Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn đưa công tác tư vấn hướng học vào dạy nghề phổ thông....

Tài liệu Skkn đưa công tác tư vấn hướng học vào dạy nghề phổ thông.

.DOC
14
1230
144

Mô tả:

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tên sáng kiến kinh nghiệm : ĐƯA CÔNG TÁC TƯ VẤN HƯỚNG HỌC VÀO DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Những năm gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông được xã hội đặc biệt quan tâm. Công tác hướng nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc hướng học và phân luồng cho học sinh sau trung học cơ sở, nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội và theo định hướng phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục tư vấn hướng học, phân luồng học sinh sau THCS còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Chiến lược phát triển giáo dục làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc. Đại hội Đảng X đã tiếp tục xác định “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó yêu cầu dạy học phân ban và tự chọn ở cấp THPT trên cơ sở làm tốt công tác hướng học và phân luồng học sinh từ THCS”. Giáo dục hướng học và dạy nghề phổ thông là một nội dung được pháp lý hóa bằng những qui chế, qui định, chỉ thị nhà nước, một yếu tố quan trọng trong nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông và là yêu cầu giáo dục tất yếu trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng trong công tác hướng học phân luồng cho học sinh phổ thông và trang bị tri thức nghề nghiệp trong thời gian học ở trường giúp các em hiểu biết và kỹ năng tối thiểu về nghề, cũng như ngành nghề ở địa phương, sau khi tốt nghiệp THPT, khi các em không có điều kiện học cao hơn. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài “ Đưa công tác tư vấn hướng học vào dạy nghề phổ thông” nhằm đưa ra những giải pháp để trang bị kiến thức kỹ năng cho Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 1 Sáng Kiến Kinh Nghiệm thế hệ trẻ để chuẩn bị hành trang cho các em bước vào một xã hội công nghiệp hiện đại hiện nay. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Hướng học là đưa ra lời khuyên cho học sinh chọn hướng đi phù hợp nhất dựa trên việc khảo sát, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hướng đi, bao gồm: Nguyện vọng và xu hướng học tập; năng lực học tập (kết quả học tập ở lớp 7, 8 và 9); các yếu tố tâm sinh lý có ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng như lao động nghề nghiệp của bản thân học sinh sau này và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như ở địa phương. Trong đó mức độ năng lực được xác định qua các trắc nghiệm về tư duy: trừu tượng, kĩ thuật, logic, ghi nhớ; về khả năng: sáng tạo, giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, chú ý, sức hiểu, lĩnh hội ngôn từ, xét đoán tâm lý, quan sát, tính cẩn thận và đặc điểm tính cách… Lấy kết quả khảo sát, trắc nghiệm, đối chiếu với điều kiện và yêu cầu của mỗi hướng đi (ban KHTN, ban KHXH-NV, ban Cơ bản, hệ THPT KT, hệ BTVH hoặc một trong hệ thống 15 nhóm nghề) chọn hướng đi phù hợp nhất. Các nghiên cứu trong những năm qua cho thấy đa số học sinh lựa chọn hướng học tập, định hướng nghề nghiệp chỉ theo cảm tính cá nhân và gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn bè, sự lựa chọn mang đậm tính chất chủ quan, thiếu tính thực tiễn và không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước. Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đều muốn học lên THPT, còn tốt nghiệp THPT lại chỉ muốn thi vào các trường đại học, coi đó là hướng duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Cả học sinh và cha mẹ các em đều chưa chú ý đúng mức đến điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước, chưa đánh giá đúng năng lực của mình và nhất là khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp các trường đại học; Phần lớn học sinh trung học cơ sở hiện vẫn chưa hiểu biết về ý nghĩa cũng như vai trò của việc giảng dạy các môn giáo dục hướng nghiệp trong trường. Chưa có tác dụng định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Công tác hướng nghiệp hiện Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 2 Sáng Kiến Kinh Nghiệm nay còn mang nặng tính hình thức, chưa thể hiện đúng mục tiêu và chưa chuyên nghiệp. Các công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện tại chưa thực sự phong phú và được tổ chức thường xuyên. Các em tự tìm hiểu nghề thì có rất ít sách báo, ít thời gian rỗi, không biết hỏi ai. Các trường phổ thông không có phòng tư vấn nghề cho học sinh. Các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận được khi chọn nghề phần lớn từ các kênh ngoài nhà trường; Để khắc phục những nhược điểm trên cần phải tiến hành tư vấn hướng học cho học sinh thông qua việc dạy nghề phổ thông tư vấn nhằm giúp cho học sinh lựa chọn ngành học và nghề nghiệp một cách khoa học. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với từng học sinh và toàn xã hội, giúp cho các em lựa chọn nghề nghiệp vừa phù hợp giữa nguyện vọng học tập, xu hướng nghề nghiệp với phẩm chất, năng lực học tập của học sinh đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết; Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Đồng Nai có nhiệm vụ vừa chuẩn bị cho học sinh học nghề, vừa chuẩn bị cho các em kỹ năng lao động cần thiết nhằm nâng cao dân trí đồng thời có ý thức chuẩn bị nhân lực đáp ứng những đòi hỏi của địa phương. Từ quan điểm trên cần tiến hành giáo dục hướng học cho học sinh phổ thông trong đó có bước quan trọng là tư vấn nhằm giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa học. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với từng học sinh và toàn xã hội. Nếu tư vấn hướng học tốt sẽ góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp, giảm áp lực về tâm lý, về tổ chức trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, hạn chế bớt sự mất cân đối về đào tạo, góp phần giúp học sinh lựa chọn đúng nghề phù hợp; Hướng học cho học sinh phổ thông là một hệ thống các biện pháp giáo dục của Gia đình, Nhà trường và Xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí, ý thức, kĩ năng để họ lựa chọn và đi vào lao động ở các ngành nghề mà xã hội đang cần phát triển đồng thời phù hợp với hứng thú và năng lực cá nhân, đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề hay nhóm nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 3 Sáng Kiến Kinh Nghiệm nhân lực của địa phương và xã hội, rồi trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề, hạn chế tình trạng học sinh không có hứng thú trong học tập không hiểu mục đích học nghề dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Tư vấn nghề là hệ thống những biện pháp tâm lý giáo dục, nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của học sinh, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó cho các em những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học và loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắc trong khi chọn nghề; Mục đích của công tác tư vấn nghề là giúp cho các em “ Tìm ra mình” từ những nhân tố khách quan và chủ quan khi chọn nghề, đồng thời tạo điều kiện để các em phát huy cao độ sở trường của mình trong thời gian học tập cũng như bước đường phấn đấu hoạt động nghề nghiệp trong tương lai; Thực trạng việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT ở Việt Nam qua các năm (Qua số liệu thống kê – Nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo)  Năm học 2009 – 2010 HS tiểu học: 6.922.624 HS THCS: 5.214.045 HS THPT: 2.866.090 SV Đại học và CĐ 1.935.739 Chuyên nghiệp 685.163  Năm học 2008 – 2009 HS tiểu học: 6.745.016 HS THCS: 5.515.123 HS THPT: 2.951.889 SV Đại học và CĐ 1.719.499 Chuyên nghiệp 625.771  Năm học 2007 – 2008 Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 4 Sáng Kiến Kinh Nghiệm HS tiểu học: 6.871.795 HS THCS: 5.858.484 HS THPT: 3.037.023 SV Đại học và CĐ 1.603.481 Chuyên nghiệp 614.516  Năm học 2006 – 2007 HS tiểu học: 7.071.312 HS THCS: 6.213.457 HS THPT: 3.111.280 SV Đại học và CĐ 1.540.201 Chuyên nghiệp 515.670 - Sự phát triển không theo mô hình tháp. Quy mô phát triển của từng cấp học chưa hợp lý. - Khoảng 90% học sinh sau THCS vào học ở các trường THPT với cùng một chương trình và sách giáo khoa. - Các trường cao đẳng, dại học mở ra ngày một nhiều, ở cấp tỉnh, thành phố, thuộc các bộ ngành, …. Nhiều trường không có cơ sở vật chất, không đủ giáo viên có trình độ, thậm chí có trường không tuyển đủ giáo viên. - Các cơ sở đào tạo nghề có uy tín còn ít và chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế và xã hội. Điều dễ nhận thấy là thừa lao động đơn giản mà thiếu lao động kỹ thuật cao. - Giáo dục hướng nghiệp tuy chính thức được đưa vào nhà trường nhưng gần như thả nổi, thiếu cơ sở vật chất, thiếu cán bộ tư vấn và chưa được quan tâm đúng mức. Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS có thể đi theo các hướng sau: - Vào học trung học phổ thông: Cấp THPT là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông, đây là cấp học trực tiếp tạo nguồn cho bậc cao đẳng, đại học nói riêng, vừa góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 5 Sáng Kiến Kinh Nghiệm chung. Vì vậy học sinh cần phải chuẩn bị những tri thức và kỹ năng về khoa học xã hội, nhân văn, toán học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật để có thể tiếp tục được đào tạo ở bậc học tiếp theo, mặt khác cần cho các em những hiểu biết về nghề phổ thông cần thiết cho cuộc sống, tham gia vào lao động sản xuất khi không có đủ điều kiện tiếp tục học lên. Để phục vụ cho việc dạy học ở trường THPT nước ta được thực hiện bằng cách phân làm 3 ban gồm có: Ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội và nhân văn, ban cơ bản; * Ban khoa học tự nhiên: Được tổ chức dạy học theo chương trình nâng cao đối với 4 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và theo chương trình chuẩn đối với các môn còn lại. Ban này phù hợp với các học sinh có hứng thú và có năng lực học tập, tạo tiền đề quan trọng để mai sau có thể thành đạt trong nghề được chọn. * Ban khoa học xã hội và nhân văn: Được tổ chức dạy học theo chương trình nâng cao đối với 4 môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ và theo chương trình chuẩn đối với các môn còn lại. Ban này phù hợp với những học sinh có hứng thú và nguyện vọng học lên hoặc lựa chọn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực KHXH & NV. * Ban cơ bản: Được tổ chức dạy theo chương trình chuẩn một số môn trong số 8 môn nâng cao của Ban KHTN và KHXH & NV hoặc một số chủ đề tự chọn tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện giáo viên, nguyện vọng và năng lực học tập của học sinh. Ban này phù hợp với những học sinh chưa rõ hứng thú, nguyện vọng học lên theo hướng KHTN hay KHXH & NV, chưa thể hiện rõ năng lực học tập các môn của từng ban trên; Mỗi học sinh đều có các yếu tố biểu hiện năng lực học tập của mình, chính vì vậy các em cần có cơ sở lựa chọn ban học hợp lý. - Vào học các trường THCN: Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 6 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Là nơi đào tạo những cán bộ thực hành có trình độ trung học về kỹ thuật, nghiệp vụ kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế và nghệ thuật,…Tốt nghiệp ra trường được cấp bằng THCN và có trình độ văn hóa tương đương THPT. - Vào học các trường dạy nghề: Trường dạy nghề là loại hình đào tạo chính qui và là loại hình chủ yếu hiện nay trong đào tạo nghề. Trường dạy nghề có mục tiêu đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề chủ yếu theo diện rộng thuộc danh mục nghề đào tạo; Nếu như các em không được tư vấn thì dẫn đến những nguyên nhân sai lầm trong việc chọn nghề như: a. Chỉ quan tâm đến các địa điểm đào tạo là các trường đại học mà bỏ qua các trường trung học chuyên nghiệp và các đơn vị dạy nghề khác. Khi tốt nghiệp chưa có nơi tuyển dụng gần với chuyên môn được đào tạo nên chấp nhận làm các công việc chỉ cần đến trình độ kỹ thuật thấp hoặc lao động phổ thông, bỏ ra thời gian tiền bạc để đào tạo lại nghề mới gây ra lãng phí thời gian và tiền bạc đào tạo lại. b. Bản thân không tự quyết định việc chọn nghề tương lai, thiếu trách nhiệm với bản thân gặp phải sự ngăn trở trong gia đình nên cần đưa ra các cơ sở lý do chọn nghề rõ ràng. c. Chọn nghề mà không xét đến sự phù hợp với nghề do thiếu hiểu biết các thông tin cơ bản về nghề. d. Đánh giá sai năng lực bản thân thiếu sự chuẩn bị trước kiến thức, tư thế sẵn sàng cho việc thích ứng mới. Năng lực không phải là cái có sẵn mà phải qua sự học hỏi, tập luyện. Việc hiểu biết về nghề chọn học, có ý thức vươn lên sẽ tạo nên năng lực nơi bản thân đáp ứng được đòi hỏi của nghề. e. Không có đủ thông tin về sức khỏe và tình trạng thể lực của bản thân. Cần biết rõ tình trạng sức khỏe cơ thể mới so sánh với các đặc điểm tâm sinh lý mà nghề không cho phép khi tham gia lao động hay được gọi là chống chỉ định y học của nghề. Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thông thường người ta chia ra thành bốn kiểu tư vấn hướng học  Tư vấn thông tin hướng dẫn nhằm giới thiệu với thanh thiếu niên nội dung nghề, nhóm nghề mà mình định chọn. Ở đây, người cán bộ tư vấn sẽ giới thiệu về những yêu cầu do nhóm nghề đề ra đối với những phẩm chất cá nhân của con người, đồng thời chỉ ra con đường để đạt được nghề nghiệp và triển vọng nâng cao tay nghề.  Tư vấn chuẩn đoán nhằm làm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực và những phẩm chất nghề chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân cách con người một cách toàn diện. Mục đích của tư vấn chuẩn đoán là xác định trong những lĩnh vực hoạt động nào con người có thể lao động thành công nhất, tức là đem lại lợi ích tối đa cho xã hội, đồng thời đưa lại niềm vui và sự hài lòng cho bản thân người lao động.  Tư vấn y học nhằm làm bộc lộ sự phù hợp giữa trạng thái sức khỏe của con người với yêu cầu của nghề mà con người lựa chọn. Nếu như con người mắc một trong những thứ bệnh thuộc loại chống chỉ định của nghề thì người cán bộ tư vấn sẽ khuyên nên chọn một nghề khác gần gũi với thiên hướng và hứng thú, đồng thời phù hợp với trạng thái sức khỏe của người đó. Ví dụ người bị rối loạn sắc giác sẽ không được chọn những ngành nghề giao thông vận tải, thông tin tín hiệu v.v. . .  Tư vấn hiệu chỉnh được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của con người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ. Trong trường hợp này, kế hoạch nghề nghiệp của cá nhân cần được xem xét và uốn nắn lại cho phù hợp với tình hình. Nói ví dụ, trên cơ sở những cứ liệu thu được khi nghiên cứu nhân cách con người, cán bộ tư vấn sẽ khuyên thanh thiếu niên nên chọn một nghề khác, phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của mình hơn; Tư vấn hướng học cho học sinh phổ thông có nhiệm vụ : hướng dẫn cho học sinh cách thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai, trên cơ sở hình thành những hứng thú nghề nghiệp vững chắc phù hợp với phẩm chất, năng lực của cá nhân và yêu Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 8 Sáng Kiến Kinh Nghiệm cầu của nghề cũng như nhu cầu của xã hội, thông qua quá trình nghiên cứu, theo dõi quá trình học tập, sinh hoạt và lao động trong nhà trường của các em. Để thực hiện nhiệm vụ trên, công tác tư vấn hướng học phải tiến hành các bước sau: a. Cung cấp (giới thiệu) các thông tin về thế giới nghề nghiệp. Thông qua các phương tiện thông tin như sách báo, phim ảnh . . . Cán bộ tư vấn giới thiệu cho học sinh một cách có hệ thống những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần và đang phát triển tại địa phương hoặc những nghề đang cần nhiều nhân lực tại địa phương theo một số nội dung sau:  Đối tượng và mục đích lao động  Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động nghề nghiệp  Những yêu cầu của người lao động  Chống chỉ định b. Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh: Thực hiện công việc này cán bộ tư vấn dùng các phiếu trả lời trắc nghiệm để thu thập các số liệu để giúp cán bộ tư vấn có một cái nhìn bao quát bước đầu về nhân cách, năng lực và thiên hướng của những học sinh đến xin được tư vấn. Cán bộ tư vấn nói chuyện, trao đổi với học sinh về những vấn đề cần thiết, dặn dò và cho lời khuyên chọn nghề.  Cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc chọn lựa nghề cho tương lai có ảnh hưởng như thế nào. Những nguyên tắc cơ bản về việc chọn nghề có khoa học.  Giới thiệu cho học sinh biết được thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và địa phương, nhu cầu của thị trường lao động nghề trong nước và tại địa phương.  Hướng dẫn học sinh có thể tìm được những thông tin cần thiết về yêu cầu của ngành nghề mình đang quan tâm: từ tay nghề, tuyển dụng, nguồn nhân lực….. và có thể tìm kiếm được nơi đào tạo tay nghề thích hợp Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 9 Sáng Kiến Kinh Nghiệm  Tự đánh giá được năng lực bản thân, hiểu truyền thống nghề gia đình và lập được kế hoạch nghề nghiệp, quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Qua đó chúng ta thấy rằng việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai phải dựa vào những cơ sở hiểu biết nhất định một cách tuần tự và khoa học; Các nguyên tắc chọn nghề có cơ sở khoa học: có 3 nguyên tắc chọn nghề cần được tuân thủ. a. Nguyên tắc thứ nhất: Tôi thích nghề gì ? Không chọn những nghề mà bản thân không yêu thích. Nếu không yêu thích công việc của nghề thì rất dễ bỏ nghề và khó có thể hình thành được lý tưởng nghề nghiệp. Khi ta thích nghề của mình thì cuộc sống mới thanh thoát, quan hệ với đồng nghiệp sẽ cởi mở, tinh thần làm việc sẽ hăng say hơn. Vd: Em thích làm công việc dạy học nhưng cha mẹ hay bạn bè lại muốn lôi kéo em theo học nghề khác trùng với sở thích của họ hoặc thấy nghề khác dễ kiếm được nhiều tiền hơn thì em phải xét đến mình có hứng thú với những nghề ấy không ? b. Nguyên tắc thứ hai: Tôi làm được nghề gì ? Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện để dáp ứng yêu cầu của nghề như thế sẽ tránh gặp phải sự thất vọng, tốn kém thời gian và sức lực cho việc theo đuổi nghề nghiệp. Vd: Dựa trên năng lực học tập và năng khiếu của mình dựa vào phương diện sức khỏe và đặc điểm tâm lý có điểm gì nghề mình muốn chọn không thể chấp nhận được. Như làm tài xế xe tải mắt phải bình thường nhìn tốt, làm về quản lý phải bình tĩnh, tinh tế, linh hoạt, cẩn trọng, làm nghề thợ cần phải khéo léo, tư duy kỹ thuật tốt có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao. c. Nguyên tắc thứ ba: Tôi cần làm nghề gì? Không chọn những nghề nằm ngoài kế họach phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Cần nhớ rằng có nghề mình thích nhưng không làm được, có nghề thì đang rất cần nhân lực, có nghề thì không và luôn có những nghề cũ sẽ mất đi, nhiều nghề mới sẽ xuất hiện đó là quy luật vận động không thể tránh được. Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 10 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Vd: Hướng phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch nhà nước đưa ngành cơ khí làm chủ lực đủ sức trang bị máy móc thiết bị cho nền kinh tế công nghiệp và sử dụng công nghệ mới trong sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Như vậy các nghề cơ khí hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực nhất là thợ cơ khí lành nghề ngoài đội ngũ kỹ sư chuyên môn về kỹ thuật. Nhận thức càng đầy đủ càng sâu sắc ba nội dung trên, chúng ta có thể điều chỉnh, phát triển hứng thú và năng lực của mỗi cá nhân trên cơ sở có khoa học. III . HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI : Nhờ sự quản lý chỉ đạo sát sao trung tâm đã triển khai cụ thể các biện pháp nên hoạt động giáo dục dạy nghề phổ thông có bước chuyển biến rõ rệt. Giáo viên nhận thức được vai trò vị trí của công tác hướng học trong trường phổ thông xem đây là một hoạt động tích cực, thiết thực giúp học sinh phát triển toàn diện, định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, có sự cân nhắc sau khi tốt nghiệp bậc THCS. Học sinh ý thức được nhiệm vụ của mình là phải tham gia đầy đủ các buổi tổ chức tư vấn hướng học và các buổi học nghề tại trường. Kết quả đạt được như sau: Năm học 2010 – 2011 Tổng số học sinh học nghề phổ thông: 10.514 học sinh, tốt nghiệp được cấp phiếu ghi điểm và nhận xét kết quả học nghề phổ thông cho 9.969 học sinh (đạt tỷ lệ 95%) Năm học 2011 – 2012 Tổng số học sinh học nghề phổ thông đợt 1: 2.485 học sinh, tốt nghiệp được cấp phiếu ghi điểm và nhận xét kết quả học nghề phổ thông cho 2.279 học sinh (đạt tỷ lệ 91.71%) Ngoài ra giáo viên đều lồng ghép để tư vấn hướng nghiệp cho các em theo chủ đề từng tháng. 100% học sinh tham gia đầy đủ các buổi hướng học và tư vấn hướng học. Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 11 Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Cung cấp cho học sinh những thông tin nghề nghiệp, hệ thống đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống có chủ đích. Đồng thời giúp các em biết được về năng lực cá nhân, điều kiện và truyền thống gia đình để định hướng lựa chọn nghề trong thế giới nghề nghiệp, chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học một cách ý thức, có cơ sở khoa học nhằm đạt được mơ ước đích thực của mình. - Nhận thức rõ vai trò của giáo viên trong công tác tư vấn hướng nghiệp, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện, kịp thời cung cấp những thông tin giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương. - Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên quản lý về vị trí vai trò và sự cần thiết trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Tóm lại với vị trí, vai trò và tầm quan trọng tổ chức thực hiện các biện pháp chỉ đạo trên hiện nay hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại trung tâm đã trở thành một bộ phận quan trọng. Thực hiện công tác tư vấn hướng học, hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của đảng. Góp phần tích cực có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp. Thực hiện hoạt động hướng nghiệp tích cực có hiệu quả sẽ góp phần gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. Gắn liền nhà trường và cuộc sống, đáp ứng được mục tiêu kinh tế - xã hội và quốc phòng. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Qua quá trình tư vấn hướng học cho học sinh, tôi rút ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tư vấn hướng học như sau:  Đối với trung tâm: Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa trung tâm, nhà trường và gia đình trong việc tư vấn nghề, định hướng cho học sinh tránh tình trạng học sinh bỏ học, gây ra tình trạng lãng phí; Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 12 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đổi mới phương pháp đào tạo, đặc biệt về phương pháp giảng dạy tìm ra phương pháp đặc thù của trình độ từng lớp kích thích sự hưng phấn trong học tập cho các em, chương trình giảng dạy phải được thường xuyên cập nhật thay đổi phù hợp với tình hình hiện nay; Trung tâm đã được Bộ Giáo Dục cung cấp trang thiết bị về trắc nghiệm tâm lý sở thích để đo chỉ số tâm lý của học sinh qua số liệu thu được cán bộ sẽ tư vấn cho các em về các vấn đề và cho lời khuyên khi các em chọn nghề.  Đối với trường phổ thông: Ban giám hiệu và giáo viên phụ trách ở các trường phổ thông cần tư vấn và hướng dẫn cho học sinh chọn nghề phù hợp với năng khiếu và sở thích của từng em nhằm tránh tình trạng học sinh bỏ học, hoặc học ngành học không phù hợp với khả năng của các em; Khi làm hồ sơ đăng ký học nghề mỗi em phải làm bản cam kết, có ý kiến của phụ huynh học sinh, hình thức này góp phần thúc đẩy trách nhiệm quan tâm của phụ huynh đối với các em và nâng cao ý thức trong việc học tập, nhà trường và gia đình nên dành thời gian trao đổi với phụ huynh về mục đích cũng như ý nghĩa của việc học nghề phổ thông.  Đối với gia đình: Thường xuyên quan tâm đến sở thích và năng khiếu của con em mình không nên ép các em học nghề mà mình không thích, không phù hợp với tâm sinh lý của các em; Thường xuyên theo dõi, động viên và hướng cho các em học những nghề mà địa phương đang cần tạo điều kiện khi ra trường có được việc làm ổn định. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở - Bộ Giáo dục và Đào tạo – 2011. Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 13 Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2. Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề - Nguyễn Hùng - Mai Thi Thanh Bình – Phạm Thị Thanh – Trần Thị Hoài Thu – Lê Thị Thu Thủy – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 3. Giáo dục hướng nghiệp lớp 9 – Phạm Tất Dong, Hà Đễ, Phạm Thị Thanh, Trần Mai Thu - Nhà xuất bản giáo dục – 2005. 4. Đổi mới và nâng cao năng lực, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý – trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế - Nhà xuất bản lao động xã hội – 2007. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Triệu Sinh Người thực hiện: Triệu Sinh Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng