Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-dạy trẻ nhận biết nhanh tập hợp số lượng thông qua trò chơi...

Tài liệu Skkn-dạy trẻ nhận biết nhanh tập hợp số lượng thông qua trò chơi

.PDF
11
1612
82

Mô tả:

DẠY TRẺ NHẬN BIẾT NHANH TẬP HỢP SỐ LƯỢNG THÔNG QUA TRÒ CHƠI PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Toán học là một môn học quan trọng trong trường mầm non , là môn học đòi hỏi sự chính xác. Thông qua toán học giúp con người phát triển nhận thức, các thao tác tư duy , là gốc rễ cho sự phát triển khoa học công nghệ . Biểu tượng tập hợp và số đếm ở lớp MGL tạo điều kiện và cơ sở cho trẻ vào trường phổ thông. Thông qua biêủ tượng này trẻ biết đếm đến 10 . Nhận ra mối quan hệ số lượng trong phạm vi 10 .Nhận biết chữ số từ 1-10, biết thực hiện một số phép biến đổi đơn giản như :thêm , bớt, chia các nhóm đồ vật cụ thể có số lượng trong phạm vi 10 làm 2 phần. Trên thực tế, qua những giờ dạy tôi nhận thấy các trò chơi củng cố trong chương trình chưa hấp dẫn, nội dung toán chưa phong phú nhưng cô giáo tổ chức như thế nào để lôi cuốn được trẻ lại là vấn đề khó. Đồ dùng đồ chơi LQVT đẹp , đa dạng nhưng trẻ được thường xuyên sử dụng nên dễ nhàm chán chưa kích thích hết sự phát triển tư duy, rất khó đáp ứng nhu cầu của trẻ.Vì vậy trẻ nhận biết chưa nhanh và sâu những kiến thức cô cung cấp. Do đó , tôi đã chọn đề tài :”Dạy trẻ nhận biết nhanh biểu tượng tập hợp số lượng thông qua các trò chơi” nhằm giúp trẻ tiếp thu bài đạt kết quả cao. PHẦN II: NỘI DUNG ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA LỚP - Năm học 2008-2009 lớp MGL số 8 do tôi phụ trách có 55 cháu trong đó có 21 nam, 34 nữ - Lớp có 2 cô :1 trình độ đại học, 1 trình độ cao đẳng -Được ban giám hiệu quan tâm đầu tư nhiều đồ dùng trực quan , trang thiết bị hiện đại như : 1 máy vi tính, 1 ti vi, 1 đầu viđio, 1 đàn phục vụ cho việc dạy học môn LQVT và các môn học khác Trong quá trình thực hiện bản thân tôi thấy những khó khăn thuận lợi sau: 1.Thuận lợi -Lớp có phòng học rộng , thoáng mát đủ ánh sáng cho trẻ học, sân chơi rộng sạch sẽ, quang cảnh sư phạm xanh, sạch, đẹp -Trẻ khỏe mạnh đi học đều -Luôn được nhà trường cho đi tham quan các trường bạn để học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo mới trong việc giảng dạy -Là giáo viên trẻ năng động nhanh nhẹn có chuyên môn, có khả năng làm đồ dùng đồ chơi đẹp phù hợp lôi cuốn trẻ 2. Khó khăn -Một số phụ huynh vẫn chưa quan tâm sát xao đến con em -Khả năng nhận biết của trẻ chưa đông đều, các trẻ nhận biết đúng chữ số nhưng không hiểu được bản chất của chữ số -Số trẻ trên lớp đông phần nào ảnh hưởng giờ học toán của trẻ , nhận thức của trẻ không đồng đều -Bản thân tôi là giáo viên trẻ nên phần nào còn gặp nhiều khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ và việc rèn nề nếp. Xuất phát từ những khó khăn trên , tôi đã trăn trở suy nghĩ và tự hỏi làm thế nào và làm như thế nào để trẻ hứng thú hơn trong việc học môn Toán. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp chủ yếu nhằm sáng tạo trò chơi gây hứng thú cho trẻ trong giờ học toán. *BIỆN PHÁP 1:KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRẺ -Là khâu đầu tiên và đây cũng là khâu quan trọng . Việc khảo sát trẻ giúp cô nắm vững hơn về nhận thức thực tế của từng trẻ. Từ đó có biện pháp phù hợp kịp thời đối với từng trẻ. Kết quả khảo sát như sau: Sĩ số học sinh 55 Thời gian khảo sát Số lượng(cháu) Cuối tháng10/2008 Đạt: 20 Chưa đạt: 35 Tỷ lệ % 36 64 *BIỆN PHÁP 2: SÁNG TẠO MỘT SỐ TRÒ CHƠI I/ TRÒ CHƠI CÁNH CỬA KÌ DIỆU 1/ Mục đích yêu cầu -Trẻ gép được những mảnh rời thành những chữ số hoàn chỉnh -Sắp xếp vị trí số theo hướng tăng dần hoặc giảm dần từ trên xuống dưới 2/Chuẩn bị -Chiếc tủ ở lớp được trang trí giống như ngôi nhà . - Các chữ số được cắt rời làm 2 phần, 1 phần được gắn lên như ngôi nhà, 1 phần để mặt bẳng. 3/ Cách chơi -Mỗi đội có 5-7 trẻ khi có hiệu lệnh 2 đội sẽ nhanh chóng tìm những mảnh chữ rời để gép thành số hoàn chỉnh sau đó gắn các số từ trên xuống dưới theo hướng tăng dần 4/ Kết quả -Đội nào gép đúng, gép nhanh đội đó dược hưởng chiếc chìa kháo vàng để mở cánh cửa kì diệu 5/ứng dụng -Phần ôn luyện chữ -Có thể thay số bằng chữ cái để ôn luyện chữ. II/ TRÒ CHƠI XẾP BÀN TIỆC 1/ Mục đích yêu cầu -Nhận biết chữ số- tạo nhóm đôi tượng phù hợp với chữ số 2/ Chuẩn bị -Bốn bàn trên mỗi bàn có các số hoặc 6 hoặc 7....và rổ quà, rổ bát đũa lọ hoa.... 3/Cách chơi -Cô bật nhạc cả lớp cùng hát khi có hiệu lệnh “Về bàn tiệc” trẻ chạy về các bàn tiệc sao cho số bạn đúng với chữ số có trên bàn sau đó trẻ tự sắp xếp thêm hoặc bớt các đồ vật có trên bàn theo đúng nhóm số lượng ( chữ số và nhóm bạn) 4/ Kết thúc -Bàn nào xếp nhanh , xếp đúng bàn đó thắng III/ TRÒ CHƠI GẮN ĐÚNG SỐ 1/ Mục đích yêu cầu -Trẻ nhận biết và ôn luyện các chữ số -Biết sắp xếp theo đúng vị trí đồng hồ -Kèm khả năng quan sát , nhanh nhẹn 2/ Chuẩn bị -2 bẳng gắn đồng hồ -Các thẻ số từ 1-12 3/ Cách chơi -Hai đội chơi mỗi đội 5-7 trẻ .Khi có hiệu lệnh 2 bạn đầu tiên của mỗi đội bật thật nhanh qua 3 vòng lên gắn số đồng hồ sao cho đúng vị trí sau đó về đập tay . Bạn tiếp theo cứ như vậy cho đến hết 4/ Kết thúc -Cô và cả lớp kiểm tra đội nào gắn xong trước và đúng đội đó chiến thắng IV/ LẤY NHANH KHỐI 1/Mục đích yêu cầu -Luyện khả năng nhận biết nhanh chóng các khối đã học 2/ Chuẩn bị -Rổ đựng các khối:tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, khối trụ..... 3/ Cách chơi -Hai đội thi đua nhau .Cô vẽ 1 vòng tròn đường kính 60 cm đặt rổ khối vào giữa vòng tròn , ở 2 đầu sân cách vòng tròn 3m có kẻ vạch mốc. Trẻ đứng 2 hàng ngang 2 bên theo số thứ tự 1,2,3,4,5...Khi có hiệu lệnh 2 trẻ ở 2 đội chạy lên và đứng ngoài vòng tròn . Khi cô nói “Lấy khối cầu”trẻ phải lấy đúng khối cầu và chạy nhanh về chỗ của mình cứ như vậy cho đến hết 4/Kết thúc -Trẻ ở đội nào lấy nhanh và đúng đội đó chiến thắng V/TRÒ CHƠI TRỒNG CÂY 1/Mục đích yêu cầu -Trẻ biết dùng khối chữ nhật để làm thước đo và biết cách đo -Trẻ trồng cây cho đúng khoảng cách mỗi cây cách nhau bằng một thước đo 2/Chuẩn bị -2 bẳng to -20-30 cây thước đo bằng khối chữ nhật -Phấn trắng -Cây to làm đường rích rắc 3/Cách chơi -Hai đội xanh đỏ mỗi đội 5 trẻ .Khi cô bật nhạc 2 trẻ đứng đầu của 2 đội cầm khối chữ nhật đi thật nhanh qua đường rích rắc lên bẳng của đội mình và dùng khối để đo và trồng cây sau đó chạy thật nhanh về đưa thước đo cho bạn tiếp theo cứ như vậy cho đến hết một bản nhạc 4/ Kết thúc -Đội nào đo đúng và có số cây trồng nhiều hơn đội đó thắng cuộc .Trong trường hợp đo sai thì không được tính 5/ Ứng dụng -Chơi trong tiết ôn luyện về phép đo -Chơi trong các hoạt đọng góc hoặc hoạt động ngoài trời VI/ TRÒ CHƠI CẮM HOA NGÀY TẾT(SỬ DỤNG PHẦN MỀM VI TÍNH) 1Mục đích yêu cầu -Trẻ biết tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 10 -Trẻ nhận biết và ôn các chữ số 2/Chuẩn bị -Máy vi tính cài sẵn chương trình dạy (lọ hoa , hoa hồng, hoa đào, cúc , lay ơn) -2 máy projecter 3/Cách chơi -Trên màn hình có nhiều chậu hoa như hoa hồng, đào ,cúc, lay ơn...Cô giáo yêu cầu trẻ hái hoa với số lượng theo cô yêu cầu .Ví dụ 8 bông hồng, 9 bông cúc...Lúc này trẻ đưa con trỏ vào chậu hoa và kích chuột từng cái một tùy theo số hoa cô yêu cầu mà trẻ kích chuột -Trẻ hái hoa xong :Nếu đúng sẽ có lời chúc mừng còn sai thì sẽ có âm thanh(bạn làm sai rồi) -Yêu cầu trẻ cắm hoa vào 2 lọ sao cho mỗi lọ đều có hoa hồng, hoa cúc , lay ơn ....Sau khi trẻ cắm xong cô hỏi lại trẻ cách cắm từng loại hoa vào lọ -Tương tự như vậy cô giáo đưa từng slide khác để trẻ thưc hiện bài tiếp theo êu cầu của cô 4/ứng dụng -Phần ôn luyện chữ số VII/ MỘT SỐ TRÒ CHƠI THỬ NGHIỆM KHOA HỌC A/ Trò chơi tìm bình to nhất( lớn nhất) 1/ Mục đích -Mở rộng kĩ năng so sánh kích thước của các vật thể khác nhau(đồng thời 3 thông số cao- dài – rộng) -Dạy trẻ cách đo lường -Luyện kĩ năng đong đếm và xác định kết qyả đo 2/ Chuẩn bị -3 bình có hình dạng khác nhau (trụ , chữ nhật cao, chữ nhật dẹt) -1 cốc chuẩn để đong -Nước ,chậu .khăn lau, phẩm mầu 3/ Cách hướng dẫn -Giới thiệu cho trẻ quan sát và nhận xét đồ dung -Yêu cầu trẻ so sánh bằng mắt để tìm bình to nhất -Gợi ý : Muốn xác định chính xác thì phải làm gì ? Cho trẻ tự đưa ra các giải pháp của mình -Cho trẻ thử nhgiệm các cách , từ đó xác định giải pháp tốt nhất . Cho trẻ giải thích cách thực hiện của mình. Cô giáo là người chính xác hóa lại cho trẻ và cho trẻ thực hiện cách đúng nhất 4/ Cách chơi -Dùng cốc chuẩn để đong nước đổ vào bình. Đánh dấu số lượng đong dược bằng chữ số hoặc chấm. So sánh các kết quả tìm được , bình nào đong dược số lượng nhiều nhất là bình lớn nhất. B/ Trò chơi tìm vật nặng – nhẹ 1/ Mục đích - Mở rộng kĩ năng so sánh trọng lượng các vật thể - Dạy trẻ cách đo lường 2/ Chuẩn bị -Một số đồ vật trẻ sưa tầm: nước, cát, sỏi, đá, xốp, sắt.... - 2 bát nhựa giống nhau - 1 chậu nước 3/ Hướng dẫn -Cho trẻ quan sát các loại vật liệu , gọi tên - Cho trẻ chọn các loại vật liệu có trọng lượng tương đương và nhận xét xem cái nào nặng – nhẹ - Cô đưa ra yêu cầu cần giải quyết : tìm vật nặng nhất mà không cần cân - Cho trẻ tự đưa ra các giải pháp bằng cách thử nghiệm các cách , từ đó xác định giải pháp tốt nhất . Cho trẻ giải thích cách thực hiện của mình. Cô giáo là người chính xác lại và cho trẻ thực hiện lại cách đúng nhất . 4/ Cách chơi - Thả 2 bát không vào chậu -> nhận xét 2 bát nổi như nhau - Đặt vào mỗi bát một vât đo , đánh dấu mức độ chìm của bát. Nhận xét kết quả tìm được -Cho trẻ giải thích cách thực hiện của mình. Cô chính xác lại và cùng trẻ thực hiện cách đúng nhất -Mở rộng : lấy vật nặng hơn ở mỗi nhóm lại tiếp tục so sánh để tìm vật nặng nhất. * MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Khi đưa vào tổ chức chơi , trẻ lớp tôi có những tiến bộ rõ rệt , trẻ thực sự hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. Tôi nhận thấy giờ học toán luôn luôn lôi cuốn thu hút trẻ và trẻ hăng hái tham gia tích cực vào giờ học.Bẳng thông kê sau đây là một minh chứng rõ nét. Sĩ Số 55 Thời gian khảo sát Cuối tháng 10( 2008 ) đến cuối tháng 3 (2009) Số lượng (cháu) Đạt : 47 Chưa đạt : 8 Tỷ lệ % 85 15 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận Trên đây chỉ là một vài trò chơi tôi đưa vào để giúp trẻ mẫu giáo nhận biết nhanh biểu tượng tập hợp số lượng .....Tuy nhiên ,với kinh nghiệm chưa nhiều nhưng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra để các bạn cùng xem xét , bổ sung góp ý cho tôi . Tôi tin rằng với sự đóng góp ý kiến đó sẽ giúp bản thân tôi tiến bộ hơn nữa trong việc chăm sóc giáo dục trẻ . 2/ Bài học kinh nghiệm Để giúp trẻ nhận biết nhanh biểu tượng tập hợp – số lượng thông qua các trò chơi tôi rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân về phương pháp dạy toán cũng như việc tổ chức trò chơi : - Trước khi lựa chọn trò chơi giáo viên phải hiểu rõ muc đích yêu cầu nội dung của bài dạy - Că cứ vào bài dạy và khả năng nhận thức thực tế của trẻ ở lớp để đưa ra trò chơi phù hợp - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi nhanh gọn đẹp cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị ( giúp trẻ tự tin và phát huy được khả năng sáng tạo ) - Qua các trò chơi cô giao có thể nắm chắc hơn các khái niệm cơ bản về toán học - Việc sử dụng phần mềm Powerpoint trong viẹc giảng dạy toán thu hút trẻ hơn , trẻ hứng thú hơn trong việc học . Vì vậy kết quả trẻ đạt cao hơn 3/ Kiến nghị Tôi nhận thấy việc sử dụng máy tính và việc đưa các phần mềm Powerpoint vào giảng dạy thật sự thu hút trẻ trong bất cứ giờ học nào . Bởi hình ảnh đẹp , âm thanh sống động , mô phỏng hiện tượng tự nhiên chính xác tạo cảm giác học tập chủ động , hấp dẫn dễ dàng tiếp thu kiến thức . Vì vậy rất mong ban giám hiệu tạo điều kiện tổ chức lớp học ứng dụng CNTT cho các giáo viên trong trường được tham gia học . Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm2008 Người viết sáng kiến Giáo viên NGUYỄN THị HOA
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng