Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn công tác bồi dưỡng cán bộ đội nòng cốt....

Tài liệu Skkn công tác bồi dưỡng cán bộ đội nòng cốt.

.DOC
9
356
136

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THCS&THPT HUỲNH VĂN NGHỆ Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Công tác bồi dưỡng Cán bộ Đội nòng cốt Người thực hiện: Nguyễn Đức Phương Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Công tác Đội  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Đức Phương 2. Ngày tháng năm sinh: 04/10/1986 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Ấp I -Phú Lý-Vĩnh Cửu - Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0977523474 6. Fax: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: E-mail: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: Địa Lý III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Số năm có kinh nghiệm: 5 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 Tên SKKN: CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐỘI NÒNG CỐT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục các em là một môn khoa học , môn nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan, Bác Hồ nói “ Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ.” Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Liên đội trường THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ là một Liên đội có nhiều hoạt động sôi nổi, liên tục nhiều năm liền đạt Liên đội vững mạnh cấp huyện. Tham gia các phong trào ở tỉnh, huyện đều có thứ hạng cao như hội thi học sinh giỏi, Lê Quý Đôn, hội thi ATGT, vẽ tranh, các phong trào thể dục thể thao...... Bên cạnh đó Liên đội còn gặp khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của Liên đội. Còn một số em chưa ngoan, bị tác động của tệ nạn xã hội đang diễn ra từng ngày,cuốn hút các em vào một số trò chơi vô bổ như trò chơi điện tử, trò chơi bạo lực ,...mặc dù Ban giám hiệu và giáo viên phụ trách chi đội giáo dục thường xuyên nhưng cũng không thể bao quát hết các em, nhất là thời gian các em không có ở trường. Từ thực trạng trên với vai trò của người giáo viên tổng phụ trách Đội tôi đã suy nghĩ và tìm ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Đội, giúp các em học tập tốt và tạo nhiều sân chơi bổ ích cho các em thông qua hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi. Vì vậy việc bồi dưỡng cán bộ Đội nòng cốt là một trong những giải pháp thiết thực nhất để thu hút các em tham gia các phong trào, nếu làm tốt công tác này sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện cho các em. Sau nhiều năm gắn bó với công tác Đội và phong trào thiếu nhi, từ thực tiễn trong quá trình công tác, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân cũng như trong hoạt động của Liên đội, muốn Liên đội đạt vững mạnh xuất sắc thì ngoài sự tích cực năng nổ của Tổng phụ trách, sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban giám hiệu, giáo viên phụ trách chi đội thì không thể thiếu đội ngũ cán bộ Đội nòng cốt . Vì Cán bộ Đội nồng cốt, các em là những đội viên gương mẫu trong mọi hoạt động của liên đội, là đầu tàu trong các phong trào thi đua của nhà trường. Một Liên đội được 3 đánh giá là xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của Ban chỉ huy Liên đội và đặc biệt là cán bộ Đội nòng cốt. Vì lẽ đó việc bồi dưỡng cán bộ Đội là yếu tố quan trọng và vô cùng cấp thiết. Đó cũng chính là lí do để tôi chọn đề tài ”Công tác bồi dưỡng Cán bộ Đội nòng cốt” II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận Căn cứ chương trình công tác Đội năm học 2011-2012 với chủ đề: “ Vâng lời Bác dạy Học giỏi, chăm ngoan Làm nghìn việc tốt Tiến bước lên Đoàn” - Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao hiệu quả triển khai các phong trào, cuộc vận động lớn của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho thiếu nhi tìm hiểu lịch sử của Đảng, của dân tộc, của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các ngày lễ lớn của dân tộc. - Duy trì hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động của Đội; Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của thiếu nhi theo hướng đáp ứng được yêu cầu học tập, tu dưỡng, rèn luyện của các em và phù hợp với yêu cầu giáo dục của công tác Đội; tiếp tục hướng dẫn các em thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “ Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Xây dựng tổ chức Đội vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi; tăng cường chất lượng đội viên, Đội tham gia xây dựng Đoàn. 2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1) Lên kế hoạch tổ chức tập huấn Kế hoạch tập huấn phải được lên từ đầu năm và xuyên suốt cả năm học. Kế hoạch này phải bám sát và phù hợp với kế hoạch hoạt động trong năm học của liên đội. Phải luôn có kế hoạch dự phòng cho các trường hợp không tổ chức tập huấn được như dự kiến để đảm bảo các nội dung tập huấn cho các cán bộ Đội, tức là đảm bảo cho chất lượng cán bộ Đội. Sau khi hoàn chỉnh, kế hoạch tập huấn cần phải được thống nhất trong hội đồng nhà trường và trong Ban chỉ huy liên, chi đội nhằm thu hút sự quan tâm ủng hộ của mọi người, đặc biệt là chi bộ, ban giám hiệu, các anh chị phụ trách và BCH liên, chi đội nắm rõ. 2.2) Nội dung, thời gian tập huấn 4 Nội dung tập huấn cần cụ thể rõ ràng, phù hợp với trình độ và tâm lý lứa tuổi của cán bộ Đội và phải giúp phát triển các kỹ năng sống cho các em. Cung cấp đầy đủ các tài liệu tập huấn cho từng cán bộ Đội và yêu cầu các em lưu trữ cẩn thận. Trong khi tập huấn, nên tạo điều kiện cho các cán bộ đội lớp lớn tập huấn cho các cán bộ đội lớp nhỏ. Việc này có hiệu qủa rất lớn vì những em lớn đã từng trải qua gia đoạn bỡ ngỡ, các em biết chỗ khó khăn của các em nhỏ và biết mình cần làm gì để giúp các em nhỏ hơn. Đây cũng là cơ hội tốt cho các cán bộ Đội cọ xát thực tế công tác tập huấn, truyền lửa nhiệt huyết và kinh nghiệm cho thế hệ kế tiếp. + Trên thực tế, tôi luôn làm như vậy. Cụ thể như tập nghi thức Đội, tôi chỉ là người hướng dẫn cho các em lớp lớn các nội dung cần triển khai, triển khai như thế nào để các em nhỏ nắm bắt được. Dĩ nhiên tôi luôn ở bên cạnh các em để theo dõi và kịp thời giúp các em khi cần thiết. Tôi phân công cụ thể BCH chi đội khối 9 và 8 phụ trách việc bồi dưỡng cho BCH chi đội khối 6 và 7. + Công tác tổ chức đại hội chi đội đầu năm luôn là một trọng trách khó đối với BCH các chi đội. Một khối lượng công việc đòi hỏi sự nghiêm túc, chính xác và sự phối hợp nhịp nhàng của BCH với toàn thể đội viên trong chi đội. Khi tập huấn công tác tổ chức đại hội, tôi chú trọng nhiều đến các kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phân công nhiệm vụ và kỹ năng quản lý thời gian cho các cán bộ Đội. Vì nếu BCH các chi đội mà thiếu các kỹ năng này thì đại hội không thể thành công được. Sau khi tập huấn, tôi tổ chức đại hội chi đội mẫu để các cán bộ đội được thấy tận mắt hình thức, nội dung đại hội như thế nào. Sau đại hội mẫu, tôi phân công BCH chi đội khối 9 và 8 phụ trách hướng dẫn cho BCH chi đội khối 6 và 7 tổ chức đại hội. Tôi cũng phân công các BCH các chi đội đi dự đại hội các chi đội để đánh giá xem chi đội đó tổ chức đại hội có hiệu quả hay không. Việc này phát huy tốt công tác kiểm tra cho liên đội. Liên đội căn cứ vào biên bản đánh giá việc tổ chức đại hội của các chi đội để nắm được chi đội nào thực hiện tốt hoặc chưa tốt đại hội để có hướng xử lý. Khi triển khai các nội dung tập huấn xong, cần phải có các hoạt động hoặc các bài tập giúp các em thực hành, trải nghiệm. Sau đó, phải kiểm tra, đánh giá 5 bằng nhiều hình thức khác nhau kèm theo điểm thi đua để mỗi cán bộ Đội nỗ lực học tập và rèn luyện. Cụ thể như : + Sau khi tập huấn cho các em nội dung nghi thức đội viên, tôi đã tổ chức hội thi nghi thức Đội-chỉ huy Đội giỏi để kiểm tra việc rèn luyện và tập huấn của từng chi đội. Một điều đáng mừng là trong những hội thi của những năm về trước lúc nào cũng có một số học sinh không đạt chuyên hiệu Nghi thức đội nhưng 3 năm gần đây thì 100% đội viên tham gia thi đều đạt chuyên hiệu này. Có được kết qủa này là nhờ công tác tập huấn của liên, chi đội, đặc biệt là công sức của các cán bộ Đội. + Sau khi các em được học, tìm hiểu về luật giao thông, tôi triển khai thi chuyên hiệu An Toàn Giao Thông và tổ chức hội thi An Toàn Đến Trường nhằm tạo một sân chơi thiết thực, thu hút sự tham gia của các em mà lại có thể kiểm tra việc nắm bắt luật của các em một cách rất thực tế, không gò bó và hiệu qủa. Thời gian tập huấn không nên kéo dài quá 1 tiếng cho mỗi buổi tập huấn. Việc tổ chức tập huấn trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi cho cán bộ Đội và ảnh hưởng không tốt đến kết quả tập huấn. Thời gian cho các đợt tập huấn phải kết thúc ít nhất là một tuần trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoặc tổ chức các hội thi, đại hội . . . để các cán bộ Đội có thời gian học và thực hành cho nhuần nhuyễn hơn. 3.HIỆU QUẢ Qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng mà liên đội tổ chức trong những năm qua, tôi thấy các cán bộ Đội của liên Đội ngày càng trưởng thành hơn. Các em ngày càng chủ động trong mọi nhiệm vụ được giao và ngày càng nhanh nhạy hơn trong các đợt tập huấn và các hoạt động Đội. Tôi nhận biết được điều này qua ánh mắt, nụ cười của các em, qua sự chia sẻ của các em trong Sổ Vàng Nhật Ký Làm Theo Lời Bác, qua các kết quả hoạt động của các chi đội và của liên đội. Trong các cuộc họp và tập huấn, các cán bộ đội rất mạnh dạn thảo luận, phát biểu ý kiến. Thậm chí các em còn thẳng thắn đề xuất tôi thay đổi ý kiến, kế hoạch và dĩ nhiên là các em đều đưa ra lý do cụ thể. Theo quan điểm của tôi thì đó là một dấu hiệu đáng mừng bởi đó là bước trưởng thành về bản lĩnh và năng lực của cán bộ Đội. 6 Thông qua nội dung bồi dưỡng chỉ huy Đội giúp các em thạo việc, biết tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ chức quản lí hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học. *Bảng điều tra học tập và đạo đức học sinh trước khi thực hiện chuyên đề Xếp loại Học lực Đạo đức Giỏi (Tốt) 20% 55% Khá 25% 30% Trung bình 45% 10% Yếu 10% 5% *Bảng điều tra học tập và đạo đức học sinh sau khi thực hiện chuyên đề Xếp loại Học lực Đạo đức Giỏi (Tốt) 30% 80% Khá 35% 15% Trung bình 30% 5% Yếu 5% 0% Biểu đồ thể hiện học lực Biểu đồ thể hiện đạo đức IV.Bài học kinh nghiệm Trước hết, tổng phụ trách phải là người thật sự gắn bó với công việc của mình. Phải biết trăn trở, tìm hiểu và phải có quyết tâm cao về đổi mới phương pháp làm việc. 7 -Tích cực tham mưu và tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu và các bộ phận khác của nhà trường. -Tổng phụ trách phải tin tưởng giao nhiệm vụ cho các em, không nóng vội, bạo biện hay làm thay, gây cho các em mặc cảm, chán nản,.. -Kịp thời tuyên dương, khen thưởng cho Ban chỉ huy khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công. V.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Chương trình công tác Đội năm 2011-2012 2.Sổ tay tổng Phụ Trách 2007 NXBTN NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Đức Phương SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TrườngTHCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Cửu, ngày 15 tháng 5 năm 2012 8 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐỘI NÒNG CỐT Họ và tên tác giả: Nguyễn Đức Phương Chức vụ: giáo viên Đơn vị: Trường THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có   2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Trần Chi Lan THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Nguyễn Văn A 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng