Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn đánh giá ảnh hưởng của game online đến kết quả học tập của học sinh và đề x...

Tài liệu Skkn đánh giá ảnh hưởng của game online đến kết quả học tập của học sinh và đề xuất giải pháp

.DOCX
55
1094
82

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ -------------------Mã số: ……………………… SÁNG KIẾN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA GAME ONLINE ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Người thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Lĩnh vực nghiên cứu:  - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Lĩnh vực khác: Quản lý học sinh  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh Năm học: 2016 – 2017  Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trần Thị Ngọc Anh 2. Sinh ngày 8 tháng 2 năm 1982 3. Giới tính: Nữ 4. Địa chỉ: Xuân Bắc – Xuân Lộc – Đồng Nai 5. Điện thoại: NR: 0613874514; ĐTDĐ: 0977993912 6. Fax: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn: Công nghệ 10: lớp 10C2, 10C4, 10C5. Nghề làm vườn: lớp 11A8, 11A9, 11A10. Lớp chủ nhiệm: 10C2 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2006 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Công nghệ 10, Nghề làm vườn Số năm có kinh nghiệm: 11 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 + XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO MÔN CÔNG NGHỆ 10 + PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỤC LỤC Trang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.2. Cơ sở thực tiễn 2 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 3 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 41 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 42 5.1. Khả năng áp dụng 5.2. Đề xuất 5.3. Khuyến nghị VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 VII. PHỤ LỤC 45 Đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA GAME ONLINE ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, internet được xem là công cụ không thể thiếu, kết nối toàn cầu và tạo ra nhiều giá trị to lớn cho xã hội do lợi ích mà nó đem lại, tuy nhiên nó cũng tạo ra một chứng bệnh mới, chứng nghiện game online (GO). Cũng vì nghiện cái thế giới ảo đầy màu sắc này đã cướp đi tuổi trẻ của không ít học sinh, bỏ học nửa chừng và chính nó là một trong những tác nhân khiến tội phạm vị thành niên ngày một tăng. Vì thiếu sân chơi lành mạnh cho giới trẻ, sự buông lỏng quản lý, giám sát từ phía gia đình, nhà trường được xem là thời cơ không thể tốt hơn để GO xâm nhập và lan rộng trong giới trẻ. Mặt khác, ở bất cứ nơi đâu, cơ quan, trường học, nhà riêng, quán café đều được kết nối wifi, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh thường xuyên được kết nối mạng wifi, 3G, 4G đây còn là cơ hội bám rễ sâu hơn vào đời sống con người. Đề tài về game không mới nhưng mỗi ngày lại có thêm nhiều học sinh - người mới lệ thuộc vào nó và để lại hậu quả khôn lường. Thực tế, nghiện GO được so sánh như nghiện ma túy và học sinh bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của nó thì khó lòng dứt ra được. Qua thực tế công tác, tôi đã thấy nhiều em bỏ học và đầu tiên là lực học sa sút, thường xuyên cúp tiết, trốn học và dần dần không theo học nổi nữa vì mất căn bản hoàn toàn nên đã nghỉ học luôn. Và rồi tương lai của các em sẽ ra sao? Với vai trò của người thầy, tôi nghĩ rằng mình nên có trách nhiệm trong việc ngăn chặn, giúp đỡ, cải thiện những ảnh hưởng xấu của xã hội đối với học sinh. Vận mệnh của đất nước sẽ như thế nào khi một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ gần như mù chữ, thất học, sống ảo, dựa dẫm, không có lí tưởng sống. Theo tôi, nhà kinh doanh khi tạo ra bất kỳ 1 game nào nếu không hấp dẫn, lôi cuốn người chơi thì sẽ chẳng có khách hàng và vì lí do đó mà tiệm Internet (Net) cũng theo đó mà phát triển về số lượng. Tôi nhớ như in hình ảnh một người mẹ rưng rưng nước mắt bảo với tôi rằng: “Cô ơi! Nếu tôi đốt nhà mà không phải đi tù thì tôi sẽ đốt mấy tiệm Nét gần nhà tôi trước tiên”. Đó là câu nói của người mẹ đang cố sức cứu con mình ra khỏi GO. Và trong lúc này đây, khi tôi viết về đề tài này còn có nhiều người cha, người mẹ nữa cũng đang ở trong tình cảnh như người mẹ bên trên. Vì điều đó, qua nhiều năm công tác tôi đã tìm hiểu về game từ nhiều kênh thông tin khác nhau để đề xuất giải pháp khắc phục, giúp đỡ những học trò của mình trước tác hại của game online. Trong năm học này, tôi viết đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA GAME ONLINE ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận: Game (tiếng Anh – game: trò chơi) có 2 loại: Game online và Game offline. Game offine: (tiếng Anh - Offline có nghĩa là ẩn, ngoại tuyến) là tình trạng chưa hoặc không kết nối với mạng Internet (chế độ tắt mạng). Người chơi có thể chơi bất cứ lúc nào, bất cứ đâu [1]. Nhưng không hấp dẫn, lôi cuốn, hóa thân vào nhân vật và tương tác với nhiều người như game onine. Game online (tiếng Anh - online: trực tuyến) là một hình thức giải trí trên môi trường mạng internet [2], hiện đang được giới trẻ mà phần lớn là học sinh rất yêu thích. Các game online (GO) này rất phong phú và đa dạng về hình thức, thể loại. Bên cạnh nhiều trò chơi lành mạnh thì cũng có không ít, thậm chí là rất nhiều những trò chơi bạo lực vẫn tồn tại và không ngừng gia tăng về số lượng cũng như lượng người chơi, gây nhức nhối cho toàn xã hội. Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại game bạo lực như “Truy kích”, “Đột kích”, “LoL”, ... gây cơn sốt trong giới học sinh. Tuy khác nhau đôi chút về cách chơi nhưng các GO này đều có điểm chung là người chơi nhập vai trực tuyến để chém, bắn và giết người mà không suy nghĩ, chỉ cần giết càng nhiều người càng tốt. Người chơi thắng cảm thấy hả hê vì hạ được đối thủ, còn kẻ thua thì văng tục chửi thề rồi tìm cách giết hại đối phương. Những hình ảnh “đầu rơi máu chảy” trong trò chơi dần trở nên quen thuộc, ăn sâu vào suy nghĩ và nhận thức của người chơi phần lớn thuộc giới trẻ. Dư luận xã hội đã nhiều lần lên tiếng về những tác hại vô cùng nghiêm trọng của việc nghiện chơi GO tới sức khỏe, tâm lý, học tập của người chơi. Phải khẳng định rằng nguyên nhân chính yếu gây ra hậu quả của GO là do thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường khiến một số học sinh sa đà theo những hình thức vui chơi, giải trí mang tính chất phù phiếm và lệch lạc. Trong đó, GO tuy có mục đích ban đầu là đem lại sự giải trí lành mạnh cho khách hàng cũng đã và đang ngày một biến tướng trở thành những trò chơi gây tác động tiêu cực dẫn đến sự hình thành thói quen, cũng như hành vi ứng xử không lành mạnh của giới trẻ. Một khi giới trẻ chỉ biết vùi đầu vào thế giới ảo, tiếp xúc với bạn bè qua mạng, với những trò chơi nhảy nhót, đua xe, bắn súng hay chiến đấu thì sẽ ngày càng trở nên bị tách biệt với thế giới thực bên ngoài. Có thể từ đó, nhiều học sinh sẽ không còn xúc cảm với những hiện tượng, sự kiện của cuộc sống đời thực, mối quan hệ gia đình mờ nhạt. 2.2. Cơ sở thực tiễn: GO ảnh hưởng rất lớn đến các em học sinh nhưng mọi sự can thiệp của gia đình, nhà trường và xã hội rất mờ nhạt. Quán Net mọc quanh các trường học, khu dân cư. Trong khi đó, cha mẹ lo mưu sinh kiếm sống ít quan tâm con cái; sân chơi lành mạnh cho các em thì không có và các em dễ dàng tìm đến GO, nhờ GO các em có cơ hội quen thêm nhiều bạn bè và ghiền nó khi nào không hay. Chính thế các quán Net có cơ hội mở cửa từ sáng sớm đến khuya và khách hàng quen thuộc là các em học sinh. Khi đời sống dân cư được nâng cao, không chỉ ở thành phố, thị xã mà khu vực nông thôn cáp quang, cáp truyền hình cũng về đến tận nhà nên ngồi nhà cũng có thể chơi game. Quán ăn vặt cạnh trường cũng nối mạng Wifi để phục vụ nhu cầu học sinh miễn phí và bản thân các em chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh thì quá dễ dàng để chơi GO. Có những em không chơi game, chỉ chơi facebook hoặc giải trí bằng nghe nhạc hoặc xem tin tức trên mạng xã hội nhưng những lời mời chào hấp dẫn của GO thật khó cưỡng lại. Bên cạnh đó, một số GO được xem như một môn thể thao trí tuệ, đã tổ chức giải thi đấu không chỉ ở Việt Nam mà được tổ chức với quy mô Quốc tế. Đó cũng là một cơ sở, động lực để các em tìm và chơi GO nhiều hơn. Qua đó, chúng ta thấy xung quanh học sinh có quá nhiều sự cám dỗ, thiếu sự quan tâm định hướng đúng đắn từ người lớn, các em không biết cái nào nên chơi và không nên chơi. Theo quan điểm của cha mẹ, cứ chơi GO là hư hỏng và phát hiện ra con trẻ mê chơi GO rồi bỏ học cúp tiết thì việc đầu tiên là mắng chửi, đánh đập. Vì thiếu sự bình tĩnh vô hình chúng ta đẩy các em xa dần gia đình và xích lại gần với GO hơn. Các em có thể bỏ học, bỏ nhà đi, có thể bị các phần tử xấu dụ dỗ, lôi kéo để chúng lợi dụng và sa vào những tệ nạn xã hội. Cha mẹ phải hiểu rằng, nghiện GO chính các em là những nạn nhân và lỗi phần lớn là do cha mẹ. Với vai trò người giáo viên làm công tác chủ nhiệm, tôi thiết nghĩ cần có sự nỗ lực của người thầy trong công cuộc đẩy lùi tác hại của GO cho thế hệ trẻ bởi chính người thầy sẽ nhìn thấy sớm và rõ nhất ảnh hưởng của GO đến học sinh của mình. Bên cạnh đó, người thầy là cầu nối giữa gia đình, học sinh và xã hội. Chắc chắn trong công cuộc này người thầy không thể đủ sức thực hiện mà cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội. Tôi nghĩ cần phải đánh giá tình hình và mức độ ảnh hưởng của GO đến học sinh ngay ngôi trường tôi đang công tác, trong đó có lớp tôi chủ nhiệm sau đó đề xuất giải pháp dựa vào tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài tôi chỉ phân tích về ảnh hưởng của GO đến kết quả học tập vì kết quả học tập sa sút thì đời sống tâm lý, sức khỏe cũng ảnh hưởng theo. Vì vậy, trong năm học này tôi thực hiện đề tài “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA GAME ONLINE ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP”. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Tôi xin nêu ra các giải pháp mà tôi đã thực hiện: Giải pháp 1: Điều tra về tình hình sử dụng game online (GO) trong học sinh và đánh giá sức ảnh hưởng của GO đến kết quả học tập của học sinh. Xây dựng bộ câu hỏi cho phiếu xin ý kiến về tình hình sử dụng GO và đối tượng xin ý kiến là ngẫu nhiên gồm học sinh khối 10, 11 trường THPT Xuân Thọ. Thời gian thực hiện là kết thúc học kì I năm học 2016 – 2017. Tổng số phiếu phát ra: 650 phiếu; tổng số phiếu thu về 209 phiếu. Điều đó cho thấy để biết thông tin về GO từ học sinh không phải dễ, nhiều em không hợp tác. Người nghiên cứu yêu cầu học sinh chia sẻ thông tin chính xác về bản thân học sinh và phiếu xin ý kiến không ghi tên học sinh và địa chỉ lớp. Nếu bạn nào không thể trả lời chân thực được thì không nộp phiếu. Có thể các em không quan tâm hoặc không dám nhận mình chơi GO và sợ bị phát hiện, sợ gia đình biết. Tổng số phiếu thu về có độ tin cậy cao, sau khi kiểm phiếu, phân tích người nghiên cứu thống kê được số liệu theo từng câu hỏi như sau: 1. Trong 209 phiếu cho ý kiến: nam chiếm 91 phiếu, nữ chiếm 118 phiếu. 2. Điểm trung bình cả năm các môn học của học sinh Trước hết cần phân loại kết quả học tập thành 4 loại như sau: Phân loại Chơi GO Chơi GO, mạng XH Chơi game offline, mạng XH Không chơi game Nam 52 27 0 12 Nữ 26 14 45 33 Tổng 78 41 45 45 Biểu đồ 1: Phân loại học sinh theo các nhóm học sinh Nhận xét: Điều đó cho thấy, số học sinh chơi GO chiếm 57% tổng số học sinh cho ý kiến và đa số học sinh nam chiếm khoảng 60% tổng số học sinh chơi GO. Vậy số học sinh chơi GO nhiều và bao nhiêu học sinh có thể làm chủ bản thân trước GO để không ảnh hưởng xấu đến việc học tập. Kết quả học tập được thống kê theo từng khối lớp, tính điểm trung bình cả năm chung cho mỗi khối lớp sau đó so sánh với các khối còn lại. Riêng học sinh lớp 10 lấy kết quả điểm trung bình học kì I năm học 2016 – 2017 vì thời điểm xin ý kiến là sau khi có kết quả học kì I. Điểm trung bình Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Chơi GO 7.8 7.6 6.8 6.5 6.1 Chơi GO, mạng XH 7.5 7.3 6.8 6.2 5.8 Điểm bình quân 7.7 7,5 6,8 6,4 6.0 offline, 7.8 7.6 7.2 7.0 6.1 6.5 6.5 6.4 6.3 Chơi game mạng XH Không chơi game 6.8 Biểu đồ 2: Kết quả học tập của học sinh Nhận xét: Quan sát biểu đồ 2, chúng ta nhận thấy những học sinh chơi GO có biểu hiện kết quả học tập sa sút nhất trong tất cả các nhóm khảo sát. Những học sinh không chơi GO có học sinh khá giỏi tuy nhiên điểm đầu vào của trường THPT Xuân Thọ thấp nên đường biểu diễn về học tập qua các năm không cao. Cũng từ sơ đồ, số học sinh chơi GO đa số có lực học khá giỏi nhưng mê GO nên khiến lực học sa sút. Nhóm không chơi GO có nhiều học sinh học lực trung bình nên xuất phát điểm thấp nhưng kết quả học tập qua từng năm có giảm nhẹ. Riêng số học sinh có chơi game offline và mạng xã hội có kết quả học tập sút giảm qua từng năm học. 3. Những công việc mà học sinh phụ giúp gia đình: Có 204 phiếu có phụ giúp gia đình và 5 phiếu cho là đã không làm gì cả. Những công việc học sinh làm phụ giúp gia đình như: Cắt lá dê, nấu ăn, dọn dẹp, hái tiêu, làm việc đồng áng.... Biểu đồ 3: Số học sinh phụ việc giúp gia đình Nhận xét: Qua biểu đồ chúng ta thấy đa số học sinh có thể phụ giúp gia đình những công việc vừa sức mình. Nếu được phân công các em sẽ làm tốt đồng thời giáo dục kỹ năng sống cho từng em, giúp các em có ý thức trách nhiệm gia đình. 4. Cha mẹ có bắt em làm việc phụ giúp gia đình không? (Biểu đồ 4) Phụ giúp gia đình Có Không Phụ khi rảnh Nam 1 22 68 Nữ 31 0 87 Số phiếu 32 22 155 5. Em dành bao nhiêu thời gian cho việc học ở nhà? (Biểu đồ 5, 6) Thời gian Khôn g học Thỉnh thoản g <1h 1h 2h 3h 4h 5h Chơi GO 3 13 14 19 23 5 1 0 Chơi GO, mạng XH 1 4 2 13 13 6 2 0 Chơi game offline, mạng XH 0 2 2 12 15 7 7 0 Không chơi game 3 1 8 9 12 9 1 2 Số phiếu 7 20 26 53 63 27 11 2 Biểu đồ 4: Gia đình bắt học sinh phụ giúp việc nhà Nhận xét: Điều đó cho thấy, đa số cha mẹ không bắt con phải làm việc phụ cho gia đình chiếm 89%, để các em có nhiều thời gian dành cho việc học. Tuy nhiên, nếu không ham thích việc học và thời gian rảnh rỗi nhiều sẽ dễ buồn chán, không biết làm gì, không biết đi đâu để giải trí. Chính sự nuông chiều, buông lỏng quản lý của gia đình vô tình đẩy các em tìm đến GO. Biểu đồ 5: Thời gian tự học ở nhà chung cho các đối tượng khảo sát Nhận xét: Phải học nhiều môn trong một ngày, lượng kiến thức nhiều nhưng quỹ thời gian tự học quá ít dù đa số gia đình không bắt buộc con mình làm việc nhà. Như vậy, về mặt bằng chung thì học sinh trường THPT Xuân Thọ khả năng tự học hạn chế sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Biểu đồ 6: Thời gian tự học theo các nhóm học sinh Nhận xét: Thời gian dành cho việc tự học ở nhà của học sinh chơi GO: Học sinh từ không học bài đến học 2 giờ mỗi ngày chiếm 105/119 (88%). Tuy nhiên điều bất ngờ là những học sinh không chơi game cũng có quỹ thời gian dành cho việc tự học ít, có một số em không bao giờ học bài khiến kết quả học tập ở những học sinh đó thấp. 6. Lúc rảnh rỗi, em giải trí bằng cách nào? Số ít học sinh không có thời gian rảnh để giải trí vì giúp gia đình làm việc và dành thời gian cho học bài. Đa số các em đều giải trí bằng nhiều cách khác nhau như: Chơi GO, facebook, zalo, chơi thể thao, nghe nhạc, đọc truyện, xem phim, chơi game offline, đi chơi với bạn, ngủ,... Trong đó, số lượng học sinh chơi thể thao, tập gym chỉ có 3 em, số lượng này quá ít cũng do thiếu sân chơi cho giới trẻ, các em không biết chơi gì, khiến buồn chán. 7. Em có điện thoại không? Điện thoại thường hay điện thoại có thể lên mạng được (điện thoại thông minh)? Ai mua cho em? Em sử dụng vào mục đích gì? Trong 209 phiếu thăm dò ý kiến thì có số phiếu cho biết về việc sử dụng điện thoại như sau: Loại điện thoại GO Không có Thường Thông minh 18 16 50 Có cả 2 loại Gia đình Tự điện thoại mua mua 5 45 16 GO, mạng XH 3 5 33 0 33 5 GO+GO, mạng XH 21 21 83 5 78 21 Game offline, mạng XH 1 6 37 0 41 2 Không game 13 18 14 0 29 3 Tổng 35 45 134 5 148 26 Biểu đồ 7: Tình hình sử dụng điện thoại ở học sinh Nhận xét: Điều đó cho thấy, cha mẹ đã mua điện thoại cho con sử dụng, phần lớn là điện thoại thông minh và điện thoại thông minh không có wifi vẫn có thể kết nối mạng Internet nhờ dịch vụ 3G, 4G... Bên cạnh đó có không ít học sinh tự mua điện thoại để sử dụng theo nhu cầu của bản thân. Số phiếu xác nhận có chơi GO thì có 18 phiếu không có điện thoại và chơi GO thì bắt buộc phải ra tiệm Internet. Những phiếu xác nhận không chơi GO thì có một phần không nhỏ số phiếu cho biết là do không có điện thoại 13/45, chiếm gần 30% tổng số học sinh không chơi game. Ngoài mục đích sử dụng điện thoại thông minh để tìm kiếm tài liệu học tập thì điện thoại không thể thiếu để chơi game, xem phim, nghe nhạc, tham gia các mạng xã hội, liên lạc với mọi người. Biểu đồ 8: Sử dụng điện thoại theo các nhóm học sinh Nhận xét: Nhóm chơi GO sử dụng điện thoại di động chiếm đa số, đó cũng là điều kiện để những học sinh dễ dàng tiếp xúc với GO. Riêng nhóm Không chơi game có số học sinh không có điện thoại và điện thoại thường chiếm nhiều hơn điện thoại thông minh. Ở nhóm này dù có điện thoại thông minh các em cũng không chơi GO. Như đã đề cập phía trên, không chơi GO nhưng nhiều em ở nhóm này rất lười học nên kết quả học tập thấp theo biểu đồ 2. 8. Nhà em, nơi em sống có máy tính kết nối Internet không? Đáp án Có Không GO 50 28 GO, mạng xã hội 21 20 Game offline, mạng xã hội 21 24 Không chơi game 14 31 106 103 Tổng Biểu đồ 9: Máy tính kết nối Internet theo các nhóm học sinh Nhận xét: Số liệu trên cho thấy, gia đình học sinh đã trang bị máy tính, điện thoại kết nối với Internet để tạo điều kiện tốt nhất phục vụ cho việc học của con mình, học sinh có thể giải trí và là điều kiện thuận lợi để các em dàng tìm đến GO. Nếu không được quản lý tốt từ phía gia đình, học sinh dễ dẫn đến nghiện game, dành nhiều thời gian chỉ để giải trí và quên mất nhiệm vụ học tập. Bên cạnh đó, khi quan sát kỹ sơ đồ, những học sinh chơi GO thì gia đình có máy tính nối mạng nhiều hơn chiếm khoảng 70% số máy tính của tất cả các nhóm cộng lại. Còn những học sinh không chơi game thì gia đình không trang bị máy tính nối mạng Internet là nhiều nhất. 9. Nếu có điện thoại và máy tính có kết nối Internet, em thường chơi trò chơi gì? Học sinh chơi một hoặc nhiều trò chơi: GO, game offline, lướt Web, xem phim, nghe nhạc, lên facebook, zalo, viber... 10. Nếu có, thường chơi thời gian nào trong ngày? Thời gian 8 – 11h 11 – 13h 13 – 17h 18 – 21h 21 – 24h 28 16 22 43 11 Tổng số khoảng thời 40 gian chơi các trò chơi 27 32 67 21 Ngày thường có chơi 16 12 13 40 1 Tổng số khoảng thời 24 gian chơi các trò chơi 17 15 57 23 Ngày nghỉ có chơi GO GO Biểu đồ 10: Khoảng thời gian chơi GO ngày nghỉ Nhận xét: Thời gian chơi các trò chơi giải trí diễn ra vào buổi tối, đây là khoảng thời gian cần thiết cho việc tự học ở nhà và chơi GO cũng diễn ra chủ yếu vào buổi tối. Biểu đồ 11: Khoảng thời gian chơi GO ngày thường Nhận xét: Học sinh sử dụng quỹ thời gian của ngày thường để chơi GO và các trò chơi khác vào tất cả các khoảng thời gian trong ngày. Khoảng thời gian chơi các trò chơi trong đó có chơi GO chủ yếu vào buổi tối, ban ngày do bận học ở trường nên chơi ít hơn. Buổi tối, khoảng thời gian từ 18 – 21h là giờ cao điểm để học và làm bài nhưng các em lại sử dụng nó để giải trí. Vậy khoảng thời gian nào dành cho việc học. 11. Có bao giờ em ra tiệm Net để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học tập không? Tìm tài liệu Chẳng giờ bao Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên GO 36 67 14 2 Trường hợp còn lại 38 35 17 0 Tổng 74 102 31 2 Biểu đồ 12: Tìm kiếm tài liệu ở tiệm Net để phục vụ học tập Nhận xét: Nhìn chung, học sinh ít ra tiệm Net để tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập, một phần vì một số gia đình đã trang bị máy tính kết nối mạng Internet, học sinh có điện thoại thông minh, ipass nên dễ dàng truy cập thông tin từ Internet. Mặt khác do nhu cầu bản thân không có và giáo viên ít giao nhiệm vụ học tập tìm kiếm thông tin từ mạng Internet. Điều đó khẳng định, các tiệm Net tồn tại chủ yếu để phục vụ việc giải trí bằng game, đặc biệt GO. 12. Em có chơi GO không? Tôi sẽ thống kê số liệu liên quan đến những phiếu xác nhận có chơi GO và vừa chơi GO vừa sử dụng mạng xã hội (facebook, jalo, viber). Tổng số: 119/209 phiếu, trong đó: - Nam: 79 phiếu - Nữ: 40 phiếu Nhận xét: Dựa theo biểu đồ 1 bên trên chúng ta nhận thấy có 57% tổng số học sinh xin ý kiến chơi GO, số lượng này không nhỏ. GO rất dễ chơi, bất cứ ai cũng có thể chơi và không phân biệt nam, nữ. Nhưng số lượng nam chơi GO vẫn nhiều hơn gấp đôi số nữ. Một phần là do nữ phải dành thời gian lau dọn nhà cửa, nấu ăn... phụ giúp gia đình nhiều hơn các bạn nam. 13. Trước khi biết đến GO, có ai rủ em chơi GO không hay em tự tìm đến nó? Lý do biết đến Có người rủ Tự tìm đến GO Số lượng 52 Do quảng cáo quá hấp dẫn 42 25 Biểu đồ 13: Lý do biết đến GO Nhận xét: Qua biểu đồ, chúng ta thấy được xung quanh học sinh có quá nhiều cám dỗ để dẫn các em đến GO. Gần một nửa số em chơi GO vì bạn rủ chơi chung cho có bạn. Bên cạnh đó, điều kiện gia đình là cơ hội để các em đến với game, cha mẹ ít quan tâm quản lý thời gian của con. Và nếu các em không chủ động tìm đến GO, khi có điều kiện lướt Web, chơi facebook thì những lời quảng cáo về GO quá hấp dẫn, khó cưỡng lại. Nghĩ rộng hơn thì học sinh khi nghiện GO đáng thương hơn đáng trách, các em là những nạn nhân của GO. 14. GO em thường chơi là gì? Theo em nó hấp dẫn ở điểm nào? - Liên minh huyền thoại (LOL): 42 phiếu + Chiến thuật thông minh. + Nhiều người chơi, đồ họa đẹp, phát triển tư duy và trí thông minh khi né các đòn Skill của đối phương, rèn luyện tính tập trung khi combat. + Có thể giải trí, đồ họa 3D sắc nét và nó mang lại bạn bè cho em. + Đồ họa đẹp, cách chơi linh động, không gây nhàm chán, không cần nạp tiền, dùng đầu óc để chơi. + Tập trung cao độ, tư duy và hấp dẫn khi giao lưu cùng các game thủ khác. + Có tính giải trí cao, đồ họa đẹp, không giới hạn người chơi, người chơi phải suy nghĩ, tập trung cao độ, xử lý nhanh. + Chơi game cùng bạn bè rất vui, trong game xử lý được nhiều tình huống nên rất thoải mái. + Lập nhóm cùng đi đánh các tướng của đối thủ. + Luôn mới mẻ, không nhàm chán, dễ kết bạn, dễ học tiếng Anh. + Là trò chơi được thế giới công nhận là một môn thể thao giải trí vui nhộn nếu ta biết cách tận dụng hợp lý. + Có nhiều tướng, giao lưu với mọi người. + Kĩ thuật, kĩ năng. - Liên quân mobil: 28 phiếu + Giúp em giải trí, giúp em linh hoạt hơn trong mọi tình huống, giúp em có tầm nhìn rộng hơn. Có thể kết bạn và quen biết nhiều người hơn. “Thắng bại tại kỹ năng” + Giúp giải tỏa những căng thẳng trong học tập khá nhiều, còn giúp em động não để tìm cách chơi thắng game. + Game nhập vai, đồ họa đẹp, thú vị khi hóa thân thành các nhân vật. + Hăng hái và năng nổ chỉ với 1 câu nói “Không sợ kẻ thù mạnh chỉ sợ đồng đội ngu như bò”... - Đột kích: 8 phiếu + Kích thích bạo lực thường xuyên. + Cảm giác mạnh. - Fifa online 3: 9 phiếu + Trò chơi đá banh online, hấp dẫn và có tổ chức thi thế giới có giải. + Đá banh trí tuệ, căng thẳng, hấp dẫn, vui nhất là mua được Ronaldo, Messi, Robeto Carlos... có những lúc đau tim khi đập thẻ. - Grand Theft Auto (Siêu GTA5): 3 phiếu + Có tính giải trí cao, đồng đội, luyện tập sự nhanh nhạy của đầu óc. - Tập kích: 6 phiếu. + Hay, gấn cấn. - Truy kích: 8 phiếu + Bắn súng, tập trung cao độ. - Củ hành (3Q): 7 phiếu + Hay, hấp dẫn. - Minecraft: 5 phiếu + Sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn. - CossFine: 3 phiếu + Có tính đồng đội. - Ngôi sao thời trang: 5 phiếu + Đồ họa đẹp mắt, sáng tạo. - Khu vườn trên mây: 2 phiếu + Vui, hấp dẫn. sáng tạo, hóa thân vào nhân vật. - Một số GO khác: 7 Nhận xét: GO được các em chọn chơi đó là Liên minh huyền thoại, sau đó là Liên quân mobile có thể chơi trực tiếp trên điện thoại thông minh. Có em chơi nhiều game chứ không phải chọn 1 game duy nhất để chơi. 15. Có khi nào em chơi GO mà quá thời gian đi học nên em đã bỏ học luôn ngày hôm đó hoặc cúp tiết không? Nghỉ học hoặc cúp tiết vì mê GO Có Không Thường xuyên Số phiếu 26 81 2 Biểu đồ 14: Mê GO cúp tiết nghỉ học Nhận xét: Trong số 119 học sinh chơi GO được khảo sát thì có 25% số học sinh nghiện GO, mê chơi GO đến mức quên cả việc học trên lớp, bỏ học, cúp tiết, không còn ham thích học. 16. Trong 1 tuần em đến tiệm Net để chơi GO mấy lần? Số lần chơi GO ở tiệm Net/tuần Số phiếu 1 -3 4-6 7-9 Trên 10 lần 45 26 7 8 Nhận xét: Không nhất thiết khi chơi GO phải ra tiệm Net, có thể chơi bằng máy tính, Ipass ở nhà nếu được nối mạng. Tuy nhiên, một số học sinh lại cho biết dù ở nhà có thể chơi GO không tốn tiền nhưng vẫn muốn ra Net vì ở đó có các bạn đông vui hơn. Số chơi GO từ 1 đến 3 lần mỗi tuần ở tiệm Net chiếm trên 50% tổng số học sinh thường ra tiệm Net chơi GO. Cũng có thể số học sinh này chơi GO thời gian ở nhà nữa nhưng chưa đến mức độ nghiện. Đáng quan tâm là có gần 50% số em này có biểu hiện nghiện GO và chơi GO ở tiệm Net nhiều lần trong tuần. 17. Thường đến tiệm Net vào ngày nào trong tuần để chơi? Ngày chơi Số phiếu Ngày nghỉ Ngày thường 72 67
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan