Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tin học Skkn đơn giản các ví dụ trong chương v “tệp và thao tác với tệp”....

Tài liệu Skkn đơn giản các ví dụ trong chương v “tệp và thao tác với tệp”.

.DOC
14
2876
54

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU CHUYÊN ĐỀ ĐƠN GIẢN CÁC VÍ DỤ TRONG CHƯƠNG V “TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP” Người thực hiện: Huyønh Vaïn Phuùc Lĩnh vực nghiên cứu - Quản lí giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Tin học  - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm :  Mô hình  Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác NĂM HỌC 2014 – 2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Huỳnh Vạn Phúc 2. Ngày tháng năm sinh: 20 – 12 – 1966 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Tổ 8 – khu Bàu Cá – xã An Phước – Long Thành – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0903612235 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: TTCM 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân sư phạm - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Tin Học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: GV Tin học Số năm có kinh nghiệm: 7 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC K11 SỬ DỤNG PHẦN MỀM WINDOWS MOVIE MAKER ỨNG DỤNG VÀO SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ĐƠN GIẢN CÁC VÍ DỤ TRONG CHƯƠNG V “TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay nhà nước ta đang trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy - học. Yêu cầu người giáo viên phải lựa chọn nhiều phương pháp giảng dạy và xây dựng các đề án dạy học theo chuyên đề. Mục tiêu là giúp học sinh chủ động, tích cực trong học tập, nắm bắt được kiến thức cơ bản của bộ môn, từ đó tạo được lòng đam mê, húng thú các môn đã học. Nhất là do đặc điểm của môn tin học khối 11, học ngôn ngữ lập trình, học sinh rất khó khăn để tiếp thu kiến thức vì các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình rất ngắn gọn, cô động, dễ nhằm lẫn và hiểu nó một cách trừu tượng Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu với đa số là học sinh có học lực trung bình và yếu tôi thấy rằng cần phải thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương pháp, phương tiện dạy học, phù hợp với từng đối tượng học sinh để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học. Sử dụng phương pháp, nội dung như thế nào để qua mỗi phần học, tiết học học sinh hiểu được kiến thức đã học trên lớp, qua đó thích thú với kiến thức mới, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng của nó vào các công việc thực tiển trong đời sống xã hội. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đơn giản các ví dụ trong chương v Tệp và thao tác với tệp ” làm chuyên đề báo cáo cho tổ chuyên môn và cho toàn trường. Trước hết phục vụ cho việc dạy học của mình góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường, sau đó là cùng các đồng nghiệp xây dựng các chuyên đề dạy học theo hướng đổi mới. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Đặc điểm của môn tin học khối 11 là học ngôn ngữ lập trình, là loại ngôn ngữ dùng để giao tiếp với máy. Ta chỉ gõ vào máy vài câu lệnh thì máy sẽ thực hiện công việc và cho ra một kết quả khác. Vì vậy, học sinh tiếp thu kiến thức một cách trừu tượng, mơ hồ không hình dung được những kết quả của bài toán. Khi lập trình những bài toán khó, câu lệnh phức tạp càng làm cho học sinh khó kiểm tra chương trình của mình viết đúng, sai chổ nào. Nếu gặp các bài toán đơn giản sẽ giúp học sinh khắc phục những khó khăn nêu trên. Các chương trình giải bài toán đơn giản giúp cho các em dễ hình dung trước được kết quả của chương trình. Giúp học sinh dễ dàng kiểm tra được kết quả của chương trình. Biết mình viết chương trình đúng, sai chổ nào và có thể chỉnh sửa chương trình lại thành một chương trình tương đối hoàn chỉnh. Từ đó tạo cho các em hứng thú trong học tập, khích thích tính chủ động tích cực xây dựng bài, giúp các em tiếp thu bài rất nhanh và nhớ kiến thức lâu, chất lượng học tập cũng được nâng cao. 1 2. Cơ sở thực tiễn Trong chương V “Tệp và các thao tác với tệp”. Khi dạy khi các thao tác “Đọc/ghi tệp văn bản” Câu lệnh dùng thủ tục đọc Read(,); hoặc Readln(,); Câu lệnh dùng thủ tục ghi Write(,); hoặc Writeln(,); Các thủ tục này rất giống các thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím và đưa dữ liệu ra màn hình mà các em đã học ở các chương trước. Khi chúng ta giải thích dữ liệu sẽ được ghi vào tập tin nào đó hoặc đọc từ tập tin nào đó trong máy tính làm cho học sinh rất mơ hồ không hiểu. Bên cạnh đó các ví dụ gắn tên tệp sách giáo khoa lại đưa ra tên tệp là ‘DULIEU.DAT’; ‘KQ.DAT’; ‘DL.INP’; ‘TRAI.TXT’. Học sinh không biết các tập tin có phần đuôi ‘.DAT’; ‘.INP’; ‘.TXT’ là tập tin loại nào? muốn xem lại kết quả bài tập mình làm phải mở như thế nào? Từ thực tiễn của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu với đa số là học sinh có học lực trung bình và yếu, tôi mạnh dạn đưa ví dụ và bài tập đơn giản vào trong các tiết dạy. Không theo các ví dụ, bài tập trong sách giáo khoa để giúp học sinh nắm nội dung kiến thức và hiểu bài dễ hơn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1 (Các ví dụ về tên tệp) Trong tiết 38 bài “thao tác với tệp” khi lấy ví dụ về thủ tục gắn tên tệp  Giải pháp đã có: Sách giáo khoa đưa các ví dụ: Assign (tep1, ‘DULIEU.DAT’); Assign (tep2, ‘C:\INP.DAT’); Assign (tep1, ‘DL.INP’); Với giải thích biến tệp tep1 cần gắn với tệp (tập tin) có tên DULIEU.DAT hoặc DL.INP Học sinh sẽ không hiểu tệp (tập tin) DULIEU.DAT hoặc DL.INP có phần đuôi ‘.DAT’, ‘.INP’ là tập tin nào. Vì lý do ở lớp 10 các em học nhiều phần soạn thảo văn bản trên chương trình Microsoft Word nên đa số học sinh chỉ biết các tập tin có phần đuôi ‘.DOC’. 2  Giải pháp mới: khi dạy thì tôi đưa ra ví dụ Assign (tep1, ‘C:\BAITAP.DOC’); Assign (f, ‘H:\VIDU.DOC’); Khi giải thích tệp f được gắn với tập tin VIDU.DOC là một tập tin trong chương trình Microsoft Word lưu trữ trong ổ đĩa H:\ (Vì yêu cầu kiến thức ta chỉ giới thiệu với học sinh là xét khai báo, thao tác với tệp văn bản trong Pascal mà thôi). Thì học sinh dễ hiểu và nhớ cách đặt tên tệp nhiều hơn. Kết quả là học sinh nắm được vấn đề và có thể cho ví dụ khác, đặt tên một tập tin khác dễ dàng hơn. 2. Giải pháp 2 (Các bài tập đơn giản về tệp) Trong tiết 39, 40 bài “Ví dụ làm việc vói tệp”  Giải pháp đã có: Sách giáo khoa đưa ra hai tình huống: Ví dụ 1: “Một trường THPT tổ chức cho giáo viên và học sinh của trường đi cấm trại, sinh hoạt ngoài trời ở vườn quốc gia Cúc Phương. Để lên lịch đến thăm khu trại các lớp, thầy hiệu trưởng cân biết khoảng cách từ trại của mình (ở vị trí có tọa độ (0,0)) đến trại của các giáo viên chủ nhiệm. Mỗi lớp có một khu trại, vị trí trại của mỗi giáo viên chủ nhiệm đều có tọa độ nguyên (x, y) được ghi trong tệp văn bản TRAI.TXT. Và sách giáo khoa có đưa ra một chương trình đọc các cập tọa độ từ tệp TRAI.TXT, tính khoảng cách giữa trại của mỗi giao viên chủ nhiệm và trại của thầy hiệu trưởng Program khoang_cach; Uses crt; Var d : real; f : text; x, y : integer; begin clrscr; assign(f, ‘TRAI.TXT’); reset(f); while not eof(f) do begin read(f, x, y); d := sqrt(x*x + y*y); writeln(‘khoang cach: ’ , d:10:2); end; close(f); 3 readln; end. Nếu chúng ta giải thích các câu lệnh cho học sinh hiểu và biên dịch chương trình thi không có lỗi. Nhưng chạy thử chương trình này cho học sinh xem thì chương trình vẫn không thực hiện mà lại báo lỗi “Error 2: File not found”. Tương tự thì ví dụ 2 sách giáo khoa đưa ra chương trình để tính điện trở tương đương như sau Program Dientro; Uses crt; Var a : array[1..5] of real; f1, f2 : text; R1, R2, R3 :real; i : integer; begin clrscr; assign(f1, ‘RESIST.DAT); reset(f1); assign(f2, ‘RESIST.DAT); reset(f2); while not eof(f1) do begin read(f1, R1, R2, R3); a[1] := R1*R2*R3/(R1*R2 + R1*R3 + R2*R3); a[2] := R1*R2 /(R1 + R2) + R3; a[3] := R1*R3 /(R1 + R3) + R2; a[4] := R2*R3 /(R3 + R3) + R1; a[5] := R1 + R2 + R3; for i :=1 to 5 do write(f2, a[i]:9:3, ‘ ’); writeln(f2); end; close(f1); close(f2); readln; end. Ngôn ngữ lập trình Pascal đã khó, trong bài tập lại yêu cầu học sinh tính khoảng cách (công thức toán) hoặc tính điện trở tương đương (công thức lý) rất phức tạp, rất nhiều học sinh trung bình, yếu không hiểu. Khi chạy thử chương trình này cho học sinh xem thì chương trình vẫn không thực hiện mà lại báo lỗi “Error 2: File not found” (không tìm thấy tệp). 4 Ngôn ngữ lập trình Pascal là một môn học khó. Yêu cầu khi viết chương trình phải có tính chính xác cao. Đối với rất nhiều học sinh khi thực hành viết chương trình chỉ cần sai mội dấu chấm, dấu phẩy hoặc một cú pháp nào đó chương trình đều báo lỗi. Vì vậy, khi thực hiện chương trình trên bị lỗi thì rất nhiều học sinh (học lực trung bình, yếu khi thấy máy báo lỗi các em không suy nghĩ, nhận xét đó là lỗi gì?) cho rằng giáo viên cũng chỉ nói lý thuyết suông mà thực hành không được, không cho ra kết quả của bài tập. Từ đó làm cho các em chán nản, không thích học môn này.  Giải pháp mới: Khi giảng dạy phần này tôi thường đưa ra bài tập ghi tệp trước sau đó mới cho bài tập đọc tệp. * Phần ghi tệp: Bài tập 1: Viết chương trình nhập vào một dãy n số nguyên (N<50). Ghi dãy số nguyên đó vào têp văn bản BAITAP.DOC lưu trong ổ đĩa D:\ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hỏi: viết các câu lệnh thể hiện quy trình Assign(, ); các thao tác ghi tệp. Rewrite(); Gọi một học sinh lên bảng viết Write/writeln(,); Close(); Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 bằng cách gợi ý cho học sinh làm một bài tập khác tương tự dễ hơn mà các em đã làm trong khi học các chương trước. Viết chương trình nhập vào một dãy n Program so_nguyen; số nguyên (N<50). Xuất ra màn hình Uses crt; dãy số đó. Var i, n : integer; Với bài tập này rất nhiều học sinh sẽ a : array[1..50] of integer; viết được chương trình begin Gọi một học sinh lên bảng viết write(‘nhap n = ’); readln(n); for i := 1 to n do begin write(‘nhap phan tu thu’, i , ‘ ’); GV nhận xét bài làm của học sinh và có thể cho điểm miệng học sinh đó. Và giải thích thêm chương trình này cho ta readln(a[i]); end; for i := 1 to n do 5 nhập vào một dãy n số nguyên. for i := 1 to n do begin writeln(a[i]); readln; end. write(‘nhap phan tu thu’, i , ‘ ’); readln(a[i]); end; Xuất dãy số đó ra màn hình. for i := 1 to n do writeln(a[i]); Program so_nguyen; Uses crt; Trở lại bài tập 1 yêu cầu là nhập vào Var f : text; dãy số nguyên ghi dãy số đó vào tệp. i, n : integer; đây là bài tập liên quan đến ghi tệp a : array[1..50] of integer; chúng ta cần khai báo thêm biến tệp, đưa các câu lệnh thao tác với tệp như begin gắn tên tệp, mở tệp để ghi, ghi tệp, assign(f , ‘D:\BAITAP.DOC’); đóng tệp. đồng thời chúng ta vẫn giữ rewrite(f); như cũ đoạn lệnh nhập một dãy n số nguyên. write(‘nhap n = ’); readln(n); Cho học sinh làm bài khác hoặc lên for i := 1 to n do bảng sửa lại thêm các câu lệnh vào bài begin trên bảng của bạn trước. write(‘nhap phan tu thu’, i , ‘ ’); Thời gian học sinh lên làm bài trên bảng giáo viên nhập nhanh chương trình đó vào máy tính readln(a[i]); end; for i := 1 to n do writeln(f , a[i]); close(f); readln; end. Sau khi nhận xét, sửa sai cho học sinh giáo viên tiến hành chạy chương trình đó cho học sinh kiểm chứng lại chương trình và kết quả của chương trình. 6 Trước khi thực hiện chương trình giáo viên mở lại cây thư mục cho học sinh kiểm chứng lại trong ổ dir D và cho học sinh nhận xét HS trả lời: không có tập tin word tên BAITAP.DOC nào trong ổ dir D Bắt đầu thực hiện chương trình pascal. Ví dụ: nhập vào các số như hình bên Khi thực hiện xong chương trình ta mở lại cây thư mục cho học sinh xem. Học sinh sẽ thấy trong ổ dir D tập tin Word BAITAP.DOC. Mở tập tin BAITAP.DOC đó ra, các em sẽ thấy kết quả của chương trình là dãy số vừa nhập đã được lưu vào trang Word GV có thể chạy lại chương trình lần 2 và thay đổi nhập các số khác, khi xem lại tập tin BAITAP.DOC học sinh sẽ thấy dữ liệu thay đổi theo, từ đó giúp học sinh hiểu rõ 7 hơn việc cập nhật thông tin (khi ta sửa thông tin, máy sẽ thay đổi dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ). Giáo viên có thể mở rộng thêm yêu cầu bài tập cho học sinh làm ví dụ như: Viết chương trình nhập vào một dãy n số nguyên (N<50). Ghi các số chẵn trong dãy số nguyên đó vào têp văn bản BAITAP.DOC lưu trong ổ đĩa D:\ Với bài tập này, vẫn có vài học sinh khá nhận xét là giống bài tập 1 nhưng muốn ghi các phần tử chẵn vào tệp chỉ cần thêm điều kiện vào trước câu lệnh ghi dữ liệu và tệp writeln(f , a[i]); Cụ thể for i := 1 to n do if a[i] mod 2 = 0 then writeln(f , a[i]); Giáo viên gõ thêm câu lệnh if . . . then đó vào chương trình 1 và thực hiện chương trình cho học sinh kiểm tra kết quả. Bài tập về nhà: Viết chương trình nhập vào họ tên của học sinh trong lớp. Ghi danh sách họ tên tất cả học sinh đó vào têp văn bản DANHSACH.DOC lưu trong ổ đĩa D:\ Đây là bài tập khó (dành cho học sinh khá, giỏi) giáo viên có thể hướng dẫn, giải thích thêm và cho về nhà học sinh tìm hiểu làm bài. (Đối với bài tập 1 nhập một dãy số nguyên thì ta khai báo mảng a có là kiểu nguyên (integer). Bài tập 3 muốn nhập được họ tên học sinh là các ký tự thì ta khai báo mảng a có là kiểu xâu (string)). * Phần đọc tệp: Bài tập 2: Viết chương trình mở tệp BAITAP.DOC lưu trong ổ đĩa D:\ đọc các số trong tệp đó. Xuất dãy số đó ra màn hình. Tính và xuất tổng của dãy số đó ra màn hình. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hỏi: viết các câu lệnh thể hiện quy trình Assign(, ); các thao tác đọc tệp. Reset(); Gọi một học sinh lên bảng viết Read/Readln(,); Close(); Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 bằng cách gợi ý cho học sinh làm một bài tập khác tương tự dễ hơn mà các em đã làm trong khi học các chương trước. Viết chương trình nhập vào một dãy 10 số nguyên. Xuất ra màn hình dãy số đó. Tính và xuất ra màn hình tổng của 10 số đó. Với bài tập này rất nhiều học sinh sẽ viết được chương trình Program so_nguyen; Uses crt; Var i, s : integer; a : array[1..10] of integer; begin for i := 1 to 10 do begin write(‘nhap phan tu thu’, i , ‘ ’); readln(a[i]); end; 8 Gọi một học sinh lên bảng viết GV nhận xét bài làm của học sinh và có thể cho điểm miệng học sinh đó. Và giải thích thêm chương trình này cho ta nhập từ bàn phím một dãy 10 số nguyên. Trở lại bài tập 2 không yêu cầu nhập vào dãy số nguyên từ bàn phím mà đọc các số đó từ tệp văn bản BAITAP.DOC đây là bài tập liên quan đến đọc tệp chúng ta cần khai báo thêm biến tệp, đưa các câu lệnh thao tác với tệp như gắn tên tệp, mở tệp để đọc, đọc tệp, đóng tệp. đồng thời chúng ta vẫn giữ như cũ đoạn lệnh xuất ra màn hình dãy 10 số đó. Tính và xuất ra màn hình tổng của 10 số đó. begin write(a[i]:6); s := s + a[i]; end; writeln(‘tong la : ’ , s); GV có thể đưa ra thuật toán để giải bài tập 2 như sau B1: Gắn tên tệp B2: Mở tệp để đọc B3: Gán tổng bằng 0 B4: B4.1: Đọc các số từ tệp BAITAP.DOC B4.2: Xuất các số đó ra màn hình. B4.3: Tính tổng các số đó. B5: Xuất tổng các số đó ra màn hình. B6: Đóng tệp, kết thúc Yêu cầu học sinh viết các B1, B2, B3 Hướng dẫn HS viết B4: giải thích vì chúng ta chưa biết trong tệp văn bản đó có bao nhiêu phần tử nên chúng ta không sử dụng vòng lặp For . . . do được mà ta phải sử dụng vòng lặp While . . . do (lặp vớ số lần chứa biết trước) và giải thích điều kiện lặp not eof (f) s := 0; for i := 1 to 10 do begin write(a[i]:6); s := s + a[i]; end; writeln(‘tong la : ’ , s); readln; end. Program so_nguyen; Uses crt; Var f : text; i, s : integer; a : array[1..50] of integer; begin assign(f , ‘D:\BAITAP.DOC’); reset(f); s := 0; Hỏi: Hàm eof (f) có giá trị như thế nào? hàm eof (f) trả về giá trị True (đúng) Giảng: trả về giá trị True (đúng) nếu con nếu con trỏ chỉ tới cuối tệp 9 trỏ chỉ tới cuối tệp. Có nghĩa là nhận giá trị False (sai) nếu con trỏ chỉ ở nơi nào đó giữa tệp Hỏi: vậy not eof (f) (phủ định của eof(f)) hàm not eof (f) trả về giá trị False có giá trị như thế nào? (sai) nếu con trỏ chỉ tới cuối tệp Giảng: trả về giá trị False (sai) nếu con trỏ chỉ tới cuối tệp. Có nghĩa là nhận giá trị True (đúng) nếu con trỏ chỉ ở nơi nào đó giữa tệp B4: while not eof(f) do begin B4.1: Đọc các số từ tệp BAITAP.DOC readln(f , a[i]); B4.2: Xuất các số đó ra màn hình. write( a[i]:6); B4.3: Tính tổng các số đó. s := s + a[i]; end; B5: Xuất tổng các số đó ra màn hình. writeln(‘tong la : ’ , s); B6: Đóng tệp, kết thúc close(f); readln; end. Sau khi nhận xét, sửa sai cho học sinh giáo viên tiến hành chạy chương trình đó cho học sinh kiểm chứng lại chương trình và kết quả của chương trình. GV chạy lại chương trình bài tập 1 (ghi tệp) nhập vào dãy số bất kỳ khác (dặn học sinh ghi nhớ các số mới nhập). Chạy lại chương trình bài tập 2 (đọc tệp) cho học sinh nhận xét kiểm chứng kết quả Giáo viên có thể mở rộng thêm yêu cầu bài tập cho học sinh làm ví dụ như: Viết chương trình mở tệp BAITAP.DOC lưu trong ổ đĩa D:\ đọc các số trong tệp đó. Xuất dãy số đó ra màn hình. Tính và xuất tổng các số chẵn (lẻ, âm, dương) của dãy số đó ra màn hình. Qua 2 ví dụ đơn giản đó, với các kiến thức đã học, học sinh có thể tham gia xây dựng bài học tạo nên sự sôi nổi, hưng phấn trong lớp học, khích thích được tính chủ động, tích cực của học sinh. Các em cảm thấy việc học lập trình cũng không cao xa, mơ hồ nữa. chỉ với vài câu lệnh cơ bản đã học, bản thân các em cũng viết được vài chương trình đơn giản. Từ đó giúp các em yêu thích môn học này hơn Trên đây là một sáng kiến nhỏ với mong muốn được chia sẻ cùng với các đồng nghiệp. Do là ý kiến của bản thân và kinh nghiệm chưa nhiều chắc rằng 10 không tránh khỏi thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Khi áp dụng sáng kiến này giảng dạy một số lớp tại trường THPT Nguyễn Đình chiểu, năm qua tôi nhận thấy nhiều học sinh ở các lớp đó có hứng thú và thích học môn học lập trình này hơn. Từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức và hiểu rõ hơn về ngôn ngữ lập trình nói chung và bước đầu biết lập ra chương trình cơ bản, đơn giản như thế nào. Tuy nhiên, do chọn các bài tập đơn giản nên chỉ truyền đạt đến học sinh những vấn cơ bản trong lập trình như: nhập/ xuất dữ liệu, lưu dữ liệu, thực hiện các phép toán tính tổng (hiệu) các số đơn giản thôi. Không thể nâng cao kiến thức giúp các em viết các chương trình tính toán các vấn đề khó như yêu cầu trong sách giáo khoa đã đưa ra. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Các cấp có thẩm quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp các thiết bị cần có, hiện đại phù hợp với từng bộ môn để giúp giáo viên có điều kiện nghiên cứu và vận dụng vào công việc giảng dạy của mình được tốt hơn, giúp học sinh có tiết học sinh động, dễ hiểu đạt hiệu quả cao. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa tin học 11 Hồ Sĩ Đàm Chủ biên 2. Sách giáo viên tin học 11 Hồ Sĩ Đàm Chủ biên 3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tin học THPT Quách Tất Kiên Chủ biên 4. Lý thuyết và Bài tập lập trình Pascal Nguyễn Thị Kiều Duyên 5. Lập trình pascal Quách Tuấn Ngọc 6. Giáo trình phương pháp giảng dạy Giảng viên: Lê Minh Triết ĐHSP TP HCM 7. Một số sáng kiến kinh nghiệm và ý kiến của đồng nghiệp . Người thực hiện Huỳnh Vạn Phúc 11 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long Thành., ngày 12 tháng 05 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: ĐƠN GIẢN CÁC VÍ DỤ TRONG CHƯƠNG V “TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP” Họ và tên tác giả: Huỳnh Vạn Phúc Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Tin học  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Tôi cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan