Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn tiếng...

Tài liệu Skkn dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn tiếng anh cấp thpt

.DOC
52
6457
104

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: DẠY KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN TIẾNG ANH CẤP THPT Tên tác giả : Nguyễn Thị Duyên Giáo viên môn : Tiếng Anh Tổ trưởng chuyên môn Năm học: 2015 – 2016 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………................. I. Lý do chọn đề tài ………………………………………………............. 1 1 II. Mục đích của đề tài…………………………………………………… III. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu…………........... IV. Đề tài đưa ra giải pháp mới…………………….................................. V. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………… VI. Thời gian nghiên cứu………………………………………………… PHẦN NỘI DUNG……………………………………………….................. I. Lịch sử vấn đề…………………………………………………............... II. Cơ sở lý luận…………………………………………………………… III. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………….. IV. Các kĩ năng đọc hiểu và các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc 2 3 3 5 5 6 6 6 7 9 hiểu môn Tiếng Anh THPT ………………………………………….... 4.1. Các kĩ năng đọc hiểu ………………………………………………. 4.2. Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu môn Tiếng Anh 9 1 THPT ………………………………………………………………………... V. Các bước tiến hành trong việc dạy kĩ năng đọc hiểu theo định 0 hướng phát triển năng lực học sinh ……………………………………….. 1 5.1. Các bước tiến hành trong 1 bài dạy đọc hiểu…………………….. 4 1 5.2. Sử dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực ………… 4 1 5.3. Lồng ghép các kiến thức liên môn………………………………… 6 2 5.4. Quy trình chuẩn bị một giờ học…………………………………… 0 2 1 VI. Một số bài học minh họa và loại bài tập luyện tập đã được áp dụng khi giảng dạy cho học sinh trường THPT Hưng Yên……………………. 22 6.1. Một số bài dạy minh họa theo giáo trình SGK ………………….. 22 6.2. Một số bài luyện tập minh họa theo dạng bài thi THPT Quốc Gia …………………………………………………………………………… 34 VII. Kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN………………………….. 42 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………… 44 I. Kết luận……………………………………………………………….... 44 II. Kiến nghị……………………………………………………………… 1. Đối với giáo viên……………………………………………………… 2. Đối với học sinh……………………………………………………… 44 44 4 3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường………………………………… 5 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT………………………………… 5 47 48 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc học ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng ở các trường THPT đã được chú trọng hơn rất nhiều đặc biệt khi ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kì thi THPT Quốc Gia. Khi tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong các trường học và các cấp học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không chỉ đối với người học mà đặc biệt là đối với người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Chúng ta đều biết rằng học tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ. Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Nếu các em học tốt bốn kĩ năng này, thì sẽ dễ dàng tiếp cận với tin học, khoa học công nghệ và rất thuận lợi trong việc giao tiếp. Đặc biệt kĩ năng đọc hiểu là một trong nhưng kĩ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Nó quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. Vì vậy nếu học sinh có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt thì các em có thể đọc hiểu được sách, báo, tài liệu được viết bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếng Anh. Trong một tiết đọc hiểu giáo viên không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong mỗi đoạn văn mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành tốt hơn. Trong chương trình tiếng Anh, một bài đọc thường có rất nhiều từ và cấu trúc mới mà học sinh chưa được tiếp cận hoặc đã quên. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng đọc hiểu cho HS là một nhiệm vụ thiết yếu để cho các em có khả năng Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT không chỉ đọc, hiểu những bài trong chương trình mà còn có thể tự đọc ở nhà để mở mang vốn kiến thức. Tuy nhiên phần lớn học sinh rất ngại luyện tập. Nguyên nhân là do tiếng Anh hoàn toàn khác với tiếng mẹ đẻ, khó học, khó nhớ. Hơn nữa các em rất lười học từ nên vốn từ vựng của các em quá ít, chuẩn bị bài mới sơ sài, học đối phó nhất là những em học yếu. Các em luôn sợ nói sai dẫn đến ngại phát biểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của bộ môn. Kỹ năng đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học tiếng Anh : nghe, nói, đọc, viết. Thành thạo kỹ năng đọc hiểu còn giúp cho việc phát triển tư duy, sáng tạo, tính độc lập tự chủ của các em, phục vụ cho quá trình học tiếng Anh nói chung, với mục đích biến tiếng Anh thành ngôn ngữ của chính bản thân mình trong giao tiếp, sử dụng nó như một chiếc chìa khoá vàng mở ra kho tàng tri thức quí báu vô tận của nhân loại. Để có thể giúp các em tiếp cận với các bài đọc trong chương trình tiếng Anh một cách dễ dàng, khoa học và tích cực hơn, tôi xin trình bày một số ý kiến về đổi mới phương pháp trong quá trình dạy đọc hiểu. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài "Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh cấp THPT" để làm báo cáo, cùng đồng nghiệp nghiên cứu, thảo luận để góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo của môn học. II. Mục đích của đề tài - Tổng hợp những kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu mới, phù hợp với sự thay đổi của xã hội. + Chuẩn bị, tổ chức các hoạt động học tập kĩ năng đọc hiểu một cách hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh khi học tiếng Anh, từ đó học sinh tích cực tham gia tự giác vào các hoạt động học và tiếp thu bài tốt hơn, ghi nhớ bài học gắn Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT với ngữ cảnh giao tiếp thực tế, nâng cao khả năng tự học hỏi, làm giàu vốn kiến thức của mình và tự tin trong giao tiếp ngoài xã hội. + Nâng cao chất lượng học tập của bộ môn. - Tổng hợp các dạng bài tập để luyện tập từ vựng có hiệu quả giúp học sinh nắm vững kiến thức, nhớ từ và có thể sử dụng trong giao tiếp. Nói tóm lại, SKKN hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách, phát triển năng lực giao tiếp và bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực chung khác. III. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các bài học trong chương trình tiếng Anh THPT và việc đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường THPT Hưng Yên là ngữ liệu cơ bản của sáng kiến. - Các kĩ thuật dạy học tích cực. - Các phương pháp dạy học tích cực. - Thực tế giảng dạy môn tiếng Anh tại trường THPT Hưng Yên từ năm học 2013 – 2014 đến nay. - Khách thể trợ giúp nghiên cứu: Các đồng nghiệp cùng chuyên môn trong và ngoài trường, cùng trao đổi, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu và thực hành. - Phương pháp tổng hợp IV. Đề tài đưa ra giải pháp mới Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT Đọc là kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ tuy nhiên thực tế giảng dạy kỹ năng đọc chưa thực sự đạt được hiệu quả tối ưu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu đó là giáo viên chưa có phương pháp dạy đọc đúng. Bởi vậy, đề tài “Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh cấp THPT” đã đưa ra giải pháp giảng dạy hiệu quả, tích cực phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh THPT nói riêng kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh nói chung: Đó chính là dạy kỹ năng đọc hiểu với khung ba giai đoạn, ở mỗi giai đoạn tác giả đề cập đến mục đích và gợi ý một số giải pháp giúp người dạy thiết kế được các hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh, không chỉ kích thích được hứng thú của học sinh mà còn giải quyết được các vấn đề về ngôn ngữ thông qua các bài tập và các câu hỏi được đưa ra một cách hiệu quả hơn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy kỹ năng này. Đề tài đã xác định và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận phương pháp dạy học "Lấy học sinh làm trung tâm", kết hợp với việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh THPT nói riêng và chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh nói chung. * Hiệu quả áp dụng: - Các tiết học trở nên hiệu quả, sôi nổi và sinh động hơn và phát huy được trí lực học trò. - Học sinh đã hình thành các phẩm chât, kĩ năng, thái độ sau các bài học. - Khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của các em tăng lên rõ rệt. - Các em học sinh yếu kém cũng đã tiến bộ hơn so với khả năng của các em. Các em tự tin hơn trong các tiết học. Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT V. Phạm vi nghiên cứu + Chương trình tiếng Anh THPT. + Học sinh 2 khối lớp 11, 12 năm học 2013-2014 và 2014 - 2015 tại trường THPT Hưng Yên. VI. Thời gian nghiên cứu + Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2013 đến hết tháng 5 năm 2015 + Thời gian hoàn thành: Ngày 30 tháng 10 năm 2015 Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT PHẦN NỘI DUNG I. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, các tiết dạy đọc hiểu thường khá nặng nề và nhàm chán đối với cả giáo viên và học sinh. Học sinh thụ động tiếp cận bài và chủ yếu là nghe giáo viên giải thích đấp án. Kết quả là sau tiết học, học sinh hiểu bài lơ mơ, kiến thức và năng lực ngôn ngữ không được cải thiện nhiều. Vì vậy, ở SKKN này, tôi tập trung vào tổng hợp các phương pháp, kĩ năng và một số kịnh nghiệm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc dạy đọc hiểu - một tiêu chí quan trọng trong việc học ngoại ngữ. II. Cơ sở lý luận Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục, chú trọng đến việc dạy và học tiếng Anh một cách đúng mức. Mục tiêu giáo dục phổ thông của chúng ta là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân các con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nghiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Nói tóm lại chúng ta phải giáo dục học sinh một cách toàn diện, ứng dụng phương pháp dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp dạy học và làm thế nào cho tiết học phải sinh động, cuốn hút học sinh tự giác tham gia vào tích cực, chủ động tìm ra kiến thức và sử dụng được kiến thức đó. Ta cần phải thay đổi công việc giảng dạy theo hướng chú trọng năng lực của người học, nhất là tư duy sáng tạo, vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Đây là yếu tố quan trọng, hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT III. Cơ sở thực tiễn 3.1. Thực trạng: Hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực cũng như các phẩm chất cần thiết của một công dân trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, từ trước đến nay, chúng ta chủ yếu dạy học theo phương pháp truyền thống: giáo viên là trung tâm. Người dạy (giáo viên) đọc bài, giảng giải... học sinh thụ động tiếp thu kiến thức. Hơn nữa đa số các em học sinh lười học nên kiến thức nhanh chóng bị lãng quên chứ chưa nói đến việc áp dụng nó vào trong cuộc sống hàng ngày. Kết quả học tập của các lớp ở trường PTTH Hưng Yên chưa cao. Tỉ lệ học sinh dưới điểm trung bình còn chiếm một số lượng khá lớn: * Năm học 2012 - 2013, tại trường THPT Hưng Yên, kết quả trung bình môn tiếng Anh 3 lớp 10 là: Lớp Sĩ số 10A1 45 10A5 40 10C2 41 Tổn 126 g Giỏi Trung Khá Sl 03 0 0 % 6 0 0 Sl 10 06 05 % 22 15 12 bình Sl 20 15 16 03 2 21 17 51 Yếu Kém % 45 37 39 Sl 12 14 14 % 27 35 34 Sl 0 05 06 % 0 13 15 40 40 32 11 9 Chính vì thực trạng trên tôi đã tìm hiểu nguyên nhân: 3.2. Nguyên nhân: Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 10 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT * Đối với học sinh: - Không biết cách học hiệu quả: tự tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Chưa có niềm hứng thú học tập đối với môn học. - Chưa chịu khó trau dồi kiến thức và rèn luyện kĩ năng, phẩm c * Đối với giáo viên: - Chưa có phương pháp dạy học thật sự hiệu quả, chưa chịu khó học hỏi kinh nghiệm. - Ít sử dụng đồ dùng dạy học, ít soạn giảng ứng dụng công nghệ thông tin. - Chưa có sự đầu tư, tìm tòi các thủ thuật dạy tích cực, gây hứng thú cho học sinh trong khi học. - Chưa có sự đầu tư trong việc soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học và thiết kế các hoạt động bổ trợ, giúp học sinh học tập tích cực, tiếp thu kiến thức chủ động hơn và luyện tập ghi nhớ từ. - Chưa tạo ra được môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh hiệu quả. 3. 3. Cách giải quyết thực trạng của vấn đề: * Đối với giáo viên: Để học sinh học tập hứng thú, tích cực với giờ học tiếng Anh thì mỗi người giáo viên cần phải: - Chuẩn bị bài thật kỹ và chi tiết trước khi đến lớp. - Đầu tư nhiều cho việc soạn giảng, tìm kiếm tài liệu, hình ảnh liên quan đến chủ đề, tự học và học hỏi từ các đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. - Tìm tòi, học hỏi, thiết kế ra nhiều dạng hoạt động phong phú trong suốt tiết học, trong đó có các phương pháp giới thiệu từ vựng nhằm giúp học sinh tìm thấy niềm hứng thú trong học tập mà không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi. Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 11 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT - Tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ gây hứng thú cho học sinh. * Đối với học sinh: - Luôn luyện tập, thực hành các kĩ năng, chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp. Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến các bài giảng cùng giáo viên. - Tích cực tham gia vào quá trình học, chủ động chiếm lĩnh tri thức. - Tích cực tìm tòi đọc thêm các tài liệu bằng tiếng Anh. IV. Các kĩ năng đọc hiểu và các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu môn Tiếng Anh THPT 4.1. Các kĩ năng đọc hiểu Để đảm bảo cho học sinh có được các kỹ năng đọc hiểu thông thạo khi đọc, người đọc cần có các kỹ năng khác như : - Kỹ năng đọc để tìm ra những thông tin cần thiết (scanning) - Kỹ năng đọc lướt tổng quát để lấy nội dung chính (skimming) - Kỹ năng đọc phán đoán trước khi đọc. - Kỹ năng đoán từ chưa biết trong ngữ cảnh. - Kỹ năng sử dụng từ điển. Ta có thể xác định được rằng: mục tiêu cuối cùng phải đạt được của việc đọc là hiểu được văn bản, lấy được và sở lý được những thông tin cần thiết cho mục đích riêng của mình. Để phương pháp dạy đọc đạt được hiệu quả tối đa, giáo viên cần giúp người học phân biệt được những loại đọc cơ bản và mục đích của từng loại. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về các loại đọc cơ bản, nhưng nếu dựa trên tiêu chí cách thức đọc người ta phân thành các loại như sau: 4.1.1. Đọc nhanh để hiểu ý tổng quát. ( Skimming for gist). Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 12 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT Là cách đọc lướt tổng quát để nắm ý chính và nắm được nội dung chính của đoạn văn và tìm ra một tựa đề phù hợp với nội dung của đoạn văn trong một thời gian nhất định. 4.1.2. Đọc lướt để tìm thông tin cụ thể. ( Scanning for specific information ) Là cách đọc lướt để lấy thông tin cần thiết trong một thời gian nhất định; là cách đặt câu hỏi về một thông tin cụ thể có trong đoạn văn; là những trò chơi tìm thông tin trong thời gian ngắn nhất. 4.1.3. Hiểu mối liên quan giữa các câu và mệnh đề. (Understading the relationship between sentences and clauses) Là cách sắp xếp lại câu hay đoạn văn tìm những yếu tố có chức năng nối kết với những yếu tố khác trong văn bản (Ví dụ: từ nối, đại từ, động từ thay thế do, does, did.); cung cấp từ nối cho một văn bản; đoán trước dòng tiếp theo từ nối trong một văn bản là gì. 4.1.4. Đọc thêm (Extensive reading) Là cách sử dụng cho các bài đọc trong các bài ôn tập hoặc đọc thêm hoặc qua các truyện ngắn được viết lại phù hợp với trình độ của học sinh. 4.1.5. Đọc sâu (Intensive reading) Là các dạng bài tập chuyển dịch thông tin; ghi lại diễn tiến sự việc xảy ra trong văn bản; trả lời câu hỏi đúng - sai. (True-False question); đọc để bổ sung cho nhau (Jigsaw reading). Ngoài các kỹ năng trên khi dạy đọc hiểu giáo viên cần quan tâm một số loại đọc khác như: kỹ năng đọc to thành lời để rèn phát âm, kỹ năng phán đoán để xác định nội dung chính, kỹ năng đoán từ chưa biết qua ngữ cảnh của bài đọc, kỹ năng sử dụng từ điển... 4.2. Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu môn Tiếng Anh THPT Câu hỏi ý chính toàn đoạn (main idea questions) Câu hỏi chi tiết trong đoạn văn (detail questions) Chi tiết được nhắc đến trong bài (stated detail questions) Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 13 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT Chi tiết không được nhắc đến trong bài (unstated detail questions) Câu hỏi từ vựng (vocabulary questions) Câu hỏi ngụ ý (inference questions) ……………………. Ví dụ: Câu hỏi ý chính toàn đoạn (main idea questions) Đây thường là câu hỏi đầu tiên trong các bài tập đọc hiểu nhằm mục đích kiểm tra kĩ năng đọc lướt (skimming) và tìm ý chính trong đoạn văn. Vì thế, chúng ta đừng quá đi sâu vào chi tiết hay từ mới mà chỉ cần chú ý đến cấu trúc và những từ khóa (key words) trong bài mà thôi. Một đoạn văn có thể được trình bày theo các cấu trúc sau: Theo trình tự Thời Gian (time order), Theo cấu trúc Nguyên nhân - Kết quả (Cause-Effect), Theo cấu trúc Định nghĩa- Ví dụ (Definition-Example), Theo cấu trúc so sánh (Comparison-Contrast) Để nhận ra cấu trúc của bài viết không khó. Chúng ta chỉ cần chú ý đến một số dấu hiệu. Ví dụ: Trình tự thời gian thường có dấu hiệu là các trạng ngữ chỉ thời gian (at first, then, after that, v.v.). Cấu trúc Nguyên nhân-kết quả thường có dấu hiệu là các từ nối: because, since, as, lead to, as a result, v.v. Từ khóa trong bài thường được lặp lại y nguyên hoặc được thay thế bởi một từ đồng nghĩa. Dựa vào những từ khóa này, ta có thể suy luận ra ý chính toàn đoạn văn. Trước khi đến với ví dụ cụ thể, chúng ta hãy cùng tìm cách nhận biết dạng câu hỏi này. Có rất nhiều cách ra đề câu hỏi về ý chính của đoạn văn. Ví dụ :What is the topic of the passage? (Đâu là nội dung chính của đoạn văn?) Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 14 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT What is the subject of the passage? (Đâu là nội dung chính của đoạn văn?) What is the main idea of the passage? (Đâu là nội dung chính của đoạn văn?) What is the author's main point in the passage? (Đâu là ý chính của tác giả trong đoạn văn?) With what is the author primarily concerned? (Tác giả đề cập chính đến vấn đề nào?) Which of the following would be the best title? (Đâu là tiêu đề hợp lý nhất cho đoạn văn?) Để trả lời dạng câu hỏi này, chúng ta làm như sau: 1. Đọc dòng đầu tiên của đoạn văn 2. Tìm mối liên hệ giữa những dòng đầu tiên của đoạn văn. 3. Đọc lướt qua những dòng còn lại, kiểm tra liệu ý chính của những dòng đầu tiên có đúng với những dòng còn lại hay không. Trong quá trình đọc chú ý đến những từ khóa được lặp đi lặp lại hay những từ đồng nghĩa. 4. Loại bỏ phương án sai. Phương án sai là những phương án: Không tìm được thông tin trong bài, Trái với thông tin đề cập trong bài, Quá chi tiết (thông tin về thời gian, địa điểm, miêu tả cụ thể) Ví dụ: Basketball was invented in 1891 by a physical education instructor in Springfield, Massachusetts, by the name of James Naismith. Because of terrible weather in winter, his physical education students were indoors rather than outdoors. They really did not like the idea of boring, repetitive exercises and preferred the excitement and challenge of a game. Naismith figured out a team sport that could be played indoors on a gymnasium floor, that involved a lot of Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 15 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT running, that kept all team members involved, and that did not allow the tackling and physical contact of American style football. Câu hỏi: What is the topic of this passage? A. The life of James Naismith B. The history of sports C. Physical education and exercise D. The origin of basketball Câu đầu tiên của đoạn văn đề cập đến “basketball was invented” (Môn bóng rổ ra đời), vậy ý chính của đoạn văn có thể có liên quan đến môn bóng rổ. Chúng ta tiếp tục đọc qua các dòng còn lại, và thấy rất nhiều từ liên quan đến thể thao ví dụ “game, physical contact, running”. Để có thể chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta không thể không điểm qua các phương án trả lời. A. The life of James Naismith: cuộc đời của James Naismith B. The history of sports: lịch sử các môn thể thao C. Physical education and exercise: giáo dục thể chất và thể dục D. The origin of basketball: Nguồn gốc môn bóng rổ Chúng ta dễ dàng loại A vì James Naismith chỉ được nhắc đến như người phát minh ra bộ môn thể thao bóng rổ, chứ không có thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của ông. Đáp án B bị loại vì chỉ có duy nhất môn bóng rổ được nhắc đến trong đoạn văn, không có thông tin về các môn thể thao khác nên không thể là ‘history of sports’. Ta loại đáp án C vì thông tin về Physical education chỉ được nhắc đến một lần trong đoạn văn và không có thông tin hỗ trợ thêm. Vậy đáp án chính xác phải là D: nguồn gốc môn bóng rổ. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin hỗ trợ đáp án trên: người sáng lập ra bộ môn bóng rổ, thời điểm ra đời, nguyên nhân, đặc điểm riêng. Vậy đáp án D là đáp án chính xác. Tuy nhiên, với những loại câu hỏi khác, ta làm theo các bước sau: Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 16 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT - Đọc từng câu hỏi và tìm nội dung những câu hỏi đó trong phần nào của đoạn văn ( định vị chỗ chứa thông tin trả lời câu hỏi đó trong bài đọc). - Đọc kĩ lại câu hỏi để hiểu rõ câu hỏi đó muốn hỏi về vấn đề gì. - Đọc kĩ lại phần có chứa thông tin trả lời cho câu hỏi đó. - Đọc kĩ 4 phương án lựa chọn để tìm đáp án gần nhất với nội dung có phần thong tin trả lời cho câu hỏi (chú ý các từ đồng nghĩa, ngược nghĩa). Trên đây là các bước làm các dạng câu hỏi đọc hiểu. Để có thể chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta bắt buộc làm qua những bước trên. Tuy nhiên, với sự luyện tập, chúng ta sẽ làm nhanh hơn. Ban đầu có những bạn phải mất đến hai, ba phút để trả lời một câu hỏi đọc hiểu, dần dần khi các bạn đã thành thạo kĩ năng và có vốn từ vựng đủ dùng, các bạn sẽ chỉ mất 30 giây hay 1 phút cho mỗi câu. V. Các bước tiến hành trong việc dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 5.1. Các bước tiến hành trong 1 bài dạy đọc hiểu. Trong tiết đọc hiểu, vai trò của giáo viên chỉ là người đưa ra các hướng dẫn còn học sinh là người chủ động nắm bắt nội dung. Tiết học được tiến hành theo ba giai đoạn sau: A. Pre - reading ( Trước khi đọc ) B. While - reading ( Trong khi đọc ) C. Post – reading ( Sau khi đọc ) 1. Pre - reading : (Trước khi đọc) Để có được giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của tiết dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi về cả mặt tâm lí lần nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó. Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 17 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn (5-7 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để có thể thực hiện được các mục đích đó. * Các hoạt động mở bài. Các hoạt động mở bài nhằm giúp học sinh hình dung trước nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của bài các em sẽ đọc. Để thực hiện hoạt động trước khi đọc giáo viên nên giới thiệu chủ đề của bài. Để giới thiệu chủ đề của bài giáo viên có thể sử dụng một trong các thủ thuật sau: - Trao đổi, thu thập các ý kiến, những hiểu biết và kiến thức hoặc quan điểm của học sinh về chủ điểm của bài trước khi các em đọc về nó qua các hoạt động dạy học hay thủ thuật như: Brainstorming, Discussions... - Đoán trước nội dung sắp học bằng cách trả lời các câu hỏi đoán về nội dung bài hoặc qua các câu hỏi dặt trước. ( Pre- questions) - Đưa ra một số câu nhận định, yêu cầu học sinh làm bài tập đúng sai dựa vào kiến thức cho sẵn. ( T/F statements ) - Yêu cầu học sinh sắp xếp lại những câu nhận định cho sẵn theo đúng trình tự nội dung của bài học. ( Ordering statements or pictures ) 2. While – reading ( Trong khi đọc ) Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc, và kiểm tra lại bài tập đoán mình vừa làm ở phần trước khi đọc. Những dạng bài tập tôi thường cho học sinh làm gồm: + Đánh dấu tick ( P) vào câu đúng sai ( True / false), hoặc viết T/F + Hoàn thành câu ( Complete the sentences) + Điền thông tin vào bảng ( Fill in the chart) Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 18 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT + Sắp xếp các câu theo trình tự câu truyện hay sắp xếp câu theo tranh. ( Ordering statements) + Trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc ( Comprehension questions) 3. Post – reading ( Sau khi đọc ) Các hoạt động và bài tập sau khi đọc là những bài tập cần đến sự hiểu biết tổng quát của từng bài đọc,liên hệ thực tế, chuyển hóa nội dung thông tin và kiến thức có được từ bài đọc, qua đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học. Các dạng bài tập tôi thường cho học sinh làm là: + Tóm tắt nội dung bài đọc dạng gap fill ( Summarize the text) + Viết lại nội dung bài đọc dùng các từ gợi ý. + Sắp xếp các sự kiện cho bài đọc ( Arange the events in order) + Kể lại câu truyện theo tranh ( Retell the story) + Thảo luận ( Discussion ) 5.2. Sử dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực 5.2.1. Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Là một giáo viên, chúng ta phải nắm vững các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật “khăn trải bàn”, kĩ thuật “Các mảnh ghép”, “Dạy học theo sơ đồ KWL”, “Sơ đồ tư duy”, … Thế nào là kĩ thuật “khăn trải bàn”? Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”? Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 19 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2016 Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh THPT Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề) - Kích thích sự tham gia tích cực của HS: - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). Dạy học theo sơ đồ KWL KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L. Mục đích sử dụng biểu đồ KWL Biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích sau: • Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc. • Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc. • Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em. • Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em. • Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc. Sơ đồ tư duy Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên_Đơn vị: Trường THPT Hưng Yên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng