Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn dạy học phát huy tính tích cực – chủ động của học sinh trong môn sinh học t...

Tài liệu Skkn dạy học phát huy tính tích cực – chủ động của học sinh trong môn sinh học trung học cơ sở

.PDF
6
1936
103

Mô tả:

Dạy học phát huy tính tích cực – chủ động của học sinh trong môn sinh học THCS DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC – CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG MÔN SINH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ I. Đặt vấn đề: - Dạy học là một hoạt động khoa học và phức tạp, vì quá trình dạy học có rất nhiều yếu tố cùng đồng thời tác động, trong đó phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng và chỉ đạo mọi hoạt động dạy và học của thầy và trò. - Việc đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục, phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo của học sinh, nhằm thích ứng với các kĩ năng sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và phát triển năng lực của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là hướng học sinh hoạt động học tập theo tính chủ động, chống lại cách học tập thụ động, hình thành các năng lực và kĩ năng tự học tập cho học sinh. - Theo chương trình nội dung đổi mới, nhằm kích thích học sinh tự tìm tòi ra kiến thức để vận dụng vào thực tiễn, vì vậy phương pháp dạy học cũng đổi mới theo để phát huy tính tích cực của học sinh đưa học sinh từ cách học tập thụ động sang cách học tập tích cực, tự học và phát triển năng lực. Cho nên quá trình dạy và học cũng có sự thay đổi để có sự thu hút toàn bộ học sinh tập trung vào giờ học, chú ý vào bài giảng của giáo viên, từ đó giúp học sinh tiếp thu bài và hiểu bài nhanh hơn, nắm được nội dung kiến thức bài học, gây một cảm giác thoải mái thích thú trong giờ học. - Còn ngược lại thì gây cho học sinh có tính thụ động, phụ thuộc vào giáo viên, dựa vào giáo viên ghi nội dung lên bảng thì mới có nội dung bài học, không chủ động tự học, tìm tòi kiến thức mới, cho nên không theo kịp những kiến thức cơ bản, vẫn đến từ đó gây ra sự chán nản, không hiểu bài. Như vậy dạy học phát huy tính cực – chủ động góp phần giúp học sinh học tập theo hướng tích cực và tự phát triển năng lực của chính mình, nhằm khắc sâu kiến thức sâu lâu hơn, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách phù hợp. II. Nội dung: - Trong giảng dạy sinh học có nhiều phương pháp, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, không có phương pháp nào ưu việt tuyệt đối. Vì thế, phải căn cứ vào từng nội dung kiến thức bài học để lựa chọn phương pháp phù hợp và thích hợp với từng đối tượng học sinh. Trang 1 Dạy học phát huy tính tích cực – chủ động của học sinh trong môn sinh học THCS - Dạy học theo hướng tích cực là lấy học sinh làm trung tâm, ở toàn bộ quá trình dạy – học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, hứng thú của học sinh. Mục đích là nhằm phát triển ở học sinh năng lực độc lập và tự giải quyết các vấn đề. Vai trò người giáo viên chủ yếu là người thiết kế, tạo ra các tình huống có vấn đề, giúp học sinh nhận biết các vấn đề, lập giả thiết, tự chứng minh và rút kết luận nên yêu cầu tất cả học sinh đều phải tham gia tích cực các hoạt động trên lớp và tập trung vào bài học. Học sinh học tập tích cực bằng hành động của chính mình, tự mình tìm ra các nội dung kiến thức chưa biết, tự khám phá, tự tìm ra kiến thức mới. Muốn tổ chức hoạt động dạy học như vậy, giáo viên cần chuẩn bị trước cho học sinh những tình huống học tập, hệ thống câu hỏi để học sinh tự đặt mình vào các tình huống đó, tự quan sát, suy nghỉ, tra cứu, làm thí nghiệm, đặt giả thuyết, phán đoán, làm thử, tự giải quyết vấn đề để tìm ra kiến thức mới, tham gia làm việc hợp tác theo nhóm, tự học thông qua việc tham khảo thông tin từ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, các phương tiện thông tin và từ thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Giáo viên vẫn không thể thiếu trong hoạt động dạy và học, nhưng người thầy không phải đại diện cho kiến thức như trước, luôn luôn giảng dạy nội dung kiến mình đã biết, luôn đứng trước một tập thể lớp ngồi ngay ngắn nhìn lên bảng chỉ nghe và ghi. Mà bây giờ người thầy là người đạo diễn, chỉ đạo tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh để học sinh tự khám phá ra các nội dung kiến thức, ứng dụng các kiến thức vào trong cuộc sống, mục đích duy nhất của hoạt động dạy học của thầy là: hình thành, phát triển nhân cách con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo và tự năng lực hình thành các tri thức cho chính mình. Cho nên giáo viên phải luôn duy trì và khuyến khích sự tồn tại mối quan hệ giữa thầy – trò và trò – trò, mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung kiến thức học tập, người học nâng cao mình lên một trình độ mới, vận dụng được những hiểu biết và kinh nghiệm vào trong thực tiễn. - Khi giảng dạy bộ môn sinh học theo hướng tích cực và chủ động thì người giáo viên phải luôn trang bị cho mình những kiến thức bộ môn vững vàng, luôn nâng cao kiến thức bộ môn để hướng dẫn học sinh phân tích, so sánh, giải thích từng nội dung rõ ràng và cụ thể hơn. Vì sinh học là một ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên, cung cấp những kiến thức về thực tiễn và có nội dung thực nghiệm, trong nội dung chương tình sinh học rất Trang 2 Dạy học phát huy tính tích cực – chủ động của học sinh trong môn sinh học THCS phong phú và đa dạng, có sự liên hệ chặt chẽ giữa sinh vật với môi trường sinh thái, giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với cuộc sống con người… Ngoài ra trong giảng dạy người giáo viên còn chuẩn bị phương tiện trực quan (tranh ảnh, mô hình, vật mẫu, phim hình…) cho học sinh quan sát và minh họa cụ thể cho từng đối tựơng sinh vật trong thực tế và từng nội dung kiến thức bài học. Mặt khác còn hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm để học sinh tự nhận biết các hiện tượng và rút ra các tri thức mới. Ở đây vai trò của giáo viên chỉ là theo dõi, uốn nắn sửa sai cho học sinh. Trong giảng dạy giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi theo hướng từ câu hỏi có nội dung kiến thức dễ đến câu hỏi có nội dung kiến thức khó, từ câu hỏi có nội dung kiến thức đơn giản đến câu hỏi có nội dung kiến thức phức tạp, để tất cả học sinh có thể trả lời được câu hỏi của giáo viên đưa ra nhằm kích thích học sinh suy nghỉ, có tính tư duy, phân tích và giải thích. Tuy nhiên trong lớp học trình độ học sinh không đều nhau, nên giáo viên rất khó trong giảng dạy theo phương pháp tích cực. Vì có những học sinh hiểu bài nhanh, nắm bắt thông tin nhanh, trong khi đó còn có những học sinh hiểu bài chậm do những học sinh này có tính tư duy kém, trong giờ học không tập trung chú ý vào bài giảng của thầy cô, không chịu khó đọc thông tin trước ở sách giáo khoa. Trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học cho học sinh không đều, vẫn đến có nhiều khó khăn cho giáo viên trong giảng dạy nên hiệu quả và kết quả chưa được theo ý muốn. Muốn cho học sinh hoạt động tích cực hơn giáo viên còn tổ chức thêm cho học sinh cách tự học, học theo nhóm và đôi bạn cùng học, học sinh trong lớp tự kiểm tra bài nhau… để các em học sinh có thể kiềm cặp lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ, phát huy tính tự học của học sinh cao hơn. - Học sinh muốn dễ dàng hiểu bài, nắm được nội dung bài thì học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà, đọc những nội dung thông tin và tìm hiểu thông tin trước ở nhà, học sinh tự tư duy những khái niệm mới giải quyết những vấn đề khó, tham khảo thêm một số tài liệu có liên quan đến môn học…. - Giáo viên phải chú ý những nội dung kiến thức đưa ra cho học sinh phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, mang tính vừa sức với học sinh và có sự phân hoá đối tượng học sinh, nội dung kiến thức vừa dễ và vừa nâng cao nhằm không tạo ra sự nhàm chán cho học sinh trong giờ học, gây tính thích thú cho từng học sinh trong học tập, các em sẽ cùng phấn đấu học tập nhiều hơn. Trang 3 Dạy học phát huy tính tích cực – chủ động của học sinh trong môn sinh học THCS - Giáo viên cần phải thiết kế bài học, tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động cá nhân hoặc hoạt động theo nhóm, định hướng và điều chỉnh các hoạt động của học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện học tập, phát triển năng lực tự học, vận dụng được nhiều kiến thức để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến sinh học vào trong cuộc sống thực tiễn và trong sản xuất. Soạn bài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh: - Những dự kiến của giáo viên phải tập trung vào các hoạt động của học sinh, trên cơ sở đó giáo viên hình dung phải tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. - Giáo viên phải suy nghĩ về những khả năng diễn biến của các hoạt động đề ra cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh hoạt động dạy và học. Bài soạn theo phương pháp dạy học tích cực có những điểm khác cơ bản với bài soạn theo dạy học truyền thống như sau: Điểm so Bài soạn theo cách dạy học Bài soạn theo phương pháp dạy sánh thụ động học tích cực Mục tiêu - Giáo viên cần dạy nội dung - Những kiến thức, kỷ năng nào gì, tổ chức hoạt động nào học sinh cần biết, cần đạt được trên lớp - Tiếp cận kiến thức như thế nào - Học sinh phải thuộc những - Vận dụng kiến thức như thế nội dung kiến thức gì của nào môn học Vai trò của Là người phát thông tin. Là Là người tổ chức, hướng dẫn, giáo viên người hoạt động chủ yếu ở và là trọng tài trên lớp Vai trò của Thụ độngtrên lớp, chỉ dựa Chủ động, tích cực, sáng tạo, tự học sinh vào nội dung ghi trên bảng tìm tòi kiến thức Hình thức Tất cả học sinh Theo cặp, theo nhóm, cá nhân, học tập cả lớp Thái độ, Thi đua cá nhân Cộng tác, giúp đỡ, thi đua theo tinh thần nhóm và cá nhân học tập Hoạt động - Giáo viên truyền đạt nội Học sinh thảo luận để tự chiếm dạy - Học dung kiến thức bài học. lấy kiến thức. Trang 4 Dạy học phát huy tính tích cực – chủ động của học sinh trong môn sinh học THCS Đánh giá Học sinh nghe giảng và ghi chép nội dung trên bảng Giáo viên đánh giá học sinh Giáo viên giám sát, hướng dẫn các hoạt động của học sinh. Học sinh tự đánh giá. Học sinh đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá học sinh. Quy trình soạn bài: Xác định mục tiêu bài học Nội dung bài học. Cơ sở vật chất phục vụ bài học. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Các hoạt động dạy học Trình độ học sinh. Thời lượng bài học. Đánh giá Ta có thể so sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học tích cực Các đặc trưng Phương pháp dạy học Các mô hình dạy học tích cực cơ bản truyền thống Học là qúa trình tiếp thu và Học là quá trình kiến tạo, tìm lĩnh hội, qua đó hình thành tòi, khám phá, phát hiện, luyện Quan niệm kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tập, khai thác và xử lý thông tin tình cảm. tự hình thành hiểu biết kiến thức, năng lực và phẩm chất. Truyền thụ tri thức, truyền Tổ chức hoạt động nhận thức Bản chất thụ và chứng minh chân lí cho học sinh. Dạy học sinh của giáo viên. cách tìm ra chân lí. Chú trọng cung cấp tri thức, Chú trọng hình thành các năng kĩ năng cho học sinh, học lực, những kiến thức đã học Mục tiêu sinh mau quên những kiến cần thiết, bổ ích cho bản thân thức đã tiếp thu được học sinh khắc sâu Nội dung Từ sách giáo khoa + giáo Từ nhiều nguồn khác nhau: viên SGK, SGV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, thực Trang 5 Dạy học phát huy tính tích cực – chủ động của học sinh trong môn sinh học THCS Phương pháp Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều. tế… - Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS. - Tình huống thực tế và môi trường địa phương… Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác. III. Kết luận: Dạy học phát huy tính tích cực – chủ động của học sinh trong môn sinh học THCS theo chiều hướng khuyến khích học sinh học tập, phát huy tính tích cực của học sinh với nội dung sách giáo khoa gợi mở nhiều câu hỏi giúp học sinh trao đổi để dễ hiểu bài. Giáo viên thực hiện phương pháp trao đổi thảo luận, chỉ đạo và người cố vấn giúp học sinh phân giải các vấn đề sinh học và tổng hợp các kiến thức cho học sinh, còn ngược lại học sinh là người giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động học, vì học sinh đóng vai trò trung tâm trong học và hoạt động chủ yếu. Theo tôi việc đổi mới nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới này phù hợp với môn học, giúp học sinh gần gũi với thiên nhiên và môi trường sinh thái nhiều hơn, từ đó giúp học sinh vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn một cách tốt hơn và tự mình biết sáng tạo, nắm nội dung sâu sắc hơn. Người viết Nguyễn Thái Cường Trang 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng