Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn gây hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp dạy chants trong tiếng a...

Tài liệu Skkn gây hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp dạy chants trong tiếng anh 6

.PDF
19
1972
79

Mô tả:

PHÒNG GD& ĐT NGHĨA HƯNG TRƯỜNG THCS NGHĨA PHONG BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY CHANTS TRONG TIẾNG ANH 6 Tác giả: Trần Thị Hiền Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngoại ngữ Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh Nơi công tác: Trường THCS Nghĩa Phong Nam Định , ngày 27 tháng 5 năm 2016 -1- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp dạy Chants trong Tiếng Anh 6 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Học sinh khối 6 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ ngày 25 tháng 8 năm 2015 đến ngày 21 tháng 5 năm 2016 4. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Hiền Năm sinh: 1980 Nơi thường trú: Đội 6- Nghĩa Phong- Nghĩa Hưng- Nam Định Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngoại Ngữ Chức vụ công tác: Giáo viên Tiếng Anh Nơi làm việc: Trường THCS Nghĩa Phong Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Nghĩa Phong Điện thoại: 0947228328 5, Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tên đơn vị: Trường THCS Nghĩa Phong Địa chỉ: Xóm 7- Nghĩa Phong- Nghĩa Hưng- Nam Định Điện thoại: 03503872272 -2- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. HS: Học sinh 2. GDCD: Giáo dục công dân 3. THCS: Trung học cơ sở 4. CTHĐTQ: Chủ tịch hội đồng tự quản 5. HK I: Học kì I 6. HK II: Học kì II 7. VD: Ví dụ 8. K6: Khối 6 9. TL %: Tỉ lệ phần trăm 10. BQ: Bình quân 11. T.bình: Trung bình -3- BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Ngày 4.11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Điều này càng làm tăng thêm vị thế của bộ môn tiếng Anh trong các trường PTTH. Từ việc Tiếng Anh là môn học chính thức ở bậc THCS, THPT thì nay nó cũng đang dần trở thành môn học chính thức ở bậc tiểu học và khuyến khích trong các trường mần non. Một số trường THPT, tiếng Anh còn được dùng để giảng dạy các môn văn hóa. Bởi chúng ta cũng xác định thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội: nó là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, là phương tiện để tiếp cận thông tin quốc tế và đón nhận sự chuyển giao công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới; tiếp cận những nền văn hoá khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng. Để giúp các em chủ động tích cực tiếp nhận kiến thức, phát triển trí tuệ, năng lực công dân, định hướng nghề nghiệp, rèn kỹ năng sống cho các em, bồi dưỡng hứng thú học tập bằng hoạt động theo nhóm và tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên tạo cho học sinh một môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nhằm gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống và có trách nhiệm với bản thân cũng như những người xung quanh. Đồng thời qua nghiên cứu tài liệu, học hỏi từ đồng nghiệp và đúc rút từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã vận dụng cách sử dụng các bài CHANTS trong các tiết học để mang lại niềm vui và niềm say mê môn học tiếng Anh cho HS . Với mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp chia sẻ từ đồng nghiệp để phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến hơn, thực sự trở thành công cụ sư phạm có giá trị. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến - Để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, vận hội mới mà Ban chấp hành TW khóa XI đặt ra cho ngành GD và ĐT, Bộ GD & ĐT đã chỉ đạo việc dạy học theo phương pháp đổi mới, căn bản toàn diện, đặc biệt lưu ý đến sự phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. - Việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong các trường Trung học hiện nay vẫn còn nặng về dạy ngữ pháp mà chưa phát triển kỹ năng nghe và nói, do đó khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế thậm trí với các bạn trong lớp, trong -4- trường, chưa nói đến là giao lưu với các bạn nước ngoài trong các chuyến đi thực tế. - Phương pháp giảng dạy của giáo viên ở các trường THCS vẫn còn mang tính cục bộ, chưa có sự gắn kết sâu chuỗi các môn học vì vậy mà các em còn coi nhẹ một số môn học, những kiến thức thức tế hay những sự kiện đã và đang diễn ra xung quanh chưa được các em nhìn nhận đúng. - Bản thân năng lực nghe và nói của giáo viên THCS hiện nay còn hạn chế do ảnh hưởng của phương ngữ, môi trường rèn luyện nên giáo viên cũng dẫn đến ngại dạy hay chưa đổi mới phương pháp dạy các kỹ năng này. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy cũng như chưa tạo được môi trường học tập hứng khởi cho học sinh. - Với học sinh tiểu học thì Chants là một phần trong tiến trình bài học, nhưng với học sinh THCS thì các em mới chỉ dùng lại ở phần Play with words do đó chưa khơi dậy được sức sáng tạo, khả năng tìm tòi và tự học ở các em. - Việc dạy từ và cấu trúc câu còn nặng theo phương pháp cũ, nên chưa kích thích khơi dậy ý thức tự học ở các em. Hơn nữa số lượng từ vựng và mẫu câu ngày càng tăng lên và khó hơn theo từng đơn vị bài học, điều này dẫn đến tâm lý nhiều em ngại học, sợ học. - Số lượng học sinh trong một lớp còn đông so với yêu cầu của một lớp học ngôn ngữ, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học, cũng như giúp giáo viên có thể theo dõi quá trình phát triển các kỹ năng của học sinh. - Trang thiết bị đáp ứng cho mô hình trường học mới còn sơ sài, càng chưa đảm bảo điều kiện thuận lợi cho môi trường học ngoại ngữ. Do đó việc sử dụng đa dạng các phương thức dạy học và sử dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung của bài, phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời kết hợp với các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập của các em, giúp các em học tập đạt kết quả là điều nhiều giáo viên đang trăn trở. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Như chúng ta đã biết CHANTS nghĩa tiếng Anh động từ là hát, cầu kinh, còn danh từ có nghĩa là thánh ca, bài hát nhịp điệu đều, chính vì vậy nó cũng mang những đặc tính ưu việt của bài hát. Trong khi đó, bài hát đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ khi học một ngôn ngữ thứ hai. Một minh chứng cho điều này là tần số khá lớn các bài hát được sử dụng trong các lớp học tiếng Anh giảng dạy ngôn ngữ trên toàn thế giới. Do đó mà học sinh có ý thức và tích cực học tập, và yêu thích hơn môn Tiếng Anh, cũng như các môn Ngữ Văn, Giáo dục công dân (GDCD), Âm Nhạc....Tôi sẽ thảo luận về cách Chants có thể giúp các học sinh nâng cao kỹ năng nghe và phát âm, và làm thế nào để có thể tạo ra một Chants trong một tiết học, đồng thời cũng xin chỉ ra những đặc tính của Chants rất hữu ích trong việc giảng dạy từ vựng, cụm từ và cấu trúc -5- câu. Đặc biệt nó thực sự phát huy được những ưu việt trong mô hình trường học mới được thể hiện thông qua các ví dụ thực tế mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học để các bạn có thể tham khảo và sửa đổi để đa dạng hơn với các chủ đề. Cũng như những bài hát, hầu hết trẻ em thích hát những bài Chants. Đối với giáo viên, sử dụng các Chants trong lớp học cũng có thể là một thời gian nghỉ ngơi tốt trong một chương trình đã được thiết lập. Chants có thể được giảng dạy cho bất kỳ số lượng HS nào và ngay cả những giáo viên với nguồn lực hạn chế nhất cũng có thể sử dụng chúng hiệu quả, điều này dựa trên bản thân tôi, bởi tôi là một giáo viên không có năng khiếu về ca hát, do đó vấn đề nhạc lý trong một bài hát là nguyên nhân luôn cản trở tôi mỗi khi muốn dạy tiếng Anh cho học sinh qua các bài hát, nhưng ở Chants tôi đã khắc phục được điểm này và đã biến nó thành một trong những công cụ sư phạm có giá trị. Khi bạn biết nhạc lý bạn có thể phổ nhạc cho bài Chants, điều này sẽ thu hút HS hơn, tuy nhiên với Chants ngoài cách phổ nhạc ta có thể dùng phách, hay đơn giản hơn có thể dùng tay vỗ vào các âm tiết có trọng âm, hay từ mà giáo viên muốn. Điều này cũng giúp học sinh có thể nắm được trọng âm trong một câu hay trong một từ. VD 1: Unit 10 – Staying healthy Apple, apple. I like apples Potato, potato. I like potatoes Carrot, carrot, I eat carrots Tea, tea. I drink tea Milk, milk . I drink milk. Chicken, chicken I want chicken. Banana, banana. Bananas are yellow. Oranges, oranges. Oranges are orange. Tomato, tomato. Round, red tomatoes. Lettuce, lettuce. Light, green lettuce. Rice, rice. More rice, please. Fish, fish. More fish, please. Chants có thể giúp các em nâng cao kỹ năng nghe và cách phát âm, vì thế có thể giúp các em cải thiện kỹ năng nói. Chants cũng có thể là công cụ hữu ích trong việc học từ vựng, cấu trúc câu, và các mẫu câu, chưa kể đến phản xạ của các em về văn hóa tiếng mẹ đẻ. Có lẽ lợi ích lớn nhất để sử dụng các Chants trong lớp học là các em có thể được vui vẻ. Niềm vui vì chính nó là một phần quan trọng của việc học một ngôn ngữ, nó sẽ thúc đẩy các em có thêm động lực để học tập. a. NGHE và NÓI -6- Học sinh có thể chán bằng cách liên tục nghe một bài tường thuật hoặc hội thoại khi các em cố gắng để hiểu ý nghĩa của những từ mới hoặc cụm từ trong ngữ cảnh. Ngược lại, nghe một Chants, dù nghe đi nghe lại cũng vẫn có vẻ ít đơn điệu, buồn chán hơn bởi vì nhịp điệu và giai điệu của nó. Chants cũng có thể giúp cải thiện kỹ năng lắng nghe bởi vì nó cung cấp cho HS thực hành nghe các hình thức khác nhau về ngữ điệu và nhịp điệu. Tiếng Anh có trọng âm,âm nhấn đúng lúc, đúng chỗ do đó Chants có thể giúp tạo ra một cảm giác. Âm nhạc có sức mạnh để khắc chính nó vào não của chúng ta, tạo cho chúng ta trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, thì Chants cũng làm được việc đó và do đó nó trở thành công cụ thích hợp để sử dụng trong các lớp học Tiếng Anh. VD 2 : Unit 5: Thinhgs I do Do you read a book? Read a book? Read a book? Yes, I do . Yes, I do. Do you play volleyball ? volleyball? volleyball? No, I don’t. No, I don’t. Does he play sports? Play sports? Play sports? Yes, yes, he does. No, no, he doesn’t. Qua ví dụ, bạn có thể thấy các từ có trọng âm, tôi đã gạch chân và ngữ điệu của các câu đã tạo nên nhịp điệu của bài Chants. Để dạy học sinh cách đánh trọng âm vào từ trong một câu theo cách thông thường đối với học sinh sẽ là hình thức phi khoa học vì các em sẽ rất khó để nhớ những loại từ nào trong câu cần đánh trọng âm, nhưng khi bạn chỉ cần làm mẫu một đến hai lần cách vỗ tay hay đánh phách vào những từ gạch chân, thì các em sẽ làm rất tốt và từ một bài Chant, đến các bài Chants khác bạn đã tạo nên phản xạ tự nhiên trong tư duy của các em về trọng âm của từ và ngữ điệu của câu. Đây là điểm khác biệt và cũng là nét đặc trưng của Tiếng Anh, khi các em có thể nói tiếng Anh có trọng âm và ngữ điệu thì các em sẽ nói tự nhiên hơn. Điều này có nghĩa là Chants đã giúp các em cải thiện hai kĩ năng quan trọng trong tiếng Anh đó là NGHE và NÓI. b. TỪ VỰNG- CỤM TỪ- MẪU CÂU Chants mang lại cơ hội tốt cho các em thực hành từ vựng. Mỗi bài Chants thường được dựa trên một chủ đề hoặc chủ điểm mà có thể cung cấp bối cảnh cho việc học từ vựng. Điểm đặc trưng của bài Chants là được tạo lên bởi đa số những từ đơn âm, nhiều trong số đó được lặp đi lặp lại. Sự lặp lại này cung cấp -7- tiếp xúc nhiều hơn với những lời nói và có thể giúp cải thiện đáng kể khả năng tiếp thu từ vựng. Các cụm từ, mẫu câu trong các bài Chants có độ dài ngắn và thường sử dụng ngôn ngữ đàm thoại đơn giản, đây là điểm rất phù hợp với nhận thức cũng như trình độ của HS lớp 6. Hơn nữa thời điểm tốt nhất để dạy cho các em các bài Chants là khi giáo viên muốn củng cố lại bài cho các em. Chants sẽ giúp các em ghi nhớ từ, cụm từ và mẫu câu một cách nhẹ nhàng, không gò ép. Khi bạn muốn củng cố vào yếu tố nào: từ hay cụm từ hay mẫu câu, thì yếu tố đó trong bài Chants có thể sẽ được lặp lại nhiều hơn, hoặc sẽ được nhấn mạnh bằng cách đánh phách hay vỗ tay vào yếu tố đó, hay yếu tố đó sẽ được thể hiện bằng cử chỉ, hành động. Giáo viên nên thay đổi hình thức biểu đạt để hấp dẫn HS hơn Một bài Chants chúng ta vẫn có thể sử dụng nhiều lần ở các lớp học khác nhau, lứa tuổi khác nhau, nếu khi ta dạy cùng một loại từ, cụm từ. Nhưng thay vì vỗ tay hay đánh phách chúng ta có thể cho các em đứng dậy và dùng hành động để biểu đạt các hình dáng, điệu bộ khác nhau, hay chia lớp thành hai nhóm và mỗi nhóm nói một vế. Hoạt động này tạo cho các em tâm thế thoải mái vì được vận động, và không nhàm chán do cách thức của bài Chants đã được thay đổi để phù hợp với tâm lý của các em. Hơn nữa Chants là hoạt động nhóm, tập thể do đó nó rất thích hợp cho tiết học Tiếng Anh vì nhóm trưởng hoặc bạn chủ tịch hội đồng tự quản (CTHĐTQ) có thể hướng dẫn tổ chức cho các bạn trong nhóm, trong lớp thực hiện VD 3: Unit 9- The body VD 4: Unit 9- The body When I say FAT . We say THIN . When I say BIG. We say SMALL. When I say TALL. We say SHORT. When I say SHORT. We say I am a FAT boy. He is a THIN man. LONG. I am a TALL boy. He is a SHORT I have a BIG bag. You have a man. SMALL bag FAT---THIN, TALL--- SHORT. I have a SHORT pencil. You have a FAT, THIN, TALL, SHORT LONG pencil. BIG---SMALL, SHORT--- LONG. BIG, SMALL, SHORT, LONG. c. SỰ VUI VẺ, THÍCH THÚ Có lẽ lợi thế rõ ràng nhất để sử dụng các Chants trong dạy Tiếng Anh là các em có được cảm giác thú vị. hầu hết các em thích hát, thích vận động và thường tiếp nhận khá tốt với những Chants sử dụng trong tiết học. Tuy nhiên có -8- nhiều lợi ích đáng kể để sử dụng Chants trong các giờ học hơn là chỉ được thích thú. Điều đầu tiên đó là Chants có thể mang lại sự đa dạng cho quy trình một tiết học. kích thích sự quan tâm và chú ý, có thể giúp duy trì động lực học, qua đó giúp HS đạt được mức độ cao hơn về kiến thức. Thứ hai, Chants thuộc loại ca hát hợp xướng, do đó có thể giúp tạo ra một bầu không khí thoải mái và thân mật mà làm cho lớp học trở thành một môi trường thân thiện. Các em thường nghĩ rằng các Chants như vui chơi giải trí chứ không phải là nhiệm vụ phải học và do đó tìm thấy học tiếng Anh qua các Chants sự vui vẻ và thú vị. Như vậy, chúng ta đã giúp các em có thể phát triển toàn diện, bước đầu bồi dưỡng những năng lực cần thiết để các em tự xây dựng cho mình những kỹ năng sống. Đặc biệt với Chants giáo viên đã kết hợp rất nhẹ nhàng mối liên hệ giữa các môn học: Tiếng Anh, Âm nhạc, Ngữ Văn và GDCD, bởi Chant có nhạc điệu của Âm nhạc, có các gieo vần của Ngữ Văn và cao hơn đó là hình thành nhân cách, ý thức tự học, sáng tạo của một công dân hiện đại. VD 5; Unit 5- Things I do. Tick, tock! tick, tock! Six o’clock. I have a big breakfast. Tick, tock! Tick, tock! seven o’clock. It's time for school . Don't be late. Don't be late. Tick, tock!Tick, tock! five o’clock. What do you do after school? What do you do after school? VD 6: Unit 8- Out and about * Play with words Bục, bục, chạt chạt. Crossing the road. Crossing the road. We must be careful. Crossing the road. Bục, bục, chạt, chạt. Look to the left. Look to the right. Bục, bục, chạt, chạt. If there is no traffic, Cross the road. Cross the road with care. Cross the road with care. -9- Trong chương trình lớp 6 hiện hành có phần PLAY WITH WORDS, đây là phần nhằm mục đích giúp các em ôn lại bài đồng thời cũng tạo cho các em tâm thế thoải mái sau mỗi bài học. Ở phần này ngoài áp dụng phương pháp sử dụng băng đĩa để cho học sinh làm theo thì chúng ta cũng có thể sử dụng Chants để thay đổi hình thức học, cũng như phát huy khả năng sáng tạo của các em trong mỗi bài học. Với hai ví dụ trên tôi đã sử dụng các âm vọng : Tick, tock hay bục, bục, chạt, chạt để tạo nhịp điệu đồng thời chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện một câu tạo cho các em cảm giác như đang thi đua. Bên cạnh đó, các em có thể sử dụng các hoạt động khác nhau tùy theo khả năng tưởng tượng của các em để diễn tả câu Chants của mình. Lúc này lớp học đã tạm thoát ra khỏi cái khuôn khổ vốn dĩ của nó, tuy nhiên các em sẽ khó có thể quên được những câu Chants cùng với những động tác ngộ nghĩnh của mình. d. CÁC HÌNH THỨC SỬ DỤNG CHANTS - Đầu giờ học khi ôn lại bài trước hay để làm ấm lại không khí của môn học. - Trong quá trình luyện đọc cho HS. - Củng cố bài học. - Thay đổi không khí hay giúp HS vận động. - Sử dụng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Thành lập nhóm mới hay đặt tên cho nhóm mới. Để kiểm tra lại kiếm thức của bài trước, Chants là hình thức kiểm tra sẽ khiến HS cảm thấy ít căng thẳng hơn, do đó mà hiệu quả sẽ cao hơn. Như đã đề cập ở trên, Chants có thể cải thiện khả năng nghe và nói của các em, dạy các em bài Chants thông qua đó chúng ta đã truyền đạt các kỹ năng nghe- nói- đọc – viết tiếng Anh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Với tôi, thì Chants được coi là một trong những bí quyết để quản lý HS trong giờ. Khi các em có vẻ trầm xuống, thì một bài Chant sẽ khuấy động các em lên. Đối với HS ngồi học liên tục trong 45 phút sẽ khiến các em cảm thấy mệt mỏi, sử dụng bài Chants giữa giờ học, là giải pháp tôi thấy rất hữu ích, các em trở nên phấn chấn hơn, cơ thể các em được vận động, vì vậy mà các em cũng trở nên nhanh nhẹn, năng động hơn. Không những thế, trong các giờ ngoại khóa, hay các giờ đầu tuần, với các bài Chants thì môn tiếng Anh ngày càng trở nên gần gũi với các em hơn. Đặc biệt tôi cũng đã sử dụng Chants để giúp các em thành lập một nhóm mới cũng như giúp các em có thể thay đổi tên nhóm của mình. Như các bạn đã biết mô hình trường học mới được xây dựng để giúp học sinh có thể phát triển toàn diện, lĩnh hội kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tế để có thể tự quản, tự phục vụ, nâng cao kỹ năng sống dưới hình thức học tập theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu. Do đó việc thay đổi nhóm để giúp các em có cơ hội được làm việc với nhiều bạn với những năng lực khác nhau là điều rất cần thiết trong các tiết học Tiếng Anh. * VD 7: Đặt tên nhóm và thành lập nhóm - 10 - CTHĐTQ đưa ra tên một số nhóm: Reading, Drawing, Eating, Cooking, Dancing, Singing và hướng dẫn lớp thành lập nhóm mới theo sở thích. Sau bài Chants những em có cùng sở thích sẽ tạo thành một nhóm mới. Hoạt động này vừa giúp các em có được sự thoải mái trong một tiết học, vừa có thể nhanh chóng tạo ra một nhóm mới, với cái tên mới. Reading Cooking Reading Cooking I like reading. I like cooking. What about you, Lan ? What about you, Trang ? What about you, Lan ? What about you, Trang ? Drawing Dancing Drawing Dancing I like drawing. I like dancing. What about you, Phong ? What about you, Kien ? What about you, Phong ? What about you, Kien ? Eating Singing Eating Singing I like eating. I like singing. Giáo viên cũng có thể hướng dẫn bạn CTHĐTQ cách thành lập nhóm mới với những tên khác nhau như tên môn học, tên con vật hay tên nghề nghiệp mà các em đã được học trong chương trình và cũng có thể sử dụng những mẫu câu đã được học để thành lập lời Chant. Điều này cũng góp phần thức đẩy sự sáng tạo của bạn CTHĐTQ trong lớp, hay có thể là hoạt động: TÌM TÒI MỞ RỘNG mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện ở tiết học sau. 2.2. CÁCH THỨC TẠO CHANTS . Hiện nay trên thị trường có rất nhiều tài liệu về Chants như chương trình Let’s go với các ấn phẩm của nhà xuất bản OXFORD có đĩa CD đính kèm. - 11 - Với học sinh tiểu học, học chương trình tiếng Anh thực hiện 4 tiết trên một tuần của nhà xuất bản Giáo Dục, thì Chants là một phần trong quy trình của một đơn vị bài học, còn với học sinh Trung học đang học chương trình cũ thì mới chỉ dừng lại ở phần PLAY WITH WORDS. Mà yêu cầu của học sinh học Tiếng Anh theo lộ trình của Đề án dạy và học trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020 thì cần đa dạng các hình thức học tập và phong phú về nội dung để có thể phát huy 8 phẩm chất và 3 năng lực cơ bản. Do đó trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên không ngừng đa dạng hóa các phương thức biểu đạt nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt nhất. Bên cạnh đó, tùy từng hoàn cảnh thực tế của lớp học hay trình độ, tâm lý HS, giáo viên có thể linh hoạt khi sử dụng các bài Chants. Giả sử khi bạn thấy các em còn yếu về từ vựng, hay trọng âm của từ, ngữ điệu của câu bạn có thể tự tạo ra một Chant với mục đích ôn lại từ vựng, cụm từ, mẫu câu. Ở tiết học khác bạn lại muốn giúp các em lưu ý đến các từ có cách phát âm giống nhau, hay khuyến khích sức sáng tạo của các em. Vậy làm thế nào để có thể tạo ra Chants? a, Xây dựng bài Chants theo đơn vị từ nhỏ đến lớn: TỪ  CỤM TỪ  CÂU. Phương thức này nên được thực hiện ở gia đoạn đầu, hay ở những bài học đầu năm học, điều này rất phù hợp với tâm lý các em đi từ dễ đến khó, các em biết các từ đơn lẻ rồi dần dần đến câu. Thông qua phương thức này các em có thể biết cách cấu tạo của một câu tiếng Anh. Ở phương thức này giáo viên chỉ cần hướng dẫn HS dùng các từ thuộc cùng loại từ để thay thế là có thể tạo ra một Chant mới. Như vậy vừa kích thích tính sáng tạo của các em lại vừa có thể giúp các em học thêm được nhiều hơn. Giả sử như cũng trong Unit 2- At school các em có thể sử dụng các từ còn lại trong bài là: pencil, ruler, desk,waste basket, school bag…. Và có thể đóng vai mình là một trong những đồ vật đó, hoặc dùng các động tác để biểu đạt những đồ dùng này để thành lập một Chant mới. VD 7 :Unit 2- At school Phần Chant của giáo viên Phần Chant của HS Door Pencil Door Pencil It's a door . I am a pencil. What is this ? Who are you? What is this ? Who are you ? Window Ruler Window Ruler It's a window I am a ruler. What is that ? What about you, ? - 12 - What is that ? What about you, ? Board Desk Board Desk It's a board . I am a desk . b. Xây dựng Chants theo cách gieo vần Trong ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta có một thể loại VĂN HỌC đó là đồng giao hay vè cũng được trẻ em rất yêu thích. Khi bắt đầu tiếp xúc với Chants tôi thấy nó có gì đó quen quen, và trong quá trình dạy Chants tôi đã phát hiện ra giữa Chants và đồng giao, vè của ngôn ngữ Việt có những đặc điểm giống nhau: Điểm thứ nhất đó là chúng đều có các câu văn ngắn gọn, lời văn gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Thứ hai chúng giống nhau ở cách gieo vần ở cuối câu, tạo nên nhịp điệu cho bài, đồng thời cũng làm cho bài Chants, bài đồng giao dễ nhớ hơn, vì vậy mà tình yêu cho môn Văn cũng trở nên sâu đậm hơn.Với đặc điểm này, thì khi dạy tiếng Anh cho học sinh thông qua bài Chants, chúng ta có thể dạy giúp các em cách phân biệt các từ có cách phát âm giống nhau, các em cũng hiểu rõ hơn về cách cấu tạo của một từ, một câu. VD 8: Unit 8- Out and about * Play with words Flying Man, Flying Man Over the mountains Up in the sky And over the sea Where are you flying, Flying Man, Flying Man Flying so high? Please take me. VD 9 I have a dog. I like dogs. Do you like dogs? No, I like frogs. No, I like frogs. Look at the log. Look at the log. The dog and the frog are on the log. - 13 - VD 10: How many trees? Look and see. One, two, three One for you and two for me. Three, three trees. Loại Chants này có phần khó hơn cho HS khi các em muốn tự tạo ra cho riêng mình một bài Chant, bởi các em phải tìm các từ có cách phát âm giống nhau ở các bài học trước đó. Tuy nhiên thể loại này lại rất được các em yêu thích vì nó dễ nhớ hơn, vui hơn, do đó khi các bạn muốn khơi gợi sức sáng tạo của các em thì người giáo viên nên giúp các em, cung cấp cho các em những từ có cách phát âm giống nhau để các em lựa chọn. c. Lặp lại từ, cụm từ, mẫu câu để tạo Chants. Cách thức tạo Chants này khá giống như phần Play with words trong chủ điểm A- Unit 4: Big or small?, hay trong Unit 7- Your house. đôi khi lại nằm ngay trong hai cách thức trên, hai cách thức trên có phần thiên về dạy từ, còn cách thức này tập trung nhiều vào dạy cụm từ, mẫu câu. Khi bạn muốn dạy hay khắc sâu cho HS cụm từ hay mẫu câu nào thì cụm từ, mẫu câu đó trong bài Chants sẽ được lặp đi lặp lại. Chính đặc điểm lặp đi lặp lại, tạo nên thế mạnh của phương thức này, giúp HS dễ nhớ bài học hơn. VD 10: Unit 10 - Staying healthy What does she like? What do you like? What does she like? What do you like? Rice, rice Meat, meat She likes rice. I like meat. What does he like? What do they like? What does he like? What do they like? Milk, milk Cabbages, cabbages He likes milk They like cabbages. 2.3. CÁC BƯỚC DẠY BÀI CHANTS * Quy trình dạy một bài Chants gồm các bước sau: + Nghe toàn bài Chants. + Cho HS đọc các câu trong bài Chants. + Giáo viên hát mẫu bài Chants. + Hướng dẫn HS cách tạo nhịp điệu ( vỗ tay, hay đánh phách) - 14 - + Lặp đi lặp lại bài Chants vài lần + Lắng nghe bài Chants nếu có trên đĩa CD hay băng đàì + Sự lặp lại của bàì Chants cùng với các dụng cụ tạo nhịp điệu hỗ trợ. + HS hát bài Chants với các hoạt động mô tả. Sau khi HS có thể hát bài Chants tốt, người giáo viên nên hướng dẫn các em tự tạo ra Chants riêng cho mình, hoạt động này có thể coi là giao nhiệm vụ về nhà cho HS, và người giáo viên có thể kiểm tra khả năng thực hiện nhiệm vụ của HS trong phần Warm up ở bài học sau hay khi người giáo viên muốn các em giải lao giữa giờ học. Các bài Chants này cũng sẽ làm phong phú, đa dạng loại hình thể hiện trong các giờ ngoại khóa. Qua các ví dụ trên tôi đã gợi ý một số cách tạo nhịp điệu cho bài Chants, đó là chúng ta có thể vỗ tay hay đánh phách vào các từ hay âm tiết mà tôi gạch chân, hay các chữ có phông chữ khác so vời các chữ trong bài Chants, các bạn cũng có thể tạo ra nhịp điệu khác bằng cách phổ nhạc sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau hay vỗ tay vào các âm tiết khác để làm phong phú thêm sắc màu của bài Chants. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1. Hiệu quả kinh tế Từ việc ban đầu tôi muốn thử tìm hiểu về Chants( bởi đây là một thể loại mới trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh), và qua nghiên cứu tài liệu Let’s Chant, Let’s sing của nhà xuất bản Oxford, tôi đã mạnh dạn áp dụng vào đối tượng HS khối 6 và thấy hiệu quả đáng kể. HS đã có thể nắm được từ, cụm từ và mẫu câu ngay trên lớp, các em hào hứng, sôi nổi trong lớp học. Có những HS trước đây rất nhút nhát, ngại nói tiếng Anh trước lớp, giờ đã tự tin trong giao tiếp, các em trở nên hứng khởi hơn, yêu thích môn học hơn. Số lượng học sinh khá giỏi cuối năm học tăng lên rõ rệt so với số lượng khảo sát những tuần đầu năm học, trước khi áp dụng sáng kiến. Trước khi áp dụng sáng kiến Kết quả đạt được hiện nay Học sinh giỏi 6-> 11 % 18 -> 22 % Học sinh khá 11->22 % 25 -> 32 % Học sinh T.bình 38-> 43 % 16 -> 28 % Học sinh yếu 20 -> 30% 13 -> 18% Chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên theo từng giai đoạn và đứng tốp đầu trong toàn huyện. Cụ thể chất lượng năm học 2015-2026 như sau: - 15 - Giữa HKI K6 Số Trên lượng 5 TL% 69/99 69,7 Giữa HKII HKI BQ Trên 5 TL% 6,03 78/99 78,8 BQ Trên 5 TL% 6,38 81/99 81,8 HKII BQ Trên 5 TL% BQ 6,59 83/99 83,8 7,06 2. Hiệu quả về mặt xã hội Để rèn luyện các kỹ năng NGHE- NÓI – ĐỌC – VIẾT của bộ môn Tiếng Anh là công việc lâu dài. bền bỉ, kiên trì và khó khăn đối với HS, do vậy mà người giáo viên không ngừng phấn đấu học hỏi, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy để làm cho mỗi giờ dạy trở nên hấp dẫn, thú vị lôi cuốn HS. Giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng tạo cho các em niềm say mê môn học, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Đặc biệt là khả năng, tự tìm tòi sáng tạo, hình thành thói quen làm việc độc lập tự chủ, hướng đến mục đích giao tiếp của môn học, giúp các em phát triển toàn diện, biết sâu chuỗi, liên kết các môn học trong chương trình. Đó là giá trị vô giá mà mỗi người thầy mong đợi ở những thế hệ học trò của mình. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm trên đây của tôi không sao chép hoặc vi phạm bản quyền tác giả. Nếu tôi vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... Trần Thị Hiền PHÒNG GD&ĐT ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ - 16 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Let's sing, Let's chant của nhà xuất bản OXFORD 2. Sách giáo khoa English 6 của nhà xuất bản Giáo Dục. - 17 - CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở GD & ĐT tỉnh Nam Định Tôi: Số TT 1 Họ và tên ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trần Thị Hiền 27/05/1980 Trường THCS Nghĩa Phong Giáo viên Trình độ Tỷ lệ (%) đóng chuyên góp vào việc tạo môn ra sáng kiến Đại học - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp dạy Chants trong Tiếng Anh 6 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được sử dụng trong giảng dạy và là một trong những phương pháp hiệu quả để giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh khối 6 của trường THCS Nghĩa Phong - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng: Ngày 18 tháng 9 năm 2015 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến được dựa trên cách thức hò, vè và đồng dao của Tiếng Việt kết hợp với cách đánh trọng âm, gieo vần trong Tiếng Anh để giúp học sinh học từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh hiệu quả, đồng thời phương pháp cũng tạo một môi trường học Tiếng Anh thân thiện, vui vẻ từ đó xây dựng cho học sinh ý thức và tính tích cực học tập, giúp các em yêu thích hơn môn Tiếng Anh, cũng như các môn Ngữ Văn, Giáo dục công dân (GDCD), Âm Nhạc..... - Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: Phách trong môn Âm nhạc, Từ và câu Tiếng Anh trong một đơn vị bài học. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Phương pháp sử dụng Chants trong giảng dạy Tiếng Anh qua quá trình áp dụng trong năm học 2015-2016 vừa qua, tôi thấy thực sự mang lại hiệu quả cao: Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, phấn khích từ đó mà tình yêu dành cho môn học ngày càng tăng lên do đó mà chất lượng học tập được cải thiện rõ rệt. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Phong, ngày 28 tháng 5 năm 2016 Người nộp đơn Trần Thị Hiền - 18 - - 19 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng