghiệm và tầm hiểu biết của mình. Sự chia sẻ từ đồng nghiệp sẽ là niềm tin, là động lực để tôi yêu nghề hơn và tìm ra những biện pháp để khai thác mọi khả năng sử dụng tiếng Anh của HS, giúp HS giao tiếp hiệu quả, nâng cao chất lượng giảng dạy. Rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ và góp ý chân thành của quý đồng nghiệp. Xin trân trọng cám ơn! Phổ Vinh, ngày 10 tháng 11 năm 2014 NGƯỜI VIẾT Thái Thị Lực 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn tiếng Anh, Nxb Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007) môn tiếng Anh, Quyển2, Nxb Giáo dục. 4. Bộ GD-ĐT, sách giáo viên, sách giáo khoa mới lớp 6,7,8,9. 5. Bộ GD-ĐT, Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh lớp 6,7,8,9. 6. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh THCS. 7. Trường THCS Phổ Vinh, Bảng thống kê chất lượng giảng dạy năm học 2013- 2014. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng